ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Trang 31)

3 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình

Hùng Quốc là thị trấn miền núi ở phía Bắc của huyện Trà Lĩnh, là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của huyện, với tổng diện tích tự nhiên là: 1.540 ha.

- Phía Nam giáp xã Cao Chương - Phía Đông giáp xã Xuân Nội - Phía Tây giáp xã Quang Hán

- Phía Bắc giáp Trấn Long Bang - huyện Trịnh Tây - tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Thị trấn Hùng Quốc có 17 xóm hành chính: Cốc Cáng, Cốc Khoác, Háng Páo, Bản Hía, Bản Khun, Bản Lang, Nà Đoỏng, Nà Khoang, Nà Rạo, Nà Thấu, Pò Rẫy, Tổng Moòng, Pò Khao, Nà Quan và 3 tổ dân phố được đánh số 1, 2 và 3. Thị trấn là nơi giao nhau của các tuyến tỉnh lộ 210, 211 và 205. Thị trấn có cửa khẩu Trà Lĩnh với Trung Quốc. Hệ thống giao thông của thị trấn được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa cũng như đi lại của người dân. Vị trí của thị trấn hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các nghành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch.

Địa hình của thị trấn khá phức tạp, tạo nên các khu, các vùng địa hình khác nhau. Vùng thì núi non hiểm trở vùng thì đồi núi xen kẽ các thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều nơi đất nông nghiệp và đất đồi, rừng ở rải rác và nằm xen kẽ nhau, tạo thành ruộng bậc thang với độ dốc trung bình. Khu vực trung tâm của thị trấn là vùng thung lũng tương đối bằng phẳng, thấp hơn so với các

vùng xung quanh, đặc biệt thấp hơn nhiều so với nước bạn Trung Quốc. Nhìn chung do trên địa bàn có nhiều đồi núi đã gây ra cho thị trấn một số khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

o Khí hậu

Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình của thị trấn Hùng Quốc đã thể hiện kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh có sương muối ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Mùa lạnh bắt đầu từ thượng tuần tháng 11 và kết thúc vào trung tuần tháng 3 năm sau, còn mùa nóng kéo dài từ thượng tuần tháng 5 và kết thúc vào trung tuần hay hạ tuần tháng 9. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 8. Mùa lạnh là thời kỳ có nhiều sương muối, sương muối chỉ thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1.

* Chế độ nắng và bức xạ

- Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.350 - 1.400 giờ. - Bức xạ mặt trời 60 – 68 kcal/cm2.

* Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm là 23,130C. - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 40C - 00C.

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 130C - 110C. - Biên độ năm của nhiệt độ từ 130C - 14,50C. - Biên độ ngày nhiệt độ từ 70C - 80C.

* Lượng mưa

Nằm trong vùng có lượng mưa trong khoảng từ 1.200 - 1.900 mm/năm, được xếp vào một trong những khu vực ít mưa ở nước ta. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa

mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, lượng mưa chiếm đến 80% tổng lượng mưa trong năm.

* Chế độ ẩm của không khí

Thị trấn Hùng Quốc có độ ẩm không khí khá cao, trung bình tháng biến thiên từ 70 – 80%. Chênh lệch độ ẩm lớn giữa mùa mưa và mùa khô, về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa mưa nhiều nên độ ẩm khá cao 80 – 90%, mùa khô độ ẩm thấp hơn từ 60 – 65%, mùa khô chế độ ẩm thấp cây trồng thường thiếu nước vào vụ đông.

* Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi không vượt quá 1.200 mm, tỷ lệ bốc hơi so với lượng mưa có sự mâu thuẫn qua từng thời gian, thường tháng mưa nhiều thì lượng bốc hơi ít, ngược lại những tháng khô hanh lượng mưa không đáng kể nhưng lượng bốc hơi lại cao.

* Chế độ gió

Trên địa bàn thị trấn về chế độ gió và phân bố hướng gió rất phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình.

