giáo trình mô đun cho ăn và kiểm tra sinh trưởng nghề nuôi ba ba

55 764 4
giáo trình mô đun cho ăn và kiểm tra sinh trưởng nghề nuôi ba ba

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHO ĂN VÀ KIỂM TRA SINH TRƢỞNG MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ NUÔI BA BA Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi ba ba ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình quốc gia nghề nuôi ba ba được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi ba ba cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ba ba tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi ba ba 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi 3) Giáo trình mô đun Chọn và thả giống 4) Giáo trình mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng 5) Giáo trình mô đun Quản lý môi trường và dịch bệnh 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng là một mô đun chuyên môn nghề. Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba. Mô đun này được học sau các mô đun: Xây dựng ao nuôi ba ba, Chuẩn bị ao nuôi, Chọn và thả giống. Chương trình mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Giáo trình Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng giới thiệu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng, chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 tiết và bao gồm 5 bài: Bài mở đầu Bài 1. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng Bài 2. Chuẩn bị thức ăn Bài 3. Cho ăn Bài 4. Kiểm tra sinh trưởng 3 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước…. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Th.s Lê Văn Thắng 2. Th.s Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.s Ngô Chí Phương 4. Th.s Đỗ Văn Sơn 5. TS. Bùi Quang Tề 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN CHO ĂN VÀ KIỂM TRA SINH TRƯỞNG 5 Bài mở đầu: 6 1. Tầm quan trọng của mô đun 6 2. Nội dung chương trình mô đun 6 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 6 4. Những yêu cầu chính với học viên 7 Bài 1: Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của ba ba 8 1. Đặc điểm dinh dưỡng: 8 2. Đặc điểm sinh trưởng: 8 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn 10 1. Thức ăn tươi sống 10 2. Thức ăn tự chế 15 3. Thức ăn công nghiệp: 31 Bài 3: Cho ăn 35 1. Tính lượng thức ăn trong ngày: 35 2. Cho ăn 38 3. Quản lý thức ăn: 42 Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng 45 1. Chuẩn bị dụng cụ 45 2. Thu mẫu ba ba 46 3. Đo chiều dài mai 46 4. Cân khối lượng 47 5. Tính kết quả 47 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 49 I. Vị trí, tính chất cu ̉ a mô đun: 49 II. Mục tiêu: 49 III. Nội dung chính của mô đun: 49 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 50 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 52 VI. Tài liệu tham khảo 53 5 MÔ ĐUN CHO ĂN VÀ KIỂM TRA SINH TRƢỞNG Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Sau khi học xong mô đun, học viên có thể: + Nêu được đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng của ba ba. + Mô tả và thực hiện được công việc chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba. - Mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 tiết và gồm 5 bài: + Bài mở đầu + Bài 1. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng + Bài 2. Chuẩn bị thức ăn + Bài 3. Cho ăn + Bài 4. Kiểm tra sinh trưởng - Để học mô đun này, học viên: + Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi ba ba của các cơ sở nuôi hoặc ao nuôi hộ gia đình tại địa phương mở lớp. - Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. - Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm. 6 Bài mở đầu: 1. Tầm quan trọng của mô đun Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi ba ba nói riêng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi. Nuôi ba ba nếu cho ăn thức ăn không phù hợp, cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn có thể dẫn đến ba ba chậm lớn hoặc ô nhiễm môi trường và xảy ra dịch bệnh. Người nuôi ba ba cần phải định kỳ kiểm tra sinh trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn tránh cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn. Mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng là mô đun chuyên môn nghề, trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba. Sau khi học xong mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng, học viên có khả năng chuẩn bị thức ăn, xác định lượng ba ba có trong ao, xác định lượng thức ăn cần dùng , cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba. 2. Nội dung chương trình mô đun Mô đun gồm 5 bài: + Bài mở đầu + Bài 1. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng + Bài 2. Chuẩn bị thức ăn + Bài 3. Cho ăn + Bài 4. Kiểm tra sinh trưởng 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun cho ăn và kiểm tra sinh trưởng có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và xây dựng nơi nuôi ba ba thương phẩm đủ điều kiện kỹ thuật, xây dựng những công trình phụ trợ cho việc nuôi ba ba. Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho ba ba sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác thả con giống. Chọn giống giúp người nuôi có thể chọn được những con giống tốt phục vụ nuôi thương phẩm. Để chọn giống người nuôi căn cứ vào các đặc điểm bên ngoài và kiểm tra để đánh giá chất lượng. Là tiền đề để tiếp thu kiến thức mô đun tiếp theo: 7 Quản lý môi trường và dịch bệnh là mô đun trang bị cho người học kiến thức về biện pháp xác định các yếu tố môi trường cơ bản trong ao nuôi ba ba, từ đó đề ra những biện pháp để quản lý các yếu tố môi trường hiệu quả, ngoài ra người nuôi còn được trang bị kiến thức về nhận biết, phòng và trị bệnh cho ba ba. 4. Những yêu cầu chính với học viên - Học viên cần tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc. - Sau khi học xong mô đun học viên nắm được đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba. 8 Bài 1: Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng của ba ba Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của ba ba. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ba ba. A. Nội dung: 1. Đặc điểm dinh dưỡng: 1.1. Tính ăn - Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. - Trong tự nhiên: + Khi mới nở, thức ăn chính là động vật phù du (thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ) và giun đất loại nhỏ. + Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến - Trong điều kiện nuôi dưỡng: + Có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật. + Có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến hay thức ăn công nghiệp ngay từ giai đoạn còn nhỏ. + Thức ăn ưa thích nhất của ba ba là cá mè trộn với các thành phần khác như ốc, giun băm nhỏ trộn đều. 1.2. Tập tính bắt mồi - Ba ba chỉ bắt mồi trong nước. - Không kiếm mồi trên bờ. 1.3. Khả năng sử dụng thức ăn - Nhiệt độ nước thấp dưới 15 o C và trên 35 o C ba ba bỏ ăn. - Nhiệt độ nước thích hợp nhất cho ba ba bắt mồi 25 - 30 o C. - Khẩu phần ăn: + Khẩu phần ăn của ba ba thay đổi theo khối lượng cơ thể: cỡ < 200 g khẩu phần 7-10% khối lượng thân, cỡ 200-500 g khẩu phần ăn 5-7% khối lượng thân và cỡ > 500 g khẩu phần ăn 3-5% khối lượng thân. + Mùa hè ba ba sử dụng thức ăn tốt, có thể ăn với lượng 5 - 10% khối lượng thân. + Những ngày trời rét ba ba ăn kém, lượng thức ăn bằng 3 - 5% khối lượng thân. 2. Đặc điểm sinh trưởng: 2.1. Tốc độ sinh trưởng 9 - Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. - Từ cỡ giống 100-200 g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng: ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5-0,8 kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/con đối với miền Nam. - Ba ba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi ba ba hoa. 2.2. Mùa vụ sinh trưởng - Ba ba là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của ba ba. - Mùa đông hầu như ba ba không lớn. - Mùa hè ba ba lớn rất nhanh (có thể đạt 28 g/tháng). 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng - Tốc độ sinh trưởng của ba ba phụ thuộc rất lớn vào cỡ, vào giai đoạn phát triển. - Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng chậm và ngược lại. - Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, con cái lớn nhanh hơn con đực. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của ba ba? C. Ghi nhớ: - Đặc điểm dinh dưỡng của ba ba. - Mùa sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ba ba. [...]... theo công thức thức ăn xây dựng được ở bài tập 1 C Ghi nhớ: - Để chuẩn bị thức ăn cho ba ba cần theo đúng trình tự sau: Chọn nguyên liệu thức ăn Lập công thức thức ăn Sản xuất 35 Bài 3: Cho ăn Mục tiêu: - Nêu được phương pháp tính lượng thức ăn cần dùng - Mô tả kỹ thuật cho ba ba ăn - Thực hiện được thao tác cho ba ba ăn - Tuân thủ quy trình kỹ thuật A Nội dung: 1 Tính lượng thức ăn trong ngày: 1.1...10 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn Mục tiêu: - Nêu căn cứ lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho ba ba - Mô tả phương pháp xây dựng công thức thức ăn và kỹ thuật chế biến thức ăn - Chế biến, bảo quản được thức ăn cho ba ba - Thực hiện đúng trình tự quy trình A Nội dung: 1 Thức ăn tươi sống 1.1 Động vật thủy sản tươi sống Thức ăn tươi sống cho ba ba gồm động vật còn nguyên con, còn sống... từng đơn vị chất đạm 2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của ba ba - Ba ba là loài ăn thịt động vật - Trong tự nhiên ba ba ăn chủ yếu động vật như: động vật phù du, côn trùng, tôm tép, cua, cá… - Trong ao nuôi ba ba có thể sử dụng thức ăn có nguồn gốc động vật, thức ăn khô, thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp 16 - Hàm lượng chất đạm trong thức ăn cao, giai đoạn nuôi thương phẩm cần hàm lượng đạm trên dưới 45%... động vật nhuyễn thể, xương động vật ba ba không bỏ xuống ao nuôi ba ba để tránh gây ô nhiễm nước ao 2 Thức ăn tự chế 2.1 Lựa chọn nguyên liệu chế biến thức ăn: Việc lựa chọn nguyên liệu để chế biến thức ăn cho ba ba thường căn cứ vào: + Nhu cầu dinh dưỡng của ba ba + Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu bằng cách tham khảo trong tài liệu + Khả năng tiêu hóa của ba ba với nguyên liệu đó, nguyên liệu... chế biến: - Động vật cỡ nhỏ ba ba ăn vừa miệng có thể nuốt được cả con thì cho ăn cả con, động vật cỡ lớn cần băm thái thành nhiều miếng cho ba ba ăn đều + Các loại cá, tôm….: băm, thái nhỏ Hình 4-5: Sơ chế cá + Động vật nhuyễn thể: tách vỏ, lấy thịt 13 Hình 4-6: Sơ chế ốc bươu vàng - Rửa sạch nhớt, máu rồi cho ăn Hình 4-7: Rửa nhớt, máu cá 14 - Có thể cho vào máy đùn và cho ăn trực tiếp Hình 4-8: Đùn... thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn, tốc độ lớn và sức khỏe của ba ba Khi nuôi ba ba phải sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thích hợp với ba ba, cụ thể: - Hàm lượng chất đạm tối thiểu: 40-45% - Độ ẩm: đối với hỗn hợp khô hàm ẩm ≤ 14% - Đối với thức ăn công nghiệp trên bao bì phải có: + Hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng + Tên và địa chỉ nhà sản xuất + Khối lượng tịnh + Thức ăn. .. lạnh cho đến khi sử dụng + Duy trì kho lạnh có nhiệt độ nhỏ hơn 100C 34 Hình 4-32: Bảo quản thức ăn tươi sống B Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Nêu căn cứ để lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn cho ba ba? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Lập công thức thức ăn cho ba ba có hàm lượng đạm 45% từ 2 nguyên liệu sau: Bột cá: 58% đạm Cám gạo: 9% đạm + Bài tập 2: Sản xuất 10 kg thức ăn cho ba ba... ba ăn Với loại thức ăn này chỉ nên sản xuất sử dụng trong ngày, không nên để lâu vì rất rễ bị hỏng Hình 4-27: Ép đùn thức ăn dạng sợi 31 3 Thức ăn công nghiệp: 3.1 Dạng thức ăn Hình 4-28 Thức ăn công nghiệp - Ở nước ta chưa sản xuất thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho ba ba - Hiện nay một số hộ nuôi ba ba thương phẩm sử dụng thức ăn viên nổi của cá có hàm lượng đạm cao để nuôi ba ba 3.2 Giá trị dinh... - Đối vơi nguyên liệu và thức ăn khô: + Các bao thức ăn phải đặt trên kệ cao từ 12-15 cm so với nền kho, mỗi dãy không xếp qua 6 bao theo chiều cao + Thức ăn khô chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất + Thức ăn nhập trước thì sử dụng trước tránh lãng phí + Không giẫm lên các bao thức ăn Hình 4-31: Bảo quản thức ăn khô - Đối với thức ăn dạng ướt hoặc ẩm, thức ăn tươi sống: + Nên sử... liệu sử dụng sản xuất thức ăn - Bột cá: + Bột cá là nguồn cung cấp đạm tốt nhất Bột cá có hàm lượng đạm cao, trung bình từ 45 –60%, có loại hơn 70% và chủ yếu được làm từ cá biển + Bột cá làm cho thức có mùi hấp dẫn và kích thích ba ba sử dụng thức ăn + Hàm lượng khoáng lớn hơn 16% + Trong chế biến thức ăn cho ba ba chỉ sử dụng bột cá nhạt (độ mặn dưới 5 %) + Giá thành cao và nguồn nguyên liệu rất biến . 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi ba ba 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi 3) Giáo trình mô đun Chọn và thả giống 4) Giáo trình mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng 5) Giáo trình mô. hành nghề cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba. Mô đun này được học sau các mô đun: Xây dựng ao nuôi ba ba, Chuẩn bị ao nuôi, Chọn và thả giống. Chương trình mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh. ăn. Mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng là mô đun chuyên môn nghề, trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh

Ngày đăng: 24/06/2015, 21:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • MÔ ĐUN CHO ĂN VÀ KIỂM TRA SINH TRƯỞNG

  • Bài mở đầu:

    • 1. Tầm quan trọng của mô đun

    • 2. Nội dung chương trình mô đun

    • 3. Mối quan hệ với các mô đun khác

    • 4. Những yêu cầu chính với học viên

    • Bài 1: Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của ba ba

      • 1. Đặc điểm dinh dưỡng:

      • 2. Đặc điểm sinh trưởng:

      • Bài 2: Chuẩn bị thức ăn

        • 1. Thức ăn tươi sống

        • 1.2. Phế phẩm lò mổ và nhà máy chế biến thực phẩm

        • 2. Thức ăn tự chế

        • 2.2.2.1. Thức ăn gồm có hai thành phần nguyên liệu

        • 2.2.2.2. Thức ăn gồm 3 thành phần nguyên liệu trở lên

        • 3. Thức ăn công nghiệp:

        • 3.3.2. Kỹ thuật cất trữ

        • Bài 3: Cho ăn

          • 1. Tính lượng thức ăn trong ngày:

          • 2. Cho ăn

          • 3. Quản lý thức ăn:

          • Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng

            • 1. Chuẩn bị dụng cụ

            • 2. Thu mẫu ba ba

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan