Đề tài : Nguyên nhân xuất hiện “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình ” của văn hóa Việt Nam. Ưu thế của nó trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay
Trang 1A MỞ ĐẦU
Nói tới văn hóa là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và về vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người Văn hóa góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác Trong quá trình tồn tại và phát triển, các nền văn hóa có xu hướng giao lưu, tiếp xúc, điều này lý giải tại sao ở những khu vực giáp gianh giữa các nền văn hóa lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có kiểu văn hóa hỗn dung điển hình Kiểu văn hóa hỗn dung điển hình này mang lại những ưu thế nhất định cho nước ta trong bối cảnh hội nhập
và hợp tác quốc tế hiện nay Nghiên cứu về vấn đề này em xin phép được tìm
hiểu đề tài: “ Nguyên nhân xuất hiện “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình ” của văn hóa Việt Nam Ưu thế của nó trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay ”.
B NỘI DUNG
I Nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình của văn hóa Việt Nam.
1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình ở đây là giao lưu – tiếp biến văn hóa Đây là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan tỏa văn hóa hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hóa với các
đại biểu như F.Rasel, L.Frobenius, F.Giabner, W.Schmidt, G.Elliot Smith, W.Ries…
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với
Trang 2nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại
sinh" Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa"
chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa" Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau…”, GS Trần Quốc Vượng định nghĩa “giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngòai bởi dân tộc chủ thể Quá trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngọai sinh…” Theo định nghĩa của GS Ngô Đức Thịnh “giao tiếp văn hóa, nói ngắn gọn là quá trình các cộng đồng người gặp nhau và trên cơ sở đó tiếp nhận ở nhau những giá trị văn hóa” Tóm lại, chúng
ta có thể hiểu “giao lưu văn hóa” là khái niệm để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài của các dân tộc có nền văn hóa khác nhau dẫn đến sự biến đổi, hội nhập một
số yếu tố văn hóa lẫn nhau giữa các dân tộc nhưng không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Thuyết khuếch tán văn hóa cho rằng sự phân bổ của văn hóa mang tính
không đồng đều ; văn hóa tập trung ở một số khu vực sau đó lan tỏa ra các khu vực kế cận Càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng giảm – cho tới
khi mất hẳn ( lan tỏa tiên phát) Cơ chế này tạo ra các vùng giao thoa văn hóa – nơi chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều trung tâm văn hóa và cả những “ vùng tối” nơi sức lan tỏa không với tới Đến lượt mình các vùng giao thoa văn hóa
Trang 3cũng có khả năng “ phát sáng” tạo nên sự lan tỏa thứ phát để hình thành nên
những trung tâm văn hóa mới và tiếp tục ảnh hưởng đến các khu vực kế cận
Thuyết lan tỏa văn hóa giúp lý giải vì sao trong cùng một khu vực địa lý lại
có sự tương đồng về văn hóa và vì sao ở những khu vực giáp ranh giữa các nền văn hóa lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung Và Việt Nam là một nền văn hóa điển hình chi kiểu văn hóa đó
Và khi tiến hành định vị một nền văn hóa, nhất thiết phài xét nó trong quan
hệ dẫn đến các trung tâm văn hóa kế cận hoặc các trung tâm văn hóa đã từng có mối liên hệ với nền văn hóa ấy trong lịch sử; tức là phải xét đến quá trình giao lưu – tiếp biến dẫn đến sự hình thành và phát triển của nền văn hóa ấy
Sự thật là : xuyên suốt tiến trình lịch sử, tất cả các nền văn hóa còn tồn tại cho đến giờ thì đều hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa Giao lưu – tiếp biến văn hóa là phương thức tồn tại của mọi nền văn hóa , trong đó có Việt Nam
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của văn hóa, gắn bó với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa Giao lưu và tiếp biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa, vừa là chính bản thân của sự trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa có một tầm quan trọng trong lịch sử nhân lọai
Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và mọi xã hội từ xưa đến nay Xét về thực chất, giao lưu văn hóa chính là sự tác động qua lại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình phát triển Trong đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người giữ vai trò chủ thể có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng với các yếu tố ngoại sinh
Trang 4Lịch sử các nền văn minh của nhân loại cho thấy: không có một nền văn hóa nào dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển trong một địa bàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác Vì vậy, giao lưu văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển của một nền văn hóa Một nền văn hóa không thể tồn tại một cách “tự cấp, tự túc” được
mà trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước không thể tránh khỏi những cuộc giao lưu tiếp xúc ở mức độ nhiều hay ít
Giao lưu – tiếp biến văn hóa ( acculturation) được hiểu là hiện tượng xảy ra
khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa của các bên
Thực tế, trong giao lưu đã xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa kia ( tiếp thu thụ động ) hoặc nền văn hóa này vay mượn những yếu tố của nền văn hóa kia ( tiếp thu chủ động); rồi trên cơ sở những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy mà điều chỉnh, cải biến cho phù hợp, gây
ra sự giao thoa văn hóa Và việc phân thành yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh
chỉ mang tính tương đối Cùng với thời gian, yếu tố ngoại sinh có thể chuyển thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một cách căn bản để trở nên phù hợp với nền văn hóa đã tiếp nhận nó Việc hấp thụ Nho giáo, Phật giáo… của một số nước Đông Nam Á là một ví dụ về sự chuyển hóa nói trên
Ta có thể khẳng định, nền văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung Từ cái hỗn dung hình thành nên tính tổng hợp
2 Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình của
văn hóa Việt Nam đó là kết quả của sự giao lưu – tiếp biến văn hóa
Trang 5Dưới giác độ giao lưu – tiếp biến , Văn hóa Việt Nam là kết quả của các cuộc gặp gỡ văn hóa lớn trong khu vực
+ Giao lưu với văn hóa Ấn: trực tiếp ( lan tỏa tiên phát) qua đường biển Đông; gián tiếp ( lan tỏa thứ phát) qua văn hóa Bắc thuộc, văn hóa Chăm Pa ở
Trung Bộ và Óc Eo ở Nam Bộ
Người Ấn Độ đã đến Việt Nam theo con đường biển ngay từ đầu Công nguyên Dấu vết của họ có ở Óc Eo ( An Giang), ở ven biển miền Trung và cả ở Luy Lâu ( Bắc Ninh) Họ mang theo cả Đạo Bàlamôn và Phật giáo Ảnh hưởng của Ấn Độ với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ thế kỉ VII đến hết thế kỉ XV, khi quốc gia Chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình Sự giao lưu văn hóa Ấn Độ của văn hóa Chăm đã tạo cho văn hóa Chăm mang đậm màu sắc
Ấn Và Bàlamôn giáo là yếu tố phát triển mạnh nhất Bàlamôn giáo hình thành
trên cơ sở kinh Veđa do người Aryen từ phía tây bắc di cư tới Ấn Độ đưa vào, là tôn giáo thờ thần BRAHMA ( nghĩa là “ Đại Hồn”) – một ý niệm trừu tượng của kinh Veđa
Một tôn giáo thứ hai ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam qua giao lưu – tiếp biến văn hóa đó là Phật giáo Phật giáo được hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế
kỉ VI TCN, người sáng lập là thái tử Sidharta ( Tất – đạt- đa), họ là Gotama ( Cồ-đàm) Theo đường biển thì các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng Từ đây có những nhà sư Ấn Độ đã đi sâu vào Việt Nam truyền đạo + Giao lưu với văn hóa Trung Quốc: chủ yếu bằng con đường cưỡng chế ( bị xâm lược, đô hộ và đồng hóa) Nho giáo ra đời từ Trung Hoa và nó là hệ thống
giáo lý của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả Nho giáo Trung Hoa
đã thâm nhập vào Việt Nam qua con đường xâm lược, đô hộ Mặc dù nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo nhưng có nhiều yếu tố của
Trang 6Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống của văn hóa dân tộc
Một tôn giáo nữa được hình thành từ Trung Hoa và cũng du nhập vào Việt
Nam qua việc giao lưu – tiếp biến văn hóa đó là : Đạo giáo Tôn giáo này được
hình thành và phát triển ở thế kỷ II SCN, cơ sở lý luận của nó là ĐẠO GIA –
triết thuyết do Lão Tử đề xướng và Trang Tử hoàn thiện ( còn gọi là học thuyết Lão-Trang) Đạo giáo được thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ II
+ Giao lưu với văn hóa Phương Tây: trong lịch sử, sự giao lưu này diễn ra chủ yếu thông qua các kênh: buôn bán đường biển; sự đô hộ của thực dân Pháp