Ngoài các yếu tố khí hậu chính đã nêu ở phần trên, trên địa bàn thị trấn trong mùa mưa đôi khi còn chịu ảnh hưởng của gió lốc, kèm theo mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Mặt khác, vào mùa khô có đợt gió đông bắc làm giảm nhiệt độ xuống thấp, đôi khi kèm theo sương muối đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất trên địa bàn huyện.

oThủy văn

Thị trấn Hùng Quốc có 2 con sông chảy qua, các con sông chảy theo hướng chủ đạo của địa hình là từ Bắc xuống Nam. Sông thứ nhất bắt nguồn từ huyện Hà Quảng chảy qua thị trấn rồi qua xã Cao Chương, xã Quốc Toản về suối Củn huyện Hòa An. Sông thứ hai bắt nguồn từ khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh chảy dọc theo hướng bắc nam qua thị trấn Hùng Quốc và nhập với sông thứ nhất bắt nguồn từ Hà Quảng. Hệ thống sông của huyện có lưu lượng nước

trung bình là Qmin = 2,7 m3/s, Qmax = 14 – 15 m3/s, hai nhánh sông trên với diện tích thu nước lớn đã đáp ứng cơ bản việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho thị trấn.

Tuy nhiên do lượng mưa vào mùa mưa ở địa phương khá cao nên tại một số nơi có xảy ra hiện tượng ngập úng. Đặc biệt là diện tích trồng trọt, chăn nuôi hai bên bờ sông hiện tượng ngập úng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc điểm sự phân bố và tình hình sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do đó, việc sử dụng đất cần phải có kế hoạch để đảm bảo sự cân bằng về sinh thái và thu được giá trị kinh tế cao.

Với tầm quan trọng đó những năm qua chính quyền thị trấn Hùng Quốc đã có nhiều biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng đất đai theo hướng hợp lý, bền vững quỹ đất hiện có đảm bảo nhu cầu phát triển của địa phương.

Theo số liệu thu thập tại ban thống kê thị trấn Hùng Quốc, tính đến thời điểm 31/12/2014 quỹ đất toàn thị trấn gồm 1540,1 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 84,37% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, đất phi nông nghiệp chiếm 12,07% và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 3,56%. Sự thay đổi cơ cấu các loại đất trên được thể hiện qua biểu đồ 3.1:

(ĐVT: %)

(Nguồn: Ban thống kê thị trấn Hùng Quốc)

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đất đai thị trấn Hùng Quốc qua 3 năm 2012 - 2014

Quan sát bảng 3.1 ta thấy tổng diện tích tự nhiên của thị trấn qua 3 năm không có gì thay đổi, bên cạnh đó quỹ đất chưa được sử dụng cũng dần được đưa vào sử dụng nhưng với tỷ lệ còn rất nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có sự thay đổi nhẹ về cơ cấu các loại đất (thể hiện ở bảng 3.1). Qua 3 năm tổng diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ (0,33%) từ 1304,50 ha năm 2012 xuống còn 1299,39 ha năm 2014. Đồng thời diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ từ 179,71 ha năm 2012 lên 185,76 ha năm 2014. Diện tích đất chưa được sử dụng qua 3 năm đã đưa được 1,01 ha vào sử dụng. Nhìn chung sự thay đổi không đáng kể này không ảnh hưởng gì lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Diện tích đất canh tác luôn chiếm tỷ lệ lớn trong quỹ đất nông nghiệp của xã. Có thể khái quát sự biến động cơ cấu đất như sau: đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, sau 3 năm giảm 0,2%; đất lâm nghiệp giảm 0,14%; đất nuôi trồng thủy sản không thay đổi nhiều, chỉ tăng 0,01%.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất thị trấn Hùng Quốc giai đoạn 2012 – 2014

