PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Trang 50)

4.1 THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HÙNG QUỐC ĐỘNG KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HÙNG QUỐC

4.1.1 Thực trạng hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh

Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh có Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh huyện Trà Lĩnh được thành lập theo Quyết định số 1113/QĐ-TC-UB ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên trong thời gian đầu mới thành lập các hoạt động trao đổi buôn bán của cửa khẩu còn nhỏ lẻ và chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Phải đến năm 2010 khi mà bản quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt các dự án phát triển KTCK mới được đầu tư đúng mức và khu KTCK Trà Lĩnh đang ngày càng phát triển.

Cùng với sự đầu tư về tài chính của nhà nước và sự tham gia của người dân địa phương các hoạt động KTCK đang ngày càng nhộn nhịp. Cụ thể, theo số liệu của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 là 22.074 nghìn USD, năm 2013 tăng lên tới 29.254 nghìn USD, đến năm 2014 đã tăng mạnh lên tới 69.610 nghìn USD. Năm 2014 đạt tỷ lệ tăng đến 237,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Cùng với đó các khoản thu phí và thuế của cửa khẩu cũng có xu hướng tăng lên góp phần tăng số tiền thuế mà địa phương nộp cho ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2013 thu thuế xuất nhật khẩu đạt 50.231 triệu đồng, đến năm 2014 con số này đã tăng lên đạt 53.219 triệu đồng. Ngoài ra còn có các nguồn thu phí từ phương tiện và phí kiểm dịch thực vật, động vật. Tổng số tiền thu phí phương tiện và phí kiểm dịch năm 2013 là 33.984 triệu đồng, năm 2014 là 36.460 triệu đồng.

Bảng 4.1: Thực trạng khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh

STT Nội dung ĐVT Từ ngày 1/1 - 31/12/2014 Số liệu cùng kỳ năm 2013 I Hàng hóa XNK

1 Tổng kim ngạch XNK USD 69.610.830,0 29.254.675,6

- Xuất khẩu USD 427.439,7 - Nhập khẩu USD 69.183.390,3 - Số tờ khai hải quan BỘ 489,0

2 Tổng thu hải quan VNĐ 53.219.797.748,0 50.231.838.981,0 3 - Số vụ bắt giữ Vụ 36,0 29,0 - Trị giá hàng hóa VNĐ 81.895.000,0 II XNC; XNB; Phương tiện 1 Tổng số XNC, XNB LƯỢT/N 40.287,0 36.866,0 - Xuất cảnh LƯỢT/N 3.341,0 - Nhập cảnh LƯỢT/N 3.376,0 - Xuất biên LƯỢT/N 16.882,0 - Nhập biên LƯỢT/N 16.688,0

2 Phương tiện vận tải XE 6.630,0 6.701,0 - Container: 40 FEET XE 4.306,0

- Container: 20 FEET XE 194,0 - Xe khác XE 2.130,0

III Thu phí PT, phí kiểm

dịch VNĐ 36.460.082.000,0 33.984.886.000,0

1 Thu phí cửa khẩu: PT VNĐ 35.815.165.000,0 33.389.299.000,0 2 Công tác kiểm dịch y tế - Phí, lệ phí VNĐ 432.787.000,0 297.815.000,0 3 Công tác KD thực vật - Phí, lệ phí VNĐ 118.555.000,0 227.877.000,0 4 Công tác KD động vật - Phí, lệ phí VNĐ 93.575.000,0 69.895.000,0

Sự phát triển của khu KTCK Trà Lĩnh cũng được thể hiện qua việc lưu thông phương tiện cũng như hàng hóa qua khu vực cửa khẩu. Số lượng người xuất nhập cảnh, xuất nhập biên hàng năm luôn ở mức cao, năm 2013 tổng số xuất nhập cảnh, xuất nhập biên là 36.866 lượt/năm đến năm 2014 là 40.287 lượt/năm. Ngoài ra số lượng phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa từ các nơi khác đến mỗi năm cũng thể hiện phần nào đó sự sầm uất của các hoạt động KTCK. Năm 2013 số lượng xe vận tải chở hàng hóa xuất khẩu là 6.701 lượt xe, chủ yếu là các loại xe container (loại 40 feet, 20 feet). Năm 2014 số lượt xe giảm nhẹ xuống là 6.630 lượt xe.

