1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

103 835 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Đàm Tuấn Hải i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn kinh tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Trà Lĩnh, Ban Thống kê thị trấn Hùng Quốc, UBND thị trấn Hùng Quốc, và người dân ba xóm Háng Páo, Nà Đỏong và Bản Hía. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Đàm Tuấn Hải ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Kinh tế cửa khẩu (KTCK) là một hoạt động đã có từ lâu, được hình thành trong quá khứ với các nước láng giềng, nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng to lớn của nó chỉ mới thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây, nhất là khi nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Không chỉ thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, việc đẩy mạnh giao lưu cửa khẩu sẽ góp phần phát triển kinh tế, khơi dậy các tiềm năng phong phú của các tỉnh biên giới, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng biên giới, rút ngắn khoảng cách phát triển của các vùng miền trong nước,… Với các hộ nông dân ở vùng miền núi, biên giới phía bắc có đặc thù là phần lớn nguồn thu nhập của họ đến từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn thì việc có thêm thu nhập từ các hoạt động thương mại, dịch vụ ở các khu kinh tế cửa khẩu là điều hết sức cần thiết. Thị trấn Hùng Quốc thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là nơi có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc đây chính là một lợi thế cho việc phát triển kinh tế cửa khẩu. Cửa khẩu Trà Lĩnh nằm trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc đang được tập trung phát triển để trở thành trung tâm của khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Trong vài năm trở lại đây với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh và địa thế thuận lợi đã giúp bộ mặt kinh tế của cả huyện nói chung và của thị trấn Hùng Quốc nói riêng thay đổi nhanh chóng. Sự phát triển của cửa khẩu Trà Lĩnh đã tác động tích cực đến cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương (chủ yếu là người dân tộc thiểu số). Quá trình xây dựng và phát triển khu KTCK tác động mạnh mẽ đến thu nhập của các hộ nông dân trong khu vực cửa khẩu. Để hiểu rõ hơn về những tác động của khu KTCK đến thu nhập của hộ nông dân, khóa luận tập trung làm rõ khái niệm khu KTCK, chỉ ra các đặc trưng cơ bản và phân tích vai trò, vị trí của khu KTCK, mô tả sự tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt iii động KTCK. Đề tài cũng đã tổng hợp một số nội dung cơ bản liên quan đến thu nhập của hộ nông dân. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn 60 hộ nông dân trong 3 xóm của thị trấn nhằm thu nhập thông tin về thực trạng sự tham gia và thu nhập của các hộ nông dân; các thuận lợi, khó khăn và tác động của KTCK đến đời sống của người dân trên địa bàn. Tôi chia các hộ điều tra thành 3 nhóm dựa theo cách thức và mức độ tham gia của các hộ nông dân vào hoạt động KTCK. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra được dùng cho các tài liệu thứ cấp. Phương pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh dùng để phân tích thực trạng sự tham gia của hộ nông dân vào hoạt động KTCK và tác động của KTCK đến thu nhập của hộ nông dân. Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực làm thuê, buôn bán, dịch vụ tại địa phương đang ở mức cao và có xu hướng tăng lên trong những năm vừa qua. Cụ thể, có tới 21,28% lao động của nhóm 1 có tham gia vào hoạt động làm thuê và 38,30% lao động nông nghiệp kiêm thêm hoạt động khác (chủ yếu là kiêm thêm làm thuê tại cửa khẩu). Đối với nhóm hộ 2 số lao động tham gia vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 38,1% tổng số lao động của cả nhóm, con số này ở nhóm 3 đạt cao nhất với 43,48% tổng số lao động tham gia. Về mức độ tham gia thì nhóm 2 và nhóm 3 tập trung nhiều thời gian vào hoạt động KTCK hơn so với nhóm 1. Nhóm 1 có đến 17 hộ (chiếm 85%) chỉ dành khoảng 10 – 50% thời gian cho hoạt động KTCK, chỉ có 3 hộ tham gia trên 50%. Trong khi đó, nhóm 2 có 9 hộ (chiếm 45%) và nhóm 3 có tới 11 hộ (chiếm 55%) dành hơn 50% thời gian làm việc của lao động trong gia đình cho các hoạt động KTCK. Sự tham gia của người dân vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại cửa khẩu đã góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động của địa phương theo hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng dần lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và làm thuê. iv Dưới tác động của khu KTCK thì thu nhập bình quân từ nông nghiệp của các hộ điều tra có xu hướng giảm từ 19,79 triệu đồng năm 2010 xuống còn 15,71 triệu đồng năm 2014. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động KTCK đã làm nguồn thu nhập bình quân từ phi nông nghiệp của các hộ nông dân tăng mạnh từ 7,89 triệu đồng năm 2010 lên đến 24,06 triệu đồng năm 2014. Nguồn thu nhập khác của các hộ nông dân cũng có xu hướng tăng do lao động tại các hộ tham gia vào việc làm thuê tại cửa khẩu, nguồn thu này tăng từ 1,29 triệu đồng năm 2010 lên 6,22 triệu đồng năm 2014. Xét trên mức độ tham gia thì các hộ nông dân có xu hướng tập trung vào hoạt động KTCK có thu nhập từ hoạt động thương mại, dịch vụ và làm thuê sẽ cao hơn dẫn tới tổng thu nhập cũng sẽ cao hơn các hộ còn lại. Cơ cấu thu nhập của các hộ cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp, tăng tỷ trọng thu nhập từ ngành phi nông nghiệp và thu nhập khác. Những sự thay đổi vừa được phân tích phía trên đã tác động tích cực đến thu nhập bình quân của các hộ nông dân, từ năm 2010 – 2014 thu nhập bình quân/hộ của các hộ điều tra đã tăng 17,01 triệu đồng từ 28,98 triệu đồng/hộ năm 2010 lên đến 45,98 triệu đồng/hộ năm 2014. Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để đưa ra những giải pháp góp phần ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn. Những giải pháp này bao gồm: (1) Đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân sản xuất kinh doanh. (2) Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng. (3) Đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại – dịch vụ. (4) Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi. Như vậy, Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần quan tâm và có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy người dân phát triển kinh tế hộ gia đình; tạo điều kiện cho người dân vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Các hộ gia đình phải chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia, tìm hiểu, học hỏi những hướng đi mới, học hỏi kinh nghiệm của những hộ nông dân khác nhằm phát huy hết khả năng vốn có để vươn lên làm giàu chính đáng. v MỤC LỤC 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 2 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 15 3 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đất đai thị trấn Hùng Quốc qua 3 năm 2012 - 2014 25 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất thị trấn Hùng Quốc giai đoạn 2012 – 2014 26 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Hùng Quốc giai đoạn 2012 – 2014 28 Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của thị trấn Hùng Quốc năm 2014 30 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế năm 2014 thị trấn Hùng Quốc 33 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 Bảng 3.4: Phân loại nhóm hộ điều tra 38 4 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 4.1 THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HÙNG QUỐC 40 Bảng 4.1: Thực trạng khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh 41 4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ CỬA KHẨU ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HÙNG QUỐC 48 Bảng 4.3: Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của hộ nông dân (theo cách thức tham gia) 49 Bảng 4.4: So sánh thu nhập trong các nhóm hộ điều tra 56 Biểu đồ 4.1: Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân 58 Bảng 4.5 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trong các nhóm hộ điều tra 59 Bảng 4.6 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân (theo mức độ tham gia) 63 Bảng 4.7: So sánh thu nhập trong các nhóm theo mức độ tham gia 69 Bảng 4.8 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trong các nhóm hộ điều tra 71 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN 73 Bảng 4.9: Kế hoạch ổn định và nâng cao thu nhập của các nhóm hộ 73 vi 5 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 5.1 KẾT LUẬN 82 5.2 KIẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất thị trấn Hùng Quốc giai đoạn 2012 – 2014 26 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Hùng Quốc giai đoạn 2012 – 2014 28 Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của thị trấn Hùng Quốc năm 2014 30 Bảng 3.4: Phân loại nhóm hộ điều tra 38 Bảng 4.1: Thực trạng khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh 41 Bảng 4.3: Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của hộ nông dân (theo cách thức tham gia) 49 Bảng 4.4: So sánh thu nhập trong các nhóm hộ điều tra 56 Bảng 4.5 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trong các nhóm hộ điều tra 59 Bảng 4.6 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân (theo mức độ tham gia) 63 Bảng 4.7: So sánh thu nhập trong các nhóm theo mức độ tham gia 69 Bảng 4.8 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trong các nhóm hộ điều tra 71 Bảng 4.9: Kế hoạch ổn định và nâng cao thu nhập của các nhóm hộ 73 viii DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đất đai thị trấn Hùng Quốc qua 3 năm 2012 - 2014 25 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế năm 2014 thị trấn Hùng Quốc 33 Biểu đồ 4.1: Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân 58 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BB – KD : Buôn bán - kinh doanh BQ : Bình quân BQL : Ban Quản lý CC : Cơ cấu DT : Diện tích DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính KD : Kinh doanh KTCK : Kinh tế cửa khẩu LĐ : Lao động STT : Số thứ tự SXKD : Sản xuất kinh doanh TN : Thu nhập UBND : Ủy ban nhân dân XNK : Xuất nhập khẩu x [...]... từ kinh tế cửa khẩu của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tham gia của các. .. nông dân - Tìm hiểu thực trạng tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt động kinh tế cửa khẩu trên địa bàn thị trấn - Phân tích tác động của kinh tế cửa khẩu tới thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao thu nhập, việc làm cho hộ nông dân trên địa bàn 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tác động. .. tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của hộ nông dân tại thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu các hoạt động kinh tế cửa khẩu mà các hộ nông dân tham gia - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - Phạm vi về thời gian:  Thời gian nghiêu cứu đề... các hộ nông dân vào các hoạt động kinh tế cửa khẩu trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, phân tích tác động của kinh tế cửa khẩu tới thu nhập của các hộ nông dân, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho hộ nông dân 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông. .. nào đến thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân Các hoạt động