Đề tài: văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez
Trang 1Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài.
Đến với văn học Mỹ La tinh, điều khiến người đọc chúng ta không khỏingạc nhiên đó chính là một nền văn học phong phú với nhiều thể loại và gắn liềnvới mỗi một thể loại là một tên tuổi lớn, những con người đầy tài năng, góp phầnkhông nhỏ cho nền văn học chung của nhân loại
Từ khi ra đời đến nay, văn học Mỹ La Tinh cũng như nhiều nền văn họccủa các nước trên thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm, biến cố và rồi chínhnhững trở ngại đó đã trở thành một tiền đề để tạo dựng nên một nền văn học có giátrị và tầm ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay
Gabriel Garcia Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ
Latinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảochâu Mỹ Latinh từ sau đại chiến thế giới II Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác củamình nhà văn đều xoay quanh trục chủ đề chính: Cái cô đơn, cái cô đơn được hiểu
là mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người Đó làtình trạng, lạc hậu, cổ hủ, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội Ở tác phẩm của Gabriel
Garcia Márquez còn có một tầng nghĩ ẩn sâu mà mới đọc qua một lần không thể
thấy được, đó là tiếng gọi đoàn kết yêu thương giữa con người, đó là đòi hỏi mộtloại người mới đối lập với loại người mới chưa thành người Với chủ đề này nhàvăn đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội mới.Nói cách khác nhà văn đã thể hiện mặc cảm khải huyền trước thực tại quá độ từchủ nghĩa tư bản lên con người xã hội của châu Mỹ Latinh một cách độc đáo Mộttrong những thành công giúp nhà văn thể hiện chủ đề này phải nói đến nghệ thuật
kể truyện đặc sắc, tinh tế của tác giả đã đưa đến cho ông những thành công rực rỡ,
dù ở thể loại nào đi chăng nữa truyện ngắn hay tiểu thuyết thì Gabriel Garcia
Márquez đều có cách kể rất độc đáo thu hút được người đọc Chính sự hấp dẫn
của các tiểu thuyết của Mackex, tôi quyết định chọn đề tài “ văn hóa của Mỹ LaTinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn” Qua việc nghiên cứu này tôi muốn tìm hiểu
Trang 2hơn về tác giả và tác phẩm trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa mà tác phẩm này đểlại cho chúng ta.
2 Lịch sử vấn đề.
Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn
học trên thế giới Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau Con số độcgiả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừnglại (theo tác giả) Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu
và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết
này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới
và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139]
Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm
này sang tiếng Nga, V Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác
phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiệnđại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện,với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môtdòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất
thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139] Pablo Neruda - một
nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánhgiá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latinhiện đại” [10, tr.139]
Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một
số dịch giả Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều
những nghiên cứu sâu Tuy nhiên cũng phải kể đến: Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000 Tác giả đã đưa ra
những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệthuật, nhân vật và thông điệp… Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mứckhái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Trang 3Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin
Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của NguyễnThị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung … từ các bàiviết của các tác gia nước ngoài Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét vềtình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latinh, trong đó cũng giới thiệu một cáchkhái quát về tác giả G Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn
Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng,
Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005 Tácgiả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nóitrên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn
Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb
ĐHQGHN, 2006 Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểunhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành
tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết
hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường Bên cạnh nhữngcái có thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phântích những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêubiểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả,nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa cácnhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maqueztrong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Tác giả
đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và
Trang 4khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn
đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để chongười đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất
Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được nhữngđặc điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật và giá trị của tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu.
Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tôi mạnh dạn
đi vào việc nghiên cứu đề tài : “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm
cô đơn của Gabriel Garcia Márquez ”
3 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu về tác giả Gabriel Garcia
Márquez về con người cũng như những sáng tác của ông Đặc biệt là để tìm hiểu
về giá trị văn hóa của Mỹ La Tinh được tác giả phản ánh qua từng câu chuyệntrong tác phẩm này, để từ đó hiểu thêm về nền văn hóa của vùng đất còn nhiều bí
ẩn này Đây chính là mục đích mà tôi chọn đề tài này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của Mỹ La Tinh thông qua tác phẩm
trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez nên tôi chỉ tập trung đi vào nghiên
cứu giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại Từ đó khái quát một vài nét văn hóa của
Mỹ La Tinh nhằm hiểu hơn về châu lục này
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tôi căn cứ trên những nétchính về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố ảnhhưởng đến không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác phẩm Đồng thờidựa vào văn bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề đang trình bày
- Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê lại những tình tiết sự kiện quan trọngtrong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau
Trang 5cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm sáng tỏ vấn đề mộtcách toàn diện khái quát.
- Phương pháp phân tích: Sau khi đã thống kê những chi tiết, sự kiện quan trọngtrong tác phẩm chúng tôi tiến hành đi sâu phân tích chúng để chứng minh, giảithích cho những đề mục chính và nội dung của toàn bộ đề tài
Ngoài ra để hoàn chỉnh bài viết của mình hơn chúng tôi còn vận dụng một
số phương pháp khác để bài viết của mình trọn vẹn và đầy đủ hơn
6.Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết bài thì bài tiểu luận của chúng tôi tập trung vàolàm nổi bật một số vấn đề của các chương chính sau:
Chương 1: Các vấn đề chung
Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh
Trang 6Chương 1: Các vấn đề chung 1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, vănhóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tưtưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của vănhóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh mộtcách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học
Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩakhác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới Văn hóa được đề cậpđến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọicủa Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) dân gian học, địavăn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó địnhnghĩa về văn hóa cũng khác nhau Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếpcận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng cónhiều Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành nhữngdạng chủ yếu sau đây
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus"
mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộngđất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâmhồn con người" Theo nhà triết học AnhThomas Hobbes (1588-1679): "Lao độnggiành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần" Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa baohàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người AnhEdward Burnett Tylor (1832 - 1917)
đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trongdân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức,luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thunhận được với tư cách là một thành viên của xã hội
Trang 7Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyềnthống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa Một trong những địnhnghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ họcngười Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dãnhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán,cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳnghạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa làcác giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục,phản ứng cư xử, )
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môitrường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người Mộttrong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910),viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sựcủa ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sốngcủa họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảmbằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng
kế thừa
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa,
ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Vănhóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xãhội; b Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được cácthành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó,
ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội họcngười Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Vớinghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởihoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau vàtác động đến lối ứng xử của nhau