Các thông số trên đều phần nào thể hiện được sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu KTCK Trà Lĩnh, sự phát triển này mang lại rất nhiều lợi ích cho địa phương cũng như người dân nơi đây. Khu KTCK phát triển sẽ tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, đa dạng hóa ngành nghề tại địa phương. Cùng với các lợi ích về kinh tế còn có các lợi ích về mặt xã hội, đó là sự thay đổi bộ mặt văn hóa của địa phương, thay đổi nếp sống cộng đồng theo hướng tốt đẹp hơn (BQL khu KTCK Trà Lĩnh, 2015).

4.1.2 Thực trạng tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt động kinh tế cửa khẩu trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc

Khu KTCK được thành lập và phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thị trấn, từ một địa phương phần lớn lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nay đã có thêm nguồn thu nhập từ các ngành thương mại, dịch vụ. Chính khu KTCK đã kéo theo sự biến động về cơ cấu lao động và góp phần đa dạng hóa ngành nghề cho lao động địa phương. Đây chính là tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Nếu như nhìn nhận vấn đề theo một khía cạnh khác chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ hai chiều giữa KTCK và người dân. Chính sự tham gia của người dân vào các hoạt động KTCK đã thúc đẩy sự phát triển của khu

KTCK và ngược lại người dân cũng có được nguồn thu cao hơn, ổn định hơn từ những hoạt động thương mại, dịch vụ tại cửa khẩu. Khi khu KTCK mới được thành lập chưa được đầu tư phát triển sự tham gia của các hộ nông dân là rất hạn chế. Rất ít lao động trên địa bàn tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Có tham gia cũng chủ yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực nên quy mô chưa lớn và không được người dân chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự phát triển của khu KTCK đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của người dân, họ đã đẩy mạnh việc đầu tư kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Để đánh giá mức độ tham gia của các hộ nông dân vào các hoạt động KTCK chúng tôi tiến hành phân tích sự tham gia của các lao động trong các nhóm hộ vào các hoạt động thương mại, dịch vụ và làm thuê vào thời điểm năm 2014. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2 Cơ cấu việc làm và mức độ tham gia vào hoạt động kinh tế cửa khẩu của lao động trong các nhóm hộ điều tra 2014 Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ làm thuê Nhóm hộ BB-KD Nhóm hộ cung cấp dịch vụ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng số lao động LĐ 47 100 42 100 46 100,00

- Lao động thuần nông nghiệp LĐ 14 29,79 10 23,81 9 19,57

- Lao động thuần thương mại, dịch vụ LĐ 0 0,00 16 38,10 20 43,48

- Công nhân, làm thuê LĐ 10 21,28 0 0,00 0 0,00

- Lao động nông nghiệp kiêm thêm hoạt

động khác. LĐ 18 38,30 13 30,95 13 28,26

- Lao động khác LĐ 5 10,64 3 7,14 4 8,70

2. Thời gian các hộ tham gia vào hoạt động

KTCK Hộ 20 100 20 100 20 100

- Từ 10% - 30% Hộ 8 40 4 20 3 15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ 30% - 50% Hộ 9 45 7 35 6 30

- Trên 50% Hộ 3 15 9 45 11 55

o Đối với nhóm hộ làm thuê

Lao động trong nhóm hộ 1 chủ yếu tham gia vào hoạt động làm thuê tại khu vực cửa khẩu, cụ thể có tới 10 lao động (chiếm 21,28%) của nhóm này chỉ tham gia vào công việc làm thuê. Ngoài ra, vào thời gian nhàn rỗi nhiều lao động nông nghiệp cũng tham gia vào hoạt động làm thuê, có tới 38,30% số lao động nông nghiệp của nhóm 1 kiêm thêm việc làm thuê tại cửa khẩu. Công việc nông nghiệp ngày nay đã bớt vất vả hơn do người dân đã sử dụng nhiều máy móc, kỹ thuật mới nên thời gian sản xuất nông nghiệp giảm xuống, chính vì vậy việc nông dân kiêm thêm việc làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình là điều dễ hiểu. Với mong muốn có thêm thu nhập từ các ngành nghề khác nhưng vẫn có nguồn lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu gia đình nhóm hộ 1 vẫn có 29,79% lao động chỉ tham gia vào hoạt động nông nghiệp, tỷ lệ này đạt cao nhất trong số 3 nhóm hộ điều tra. Ngoài các hoạt động trên vẫn còn có 10,64% lao động tham gia vào lĩnh vực khác, đây chủ yếu là các lao động xa nhà làm công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp tại các thành phố lớn.