Diễn giải ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) DT CC (%) DT CC(%) DT CC(%) 13/12 14/13 BQ Diện tích đất tự nhiên ha 1540,10 100,00 1540,10 100,00 1540,10 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất nông nghiệp ha 1304,50 84,70 1302,21 84,55 1299,39 84,37 99,82 99,78 99,80

1. Đất sản xuất nông nghiệp ha 379,73 24,66 379,23 24,62 376,77 24,46 99,87 99,35 99,61

- Đất trồng lúa ha 273,29 17,74 271,02 17,60 269,08 17,47 99,17 99,28 99,23

- Đất trồng cây hàng năm khác

(đất rẫy) ha 91,65 5,95 91,88 5,97 89,98 5,84 100,25 97,93 99,09

- Đất trồng cây lâu năm ha 14,79 0,96 16,33 1,06 17,71 1,15 110,41 108,45 109,43

2. Đất lâm nghiệp ha 923,17 59,94 921,38 59,83 920,98 59,80 99,81 99,96 99,88

3. Đất nuôi trồng thủy sản ha 1,60 0,10 1,60 0,10 1,64 0,11 100,00 102,50 101,25

II. Đất phi nông nghiệp ha 179,71 11,67 182,24 11,84 185,76 12,07 101,41 101,93 101,67

1. Đất ở ha 41,33 2,68 42,10 2,73 43,06 2,80 101,86 102,28 102,07

2. Đất chuyên dùng ha 115,88 7,52 117,33 7,62 119,46 7,76 101,25 101,82 101,53

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng ha 0,04 0,00 0,04 0,00 0,04 0,00 100,00 100,00 100,00

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 5,60 0,36 5,91 0,38 6,34 0,41 105,54 107,28 106,41

5. Đất sông suối, mặt nước ha 16,86 1,09 16,86 1,09 16,86 1,09 100,00 100,00 100,00

III. Đất chưa sử dụng ha 55,89 3,63 55,65 3,61 54,88 3,56 99,57 98,62 99,09

Một số chỉ tiêu

1. DT đất nông nghiệp/người (ha/người) 0,31 0,31 0,31

2. DT đất nông nghiệp/LĐ (ha/người) 0,57 0,57 0,56

3. DT đất nông nghiệp/hộ (ha/hộ) 1,14 1,12 1,12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự biến động của diện tích đất đai và dân số thì chỉ tiêu bình quân cũng có sự biến đổi, hầu hết các chỉ số bình quân này đều có xu hướng giảm. Qua các số liệu có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm khiến người nông dân thiếu đất sản xuất. Vì vậy cần có các biện pháp canh tác hợp lý, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Trong sản xuất lao động là nhân tố tất yếu và quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Thị trấn Hùng Quốc có tổng số dân là 4.225 người với tổng số lao động là 2.320 người. Nguồn lao động này có thể đáp ứng được các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên lực lượng lao động trong những năm qua có nhiều biến động bởi nhiều yếu tố như thu nhập, mức sống, việc làm,...

Qua 3 năm tổng số hộ trong toàn xã đã tăng từ 1.148 hộ năm 2012 lên 1.164 hộ năm 2014. Cơ cấu các loại hộ nông dân cũng có sự chuyển biến. Các hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ từ 863 hộ năm 2012 xuống 838 hộ năm 2014. Ngược lại các hộ hoạt động phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng khá nhanh từ 285 hộ năm 2012 lên đến 326 hộ năm 2014. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do một bộ phận người dân chuyển sang hoạt động các ngành nghề buôn bán, dịch vụ.

