PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Trang 46)

3 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Qua khảo sát chung tôi quyết định chọn điểm điều tra nghiên cứu như sau: Xóm Háng Páo, xóm Nà Đoỏng và xóm Bản Hía thuộc thị trấn Hùng Quốc là 3 xóm có đường giao thông thuận tiện, tập trung nhiều dân cư sinh sống xung quanh khu KTCK. Chính vì vậy đây là nơi thể hiện rõ nét nhất trong việc chuyển đổi ngành nghề, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khu KTCK.

Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu sẽ dựa trên tiêu chí: những xóm có đường giao thông thuận tiện và là nơi dân cư sinh sống quanh khu vực cửa khẩu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

• Điều tra thu thập số liệu, tài liệu tại phòng thống kê thị trấn, phòng tài chính – kế hoạch,…

• Điều tra thu thập thông tin số liệu trên thư viện trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thông tin từ sách báo, truy cập trang web liên quan,…

3.2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Ngoài việc khảo sát tình hình chung trong toàn xã thì đề tài sẽ nghiên cứu và điều tra 60 hộ nhằm thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho đề tài. Chúng tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân dựa trên bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Theo đó 60 hộ này sẽ được chia ra làm 3 nhóm chính như sau: nhóm 1 là nhóm làm thuê, nhóm 2 là nhóm kinh doanh – buôn bán, nhóm 3 là nhóm làm dịch vụ. 3 nhóm này sẽ đại diện cho vấn đề nghiên cứu.

Chọn mẫu điều tra là các hộ có tham gia vào 3 nhóm hoạt động liên quan đến KTCK: làm thuê, kinh doanh – buôn bán hàng hóa qua biên giới, cung cấp dịch vụ.

•Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra bằng việc lập bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của hộ nông dân. (Có thể có câu hỏi mở để khai thác thêm thông tin).

• Bước 2: Tiến hành phỏng vấn thử với 1 hộ nông dân, thông qua điều tra để tiến hành sửa bảng hỏi.

•Bước 3: Chọn mẫu và xác định đối tượng điều tra.

•Bước 4: Tiến hành điều tra 60 hộ đã được chọn bằng bảng hỏi được chuẩn bị sẵn.

• Bước 5: Xử lý, tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thu thập được để thấy được sự khác nhau về thu nhập giữa các nhóm hộ.

Bảng 3.4: Phân loại nhóm hộ điều tra

Xóm Nhóm hộ làm thuê Nhóm hộ kinh doanh buôn bán Nhóm hộ cung cấp dịch vụ Tổng 1. Háng Páo 7 7 10 24 2. Nà Đoỏng 7 7 5 19 3. Bản Hía 6 6 5 17 Tổng 20 20 20 60

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý số liệu đã công bố, sau khi thu thập số liệu chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy sau đó thống kê dưới dạng bảng để dễ dàng so sánh số liệu qua các năm.

- Xử lý số liệu sơ cấp: Kiểm tra phiếu điều tra tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung thông tin thiếu chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm.

- Công cụ sử dụng: Sử dụng excel để tổng hợp số liệu.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh nhằm phản ảnh mức độ tham gia của các hộ nông dân vào hoạt động KTCK và tác động của KTCK đến các nguồn thu nhập của hộ nông dân.

- Phương pháp so sánh: so sánh số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế - xã hội đã được lượng hóa để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu và hiện tượng đó. So sánh trước và sau khi tham gia các hoạt động KTCK để thấy được sự thay đổi thu nhập của các nhóm hộ điều tra. So sánh các

nhóm mức độ tham gia vào hoạt động KTCK để thấy được với mức độ tham gia khác nhau thì thu nhập của các nhóm sẽ thay đổi như thế nào.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng sự tham gia vào hoạt động kinh tế cửa khẩu của các nhóm hộ điều tra

- Tổng số lao động/hộ

- Tỷ lệ lao động phân theo các lĩnh vực lao động

- Mức độ tham gia của các hộ nông dân vào hoạt động KTCK ∑ngày tham tham gia hoạt động KTCK

của lao động trong hộ trong 1 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= x100 ∑ngày làm việc của các lao động trong hộ trong 1 tháng

- Tỷ lệ các hộ tham gia vào hoạt động KTCK phân theo mức độ tham gia.

3.2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh tác động của kinh tế cử khẩu đến thu nhập của nhóm hộ điều tra

- Tổng thu nhập của hộ: TN = Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp + Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp + Thu nhập khác

- Thu nhập từ ngành nông nghiệp = Thu từ hoạt động trồng trọt + Thu từ hoạt động chăn nuôi + Thu từ hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Thu nhập phi nông nghiệp = Thu từ thương mại, dịch vụ + Thu từ tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề

- Cơ cấu thu nhập của hộ

- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân/hộ, thu nhập bình quân/nhân khẩu, thu nhập bình quân/lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Trang 46)