Lơi thế cạnh tranh ngành được thể hiện qua “Mơ hình viên kim cương” của Michael Porter: Sự phân bố các yếu tố sản xuất Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và cĩ liên quan Điều kiện về nhu cầu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Tình huống thảo luận :
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL
HỒ TIẾN SINH NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
Trang 2TÓM TẮT TÌNH HUỐNG
Năm 1984, Micheal Dell bắt đầu xây dựng công ty Dell khi đang học ở đại học Texas
Hai thập niên sau Dell trở thành 1 trong những công ty máy tính lớn nhất thế giới
Năm 2004, hầu hết các nhà sản xuất máy vi tính thua lỗ, nhưng Dell vẫn có doanh thu tăng vọt từ 6 tỉ USD lên 41 tỉ USD, đạt 3.5 tỉ USD lợi nhuận, thị phần toàn cầu tăng 2%
Thành tích ấn tượng có được là do Dell có cơ cấu chi phí thấp nhất trong ngành
Dell có những nhà máy sản xuất tại Brazil, Ireland, Malaysia, Trung Quốc và
3 nhà máy tại Mỹ, nơi có chi phí nhân công thấp, năng suất cao và vị trí gần với thị trường khu vực quan trọng
Hầu hết đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Dell hoạt động bên ngoài Mỹ, trung tâm đặt tại Bangalore, Ấn Độ
Dell có khoảng 200 nhà cung ứng ở toàn cầu (hơn ½ nằm bên ngoài Mỹ)
Mô hình kinh doanh của Dell đã dựa trên bán hàng trực tiếp cho khách hàng (ngoại trừ nhà bán sỉ và bán lẻ) ý tưởng nguyên thủy là bằng cách cắt khoản trung gian của chuỗi cung ứng Dell có thể cung cấp cho khách hàng với giá rẻ hơn
Hầu hết doanh số đến từ phương tiện Internet (bán hàng qua mạng) Khách hàng của Dell có thể tùy chỉnh sản phẩm
Dell quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm thiểu hàng lưu kho (chỉ lưu kho 3 ngày hàng hóa)
Dell dùng Internet để cung cấp thông tin cho nhà cung ứng Nhà cung ứng sử dụng thông tin thông tin từ Dell để điều chỉnh kế hoạch sản xuất
Trang 3 Dell có hệ thống thu mua và đặt hàng trên Internet nên có thể đồng hóa cung
và cầu ở một phạm vi mà không phải công ty khác nào cũng có thể
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Lý thuyết về toàn cầu hóa
1 Định nghĩa toàn cầu hóa:
Quá trình chuyển dịch đến một nền kinh tế thế giới hợp nhất và phụ thuộc lẫn nhau.Nền kinh tế thế giới không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách đơn giản mà là một hệ thống các thị trường tương tác lẫn nhau
Hình thức này sẽ khai thác và tạo ra những phân khúc thị trường, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, đóng gói, marketing….Đồng nhất thị hiếu và xu hướng tiêu dùng
Cấu trúc tổ chức phân chia theo dạng ma trận
Trang 42 Ưu điểm và nhược điểm:
Mở rộng sản xuất dẫn đến hiệu quả
kinh tế theo quy mô
Tiếp cận và khai thác các nguồn lực
Tạo khả năng hạ thấp giá cả
Tạo sự tăng trưởng kinh tế
Tạo công ăn việc làm
Chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản
trị
Tạo nên sự thất nghiệp tại các nước đã phát triển
Làm giãm tiền lương thực tế của lao động không có kỹ năng
Sự không an toàn trong công việc
Né tránh sự kiểm soát của chính phủ
Tình trạng mất tự chủ quốc gia
Tàn phá môi trường
II Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Có 3 cấp độ về lợi thế cạnh tranh sau đây:
1- Lợi thế cạnh tranh công ty:
Cơ sở để tạo nên lợi thế cạnh tranh công ty là: (1) Chi phí thấp:lợi thế về giá, có thể định giá bán thấp và (2) sự khác biệt: khác biệt về tín năng, đặc trưng sản phẩm, chất lượng, thương hiệu, sự dị biệt
Để xác định lợi thế cạnh tranh công ty thì một là cần xác định vị thế cạnh tranh tương đối của công ty so với ngành, hai là xác định nguồn lực bên trong như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, yếu tố tài năng, năng lực quản trị gia
2- Lợi thế cạnh tranh ngành:
Lợi thế cạnh tranh ngành gắn liền với lợi thế cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành hàng Đây là lợi thế bên ngoài của nền kinh tế, biểu hiện qua quy mô của ngành hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh ngành bao gồm: (1)Sự gia tăng và thâm nhập ngành của các công ty mới, (2) Sản phẩm, dịch vụ thay thế, (3) Vị trí giao kèo với nhà
Trang 5cung ứng, (4) Vị thế giao kèo với người mua, (5)Sức mạnh cạnh tranh của các cơng ty trong ngành, (6) Chu kỳ của sản phẩm, trình độ cơng nghệ