Trang 8Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nênđược đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trithức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứađựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệthống giá trị, truyền thống và đức tin
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóađược truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Vănhóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội củacon người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểuhiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngườicũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
1.2 Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự
sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian vàthời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bứctranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiệnnhiều tính cách đa dạng”
Trang 9Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác
2.1 G.Marquez – bóng dáng một thiên tài.
G Marquez sinh ngày 6 - 4 - 1928 tại một làng trồng chuối ở Aracataca củađất nước Côlômbia Xuất thân trong một gia đình tri thức nghèo, bố mẹ ông phảivật lộn kiếm sống nên ông được ông bà ngoại đón về nuôi dạy từ thơ ấu Thờiđiểm ông sinh ra cũng là khi nghành chuối bắt đầu phát triển và cũng là khi Hoa
Kỳ khai thác Nam Mỹ qua các đồn điền chuối Tên gọi thân mật của “Gabriel bébỏng” là Gabito Cậu là một đứa bé trầm lặng và nhút nhát Ngay từ thơ ấu, Gabiođược tắm mình trong những câu chuyện hoang đường do ông bà kể Ngoại trừ ông
bà ngoại là một cựu đại tá và cậu, ngôi nhà toàn là phụ nữ Đặc biệt họ rất hay kểchuyện ma Chú bé Gabio nghe chuyện, sợ đến múc không dám rời khỏi ghế.Những câu chuyện đó đã ươm trong cậu hạt giống của trái cây văn học khổng lồ,
để chờ ngày vươn dậy trên đất nước Côlômbia đầy đau thương Chuyện về cuộcnội chiến, về vụ đình công của công nhân chuối, chuyện lấy nhau của bố mẹ… cứđược kể đi kể lại từ các gì, các bà và các cô con gái ngoài giá thú của ông ngoại đãkhảm sâu vào trong kí ức Marquez Ông ngoại mất khi Marquez lên tám và vì bàngoại bị mù lòa, Marquez chuyển về sống với cha mẹ ở Sucre, nơi bố ông làmdược sĩ Tại đó ông được gởi đến trường nội trú ở Barranquilla, một thành phốcảng nằm ở sông Magdalena Đến trường, ông vẫn giữ tính rụt rè nhưng nổi tiếngvới những vần thơ trào phúng và tranh biếm họa Sự nghiêm túc và ít say mê thểthao đã khiến các bạn đặt cho ông biệt danh ông cụ
Năm 1940, tại trường trung học cơ sở, ông nhận phần thưởng đầu tiên trongđời Phần thưởng của các giáo sĩ Dòng Tên (thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo LaMã) trao cho các học sinh tài năng Ngôi trường ông theo học có tên là LiceoNacional, nằm ở Zipaquira, thành phố cách Bogota khoảng 60 cây số về phía bắc.Hành trình đi học phải mất cả tuần lễ và vào ngay lúc đó ông đã cảm thấy khôngthích thành phố thủ đô Bogota theo ông là ảm đạm và khắc nghiệt Ông quyết tâmthành nghệ sĩ lãng du Ở trường, ông gắn bó với bạn bè Buổi tối ông thường đọc
Trang 10sách cho các bạn kí túc cùng nghe Là người có khiếu hài đặc biệt, tuy chưa viếtđược tác phẩm nào to tác nhưng tình yêu văn học, tranh biếm họa đã mang lại choông biệt hiệu nhà văn Có lẽ danh tiếng này đã góp phần định hướng cho vănnghiệp đồ sộ sau này của ông Như vậy, cuộc phưu lưu văn chương của Marquezbắt đầu khá sớm, ông viết truyện ngắn và viết báo chí khi còn là sinh viên.Năm 1946, chàng trai 18 tuổi, theo ước nguyện của bố mẹ đã vào nghành luật tạiĐại học Quốc gia Bogota Trong thời gian này, Ông gặp và yêu Mercedes BarchaPardo khi cô 13 tuổi, ông tuyên bố cô là người thú vị nhất mà mình từng gặp và đãcầu hôn cô một cách nồng nàn Nhưng mãi đến mười bốn năm sau họ mới làm lễcưới Năm 1959, khi cách mạng Cuba thành công – một sự kiện làm chấn động
Mỹ Latinh và toàn bộ Châu Âu đã tác động không nhỏ đến G.Marquez Ông nhiệtliệt chào mừng sự kiện đó và nhận làm phóng viên cho hãng thông tấn thường trúCuba và Mỹ Từ năm 1961 đến 1967, ông sống ở Mêhicô và tiếp tục sáng tác
Năm 1967 tiểu thuyết Trăm năm cô đơn ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong
lòng độc giả và được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao
Năm 1969 Q.Marquaz nhận giải thưởng Rômugô Gazêrô của Vênêzuêla.Năm 1971, trường Đại học Côlômbia (Mĩ) tặng ông bằng tiến sĩ danh dự văn học
và giải Nôxtat dành cho người nước ngoài
Năm 1981, G.Marquez bị chính phủ Côlômbia trục xuất vì bị nghi là có liên
hệ với phong trào du kích ở miền núi nước này và phải sống lưu vong ở Mêhicô.Cũng trong năm này ông được chính phủ Pháp tặng huân chương bắc đẩu bội tinh.Năm 1982, ông nhận giải thưởng Nôbel về văn học, ghi nhận sự đóng góp của ôngkhông chỉ với văn học Mỹ Latinh mà còn với cả nền văn học nhân loại
Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, G.Marquez đã hoàn thành cuốn hồi ký
đầu tiên Vivir para contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước
khi tới châu Âu lần thứ nhất Tháng 10 năm 2004, G.Marquez xuất bản cuốn
Memoria de mis putas tristes (Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi).