Nhóm hộ 1 tham gia vào lĩnh vực làm thuê tại khu KTCK nên thời gian dành cho công việc này thường khá bấp bênh và không cố định. Trong 20 hộ được hỏi có tới 9 hộ (chiếm 45%) cho biết lao động trong gia đình dành khoảng 30 – 50% thời gian lao động cho việc làm thuê. 40% số hộ cho biết họ chỉ dành 10 – 30% thời gian lao động cho việc làm thuê. Số ít hộ còn lại (đạt 15%) một phần do ít đất đai canh tác, một phần vì nhận thấy nguồn thu nhập từ hoạt động làm thuê cũng khá cao nên họ đầu tư trên 50% thời gian lao động cho hoạt động này. Do hoạt động làm thuê tại cửa khẩu chưa có tổ chức, chủ yếu người dân tại khu vực cửa khẩu tham gia tự phát nên công việc chưa thực sự đều đặn và không ổn định. Thời gian công việc chủ yếu diễn ra vào buổi tối vì vậy người lao động thường chỉ tham gia dưới hình thức kiêm thêm chứ không dám đầu tư nhiều lao động và thời gian lao động vào công việc này.

o Đối với nhóm hộ buôn bán - kinh doanh

Đối với nhóm hộ 2, chủ yếu lao động tham gia vào lĩnh vực kinh doanh – buôn bán. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu mang lại nguồn thu nhập khá cao nên đã thu hút được sự tham gia của cá hộ nông dân. Có tới 38,10% lao động trong nhóm chỉ tham gia vào hoạt động buôn bán – kinh doanh. Một số lao động nông nghiệp kiêm thêm kinh doanh – buôn bán, cụ thể là 30,95% lao động tham gia cả việc sản xuất nông nghiệp lẫn buôn bán. Do đặc thù địa phương có ngày chợ phiên (5 ngày 1 phiên chợ) nên việc thu gom hàng hóa thường diễn ra chủ yếu vào ngày này. Việc các hoạt động buôn bán chỉ thật sự nhộn nhịp và tập trung đầy đủ người mua, người bán vào ngày chợ phiên đã tiết kiệm rất nhiều thời gian buôn bán của các lao động tại địa phương, tạo điều cho họ vẫn sản xuất nông nghiệp bình thường trong các ngày còn lại nên tỷ lệ lao động nông nghiệp kiêm buôn bán vẫn đạt mức cao. Mặc dù tham gia nhiều vào các hoạt động KTCK nhưng các hộ nông dân nhóm 2 cho rằng nguồn thu nhập từ nông nghiệp vẫn rất quan trọng với họ cho nên vẫn có một lượng lao động trong nhóm chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ lao động thuần nông nghiệp của nhóm vẫn chiếm 23,81% trong tổng số lao động của nhóm.

Nhóm hộ 2 tham gia vào hoạt động buôn bán – kinh doanh tại cửa khẩu nên cần đầu tư khá nhiều thời gian lao động. Cụ thể, có tới 45% số hộ cho biết lao động trong gia đình giành trên 50% thời gian làm việc cho hoạt động buôn bán – kinh doanh. 35% số hộ cho biết họ dành từ 30 – 50% thời gian lao động cho việc buôn bán – kinh doanh. Chỉ có 20% số hộ được hỏi đầu tư từ 10 – 30% thời gian làm việc cho hoạt động buôn bán kinh doanh. Các hộ chỉ đầu tư 10 – 30% là do họ có mong muốn mở rộng sản xuất nông nghiệp, một số khác thì lo ngại rủi ro trong việc buôn bán – kinh doanh trên thị trường do họ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