Lơi thế cạnh tranh ngành được thể hiện qua “Mơ hình viên kim cương” của Michael Porter:
Sự phân bố các
yếu tố sản xuất
Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và
cĩ liên quan
Điều kiện về nhu cầu tiêu dùng nội
địa
Tính chất của thị trường, của ngành
Tuy nhiên, mơ hình này tồn tại những hạn chế như chỉ chú ý đến những nhân tố trong nước, chưa chú ý đến vai trị của FDI và MNCs, tính khái quát hơi thấp (mơ hình rút ra
từ việc nghiên cứu 10 quốc gia đã phát triển), chỉ chú trọng đến những yếu tố vi mơ thiếu vắng vai trị Chính phủ, chưa chú trọng đến vai trị của nhà nước
Để khắc phục các hạn chế trên , Mơ hình viên kim cương cĩ điều chỉnh của Michael Porter
đã ra đời:
Điều kiện về nhu cầu
Điều kiện về
yếu tố sản xuất Sự phát triển của các ngành hỗ trợ
Tính chất của thị
trường, ngành Vai trò của
nhà nước
Trang 6Trong đó:
- Điều kiện về các yếu tố sản xuất: các yếu tố sản xuất không đồng nhất, giúp cho một công ty tại quốc gia đó sẽ có lợi thế cạnh tranh về chi phí, hoặc do
sự sẵn có của nguồn lực tài nguyên đó
- Điều kiện về nhu cầu: nhu cầu của khách hàng càng phức tạp càng đặc thù thì càng thúc đẩy công ty gia tăng cải tiến, đưa ra quyết định nên tung ra sản phẩm nào để thỏa mãn nhu cầu khách hàng
- Tính chất của thị trường ngành: mức độ cạnh tranh của ngành của thị trường
mà công ty tham gia sẽ thúc đẩy công ty cải tiến liên tục
- Vai trò của Nhà nước: bằng những chính sách có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua việc đầu tư định hướng các ngành
- Sự phát triễn của các ngành hỗ trợ: năng lực thực hiện cải tiến công ty luôn được hỗ trợ và khuyến khích bởi tình trạng hỗ trợ của các nhà cung cấp
Tất cả các yếu tố này luôn tác động lẫn nhau
III Lý thuyết về chuỗi cung ứng
1 Khái niệm về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một
sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng
Mô hình chuỗi cung ứng điển hình như sau:
Các
nhà
cung
cấp
Các nhà máy
khách hàng
Các nhà kho
Nhà bán lẻ
Trang 7 Các yếu tố của chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà sản xuất, nhà phân phối (nhà bán sỉ), nhà bán lẻ, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ
Ba điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng:
+ Có tính tương tác cao
+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu
+ Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả kênh phân phối
2 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Là hoạch
định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai
Quản trị nhu cầu: là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng; là quản lý nhu
cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing
Quản trị Logistics : nếu định nghĩa theo nghĩa hẹp thì Quản trị logistic là một
bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng (khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong
và phân phối ra bên ngoài), còn hiểu theo nghĩa rộng thì đó là quản trị chuỗi cung ứng
3 Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng
Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch sản xuất những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới …
Trang 8chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ
Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết về các chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về mức độ tương tác cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng
Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải suôn sẻ và không gặp trở ngại
a Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng:
Để có được những cải tiến, cần tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công
ty và giữa các công ty với nhau Bằng một số cách sau:
+ Lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng,
+ Tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp,
+ Cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn
+ Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn
Cần thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng
Trang 9TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước
Mỹ là gì? Những bất lợi tiềm năng là gì?