2.2 G.Marquez – quá trình lao động miệt mài không mệt mỏi
Trang 11Trong suốt 60 năm sáng tác và cống hiến chi niềm đam mê của mình,Q.Marquez đã sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ và là một nhà văn, nhà báoxuất sắc của nền văn học Mĩ Latinh Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường đại học,ông bắt đầu viết truyện ngắn đầu tay Tuy chưa tạo được dư âm lớn, nhưng nó vẫn
có sức lộ cuốn và tạo được sự chú ý của dư luận Những truyện ngắn thời kì này
được tập hợp và xuất bản trong tập Đôi mắt chó xanh (1955).
Ở thể loại tiểu thuyết, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm đỉnh cao như: Lá rụng (1955), Giờ xấu (1962), Trăm năm cô đơn (1967), Mùa thu của ngài tộc trưởng (1976), Tình yêu thời thổ tả (1985), Vị tướng trong mê cung (1989), Tình yêu và những quái vật khác, Kí sự về một cái chết đã được báo trước Ở thể loại truyện ngắn, ông cho xuất bản nhiều truyện ngắn tiêu biểu như: Bão lá (1954), Ngài đại tá chờ thư (1961), Đám tang bà mẹ vĩ đại (1962), Chuyện buồn không thể tin được của Ê-rênh-đi-na ngây thơ và người đàn bà bất lương (1979), Mười hai truyện phiêu dạt, Cụ già với đôi cánh khổng lổ, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (2004)…
Ở thể loại kí sự, phóng sự với những tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí chìm tàu (1970), Chilê – cuộc đảo chính và bàn tay bọn Mĩ, Tin tức về một vụ bắt cóc (1996), Sống để kể lại (2002),…Hiện nay dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn tiếp tục
viết những câu chuyện dữ dội với sức hấp dẫn lớn và chinh phục được trái tim độcgiả khắp mọi nơi Với G.Marquaz “những điều dối trá trong văn chương là nguyhiểm hơn so với những điều dối trá trong cuộc đời” Trong sự nghiệp sáng tác củamình ông đã cống hiến cho nền văn học Mỹ Latinh nhiều thể loại truyện ngắn, tiểuthuyết, phóng sự, kí sự Sáng tác của ông tập trung ở hai cách viết: Viết theo bútpháp hiện thực nghiêm ngặt, bằng ngôn ngữ khúc chiết, mộc mạc trong sáng gầngũi với đời thường và bút pháp hiện thực huyền ảo Mà chủ yếu ở bút pháp hiệnthực huyền ảo
Trong sáng tác của Marquez, ta bắt gặp những câu chuyện ông đưa vàonhững hiện tượng thuộc đời sống ý thức ở trình độ trực quan và cả những hiệntượng thần giao cách cảm mà theo ông đó là những điều có thực ở Mỹ Latinh Ông
Trang 12luôn vận dụng vào trong tác phẩm của mình kiểu kiến trúc nhiều tầng, phươngthức kỹ thuật tự sự nhiều người kể chuyện trên cơ sở thời gian đa chiều, sử dụngphép loại hình hóa nhân vật và nghệ thuật dân gian Đó chính là những đặc trưngcủa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo G.Marquez đã khẳng định mình bằng việc cáchtân trong sáng tác viết tiểu thuyết và được độc giả hoan nghênh rất nhiều.
