Chuẩn bị dụng cụ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun cho ăn và kiểm tra sinh trưởng nghề nuôi ba ba (Trang 29 - 46)

- Cân đồng hồ: dùng để cân nguyên liệu:

Hình 4-22: Cân đồng hồ - Máy nghiền nguyên liệu thô:

+ Kích thước mắt sàng ϕ = 0,8-1mm + Dùng để nghiền nguyên liệu khô.

Hình 4-24: Máy xay thịt 2.3.2. Nghiền nguyên liệu

+ Nghiền nguyên liệu khô: các nguyên liệu khô được nghiền riêng từng loại.

+ Xay nguyên liệu tươi hoặc đã nấu chín bằng máy xay thịt (nếu nguyên liệu có kích thước lớn).

Hình 4-25: Nghiền nguyên liệu khô 2.3.3. Phối trộn nguyên liệu

+ Cân chính xác khối lượng các nguyên liệu theo đúng tỷ lệ trong công thức thức ăn.

+ Các nguyên liệu có khối lượng lớn trộn trước.

+ Các nguyên liệu có khối lượng nhỏ được trộn riêng theo phương pháp khối lượng tăng dần.

+ Trộn các khối nguyên liệu với nhau đảm bảo đồng đều. + Trộn nguyên liệu tươi, nguyên liệu dạng lỏng sau cùng. + Độ ẩm hỗn hợp: 35-45%

Hình 4-26: Trộn nguyên liệu 2.3.4. Ép đùn thức ăn

Đùn ép thức ăn thành sợi hoặc nắm thành từng nắm đặt vào sàn cho ba ba ăn.

Với loại thức ăn này chỉ nên sản xuất sử dụng trong ngày, không nên để lâu vì rất rễ bị hỏng.

Hình 4-28 Thức ăn công nghiệp

- Ở nước ta chưa sản xuất thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho ba ba. - Hiện nay một số hộ nuôi ba ba thương phẩm sử dụng thức ăn viên nổi của cá có hàm lượng đạm cao để nuôi ba ba.

3.2. Giá trị dinh dưỡng

Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn, tốc độ lớn và sức khỏe của ba ba.

Khi nuôi ba ba phải sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thích hợp với ba ba, cụ thể:

- Hàm lượng chất đạm tối thiểu: 40-45%. - Độ ẩm: đối với hỗn hợp khô hàm ẩm 14%. - Đối với thức ăn công nghiệp trên bao bì phải có: + Hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng.

+ Tên và địa chỉ nhà sản xuất. + Khối lượng tịnh.

+ Thức ăn có bổ sung thuốc, phải ghi trên nhãn hàng chữ “có sử dụng thuốc”.

+ Nhãn ghi đầy đủ các thành phần nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng của thức ăn, loại thức ăn, ngày sản xuất.

3.3. Cất trữ thức ăn:

- Đối với nguyên liệu và thức ăn khô:

+ Kho bãi phải sạch khô, an toàn, thoáng mát. + Có kệ cách mặt đất 12-15 cm so với nền kho.

Hình 4-29: Kho thức ăn - Đối với thức ăn dạng ướt hoặc ẩm:

+ Dầu hoặc mỡ: để trong các chai, lọ sẫm màu hoặc cất giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh.

+ Nhiệt độ trong kho lạnh nhỏ hơn 100C.

+ Thức ăn khô chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất. + Thức ăn nhập trước thì sử dụng trước tránh lãng phí.

+ Không giẫm lên các bao thức ăn.

Hình 4-31: Bảo quản thức ăn khô - Đối với thức ăn dạng ướt hoặc ẩm, thức ăn tươi sống: + Nên sử dụng ngay.

+ Hoặc phải được trữ trong tủ đông hoặc kho lạnh cho đến khi sử dụng. + Duy trì kho lạnh có nhiệt độ nhỏ hơn 100C.

Hình 4-32: Bảo quản thức ăn tươi sống

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi: Nêu căn cứ để lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn cho ba ba?

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Lập công thức thức ăn cho ba ba có hàm lượng đạm 45% từ 2 nguyên liệu sau:

Bột cá: 58% đạm Cám gạo: 9% đạm.

+ Bài tập 2: Sản xuất 10 kg thức ăn cho ba ba theo công thức thức ăn xây dựng được ở bài tập 1.

C. Ghi nhớ:

- Để chuẩn bị thức ăn cho ba ba cần theo đúng trình tự sau:

Chọn nguyên liệu Lập công thức thức ăn Sản xuất thức ăn.

