“Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn”. Điều 16 Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 (UDHR) và Việt Nam đã là một trong những thành viên tham gia. Qua điều này có thể thấy việc kết hôn dựa trên nguyên tắc bình đẳng và vấn đề kết hôn này luôn là vấn đề nóng trong xã hội đặc biệt là xã hội ngày hôm nay. Việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng ấy đã được thể hiện rõ trong việc luật hoá trong luật ở Việt Nam và cụ thể hơn là Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Chính việc áp dụng tuyên ngôn nhân quyền vào pháp luật nước nhà nên chúng ta luôn có những ý kiến trái chiều về vấn đề kết hôn giữa những người có cùng giới tính với nhau và nó quan trọng trong việc hội nhập khi Việt Nam là một trong những nước Châu Á đầu tiên cho phép kết hôn cùng giới tính thể hiện tính hội nhập và là bước dấu quan trọng trong việc áp dụng Tuyên ngôn nhân quyền vào pháp luật Việt Nam. Việc mà cho phép việc kết hôn giữa những người cùng giới tính ấy đã được Liên Hợp Quốc xem đó là bước tiến dài đầy tiến bộ trong mảng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
Trang 1A MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
“Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn” Điều
16 Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 (UDHR) và Việt Nam đã là một trong những thành viên tham gia Qua điều này có thể thấy việc kết hôn dựa trên nguyên tắc bình đẳng và vấn đề kết hôn này luôn là vấn đề nóng trong xã hội đặc biệt là xã hội ngày hôm nay Việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng ấy đã được thể hiện rõ trong việc luật hoá trong luật ở Việt Nam và cụ thể hơn là Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Chính việc áp dụng tuyên ngôn nhân quyền vào pháp luật nước nhà nên chúng ta luôn có những ý kiến trái chiều
về vấn đề kết hôn giữa những người có cùng giới tính với nhau và nó quan trọng trong việc hội nhập khi Việt Nam là một trong những nước Châu Á đầu tiên cho phép kết hôn cùng giới tính thể hiện tính hội nhập và là bước dấu quan trọng trong việc áp dụng Tuyên ngôn nhân quyền vào pháp luật Việt Nam Việc mà cho phép việc kết hôn giữa những người cùng giới tính ấy đã được Liên Hợp Quốc xem đó là bước tiến dài đầy tiến bộ trong mảng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam
Chính vì sự thiết yếu của vấn đề trong cuộc sống ngày hôm nay tôi xin
chọn vấn đề: “Quan điểm cá nhân về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế” làm đề nghiên cứu bài
tiểu luận
II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thấy rõ hơn việc quy định việc kết hôn đối với những người cùng giới tính được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam cũng như là pháp luật các nước trên thế giới? Đồng thời thấy được sự hội nhập sâu rông trong việc lập pháp của pháp luật Việt Nam đang trên đà hội
1
Trang 2nhập với pháp luật thế giới Đưa ra được thực trạng của vấn đề đồng thời đưa ra được một số kiến nghị hoàn thiện được vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành tiểu luận phải thực thực hiện các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu được khái quát chung nhất về vấn đề kết hôn cùng giới tính
- Tìm hiểu được quy định của pháp luật Việt Nam cũng thế giới về kết hôn cùng giới tính từ đó thấy được sự hội nhập quốc tế về vấn đề pháp luật
về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam
- Thực trạng của vấn đề trong cuộc sống ngày hôm nay và từ đó đưa
ra được những kiến nghị hoàn thiện vấn đề từ quan điểm của cá nhân
III Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế là một vấn đề nóng đang được nhiều bài viết, cũng như
nghiên cứu kể ra như: “25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính, năm 2018” của tác giả Hữu Nguyên, bài viết “Một số góc nhìn về hôn nhân cùng giới tính” của tác giả Trương Quang Hồng, Khoá luận thạc sĩ: “Hôn nhân đồng tính dưới góc nhìn pháp luật” tác giả Linh Đan…
IV Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ở Luật Hôn nhân và gia đình, các giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội; các luận án tiến
sỹ, thạc sỹ, các bài viết, các văn kiện quốc tế về hôn nhân và gia đình…
V Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu về đề tài “quan điểm cá nhân về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế” được
nghiên cứu bằng các phương pháp như: Phân tích tài liệu, tổng hợp thống kê,
trích dẫn…
2
Trang 3B NỘI DUNG
I Khái quát chung về việc kết hôn giữa những người cùng giới
tính:
1 Các khái niệm liên quan
- Hôn nhân được quy định tài Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 là “quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” Hay có thể hiểu là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy đinh của pháp luật về kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc
- Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn là
sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký kết hôn và đăng ký kết hôn
- Kết hôn giữa những người cùng giới tính hay còn gọi là kết hôn đồng giới
được hiểu là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học
2 Đặc điểm về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính.