Với sự quan tâm từ các cấp chính quyền đến vấn đề xóa đói giảm nghèo cùng với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm số lượng hộ nghèo trên địa bàn thị trấn cũng đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tình hình giảm nghèo còn diễn ra chậm cùng với đó là tình trạng tái nghèo của một số hộ nông dân khiến cho tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị trấn vẫn ở mức cao là 15,03 %. Số hộ nghèo năm 2012 là 182 hộ đã giảm xuống còn 175 hộ năm 2014.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Hùng Quốc giai đoạn 2012 – 2014

Diễn giải ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 13/12 14/13 BQ I. Tổng số nhân khẩu Người 4168,00 100,00 4191,00 100,00 4225,00 100,00 100,55 100,81 100,68

II.Tổng số hộ Hộ 1148,00 100,00 1159,00 100,00 1164,00 100,00 100,96 100,43 100,69

- Hộ nông nghiệp Hộ 863,00 75,17 845,00 72,91 838,00 71,99 97,91 99,17 98,54

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 285,00 24,83 314,00 27,09 326,00 28,01 110,18 103,82 107,00

- Số hộ nghèo Hộ 182,00 15,85 177,00 15,27 175,00 15,03 97,25 98,87 98,06

III.Tổng số lao động chính Người 2291,00 100,00 2298,00 100,00 2320,00 100,00 100,31 100,96 100,63

- LĐ nông nghiệp Người 1749,00 76,34 1741,00 75,76 1726,00 74,40 99,54 99,14 99,34

- LĐ phi nghiệp Người 542,00 23,66 557,00 24,24 594,00 25,60 102,77 106,64 104,71

IV. Mật độ dân số Người/km2 270,65 100,00 272,14 100,00 274,35 100,00 100,55 100,81 100,68

Một số chỉ tiêu bình quân

- Số nhân khẩu/hộ Người/Hộ 3,63 3,62 3,63

- Số lao động/hộ Người/Hộ 2,00 1,98 1,99

Tổng số lao động qua 3 năm có xu hướng tăng nhẹ từ 2.291 lao động năm 2012 lên 2.320 lao động năm 2014. Về số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ trong khi lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng lên. Cụ thể lao động nông nghiệp giảm từ 1.749 lao động năm 2012 xuống còn 1.726 lao động năm 2014, lao động phi nông nghiệp tăng từ 542 lao động năm 2012 lên 594 lao động năm 2014. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong sự nghiệp phát triển nông thôn của thị trấn, góp phần đa dạng hóa ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Đồng thời có thể nhận thấy một số chỉ tiêu bình quân có sự biến động nhẹ. Tuy nhiên sự biến động này có sự tăng giảm thất thường qua từng năm. Không cho thấy được xu hướng cụ thể. Số nhân khẩu/hộ từ năm 2012 đến năm 2013 có giảm nhẹ nhưng lại tăng lên vào năm 2014 và giữ ở mức 3,63 người/hộ. Về số lao động/hộ giảm nhẹ nhưng không đáng kể.

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất

Ngoài những yếu tố như đất đai, dân số, lao động có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế ở mỗi vùng, mỗi địa phương, còn một yếu tố không thể thiếu được chính là cơ sở vật chất kỹ thuật. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật của địa phương đó phát triển sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Ngược lại khi cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương.

Nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển của địa phương trong những năm gần đây, thị trấn Hùng Quốc không ngừng nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là hệ thống đường giao thông và các công trình thủy lợi nhằm phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng thị trấn Hùng Quốc được thể hiện qua bảng 3.3:

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của thị trấn Hùng Quốc năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1.Giao thông Km

- Đường quốc lộ Km 4,5

- Đường Tỉnh lộ Km 3,2

- Đường liên xã - liên thôn Tuyến 16

2.Thuỷ lợi, trạm bơm tưới tiêu Cái 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Máy bơm di động Cái 3

- Diện tích được tưới nước Ha 90

- Kênh mương bê tông hoá Km 4,5

3.Điện 2 - Trạm biến áp Trạm 9 - Số hộ dùng điện Hộ 1164 4. Trường học Trường 4 - Cấp tiểu học Trường 2 - Cấp THCS Trường 1

- Mẫu giáo, mầm non Trường 1

5. Trạm y tế Trạm 1

6. Nhà văn hóa xóm Cái 16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Trang 31)