Trang 13Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
3.1 Khái quát đặc điểm văn hóa Mỹ la tinh.
3.1.1.Nhìn lại chính mình
Người Châu Mỹ La tinh tôn sùng dĩ vãng một cách không ngưng nghỉ đến
độ họ có thể làm cho các chủ trương đổi mới gần như bất khả thi Thay vì theođuổi một văn hóa cải thiện xã hội, họ luôn luôn cổ vũ một thứ văn hóa gìn giữnguyên trạng (the status quo) Một sự đổi mới liên tục và kiên trì — loại đổi mớiphù hợp với ổn định dân chủ — sẽ không làm thỏa mãn được con người ở đây;vùng này chấp nhận những gì đã có sẵn, mặc dù thỉnh thoảng cũng mơ tưởngnhững cuộc cách mạng sôi nổi, những cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại cảnh dângiàu nước mạnh chỉ sau một cuộc nổi dậy mà thôi
Một thái độ hoài cổ như vậy có thể là dễ thông cảm hơn đối với Canada hayNorway, những nước đã đạt được những trình độ phát triển con người đáng thèmmuốn Nhưng Guatemala hay Nicaragua đã đạt được thành tích nào đáng trân quínhư thế trong dĩ vãng? Trong những trường hợp như thế này, chắc chắn khuynhhướng bảo thủ không chỉ phát xuất từ một ý muốn duy trì nguyên trạng nhưng,thậm chí đúng hơn, từ một ước muốn bảo vệ những đặc quyền cố hữu và từ mộtnỗi sợ hãi mông lung về những điều chưa biết Người dân Châu Mỹ La-tinh thậmchí còn bám víu lấy cả sự đau thương, thà sống với một hiện tại chắc nịch hơn làtheo đuổi một tương lai bấp bênh Điều này có phần chỉ là tự nhiên, hoàn toàn làbản tính con người Nhưng đối với chúng tôi, sự sợ hãi có thể làm tê liệt thần trí;
nó tạo ra không những bồn chồn lo lắng mà còn làm tê liệt
Tồi tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của vùng này ít khi có đủ kiên trìhay khôn khéo để cẩn thận hướng dẫn người dân của mình đi qua những tiến trìnhcải tổ Trong một chế độ dân chủ, nhà lãnh đạo phải là giáo viên chủ nhiệm (thehead teacher), một người sốt sắng trả lời những hoài nghi, thắc mắc và giải thích
sự cần thiết và lợi ích của một đường lối mới Nhưng cứ lẽ thường tại Châu MỹLa-tinh, các nhà lãnh đạo chỉ việc tự biện minh bằng một câu đơn giản “bởi vì tôinói vậy”
Trang 14Điều này phù hợp sít sao với tham vọng bảo vệ những đặc quyền cố hữu —một hiện tượng rõ nét không những trong giới giàu sang và quyền lực mà còn đềukhắp xã hội Các công đoàn nhà giáo tự ý định đoạt giáo viên phải dạy bao nhiêugiờ một tuần và phải dạy những gì Một sự kiện tương tự cũng diễn ra với các chủcông ty và các nhà thầu trong khu vực tư, một khu vực qua hằng chục năm nayvẫn chỉ cung cấp các dịch vụ kém phẩm chất vì họ không sợ bị cạnh tranh, nhờvào việc “ngồi chỗ mát ăn bát vàng” và các thương vụ phi pháp Và công nhânviên nhà nước cũng ù lì không kém: các cơ quan hành chánh dân sự trả lương chocông chức để họ chỉ biết tới ngồi bàn giấy và nói không với dân.