KTCK ngày càng nhộn nhịp thu hút lao động từ các ngành nghề khác tham gia làm thay đổi cơ cấu lao động của địa phương Điều này gây ảnh hưởng đến thu nhập từ nông nghiêp của các hộ nông dân o Tác động đến thu nhập phi nông nghiệp Ngoài những tác động tới thu nhập từ nông nghiệp thì KTCK còn tác động lên thu nhập phi nông nghiệp của các hộ. .. (Lường Thị Hà, 2013) 13 2.1.3 Nội dung đánh giá tác động của các kinh tế cửa khẩu tới thu nhập của hộ nông dân Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung đánh giá tác động tập trung vào thu nhập của các hộ nông dân có tham gia vào các hoạt động KTCK Nội dung đánh giá tác động được phân thành 2 phương pháp chính sau đây: 2.1.3.1 Đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động o Tác động đến thu nhập. .. tầng kỹ thu t và xã hội cho khu vực 2.1.1.5 Sự tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt động kinh tế cửa khẩu Các chính sách về cửa khẩu luôn đề cao việc thu hút sự tham gia của người dân Sự tham gia của người dân đặc biệt là các hộ nông dân không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế cửa khẩu mà còn nâng cao thu nhập cho chính họ Dựa vào đặc điểm và các hoạt động chính của khu KTCK tại địa. .. dung đánh giá tác động của KTCK đến thu nhập khác chủ yếu tập trung vào nguồn thu nhập từ việc đi làm công, làm thu ở cửa khẩu của các hộ nông dân Xem xét việc tham gia vào các hoạt động làm công, làm thu có đem lại thu nhập cao hơn so với việc các hộ nông dân chỉ làm thu n nông hay không? Có thể tiến hành so sánh thu nhập khác của các hộ nông dân trước và sau khi tham gia vào các hoạt động KTCK để... cho các hộ nông dân đặc biệt là ở lĩnh vực dịch vụ thương mại Điều này cũng ảnh hưởng tích cực đến thu nhập phi nông nghiệp của các hộ nông dân trong khu vực 14 Thu nhập phi nông nghiệp của các hộ nông dân bị mất đất cho dự án phát triển khu KTCK có đủ ổn định được cuộc sống của họ? o Tác động đến các nguồn thu nhập khác Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp thì các nguồn thu nhập. .. thu nhập của họ đến từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đời sống 1 còn nhiều khó khăn thì việc có thêm thu nhập từ các hoạt động thương mại, dịch vụ ở các khu kinh tế cửa khẩu là điều hết sức cần thiết Thị trấn Hùng Quốc thu c huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là nơi có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, đây chính là một lợi thế cho việc phát triển kinh tế cửa khẩu Cửa khẩu Trà . thực trạng tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt động kinh tế cửa khẩu trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, phân tích tác động của kinh tế cửa khẩu tới thu nhập của các hộ nông dân, từ đó làm cơ. nhập của các hộ nông dân 58 Bảng 4.5 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trong các nhóm hộ điều tra 59 Bảng 4.6 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến thu nhập. nông dân. - Tìm hiểu thực trạng tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt động kinh tế cửa khẩu trên địa bàn thị trấn. - Phân tích tác động của kinh tế cửa khẩu tới thu nhập của các hộ nông dân

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BQL khu KTCK Trà Lĩnh, 2015. Báo cáo về kế hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh giai đoạn 2011 - 2015, Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về kế hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh giai đoạn 2011 - 2015
2. Đỗ Kim Chung, 1997. Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế hộ nông dân
3. Giàng Thị Dung, 2014. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai.http://www.ciem.org.vn/Portals/0/CIEM/Luan%20an%20toan%20van.pdfNgày truy cập: 10/3/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai
4. Lường Thị Hà, 2013. Phân tích thu nhập của hộ nông dân tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thu nhập của hộ nông dân tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
5. Nguyễn Minh Hiếu, 2009. Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=94a3b578-d8b4-4638-923d-7417d9e3dc87&groupId=13025Ngày truy cập: 15/2/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập
6. Nguyễn Sinh Cúc & Nguyễn Văn Tiêm, 1996. Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (1954 -1995), NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (1954 -1995)
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
7. Nguyễn Thị Hồng Minh, 2014. Lào Cai: Năm 2013, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt trên 2 tỷ USD.http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340759&cn_id=632944Ngày truy cập: 8/2/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lào Cai: Năm 2013, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt trên 2 tỷ USD
8. Phương Trà, 2014. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu thực tiễn từ Quảng Ninh. http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=27054Ngày truy cập: 1/3/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu thực tiễn từ Quảng Ninh
9. Quách Thị Thoa, 2014. Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
10.UBND huyện Trà Lĩnh, 2014. Báo cáo tổng hơp phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Lĩnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2025, Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hơp phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Lĩnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2025
11.Võ Ngọc Khôi, 2007. Phân tích tình hình thu nhập nông dân huyện quế sơn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình thu nhập nông dân huyện quế sơn tỉnh Quảng Nam

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w