1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa Khmer Nam Bộ

11 1,2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Văn hóa Khmer Nam Bộ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trà Vinh, ngày tháng năm 2008

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Văn hóa Khmer Nam Bộ Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Văn hóa học Loại hình đào tạo: Vừa làm vừa học

(Ban hành tại Quyết định số: /QĐ – ĐHTV, ngày tháng năm 2008

của Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh)

I MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo người sinh viên có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có đạo đức

nghề nghiệp, có ý chí lập thân lập nghiệp với tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tác phong sinh hoạt văn minh

 Đào tạo người sinh viên có ý thức rèn luyện sức khỏe để đảm bảo yêu cầu công tác

 Về chuyên môn:

Chương trình Cao đẳng Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ được

xây dựng theo phương pháp DACUM – một phương pháp xây dựng chương trình dựa trên

sự phân tích nhu cầu, phân tích nghề nghiệp, phân tích công việc từ cộng đồng dân cư Từ việc phân tích trên mới xác định nghề nghiệp cần đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo

Vì vậy, có thể nói chương trình Cao đẳng Văn hóa Khmer Nam Bộ đủ khả năng đào tạo ra

những sinh viên giỏi chuyên môn, vững kỹ năng, có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội

Mục đích của chương trình là cung cấp những kiến thức cần thiết cho một Cử nhân Cao đẳng ngành Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ chất lượng cao như:

có kiến thức sâu rộng, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, khả năng giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo; ý tưởng sáng tạo tìm tòi và luôn có những ý tưởng phát huy những điều tốt đẹp hơn trong nghề nghiệp, tinh thần cầu tiến, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, có nhân cách và

kỷ cương, sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Những kỹ năng đạt được cho nghề nghiệp:

+ Có khả năng biên và phiên dịch tiếng Việt sang tiếng Khmer và ngược lại

+ Có khả năng nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Khmer Nam Bộ

+ Có khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án

về công tác dân tộc, tôn giáo

+ Có khả năng thiết kế, hướng dẫn các tour du lịch văn hóa ở địa phương

Trang 2

+ Có khả năng đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn phát triển các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) của đồng bào dân tộc Khmer

+ Điều tra, nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu dân tộc Khmer và các dân tộc thiểu số anh em

+ Có khả năng giao tiếp và diễn đạt tốt cả hai ngôn ngữ Việt và Khmer

Vị trí nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ có thể công tác tại:

+ Ban Dân tộc, Tòa án, Bệnh viện, Bảo tàng, các tờ báo bằng tiếng Khmer

+ Các Sở, Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các huyện, tỉnh có nhiều người Khmer sinh sống

+ Các công ty có thị trường chính là vùng có nhiều người Khmer sinh sống

II THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Toàn bộ khối lượng chương trình sẽ được tổ chức thực hiện trong 03 năm học (phân

bổ trong 06 học kỳ)

III KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

Tổng khối lượng chương trình là 166 đơn vị học trình (ĐVHT)

Trong đó:

+ Lý thuyết: 140 ĐVHT + Thực hành: 16 ĐVHT + Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp: 10 ĐVHT

IV ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Công dân Việt Nam đã có bằng tốt nghiệp THPT, THBT; hoặc các văn bằng tương đương; có đủ sức khỏe học tập; không ở thời kỳ bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự hay truy tố trong thời gian thi hành án

4.1 Hình thức tuyển sinh

Trường Đại học Trà Vinh sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào trường theo quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định Khu vực tuyển sinh trong phạm vi cả nước

4.2 Điều kiện trúng tuyển

 Tất cả các thí sinh đăng ký vào Trường ngành Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ hệ Vừa làm vừa học phải qua kỳ thi tuyển sinh do Trường Đại học Trà Vinh tổ chức

 Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường Đại học Trà Vinh

Địa chỉ: Đường Tránh, QL 53, Khóm 4, Phường 5, Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh

4.3 Hồ sơ nhập học

Trang 3

Túi đựng hồ sơ gồm có:

 Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương

Bản sao giấy khai sinh (có dấu của chính quyền hoặc là bản photo có công chứng)

 Bản sao văn bằng tốt nghiệp THPT, THBT; hoặc các văn bằng tương đương có công chứng

V QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Quy trình đào tạo và điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Quyết định số: 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28-06-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học