Lợi thế của Dell khi có các nhà máy sản xuất tại các nơi hiện tại của công ty là
Chi phí lao động thấp
Năng suất cao
Gần với những thị trường khu vực quan trọng -> giảm chi phí vận chuyển
và tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng
Chấp nhận chi phí khi đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ vì Mỹ là thị trường to lớn và lực lượng lao động có năng suất rất cao
Lợi thế tiềm năng của công ty:
Dễ xâm nhập vào thị trường mà Dell đặt nhà máy sản xuất-> tăng doanh số
Chuỗi cung ứng ngày càng hoạt động hiệu quả
Đội ngũ hỗ trợ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp
Câu 2: Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là
tự mình sản xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy tính)?
Dell mua hầu hết các thiết bị để làm máy tính cá nhân từ các nhà cung ứng độc lập mà không tự sản xuất ( hoặc Dell làm thêm một ít thay vì chỉ lắp ráp các thiết
bị máy tính cá nhân) vì:
Việc sản xuất các thiết bị để làm máy tính cá nhân, Dell không làm tốt như các nhà cung ứng -> sử dụng các nguồn cung ứng hàng hóa toàn cầu -> khai thác những lợi thế có được do những khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất
Trang 10Câu 3: Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi phí và lợi nhuận của Dell?
Đảm bảo lượng hàng hóa luôn được cập nhật đúng trong kho
Tránh thất thoát và bổ sung hàng hóa kịp thời
Tiết kiệm được chi phí cho nguồn nhân lực, kho bãi
Giảm lượng hàng hóa tồn kho đến mức thấp nhất
Tối thiểu hóa sự dư thừa và lỗi thời của hàng hóa
Câu 4: Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất máy tính cá nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác không?
Mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản suất máy tính cá nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác vì:
Ngày càng nhiều các nhà cung cấp độc lập được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho các công ty lớn
Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển nên các công ty sẽ dễ dàng thiết lập hệ thống dự báo nhu cầu cho công ty mình
Các công ty có uy tín cũng sẽ dễ dàng thực hiện liên minh chiến lược đối với các nhà cung ứng
Các đối thủ cạnh tranh của Dell ngày càng mạnh thêm
Câu 5: Các nhân tố nào có thể là nhân tố cản trở các công ty máy tính cá nhân khác làm theo mô hình của Dell?
Một là, lợi thế người đi đầu:Dell tiên phong trong việc thực hiện mô hình bán hàng trực tiếp cho khách hàng và đã thành công Mô hình này cắt khoản chi phí trung
Trang 11gian của chuỗi cung ứng, nhờ đó mà sản phẩm Dell chất lượng tốt với giá rẻ hơn nên doanh số tăng trưởng nhanh, thu hút số lượng lớn khách hàng biết đến thương hiệu Dell
Hai là, Dell có 1 hệ thống dự báo nhu cầu của khách hàng chính xác đến 85% nên số lượng sản phẩm thực tế chỉ thay đổi so với kế hoạch đã định trước một lượng rất
ít Chính vì vậy Dell không cần nhà kho, chỉ trong vòng 3 ngày là có thể cung cấp và bán hàng cho khách hàng Do đó các công ty khác muốn làm như Dell thì phải có một
hệ thống dự báo nhu cầu chính xác
Ba là, Dell quản lý chuỗi cung cấp rất chặt chẽ, đặc biệt là đối với những nhà cung cấp chủ chốt, không có nhà cung cấp nào giao hàng không đúng kỳ hạn, cũng không bao giờ quay lưng lại với Dell Từ đó giúp Dell không bị tồn kho, không bị thừa sản phẩm nhiều nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng đáng tin cậy Dell làm được điều này có lẽ là do Dell đã thực hiện liên minh chiến lược đối với các nhà cung ứng Mối quan hệ ràng buộc với các nhà cung ứng này đã cản trở các công ty khác làm theo
mô hình của Dell
Câu 6: Lợi thế cạnh tranh của Dell từ những nguồn nào? Lợi thế này có mức độ vững chắc như thế nào?