- Nếu như kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ thì việc kết hôn giữa những người cùng giới tính là việc kết hôn giữa hai người cùng giới tính sinh học Đây là đặc điểm nổi bật nhất của việc kết hôn giữa những người cùng giới
- Việc kết hôn cùng giới tính đó cũng là biến thể bình thường và tích cực của tính cảm của con người, không phải là một "bệnh" hay sự lệch lạc tâm lý, và không phải là nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lý tiêu cực
3 Nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn giữa những người cùng giới tính bao gồm những nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân bẩm sinh: Sự rối loạn nội tiết trong cơ thể con người điều này thể hiện rất rõ thông qua biểu hiện của những người như vậy Có nghĩa là nếu là nam rối loạn tiết tố nên nội tiết tố nữ trong cơ thể họ trội hơn so với tiết tố
3
Trang 4nam và ngược lại nếu là nữ lượng tiết tố nam của họ lớn hơn lượng tiết tố nữ.
Do vậy việc đáp ứng trong việc kết hôn và ham muốn của họ phải là người cùng giới tính của mình hay gọi là người đồng giới
Nguyên nhân xã hội: Việc tác động của xã hội là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kết hôn giữa những người cùng giới tính
- Thứ nhất đó là do thói quen sinh hoạt hàng ngày điều này có thể xảy ra
trong môi trường không có sự cân bằng về giới tính Do vậy ham muốn về mặt tình cảm cũng như về mặt tình dục nảy sinh và cần được thoả mãn và tạo thành thói quen không thể sửa được
- Thứ hai đó là việc tìm đến một cảm giác lạ muốn tìm một điều khác lạ,
hay là lối sống đua đòi mà thành phần lớn ở đây là giới trẻ Đây cũng là một nguyên nhân đã và đang trở thành hiện tượng đáng báo động trong đời sống xã hội hiện đại Từ những hành động này dần dần nó dẫn đến thói quen do vậy việc
họ muốn kết hôn với những người cùng giới của mình là điều dễ hiểu
- Thứ ba là một số nguyên nhân khác như: việc do tai nạn xảy ra trong cuộc
sống khiến họ mất đi cơ quan sinh dục hay là mất đi chức năng sinh lý của mình
từ đó thay đổi về mặt tình cảm và xu hướng tình dục, đó cũng là sự quản lý của những người cha mẹ trong lối sống tự do của con cái trong giới trẻ hiện nay,…
II Vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Việt Nam và thế giới.