VI THANG ĐIỂM

+ Thang điểm dùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên là thang điểm 10

+ Việc xếp loại kết quả học tập theo thang điểm được quy định như sau:

ĐẠT

KHÔNG ĐẠT

VII NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

7.1 Kiến thức các môn Lý luận Chính trị: (10 Tín chỉ) 15 ĐVHT

7.2.1 Các môn Khoa học Xã hội – Nhân văn 18 ĐVHT

7.2.3 Các môn Toán – Tin học – Khoa học Tự nhiên 4 ĐVHT

7.3.4 Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp: 10 ĐVHT

ĐVHT

Số tiết Tự học

(theo quy chế 36/2007/

QĐ-BGD&ĐT)

Ghi chú

Lý thuyế t

Thực hành

A Khối kiến thức Lý luận Chính trị: 10 tín chỉ (15 ĐVHT)

Trang 4

nghĩa Mác – Lênin ĐVHT

3 Đường lối cách mạng của Đảng

4.5 ĐVHT

B Kiến thức Giáo dục đại cương: 40 ĐVHT

13 Vấn đề Giới trong xã hội ngườiKhmer Nam Bộ 3 30 30

C Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp: 111 ĐVHT

1 Các môn Cơ sở ngành: 26 ĐVHT

16 Con người và văn hóa Nam Bộ 3 45

2 Các môn Chuyên ngành: 71 ĐVHT

31 Múa truyền thống Khmer NamBộ 6 45 90

33 Chính sách của Đảng về vấn đềdân tộc, tôn giáo 3 45

34 Tiêu đề và phong cách văn bảntiếng Việt 4 60

Trang 5

36 Tín ngưỡng, lễ hội Khmer Nam Bộ 6 30 120

38 Phật giáo trong cộng đồng ngườiKhmer Nam Bộ 4 60

3 Các Kỹ năng ngoại khóa (tọa đàm, thảo luận chuyên đề…): 04 ĐVHT

39 Phương pháp nghiên cứu khoa

4 Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp : 10 ĐVHT

Ghi chú:

+ Các môn Lý luận Chính trị: Học tập trung theo từng đợt

VIII KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY:

HỌC KỲ: 1

Ghi chú:

(*): Thực hành ở phòng máy

HỌC KỲ: 2

ĐVHT

chú

Ghi chú:

(*): Thực hành ở phòng máy

Trang 6

HỌC KỲ: 3

Ghi chú:

(*): Thực hành ở phòng máy

HỌC KỲ: 4

ĐVHT

chú

6 Tiêu đề và phong cách văn bản TiếngViệt 4 60

7 Vấn đề Giới trong xã hội ngườiKhmer Nam Bộ 3 30 30

Ghi chú:

(*): Thực hành ở phòng máy

HỌC KỲ: 5

6 Phật giáo trong cộng đồng người

Trang 7

HỌC KỲ: 6

3 Chính sách của Đảng về vấn đề dântộc, tôn giáo 3 45

IX MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

Các môn cơ sở ngành:

1 Văn hóa Ấn Độ

Điều kiện tiên quyết:

Giúp người học hiểu biết cơ bản sự hình thành và phát triển văn hóa Ấn Độ, nền văn minh sông Ấn, nghệ thuật tạo hình và kiến trúc độc đáo của Ấn Độ cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với văn hóa khu vực Đông Nam Á và Việt Nam ( đối với tộc người Khmer) khu biệt với nền văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ả Rập và văn hóa Phương Tây Hiểu được ngọn nguồn của văn hóa Khmer hiện tại

2 Lý luận văn hóa học

Điều kiện tiên quyết:

Cung cấp cho sinh viên những cơ bản về văn hóa (mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống xã hội, đặc trưng của văn hóa…), giúp sinh viên hiểu được những nguyên lý tổng quát và nội hàm các khái niệm của lý luận văn hóa

3 Con người và văn hóa Nam Bộ

Điều kiện tiên quyết:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, khái quát về tổng quan về vùng đất Nam Bộ như: lịch sử, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái tự nhiên,…Và quan trọng nhất là những kiến thức về con người và văn hóa Nam Bộ với những đặc điểm cơ bản về các giá trị văn hóa, tính cách con người Nam Bộ

4 Văn hóa Đông Nam Á

Điều kiện tiên quyết:

Giúp người học mở rộng tầm nhìn về văn hóa của các nước trong khu vực mà trong

đó có những nét tương đồng giữa văn hóa Đông Nam Á và văn hóa Khmer Mặc khác, giúp người học nhận diện rõ hơn về bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ qua cái nhìn toàn diện về văn hóa của một số nước trong khu vực Châu Á

5 Thiết kế website 1

Điều kiện tiên quyết:

Môn học này giúp sinh viên có thể xây dựng và phát triển các ứng dụng web với quy

mô vừa và nhỏ Sinh viên sẽ được học về cách thiết kế và cài đặt một cơ sở dữ liệu trên

Trang 8

MySQL, học về các phát biểu SQL và các hàm người dùng trong PHP sau khi tìm hiểu về một số hàm cơ bản của HTML, ngôn ngữ JavaScript…

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng trong thiết kế và lập trình web

6 Thiết kế website 2

Điều kiện tiên quyết:

Môn học này giúp sinh viên có thể xây dựng và phát triển các ứng dụng Web với quy

mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn Hướng dẫn cách sử dụng ngôn ngữ thiết kế và lập trình Web mạnh nhất hiện nay là ASP.Net kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, qua

đó giúp các em tiếp cận với lập trình Net đồng thời cũng nâng cao khả năng lập trình và thiết kế Web của mình Giới thiệu cho các em cách sử dụng các gói mã nguồn mở hỗ trợ cho việc xây dựng ứng dụng Web chuyên nghiệp và đỡ tốn công sức hơn

7 Lược sử vùng đất Nam Bộ

Điều kiện tiên quyết:

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình khai khẩn, canh tác đất đai ở Nam Bộ và tác động của tiến trình này đến việc hình thành nét đặc thù của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân trong vùng

8 Lịch sử văn minh thế giới

Điều kiện tiên quyết:

Tổng quan về sự phát triển của nền văn minh phương Tây từ thời kỳ cổ đại đến nay Tổng quan về sự phát triển văn hóa ở Châu Á, trong đó nhấn mạnh các truyền thống phương Đông Sự phát triển của những truyền thống này ra toàn Châu Á Ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các loại truyền thống, tương tác giữa hai nền văn minh Âu - Á

Các môn chuyên ngành:

9 Tiếng Khmer thực hành 1

Điều kiện tiên quyết:

Học phần cung cấp cho sinh viên đủ các kỹ năng giao tiếp của một ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết Sinh viên có thể sử dụng được các cấu trúc câu đơn giản để diễn đạt ý tưởng , kinh nghiệm,…trong giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn

10 Tiếng Khmer thực hành 2

Điều kiện tiên quyết:

Học phần cung cấp cho sinh viên đủ các kỹ năng giao tiếp của một ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết Giúp sinh viên tự tin trong giao tiếp và và duy trì cuộc đối thoại trong một số tình huống cụ thể Bên cạnh kỹ năng nói sinh viên còn có thể giao tiếp tự tin thông qua hình thức viết

11 Tiếng Khmer thực hành 3

Điều kiện tiên quyết:

Môn học cung cấp cho sinh viên các kỹ năng miêu tả, chia sẻ thông tin, đóng vai trong một số tình huống đồng thời rèn luyện các kỹ năng nghe, tóm tắt hay trình bày ý kiến

về một số chủ đề thực tế trong cuộc sống

12 Tiếng Khmer thực hành 4

Điều kiện tiên quyết:

Trang 9

Học phần cung cấp những kiến thức nâng cao bổ sung cho các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch, giúp sinh viên tự tin hơn trong các lĩnh vực giao tiếp biên dịch, phiên dịch

13 Văn học dân gian Khmer

Điều kiện tiên quyết:

Giới thiệu đến người học kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc Khmer qua nhiều thể loại Qua đó, người học có thể cảm nhận được vẻ đẹp của đời sống tinh thần của người Khmer bằng những chính câu chuyện, những vần thơ mang đậm nét dân gian thật giản dị nhưng cũng thật thâm thúy và sâu sắc

14 Quản lý văn hóa

Điều kiện tiên quyết:

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các mô hình, hệ thống quản lí văn hóa, các quan điểm và cách tiếp cận trong quản lí văn hóa

15 Dịch 1

Điều kiện tiên quyết:

Môn học rèn cho sinh viên khả năng đối chiếu giữ hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Khmer, khả năng diễn đạt ý tưởng bằng 2 ngôn ngữ

16 Dịch 2

Điều kiện tiên quyết:

Giúp sinh viên có khả năng dịch một văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Khmer và ngược lại, đồng thời cung cấp kỹ năng nói trước công chúng thông qua phần dịch nói

17 Dịch 3

Điều kiện tiên quyết:

Môn học giúp cho sinh viên dịch thông thạo một văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Khmer và ngược lại ở cả hai hình thức biên dịch và phiên dịch Môn học còn giúp cho sinh viên tự tin hơn khi diễn đạt và phát biểu trước đám đông

18 Múa truyền thống Khmer Nam Bộ

Điều kiện tiên quyết:

Giúp người học thâm nhập vào thế giới đầy màu sắc của nghệ thuật múa mang đậm nét văn hóa đã được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ của dân tộc Khmer

19 Luật di sản văn hóa

Điều kiện tiên quyết:

Giúp sinh viên phân biệt đâu là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và nắm vững những quy định về các di sản văn hóa, nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

20 Chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo

Điều kiện tiên quyết:

Giúp sinh viên nắm vững những chủ trương và chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo

21 Tiêu đề và phong cách văn bản tiếng Việt

Điều kiện tiên quyết:

Trang 10

Giúp người học phân biệt và lĩnh hội các loại văn bản Tiếng Việt Vận dụng kiến thức được học để rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản

22 Tôn giáo và văn hóa

Điều kiện tiên quyết:

Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa hiện tượng truyền giáo và bản chất thế tục hóa trong môi trường văn hóa của bốn tôn giáo lớn như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo ở Đông Nam Á trên bốn lĩnh vực: ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc, lễ hội của Đông Nam Á nhằm góp phần làm sáng tỏ những biến đổi của văn hóa bản địa, có sự điều chỉnh của nhà nước phong kiến và tầng lớp trí thức

23 Tín ngưỡng, lễ hội Khmer Nam Bộ

Điều kiện tiên quyết:

Cung cấp cho người học cái nhìn rõ nét về bản sắc văn hóa của người Khmer qua những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc dân tộc Đồng thời, qua môn học có thể thấy được vẻ đẹp của một nền văn hóa phong phú ẩn hiện trong đó đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ

24 Bảo tồn, bảo tàng

Điều kiện tiên quyết:

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác bảo tồn, bảo tàng như: cách kiểm kê, sưu tầm, bảo quản và lưu giữ các hiện vật

25 Phật giáo trong cộng đồng người Khmer Nam Bộ

Điều kiện tiên quyết:

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản Văn hóa của Phật giáo ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần và trở thành yếu tố chi phối tư tưởng, tình cảm của cộng

đồng dân cư làm ảnh hưởng đến các mặt hoạt động, nhất là trong việc bảo tồn, phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc

X DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

Stt Họ và tên Trình độ chuyên môn Đơn vị công tác

3 Phạm Thị Tố Thy Thạc sĩ Văn học Việt Nam Bộ môn VHH

7 Thạch Ngọc Châu Trung cấp Pali, Cử nhân caođẳng Tiếng Anh

KHXH&NV

KHXH&NV Các giáo viên khác thuộc Khoa Sư phạm, Văn hóa học và KHCB, Bộ môn CNTT và

Bộ môn Ngoại ngữ

Trang 11

XI CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP:

(Các cơ sở, vật chất và thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập đã được Bộ môn và Khoa cập nhật và quản lý)

XII HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ bậc Cao đẳng hệ vừa làm vừa học được soạn thảo để sử dụng tại Trường Đại học Trà Vinh

Toàn bộ khối lượng chương trình phải được thực hiện, phát huy triệt để khối lượng kiến thức quy định theo từng môn học cụ thể; kiến thức lý thuyết và thực hành phải có tính thống nhất liên tục và bổ trợ cho nhau

Giờ quy đổi được tính như sau:

1 đơn vị học trình (ĐVHT) = 15 tiết lý thuyết;

= 30 – 45 giờ thực hành, thí nghiệm hay thảo luận;

= 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở;

= 45 – 60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp

HIỆU TRƯỞNG

Ngày đăng: 14/03/2013, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w