Thái độ này có nhiều hậu quả xấu, nhất là đối với doanh nghiệp Tại Châu
Mỹ La-tinh, số nhân viên kiểm soát doanh nghiệp thường đông đảo hơn số doanhnhân khá xa Toàn khu vực thường tỏ ra hoài nghi đối với các sáng kiến và thiếunhững cơ chế hữu hiệu để hỗ trợ các dự án canh tân Người nào muốn mở mộtdoanh nghiệp cũng phải lội qua nhiều ghềnh thác của bộ máy quan liêu và phảiđáp ứng nhiều điều kiện độc đoán vô lý Doanh nhân gần như không nhận được sự
ca ngợi hoặc khích lệ văn hóa, ít khi được luật pháp che chở, và hiếm khi đượcgiới khoa bảng yểm trợ
Trong khi đó, các đại học trong khu vực không đào tạo được các loạichuyên gia mà công cuộc phát triển đòi hỏi Tính trung bình, Châu Mỹ La-tinh đàotạo sáu chuyên viên khoa học xã hội cho mỗi hai kỹ sư và mỗi một chuyên viêntrong các ngành khoa học chính xác Một chuyến viếng thăm một khu đại học tạiChâu Mỹ La Tinh sẽ cho ta cái cảm giác đang trở về quá khứ, trở về một thời đạitrong đó Bức tường Bá Linh chưa sụp đổ và Liên bang Nga cũng như Trung Quốcchưa theo chủ nghĩa tư bản Thay vì trang bị cho sinh viên những công cụ thựctiển – như các kỹ năng công nghệ và sinh ngữ — để giúp họ thành công trong mộtthế giới toàn cầu hóa, nhiều đại học chỉ chuyên dạy các tác giả không còn ai muốnđọc và lặp lại các học thuyết không còn ai muốn tin
Muốn thực hiện công cuộc phát triển, tình trạng này phải thay đổi Cácnước Châu Mỹ La-tinh phải bắt đầu tưởng thưởng những con người có óc cải tiến
Trang 15và sáng tạo Các đại học phải cải tổ các chương trình học của sinh viên và chịu đầu
tư vào khoa học và công nghệ, phải giảm bớt các điều lệ cồng kềnh, thu hút đầu tư
và khuyến khích việc chuyển giao tri thức Nói cách khác, các đại học phải hiểurằng chủ nghĩa thực tiển (pragmatism) là ý thức hệ phổ biến hiện đại — rằng, nhưĐặng Tiểu Bình có lần đã nói, vấn đề mèo đen hay mèo trắng là không quan trọng,miễn là chúng bắt được chuột
3.1.2.Xây dựng niềm tin.
Trở ngại thứ hai là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau Không một dự án phát triểnnào có thể thành công ở một nơi đầy dẫy ngờ vực, một nơi mà thành công củangười khác được nhìn bằng con mắt nghi ngại, còn óc sáng tạo và động lực làmviệc thì bị xã hội cảnh giác đề phòng Người Châu Mỹ La-tinh được xếp vào cácdân tộc đa nghi nhất thế giới Cơ quan Thăm dò Các giá trị Thế giới (the WorldValues Survey) đặt ra câu hỏi: “Bạn có tin hầu hết mọi người không?” Vào năm
2000, có đến 55-65% số người được thăm dò tại 4 nước Bắc Âu – Đan Mạch,Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển – nói có; chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu
Mỹ La-tinh nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi
Người Châu Mỹ La-tinh hoài nghi lòng thành thật của hết thảy mọi người
mà chúng ta gặp trên đường đi, từ chính khách đến bạn bè Chúng ta tin rằng mỗimột người đều nuôi một ý đồ thầm kín và rằng ta không nên quá dấn thân vào các
nỗ lực tập thể Chúng ta bị giam hãm trong tình trạng “tiến, thoái lưỡng nan” củamột tù nhân vĩ đại, trong đó mỗi người tìm cách đóng góp ít chừng nào hay chừng
ấy cho lợi ích chung
Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa, sự tin tưởng lẫn nhau là điều khôngthể thiếu Những quốc gia sẵn sàng tin tưởng nhất là những quốc gia sẵn sàng pháttriển nhất, bởi vì công dân nước đó có thể hành động dễ dàng, dựa vào một dựkiến hợp lý về cách người khác sẽ ứng xử thế nào Bất an pháp lý là một vấn đềđặc biệt của vùng này Sự việc diễn ra ở một tần số báo động là, người dân Châu
Mỹ La-tinh không làm sao biết được hậu quả pháp lý của các việc mình làm là gì,hoặc nhà nước sẽ phản ứng ra sao đối với các dự án của họ Trong một số quốc gia
Trang 16thuộc vùng này, các cơ sở kinh doanh có thể bị sung công mà không cần giảithích, giấy phép kinh doanh bị hủy bỏ dưới sức ép chính trị, nhiều bản án đượcđưa ra bất chấp cả pháp luật, và tình trạng pháp lý thay đổi xoành xoạch thườngcản trở việc thành tựu các mục tiêu dài hạn Như cựu Tổng thống Ecuador, Ông
Osvaldo Hurtado, ghi nhận trong cuốn Lợi ích của Mỹ (The American Interest)
xuất bản gần đây:
Người dân Châu Mỹ La-tinh không tin tưởng các cơ chế và tác nhân pháp lý…dù đó là toà án chính phủ hay luật sư tư nhân Thật vậy, thói quen coi thường pháp luật có gốc rễ sâu xa qua nhiều thế kỷ đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên lục địa này hơn cả vô số luật lệ đã ban hành qua hằng trăm năm nay để điều hành các quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị Trong 175 năm qua, các quốc hội Châu Mỹ La-tinh có lẽ đã làm ra nhiều luật hơn các quốc hội của vùng nào trên hành tinh này, nhưng chưa bao giờ có quá nhiều luật lệ bị quá nhiều người coi thường quá lâu dài như thế.