1 Vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Việt Nam.
a Dưới góc độ xã hội
Quan điểm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Việt Nam trên khía cạnh truyền thống văn hoá: Việc chấp nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính là việc không thể chấp nhận trên khía cạnh truyền thống văn hoá Việt Nam là một đất nước có chiều dài lịch sử và với nhiều truyền thống văn hoá tốt đẹp với nhiều nét đặc trưng riêng Một trong những truyền thống tốt đẹp ấy là việc giữ được cái hạnh phúc, cái ấm trong gia đình do vậy người xưa cho rằng việc có một tình yêu đích thực là hôn nhân, quan hệ tình dục và con cái Quan hệ
4
Trang 5đó đòi hỏi sự chung thuỷ, yêu thương chăm sóc và nuôi dạy con cái Từ đó không có cái nhìn thiện cảm đối với việc kết hôn cùng giới tính bởi vì trái tự nhiên và không đúng ý nghĩa vai trò của một gia đình Bởi việc kết giữa những người cùng giới tính không thể thực hiện chức năng duy trì nòi giống Do vậy dưới góc độ văn hoá, truyền thống thì việc kết hôn đồng giới là không thể chấp nhận được
Quan điểm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Việt Nam trong cuộc sống hiện đại: Trong xã hội chúng ta ngày càng hiên đại, chúng ta càng tiếp nhận được nhiều luồng văn hoá tốt đẹp mới của thế giới trong đó cũng
có việc kết hôn với đồng tính Mặc dù việc kết hôn đồng tính đang ngày càng được tháo bỏ những rào cản bởi những hoạt động thực tế do những người đồng tính phát động tạo cho xã hội một cái nhìn có phần thiện cảm hơn so với trước Tuy nhiên bộ phận lớn của xã hội vẫn không thể chấp nhận được việc kết hôn cùng giới tính, thậm chí việc đó là bị xem dưới những ánh mặt miệt thị, khinh
bỉ, và thậm chí một số xa lánh tạo cho những người đồng tính không được những cái vị trí bình đẳng trong xã hội mà đáng họ đương nhiên họ phải có
b Dưới góc độ pháp lý
- Hiện nay pháp luật Việt Nam mà cụ thể hơn là Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 đã cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng không công nhận nó Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”1 Như vậy, những người cùng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra
- Việc pháp luật Việt Nam cho phép những người cùng giới tính kết hôn
cho thấy sự hội nhập sâu rộng của pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế Việc Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên chấp nhận việc kết hôn đồng tính cho thấy sự tiên phong của pháp luật nước ta có một bước tiến trong một vấn đề mới mà cả thế giới đang có nhiều tranh cãi này Và
1 Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
5
Trang 6việc này phần nào tác động tích cực đến cái nhìn có phần tích cực hơn đối với người đồng giới từ đó nêu cao được vấn đề “nhân quyền” của pháp luật Việt Nam
2 Vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính trên thế giới.
Tính đến năm 2018 thì đã có 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính2 hay là hôn nhân cùng giới tính cụ thể là: Hà Lan vào năm 2001
đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính, luật pháp công nhận có quyền kết hôn, ly hôn và nuôi con nuôi đối với những người đồng tính; Bỉ vào năm 2003; năm
2005, Nghị viện Canada thông qua luật tạo hôn hợp pháp trên toàn quốc; Tây Ban Nha cũng vào năm 2005; Nam Phi 2006; Na Uy thông qua năm 2008; năm
2009 Thuỵ Điển công nhận; vào năm 2010 Iceland, Bồ Đào Nha và Argentina
đã công nhận; Đan Mạch năm 2012, Uruguay năm 2013, New Zealand; Pháp; Brazil; Anh và Wales trở thành những quốc gia đầu tiên ở vương quốc Anh thông qua bình đẳng hôn nhân vào năm 2014; Scotland; Luksemburg; Phần Lan; Ireland; Greenland; Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra luật liên bang về bình đẳng hôn nhân vào năm 2015, hôn nhân đồng tính đã được hợp pháp hóa tại 37 trong
số 50 tiểu bang Hoa Kỳ, cùng Quận Columbia, trước khi có phán quyết năm 2015; Colombia; Đức; và Malta vào năm 2017
Bên cận các quốc gia công nhận kết hôn cùng giới thì nhiều tổ chức trên thế giới cũng hoàn toàn ủng hộ việc kết hôn giữa những người đồng tính
- Đầu tiên phải kể đến đó là Liên Hợp Quốc, từ ngày 26/06/2014, Liên Hợp