và sau đó là đế quốc Mỹ ( miền Nam Việt Nam) Ngày nay, giao lưu văn hóa với phương Tây đã có thêm nhiều hình thức mới như: ngoại giao, du học, di cư, hội nhập quốc tế, thâm dự mạng truyền thông – liên lạc toàn cầu, ứng dụng các chuẩn mực kinh tế, xã hội, công nghệ mang tính quốc tế Việt Nam đã tiếp nhận Ki-tô-giáo từ văn hóa phương Tây Trong mấy thế kỷ tiếp xúc ,văn hóa phương Tây đã ảnh hương một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam Tùy lúc tùy nơi, người Việt Nam có thể chấp nhận hay chống đối, nhưng cuối
cùng bao giờ cũng là sự thâu tóm linh hoạt, tiếp nhận những nền có ích và biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa của dân tộc mình Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho nền văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn dung
Kết luận: Qua nghiên cứu ta thấy, sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt
Nam là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu
Văn hóa Việt Nam là “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình” do nằm tại vùng
giao thoa giữa các trung tâm văn hóa lớn
Ngoài sự giao lưu-tiếp biến văn hóa, một nguyên nhân nữa làm cho nền văn hóa Việt Nam mang tính hỗn dung điển hình, ta cũng có thể kể đến ở đây là:
nhân học –văn hóa Về mặt chủng, tộc người Việt ( Kinh) là sự hòa huyết của
Trang 7các tộc người sinh sống tại khu vực Đông Nam Á ( trong một vùng lãnh thổ trải dài từ song Dương Tử - Trung Quốc đến Bắc trung bộ của Việt Nam ngày nay) Đây là một khối dân cư hùng hậu bao gồm nhiều tộc người với tên gọi chung là người Bách Việt ( Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt…) Tiếp đó trong suốt quá trình thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên – còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc, người Việt còn hòa huyết với chủng tộc người Hán và một số chủng tộc khác vốn co nguồn gôc nằm sâu trong Trung Hoa đại lục Như vậy, về mặt chủng thì nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng và mang yếu tố hỗn dung điển hình Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ phổ thong hiện nay ( Tiếng Việt- của tộc người Kinh) là kết quả của quá trình hòa hợp các thổ ngữ của các tộc người trong cộng đồng bách Việt và quá trình Hán hóa
Về mặt lịch sử, lúc đầu ngôn ngữ của người Kinh gồm các thổ ngữ của người
Bách Việt Cùng với sự hòa huyết và chung sống và xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, các thổ ngữ này bị biến đổi trở thành một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng: đó là ngôn ngữ Việt-Mường Các yếu tố cơ bản cấu thành ngôn ngữ Việt – Mường là : Môn – Khơ me, Tày – Thái
Quá trình giao lưu với văn hóa Hán ngữ, chủ yếu diễn ra vào giai đoạn Bắc thuộc Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ Việt- Mường đã hập thụ Hán ngữ để làm giàu và phát triển Cuộc giao lưu với văn hóa phương Tây – từ Pháp thuộc đến nay đã đem lại cho Tiếng Việt một diện mạo mới, được đánh dấu bằng sự ra đời của chữ quốc ngữ và một cấu trúc ngữ pháp cũng như vốn từ vựng ổn định như ngày nay
Như vậy, nhìn từ giác độ nhân học văn hóa ta cũng thấy nền văn hóa Việt
Nam mang tình hỗn dung điển hình rõ nét.
II Ưu thế của kiểu văn hóa hỗn dung điển hình của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển quốc tế hiện nay
Trang 8Ưu thế ta có thể nhận thấy đầu tiên đó là nó giúp cho nền văn hóa Việt Nam
có cơ sở , có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các nền văn hóa khác trong
xu thế và hội nhập quốc tế hiện nay Việt Nam chấp nhận toàn cầu hóa văn hóa theo hướng tiếp thu những gì là độc đáo nhất
Với kiểu văn hóa hỗn dung điển hình, văn hóa Việt Nam mang đặc điểm nổi trội, hội nhập và hợp tác quốc tế giúp văn hóa Việt Nam lựa chọn, tiếp thu những yếu tố bên ngoài nhưng không hòa tan nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa khác
Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, kiểu văn hóa hỗn dung điển hình không chỉ giúp văn hóa Việt Nam quảng bá được những nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa của mình, phát huy được những lợi thế sẵn có của mình trong hợp tác kinh tế quốc tế, mà còn làm quen với những yếu tố văn hóa ngoại lai và nhận biết những yếu tố nào trong số đó có ích lợi có thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủ hoặc chưa có trong nền văn hóa bản địa để sử dụng và những yếu tố nào thì không Sự liên kết các nước vào những liên minh như EU hay khối ASEAN chính là một dạng cộng sinh mạnh giữa một số nền văn hóa, vì nó tạo ra những ưu đãi và những lợi thế đặc biệt trong giao lưu văn hóa giữa các nước trong cùng khối, giúp cho toàn bộ văn hóa của mỗi nước phát triển thuận lợi hơn hẳn
Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày càng mở hơn Theo lý thuyết
hệ thống, một hệ thống vật chất nếu đóng kín sẽ nhanh chóng tiến đến hỗn loạn
do không thể trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin cần thiết với bên ngoài để
Trang 9duy trì cấu trúc hoặc những hoạt động chức năng bình thường, và vì vậy cũng khó thực hiện những hoạt động ứng phó cần thiết trước những tác động bất lợi từ phía thiên nhiên hoặc từ bên ngoài; tính mở của hệ thống vật chất là điều kiện cần để hệ thống đó giữ được ổn định và phát triển
Như vậy giao lưu văn hóa là một nhu cầu bắt buộc cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia dân tộc
Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài văn hóa Việt Nam thu nhận được nhiều thông tin mới, xử lý những thông tin này giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nẩy sinh những nhu cầu mới Những nhu cầu mới này đòi hỏi phải được đáp ứng và do đó làm nẩy sinh tại bản địa những hoạt động văn hóa mới cùng những sản phẩm văn hóa mới để thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là làm cho văn hóa bản địa phát triển nhanh hơn hẳn Chẳng hạn, kết quả tiếp xúc với khoa học kỹ thuật phương Tây và những sản phẩm của nền khoa học kỹ thuật này trong lĩnh vực nông nghiệp đã làm nẩy sinh ở các nước nông nghiệp phương Đông, trong đó có Việt Nam, nhu cầu sử dụng và sản xuất máy bơm nước, các máy nông nghiệp, phân hóa học, thuốc bảo vệ động-thực vật, nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học về chọn, lai, tạo và nhân giống tốt và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về trồng, nuôi và phòng chữa bệnh cho các cây, con, nhu cầu về công nghệbảo quản và chế biến nông sản v.v để từ đó một nền công nghiệp nội địa sản xuất những sản phẩm phục vụ nông nghiệp và chế biến nông sản và một ngành khoa học công nghệnông nghiệp bản địa ra đời
và ngày càng lớn mạnh hoàn thiện, làm cho nền nông nghiệp tiến bộ vượt bậc
Sự ổn định và phát triển nhanh chóng của Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập là minh chứng rõ ràng cho những lợi ích mà giao lưu văn hóa mang lại
Bản thân kiểu văn hóa hỗn dung điển hình không gây ra sự đồng hóa văn hóa, điều này lại càng chắc chắn trong trường hợp nền văn hóa bản địa giao lưu
Trang 10đồng thời với nhiều nền văn hóa bên ngoài Một nền văn hóa bị đồng hóa với nền văn hóa khác nếu sức mạnh bên trong của nó không đủ để thực hiện tiếp biến văn hóa (acculturation), mà chỉ đơn thuần tiếp nhận trong quá trình giao lưu Dân tộc Việt nhờ năng lực tiếp biến lạ kỳ mà trong một ngàn năm Bắc thuộc không
hề bị đồng hóa, mặc dù chính quyền cai trị phương Bắc buộc người dân theo luật Hán, áp đặt chữ Hán, đem người Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục tập quán của người Hán…Trong quá trình người Việt tiến vào phía Nam dưới thời chúa Nguyễn, họ ở lẫn với các tộc dân địa phương đứng đầu
là người Chăm, tiếp nhận, vay mượn có chọn lọc và thích nghi một cách thoải mái với nhiều yếu tố văn hóa Chăm, chẳng hạn như tiếp thu kỹ thuật làm ghe và
cả tên gọi ghe, bàu từ người Chăm, các tục lệ hoặc phương thức thờ cúng, các
thần linh của người Chăm, tục ăn gỏi, cách đội khăn, chôn cất người chết trong huyệt theo k) Như vậy, quy luật của quá trình là tiếp nhận thô ban đầu cái ngoại lai để sử dụng rồi chọn lọc và tinh chế về sau thành cái bản địa ngoại sinh cho mình Vậy là để có được và duy trì tính hiện đại dân tộc trong văn hóa cần có sự giao lưu giữa văn hóa dân tộc và văn hóa quốc tế, từ đó quá trình cộng sinh (vi mô) và sau đó là quá trình tiếp biến văn hóa sẽ giúp nền văn hóa dân tộc phát triển, tạo và giữ được tính hiện đại dân tộc Chính quá trình giao lưu văn hóa quốc tế làm nảy sinh nhanh và nhiều những hiểu biết mới ngang tầm quốc tế, để
từ đó nhanh chóng xuất hiện những nhu cầu mới làm bệ phóng cho sự phát triển văn hóa của mỗi đất nước theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới
C KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa, sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngày càng được thể hiện rõ nét Văn hóa Việt Nam đã và đang trở thành nguồn động lực không thể thiếu cho sự phát triển của đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Kiểu văn hóa hỗn dung điển hình này mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình hội nhập và hợp