- Thực hiện được thao tác cho ba ba ăn . - Tuân thủ quy trình kỹ thuật.

A. Nội dung:

1. Tính lượng thức ăn trong ngày:

1.1. Xác định khối lượng trung bình của 1 con ba ba

Để xác định khối lượng trung bình của một con ba ba, tiến hành làm như sau:

- Bước 1: Thu ngẫu nhiên 30 con ba ba.

Hình 4-33: Thu mẫu ba ba - Bước 2: Cân khối lượng ba ba đã thu mẫu.

Hình 4-34: Cân khối lượng ba ba

- Bước 3: Tính khối lượng trung bình của một con ba ba: P

PTB =

30 Trong đó:

+ Ptb: Khối lượng trung bình một con ba ba (kg/con) + P: Tổng khối lượng ba ba thu mẫu (kg)

Chú ý:

+ Mẫu thu phải ngẫu nhiên, không được lựa chọn con to quá hoặc bé quá. + Số lượng mẫu thu để cân thử càng lớn độ chính xác càng cao.

+ Một tháng kiểm tra khối lượng của ba ba một lần để điều chỉnh lượng thức ăn của tháng nuôi sau.

1.2. Xác định số lượng ba ba có trong ao Xác định số lượng ba ba có trong ao, dựa vào: + Sổ ghi chép số lượng ba ba chết.

+ Kết quả các vụ nuôi trước. + Chất lượng, cỡ ba ba giống thả. + Chất lượng chuẩn bị ao nuôi.

- Để xác định khối lượng ba ba có trong ao, dựa vào: + Số lượng ba ba có trong ao.

+ Khối lượng trung bình của một con ba ba Khối lượng ba ba có trong ao:

P (kg) = Ptb x N Trong đó:

+ P: khối lượng ba ba có trong ao (kg)

+ Ptb: khối lượng trung bình của 1 con ba ba (kg/con) + N: số lượng ba ba có trong ao (con)

Ví dụ: Một ao nuôi ba ba có số lượng ba ba giống thả ban đầu là 500 con, sau 6 tháng nuôi còn 490 con và khối lượng trung bình của một con ba ba đạt 0,5 kg/con. Hãy tính khối lượng ba ba có trong ao?

Bài giải:

Khối lượng ba ba có trong ao là: P (kg) = 0,5 x 490 = 245

Vậy khối lượng ba ba có trong ao nuôi là 245 kg. 1.4. Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao

- Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày được xác định qua khẩu phần ăn, khối lượng của ba ba trong ao.

- Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi ba ba nói riêng, xác định lượng thức ăn tối ưu là việc làm rất khó khăn, vì:

+ Khả năng sử dụng thức ăn của ba ba bị ảnh hưởng bởi các yếu như: trạng thái sinh lý, tình trạng sức khỏe.

+ Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ nước.

- Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho ba ba giảm sức ăn, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

- Khẩu phần ăn của ba ba thay đổi theo kích cỡ cơ thể và nhiệt độ nước. - Nhiệt độ thích hợp nhất cho ba ba sử dụng thức ăn và sinh trưởng từ 25- 30

0 C.

Bảng 4-5: Khẩu phần ăn (% khối lượng ba ba) Nhiệt độ nƣớc (0C) Kích cỡ ba ba < 200 g 200-500 g > 500 g 30 10 7 5 25 – 29 8-9 6 4 20 – 25 7 5 3

<20 Ba ba ăn rất ít Ba ba ăn rất ít Ba ba ăn rất ít <15 Ba ba ngừng ăn Ba ba ngừng ăn Ba ba ngừng ăn - Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao theo công thức sau:

Khối lượng thức ăn có thể xác định bằng công thức sau: M (kg) = P x R

Trong đó:

+ M: Khối lượng thức ăn cần dùng/ngày/ao (kg) + P: là khối lượng ba ba có trong ao (kg).

+ R(%): khẩu phần ăn.

Ví dụ: Trong 1 nuôi ba ba thả 1000 con; sau 6 tháng nuôi có số lượng ba ba trong ao 900 con, khối lượng trung bình đạt 0,5kg/con; khẩu phần ăn 5%. Hãy tính lượng thức ăn cần dùng trong 1 ngày của ao nuôi nói trên.

Cách làm:

Khối lượng ba ba có trong ao là: P = 0,5 x 900 = 450 (kg) Khối lượng thức ăn cần dùng là: M = 450 x 5/100 = 22,5 (kg).