Người ta nói rằng an ninh pháp lý (legal security) là phương tiện bảo vệniềm tin Để cho việc phát triển kinh tế thành công, người dân Châu Mỹ La-tinhphải tin được nhà nước của mình hành động hợp lý và có thể đoán trước được Họphải dự kiến được các hậu quả pháp lý sẽ dành cho các hành vi của mình Và họphải tin tưởng được rằng những người khác cũng sẽ hành động phù hợp với quiluật của cuộc chơi
3.1.3 Quyết tâm theo đuổi dân chủ.
Trở ngại thứ ba chặn đứng công cuộc phát triển là sự yếu kém trong quyếttâm theo đuổi dân chủ tại Châu Mỹ La-tinh Hẳn rằng, ở một mức độ nào đótoàn vùng có thể được coi là hoàn toàn đi theo thể chế dân chủ Sau nhiều thế kỷtrải qua nội chiến, đảo chính, và các chế độ độc tài, thể chế dân chủ tại đây đã thực
sự có những bước tiến ngoạn mục trong mấy thập kỷ qua Nhưng sự thật là, chiếnthắng của dân chủ vẫn chưa mỹ mãn Bất chấp những bản hiếp pháp được soạnthảo công phu, những tuyên bố long trọng, và những hiệp ước cao thượng, Châu
Mỹ La-tinh vẫn dễ dàng ngã theo chế độ độc tài
Trang 17Một khi đã đắc cử, các nhà độc tài này bèn giải thích sự ủy thác củanhân dân như là một thứ toàn quyền hành động (carte blanche) để làm bất cứ điều
gì họ muốn, kể cả đàn áp đối lập, kềm kẹp giới truyền thông, và cố tình bóp méochế độ chính trị để duy trì quyền lực bằng mọi giá Trong khi đó, quá nhiều côngdân trong nước bằng lòng để cho các nhà lãnh đạo này tiếp tục cai trị, vì có lẽ nhậnthấy chủ nghĩa cứu thế (messianism) và chính sách mị dân của các nhà độc tài như
là một lối thoát để đất nước ra khỏi cái mê cung của tình trạng chậm tiến(labyrinth of underdevelopment) đang chi phối toàn vùng
Nếu các chế độ dân chủ Châu Mỹ La-tinh không thực hiện được nhữngmục tiêu chính trị và kinh tế đã hứa hẹn, nếu những hi vọng của người dân vẫn chỉ
là một ước mơ bị trì hoãn, thì chế độ độc tài sẽ ngóc đầu trở lại Phương thức đểngăn ngừa điều đó là phải chứng tỏ cho dân chúng thấy rằng chế độ dân chủ manglại hiệu quả tốt đẹp, rằng chế độ này thực sự có thể kiến tạo những xã hội côngbình và thịnh vượng hơn Vươn ra khỏi tình trạng xơ cứng chính trị, biết đáp ứngnhững đòi hỏi của người dân, và tạo nguồn lực ngân sách bằng cách đánh thuếngười giàu là tất cả những biện pháp thiết yếu cần phải thi hành trên bước đườngtiến tới một văn hóa đích thực tự do và tiến bộ