Quốc đã chính thức công nhận quyền kết hôn đồng tính với hơn 43.000 nhân viên thuộc tổ chức này trên toàn cầu, bao gồm các hình thức "hôn nhân" và "kết hợp dân sự" đồng tính Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc đã có nhiều hành động thúc đẩy việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới và các quyền đối với người đồng tính, các xu hướng tình dục thiểu số khác tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Đặc biệt vào ngày 17/05 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế Chống kỳ thị Người đồng tính, Song tính và Chuyển giới – The International Day Against
2 Tác giả Hữu Nguyên, bài viết: “25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính, năm” 2018
6
Trang 7Homophobia, Biphobia and Transphobia (IDAHO) Ngày này được thành lập nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về LGBT3 (người đồng tính, song tính và chuyển giới)
- Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA) – tổ
chức nghiên cứu chuyên nghiệp về tâm lý học lớn nhất thế giới (với hơn 137.000 chuyên gia ngành tâm lý) đã tuyên bố trong Nghị quyết bình đẳng hôn nhân cho người đồng tính ngày 03 tháng 05 năm 2011 Hiệp hội tâm lý học Hoa
Kỳ đã ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng đầy đủ cho những người LGBT trong gần 35 năm, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học xã hội về khuynh hướng tình dục APA đã hỗ trợ lợi ích hợp pháp cho các cặp vợ chồng đồng tính từ năm
1997 và quyền kết hôn đối với các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 2004 APA
đã thông qua nhiều báo cáo chính sách, vận động sửa đổi Luật hôn nhân liên bang, nộp báo cáo tóm tắt hỗ trợ hôn nhân đồng tính tại nhiều bang của Hoa Kỳ 4
- Hiệp hội tâm lý – xã hội học Australia (The Australian Psychological
Society, APS – tổ chức của các nhà tâm lý và xã hội học tại Úc với hơn 20.000 thành viên, trong kiến nghị gửi Thượng viện ban hành Luật Bình đẳng Hôn nhân sửa đổi Bill 2010 đã tuyên bố không có cơ sở khoa học cho một khẳng định: Đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, và những người chuyển giới là ít phù hợp để kết hôn hay để trở thành cha mẹ của những trẻ em khỏe mạnh và được nuôi dạy tốt như ở những người dị tính APS hỗ trợ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho tất cả mọi người, bất kể giới tính và thiên hướng tình dục, về các khía cạnh quyền con người, sức khỏe và an sinh xã hội APS đã có các kiến nghị: Chính phủ Úc sửa đổi luật để loại bỏ phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục
và giới tính; Các chính quyền bang và lãnh thổ Úc bãi bỏ tất cả các biện pháp phủ nhận cặp vợ chồng đồng tính, bao gồm cả những người chuyển giới và
3 LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender).
4 Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ tái khẳng định hỗ trợ cho Same-Sex Hôn nhân (American Psychological Association Reiterates Support for Same-Sex Marriage).
7
Trang 8lưỡng tính đồng thời ban hành luật để cung cấp bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng cùng giới tính
Bên cạnh những tổ chức đồng ý thì cũng có khá nhiều tổ chức không đồng
ý với việc kết hôn cùng giới tính chẳng hạn như: Hội đồng nghiên cứu gia đình, Hiệp hội gia đình Hoa Kỳ, Tổ chức quốc gia về hôn nhân Hoa Kỳ (National Organization for Marriage)…Không những tổ chức mà trên thế giới còn 72 quốc gia vẫn còn hình sự hoá việc đồng tính luyến ái Theo báo cáo hàng năm của
hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế (ILGA), hiện
nay có 8 quốc gia sở hữu khung hình phạt cao nhất là tử hình dành cho hành vi đồng tính luyến ái bên cạnh hàng chục quốc gia khác là bỏ tù hoặc đánh đập Cụ thể, Nam Phi, Đông Phi, Trung đông và Nam Á là những khu vực khắc nghiệt nhất đối với người đồng tính Trong khi đó, Tây Âu và những quốc gia thuộc Tây bán cầu là khoan dung nhất Ở Iran, Sudan, Ả-rập Xê-út và Yemen, quan hệ tình dục đồng giới có thể bị trừng phạt bằng án tử theo luật Sharia của đạo Hồi Điều này cũng được áp dụng tương tự tại nhiều nơi của Somalia và miền bắc Nigeria Tại 2 quốc gia Hồi giáo khác là Syria và Iraq, án tử hình được thực hiện
ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố IS.5
III Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
1 Thực trạng về vấn đề kết hôn cùng giới tính ở Việt Nam.
Trong những thời gian gần đây ngày càng nhiều có những cặp đôi cùng giới tính kết hôn với nhau trong đó có cả những người nổi tiếng trong xã hội Với sự phát triển và hội nhập của của chúng ta và đặc biệt khi Luật hôn nhân và gia đình đã cho phép kết hôn giữa những người đồng tính thì cái xu hướng này ngày càng gia tang trong xã hội
Vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Việt Nam đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này:
- Có nhiều quan điểm đồng ý và cho rằng việc này là cằn thiết đối với xã
hội khi mà đang ngày càng hội nhập và nó như là một xu thế mới của xã hội:
5
The Guardian, Mai Thảo, bài viết: “72 quốc gia vẫn còn hình sự hóa đồng tính luyến ái”
8
Trang 9Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã kết hợp với đại diện của một
số diễn đàn internet dành cho người đồng tính như Tình yêu trai Việt, Táo xanh, Vườn tình nhân, và Bạn gái Việt Nam thành lập ra Nhóm kết nối và chia
sẻ thông tin vì một hình ảnh tích cực của người đồng tính Việt Nam (ICS
team-Information Connecting & Sharing) Tổng cộng, số thành viên của các diễn đàn này lên tới vài chục ngàn lượt người Viện nghiên cứu xã hội ủng hộ việc này và thực hiện những hoạt động nhằm tuyên truyền cho mọi người về vấn đề LGBT Hay là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hai ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2009 tại
Hà Nội, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin (ICS) tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy và bảo vệ Quyền của cộng đồng LGBT" Tham gia Hội thảo có hơn 30 đại diện của các câu lạc bộ và website dành cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới, cùng các nhóm hoạt động xã hội của nhóm MSM (nam có quan hệ tình dục với nam) trên cả nước Cộng đồng LGBT (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender) bao gồm đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới6
Và nhiều tổ chức và cá nhân khác hoàn toàn ủng hộ việc kết hôn giữa những người cùng giới tính với nhau
- Bên cạnh đó là hàng loạt những ý kiến phản đối kịch liệt của hàng loạt các
tổ chức cá nhân như: Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy Bà Hà Thị Thanh Vân – Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn
mạnh: “Cần phải xem xét lại thuật ngữ kết hôn Mục đích chính của kết hôn là
sự kết hợp giữa nam và nữ nhằm giải quyết nhu cầu sinh lý và duy trì nòi giống,
đó phải là hôn nhân dị tính Việc cho phép hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng đến 22 triệu hộ gia đình Việt Nam”
- Có thể thấy rằng việc kết hôn với những người cùng giới tính luôn là vấn
đề nóng đối với xã hội và có nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau Tuy nhiên
dù ý kiến nào đi nữa thì việc chúng ta cần phải xem xét tính tất yếu là sự phát triển của xã hội nên có nhiều quan hệ khác nhau đồng thời phải phù hợp với sự
6 Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/LGBT_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
9
Trang 10hội nhập của pháp luật quốc tế phù hợp với các công ước mà Việt Nam là một thành viên tích cực tham gia
Về số lượng người đồng tính ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thực sự chính xác vì chưa có một cuộc thống kê chính thức mang tính quy mô và toàn diện được tổ chức Theo ước tính của bác sĩ Trần Bồng Sơn7, số đồng tính nam ước tính là khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số) Một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số8 Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Việt Nam hiện đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi
15-5 Theo báo cáo từ tổ chức y tế thế giới WHO (World Health Organization) của Liên hợp quốc thì khoảng 3% dân số có thiên hướng tình dục đồng tính, nếu lấy
tỷ lệ này áp dụng cho Việt Nam thì hiện nay cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồng tính Đa phần trong số họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực Họ cũng phải chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân
và chăm sóc sức khỏe
Trong cuộc điều tra về đồng tính nữ năm 2012 có 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401 người) muốn pháp luật cho phép kết hôn cùng giới Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm ICS tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam (ICS - Equal rights for LGBT people in Vietnam) thực hiện với hơn hai nghìn người đồng tính nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký và 4% muốn được sống chung không đăng
ký Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn, 3% không muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn của mình Về nhu cầu sinh con, 70% người đồng tính nữ muốn có con, 13% không muốn và 17% không rõ
7 Don Colby, Cao Hữu Nghĩa và Serge Doussantousse, Men who have sex with men and HIV in Vietnam (Những
người nam có quan hệ tình dục với nam và HIV tại Việt Nam) AIDS Education and Prevention, tr 45-54.
8 Lan Anh Bài viết: “Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người đồng tính”.
10