o Đối với nhóm hộ làm dịch vụ

Nhóm hộ 3 là nhóm có tỷ lệ lao động có tham gia vào hoạt động thương mại dịch vụ nhiều nhất trong 3 nhóm hộ điều tra. Theo dõi bảng 4.2 ta thấy có tới 43,48% lao động của nhóm 3 chỉ tham gia vào các hoạt động thương mại, dịch vụ. Vì lý do các hoạt động cung cấp dịch vụ tai cửa khẩu đòi hỏi rất nhiều thời gian nên có ít lao động nông nghiệp trong nhóm 3 kiêm thêm việc cung cấp dịch vụ. Các lao động kiêm chủ yếu là giúp đỡ gia đình trong khoảng thời gian nhất định, chủ yếu là thời gian nhàn rỗi. Cụ thể có 28,26% lao động nông nghiệp thường xuyên giúp đỡ gia đình trong việc cung cấp dịch dụ. Cũng giống như 2 nhóm hộ còn lại, nhóm hộ 3 vẫn giữ một lượng lao động chỉ sản xuất nông nghiệp con số này chiếm 19,57% trong tổng số lao động của nhóm. Lực lượng lao động của nhóm 3 cũng tham gia vào một số hoạt động khác, cụ thể có 8,70% lao động nhóm này tham gia công việc khác. Các lao động này chủ yếu tham gia làm công nhân xa nhà, lý do là các lao động này muốn có công việc ổn định để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Trong 3 nhóm hộ điều tra thì nhóm 3 là nhóm tham gia vào các hoạt động KTCK ở mức độ cao nhất. Các hộ này đầu tư nhiều thời gian vào việc cung cấp các dịch vụ: cửa hàng ăn uống, nhà nghỉ, dịch vụ trông giữ xe, kho chứa hàng, giới thiệu, môi giới về xuất, nhập khẩu...những công việc này tiêu tốn hầu hết thời gian trong ngày của lao động. Trong 20 hộ được hỏi thì có tới 11 hộ (chiếm 55%) trả lời rằng các lao động trong gia đình dành trên 50% thời gian lao động cho công việc cung cấp dịch vụ tại cửa khẩu. Các hộ dành từ 30 – 50% thời gian lao động cho hoạt động cung cấp dịch vụ đạt 30%. Chỉ có 15% số hộ dành 10 – 30% lao động cho công việc cung cấp dịch vụ tại cửa khẩu. Do sức hút từ nguồn thu nhập cao khi cung cấp dịch vụ tại cửa khẩu nên các hộ nông dân nhóm 3 đầu tư khá nhiều thời gian làm việc và nhiều lao động vào lĩnh vực này. Một số hộ còn có mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào

lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cửa khẩu và nâng cao thu nhập cho gia đình.

Qua những phân tích trên, có thể thấy sự phát triển của khu KTCK đã tác động không nhỏ đến quyết định làm việc của lao động tại địa phương. Với tiềm năng lớn để phát triển khu KTCK đã thu hút được sự tham gia của lao động tại địa phương. Xu thế chung của các nhóm hộ là họ tham gia vào hầu hết các hoạt động: làm thuê, kinh doanh – buôn bán, cung cấp dịch vụ. Bên cạnh một số hộ tập trung lao động để buôn bán và cung cấp dịch vụ có một bộ phận không nhỏ các hộ vẫn sản xuất nông nghiệp và kiêm thêm công việc tại cửa khẩu để có thêm thu nhập. Ngoài ra, một bộ phận các lao động ở cả 3 nhóm hộ vẫn gắn bó với công việc sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho gia đình.

4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ CỬA KHẨU ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HÙNG QUỐC NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HÙNG QUỐC

4.2.1 Đánh giá tác động của kinh tế cửa khẩu đến tổng thu nhập của các hộ nông dân dựa trên cách thức tham gia vào hoạt động kinh tế cửa khẩu

4.2.1.1 Tác động của kinh tế cửa khẩu tới tổng thu nhập của các hộ nông dân

Việc tập trung xây dựng và phát triển khu KTCK đã thu hút được sự tham gia của các hộ nông dân. Các hoạt động giao lưu buôn bán qua biên giới Việt – Trung ngày càng nhộn nhịp đã tạo thêm cơ hội việc làm, cơ hội tham

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Trang 50)