3.1.4 Một văn hóa hòa bình.
Gia tăng lợi tức công (public income) là cần thiết, nhưng chưa đủ Ngân quĩquốc gia cần phải được chi tiêu một cách khôn ngoan, để hỗ trợ cho việc phát triểncon người Các nước Châu Mỹ La-tinh đã chi tiêu quá nhiều tiền trong quá khứ,đùn lên những núi nợ khổng lồ, nhưng họ thường phung phí nguồn lực vào những
ưu tiên không chính đáng Họ đã tiêu pha hào phóng cho quân đội những nố tiền
mà lẽ ra họ phải chi tiêu rộng rãi cho tương lai của con cháu họ
Ngoài Colombia ra, không một nước nào tại Châu Mỹ La-tinh hiện đối đầumột cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra hay sắp xảy ra Nhưng mỗi năm, toàn khuvực chi tiêu đến 60 tỉ đôla về vũ khí và cho quân lính — gấp đôi ngân sách quốcphòng chỉ 5 năm trước đây Vì sao? Ai sẽ tấn công ai? Kẻ thù của nhân dân trongvùng này là nghèo đói, dốt nát, bất bình đẳng, bệnh tật, tội ác, và nạn xuống cấp
Trang 18môi trường Chúng là những kẻ nội thù, và chúng ta chỉ có thể đánh bại chúngbằng một chính sách công khôn khéo (smart public policy), chứ không bằng mộtcuộc chạy đua vũ trang mới.
Rosta Rica là nước đầu tiên trong lịch sử đã bãi bỏ quân đội và tuyên bốhòa bình với thế giới Con em nước này không hề biết đến quân dịch là gì Chúngchưa bao giờ thấy một chiếc phi cơ trực thăng có vũ trang hay dấu vết của mộtchiếc xe tăng Và kể từ khi bãi bỏ quân lực cách đây 62 năm, Costa Rica chưa baogiờ kinh qua một cuộc đảo chính Tôi thiển nghĩ toàn bộ Châu Mỹ La-tinh có thểtheo bước chân của Costa Rica, nhưng tôi biết rằng thế giới không tưởng này (thisutopia) sẽ không thể trở thành hiện thực trong đời tôi Tuy nhiên, tôi cũng biếtrằng một sự giảm dần ngân sách quốc phòng có trách nhiệm không những là khảthi mà còn khẩn thiết Chúng ta phải làm điều này vì biết ơn những nạn nhân củacác chế độ độc tài, những nạn nhân đã viết lên những trang sử bi thảm nhất củaChâu Mỹ La-tinh trong thế kỷ 20 bằng chính máu của mình Chúng ta phải làmđiều này vì mang ơn những kẻ còn sống sót sau những đợt đàn áp và tra tấn.Chúng ta làm điều này vì những kẻ đã cảm thấy nỗi lo sợ cùng cực trổi lên tronglòng mình khi phải đối diện với một người lính
Từ bỏ loại văn hóa võ biền này cũng là thiết yếu bởi vì việc gia tăng sự hiệnquân đội trong thị xã và thành phố của chúng ta sẽ khuyến khích một thái độ hiếuchiến không có lợi cho phát triển kinh tế Nó ngụ ý rằng mọi vấn đề sẽ được giảiquyết tốt đẹp nhất bằng cách chống lại một kẻ thù, chứ không phải bằng đường lốixây dựng tình đoàn kết với bạn bè và láng giềng Nó dạy rằng sự chinh phục sẽđược thực hiện bằng vũ khí, hò hét, và đe nẹt, chứ không bằng ngôn từ, bằng sựtôn trọng, và bao dung Chủ nghĩa quân phiệt trong văn hóa của vùng này là mộtlực thoái hóa và hũy hoại, cần được thay thế bằng một văn hóa hoà bình
Người Châu Mỹ La-tinh phải nhìn vào trong gương và đối diện với thực tế
là nhiều vấn đề của chúng ta không nằm trên những vì sao bổn mạng mà nằm ngaygiữa chúng ta Chúng ta phải dứt khoát chấm dứt nỗi sợ hãi về đổi mới Chúng taphải trân trọng óc kinh doanh Chúng ta phải tập tin tưởng lẫn nhau Chúng ta phải