Như vậy lượng thức ăn cần dùng là 22,5 kg. 2. Cho ăn

2.1. Cân thức ăn

+ Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng.

+ Vặn nút điều chỉnh để kim chỉ đúng số 0.

+ Khi sử dụng cân: không cân vượt quá giới hạn khối lượng cân cho phép của cân.

- Tốt nhất nên nấu chín thức ăn. 2.2.1.2. Thực hiện cho ăn

- Vị trí cho ăn:

+ Cho ăn theo địa điểm qui định để ba ba quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày, dễ làm vệ sinh khu vực cho ăn.

+ Nơi cho ba ba ăn phải thoáng mát, xa đường đi lại và xa nơi người làm việc đông đúc.

+ Nên có sàn ăn cho ba ba: để sàn ăn chìm dưới mặt nước chừng 25 - 30 cm.

+ Có thể cho ăn trên chỗ nghỉ của ba ba.

+ Cũng có thể chọn một góc sạch trong ao rải cát làm chỗ cho ba ba ăn. - Thời điểm cho ăn: cho ba ba ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối: + Mùa hè nên cho ăn 2 lần/ngày vào: 6-7 giờ và 17-18 giờ.

+ Mùa đông nên cho ăn 2 lần/ngày vào: 9-10 giờ và 15-16 giờ.

+ Vào những ngày nhiệt độ từ 15-200C: cho ăn 1 lần/ngày vào 10-12 giờ. + Những ngày nhiệt độ nhỏ hơn 150C: không cho ba ba ăn.

- Thực hiện cho ăn:

+ Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn. + Cho thức ăn vào sàn ăn:

Hình 4-35: Cho ba ba ăn thức ăn tươi sống

- Thao tác cho ba ba ăn phải nhẹ nhàng tránh để ba ba hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn.

- Nên cho ăn từ từ, đảm bảo ba ba sử dụng hết thức ăn.

- Quan sát mức độ sử dụng thức ăn của ba ba để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

2.2.2. Cho ăn thức ăn tự chế - Cho thức ăn vào sàn ăn. - Cho thức ăn vào sàn ăn.

- Rải thức ăn vào chỗ nghỉ hoặc máng ăn của ba ba.

Hình 4-37: Cho ba ba ăn trên chỗ nghỉ 2.2.3. Cho ăn thức ăn công nghiệp

- Rải thức ăn lên mặt ao

Hình 4-38: Cho ba ba ăn thức ăn công nghiệp

- Ghi chú:

+ Phải vớt bỏ thức ăn thừa.

+ Khi cho ăn phải đảm bảo yên tĩnh, không đi lại và không thả chó mèo chạy lung tung tránh làm ba ba sợ, bỏ ăn và không tắm nắng.

+ Tăng cường cho ăn giun, đảm bảo hàng ngày mỗi con ăn từ 1-3 con giun thì ba ba nhanh lớn và ít bệnh tật.

+ Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau.

+ Các ao rộng nuôi ba ba với mật độ thưa có thể kết hợp nuôi ốc, nuôi cá tép nhỏ trong ao cho ba ba tự bắt ăn dần, không nhất thiết phải cho ba ba ăn hàng ngày.

3. Quản lý thức ăn:

Quản lý thức ăn là khâu quan trọng để nuôi ba ba thành công. Mục tiêu của nghề nuôi ba ba là phải bền vững và khả năng lợi nhuận cao nhất.

- Không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa. Chẳng hạn, nếu không thay được nước cho ao nuôi thì có thể giảm khẩu phần ăn trong một thời gian nào đó. Có khi chúng ta cũng giảm lượng thức ăn để lưu giữ ba ba chờ tới khi giá cả cao hơn.

- Ở mô hình nuôi năng suất thấp, người nuôi thường hạn chế cho ăn để giảm giá thành và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.

- Nếu không sử dụng đúng cách thì phần lớn thức ăn cho vào ao nuôi ba ba chỉ sử dụng một phần, phần còn lại sẽ tích tụ dưới đáy ao, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nền đáy ao và một loạt các tác nhân gây bất ổn cho ba ba sẽ xuất phát từ đây.

Để biết tình hình sử dụng thức ăn của ba ba chúng ta cần phải quan sát hoạt động bắt mồi của ba ba, kiểm tra sàng ăn, kiểm tra môi trường ao nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

3.1. Quan sát hoạt động bắt mồi của ba ba

- Thường xuyên phải quan sát hoạt động bắt mồi của ba ba để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

- Khi thấy ba ba hoạt động chậm chạp, hay nổi lên mặt nước hoặc nằm yên, nằm chen chúc hoặc rải rác quanh bờ ao, máng ăn và chỗ nghỉ; kém ăn nên kiểm tra bệnh lý:

+ Kiểm tra dấu hiệu bên ngoài ba ba.

+ Nếu cần thiết gửi mẫu đi phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của bệnh.

Nếu khi cho thức ăn vào ao mà ba ba ăn 3.2. Kiểm tra thức ăn trên sàng ăn

Ba ba là loài rất phàm ăn và ăn nhanh, vì vậy sau khi cho ba ba ăn khoảng 1-2 giờ, kiểm tra sàng ăn hoặc vị trí cho ăn xem ba ba có sử dụng hết thức ăn không để điều chỉnh lượng thức ăn.

Thông thường nếu sau 1-2 giờ mà ở sàng ăn hết thức ăn có thể tăng thêm lượng thức ăn ở lần cho ăn sau. Nếu chưa hết cần phải giảm lượng thức ăn xuống.

Sau một thời gian dài không thay nước, hàm lượng ôxy hoà tan giảm và nhiều chất hữu cơ trong ao; sau những cơn mưa lớn làm tăng độ đục của nước ao... sẽ làm giảm sức ăn của ba ba và làm suy giảm chất lượng nước. Vì vậy cần phải điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

lệ.

Hình 4-39: Kiểm tra sàng ăn 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn

- Sự suy thoái về nền đáy ao có thể dẫn đến chất lượng nước kém và có thể gây bệnh cho ba ba.

- Nếu có nghi ngờ và sự xấu đi của nền đáy ao:

+ Kiểm tra để có biện pháp xử lý thích hợp, đặc biệt vào cuối chu kỳ nuôi.

+ Khi này phải giảm lượng thức ăn và cải thiện chất lượng nước. + Phải giảm lượng thức ăn và cải thiện chất lượng môi trường nước. - Nếu có xuất hiện các sinh vật khác trong ao:

+ Chúng có thể sử dụng thức ăn của ba ba làm cho chúng ta nhầm tưởng là cho ba ba ăn thiếu thức ăn.

+ Các sinh vật cạnh tranh này có thể gây hại cho ba ba.

- Các thông số về chất lượng nước phải được duy trì ở mức thích hợp cho sự sinh trưởng tối ưu của ba ba.

- Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt thể hiện: + Ba ba lớn nhanh, ít bị bệnh.

+ Lượng thức ăn tiêu tốn ít nhất mà ba ba lớn nhanh nhất. + Chất lượng nước tốt, ít biến đổi; nước không có màu, mùi lạ.

- Nếu chúng ta sử dụng thức ăn tốt, đủ lượng thức ăn, hợp lý thì ba ba sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh và tiêu tốn ít thức ăn.

- Nếu cho ăn thiếu thức ăn, thức ăn kém chất lượng thì ba ba sinh trưởng chậm, yếu.

- Nếu cho ăn thừa thức ăn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, ba ba dễ bị bệnh và hệ số thức ăn cao.

- Vì vậy trong quá trình nuôi:

+ Định kỳ kiểm tra sinh trưởng của ba ba để điều chỉnh chất lượng và số lượng thức ăn cho phù hợp.

+ Ghi chép tỷ mỷ lượng thức ăn sử dụng.

+ Thường xuyên theo dõi chất lượng nước, sức khỏe của ba ba để kịp thời xử lý.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi: Nêu phương pháp xác định số lượng ba ba có trong ao, khối lượng thức ăn cần sử dụng và trình bày kỹ thuật cho ba ba ăn?

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Hãy xác định nhiệt độ nước, tính lượng ba ba có trong ao và lượng thức ăn sử dụng cho một ao nuôi ba ba cụ thể.

+ Bài tập 2: Thực hiện thao tác cho ba ba ăn

C. Ghi nhớ:

Lượng thức ăn cần dùng được xác định dựa vào khẩu phần ăn, khối lượng của ba ba trong ao và nhiệt độ nước.

Cho ăn phải đảm bảo nguyên tắc 4 định: định chất lượng thức ăn, định vị

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun cho ăn và kiểm tra sinh trưởng nghề nuôi ba ba (Trang 29 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)