Dell có 2 lợi thế cạnh tranh:
Một là, lợi thế về chi phí thấp, lợi thế này có được từ chiến lược quản trị đầu vào (quản trị chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu)
Hai là, lợi thế về khác biệt hóa: khách hàng của Dell có quyền tùy biến sản phẩm, pha trộn và kết hợp các tính năng đa dạng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của họ
Lợi thế trên hình thành từ những nguồn:
Năng lực quản trị nguồn đầu vào:
Chọn nhà máy sản xuất ở những nơi có chi phí lao động thấp, năng suất cao, gần thị trường khu vực quan trọng;
Chọn nguồn cung ứng từ toàn cầu;
Trang 12cung cấp yêu cầu thời gian thực đến các nhà cung cấp, xây dựng thành công hệ thống chia sẻ dữ liệu chìa khóa trao tay với những nhà cung ứng chủ chốt
Hệ thống thu mua và đặt hàng trên Internet giúp Dell đồng bộ hóa cung
và cầu ở một phạm vi đáp ứng mong đợi của khách hàng và tối thiểu hóa sự dư thừa và lỗi thời của hàng hóa,
Nhân lực quản lý giỏi
Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet vào hoạt động kinh doanh
Marketing trực tiếp và bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Tạo sự khác biệt trong dịch vụ bán hàng và hỗ trợ khách hàng
Cả hai lợi thế này có mức độ vững chắc không cao Vì:
Các đối thủ cạnh tranh của Dell ngày càng mạnh lên và họ hoàn toàn có thể làm tương tự như Dell khi đó lợi thế cạnh tranh của Dell sẽ không còn
Ngành máy tính cá nhân có tính cạnh tranh cao, công nghệ thay đổi như vũ bão, nếu không cải tiến thì lợi thế cạnh tranh của Dell rất dễ mất đi
Câu 7: Các mối hiểm họa tiềm ẩn đối với chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell là gì? Làm thế nào giảm thiểu được các rủi ro đó?
Hiểm họa tiềm ẩn có thể kể đến trước tiên như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, … làm cho hệ thống chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn Giảm thiểu bằng cách liên kết với nhiều nhà cung cấp (NCC), một NCC linh kiện gặp trục trặc và ngừng sản xuất thì chọn NCC khác bổ sung linh kiện thiếu hụt, cần có mức tồn kho tối thiểu
Hiểm họa về uy tín của nhà cung cấp (NCC) và sự phụ thuộc vào một số NCC: NCC có thể vì lợi ích trước mắt làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng (chi phí, chất lượng, phân phối) Giảm thiểu bằng cách lựa chọn NCC đáng tin cậy, loại bỏ nhà cung cấp có năng lực kém, tạo sự liên kết với NCC, sử dụng hợp đồng có sự ràng buộc
Trang 13Hiểm họa về quy định và luật lệ của các tổ chức quốc tế, quốc gia ngày càng nhiều do đó hoạt động thương mại quốc tế trở nên phức tạp Giảm thiểu bằng cách phải tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện
Hiểm họa tiếp theo đó là sự phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống Internet và phần mềm hoạt động Giảm thiểu bằng cách bảo trì hệ thống phần mềm và thông tin hoàn hảo
Hiểm họa do nhiều nơi chưa có thói quen mua sắm trực tuyến, chậm chân hơn đối thủ trong việc tìm kiếm thị trường mới Chiến lược chỉ bán hàng online chưa phải
là một chiến lược hoàn hảo, vì thế Dell nên tham gia thêm vào các kênh phân phối mới với các nhà bán lẻ
Hiểm họạ có thể kể đến nữa là do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng đến chi phí và giá cả sản phẩm và ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng Giảm thiểu bằng cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Lợi thế cạnh tranh không tồn tại mãi mãi, những điều mà Dell làm được thì đối thủ cạnh tranh cũng hoàn toàn có thể làm tương tự Do đó, Dell cần phải luôn cải tiến hoạt động kinh doanh