Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Pom Lót huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Pom Lót là một xã nằm ở phía Nam huyện Điện Biên cách trung tâm huyện 8 km được chia tách và thành lập từ ngày 1/7/2013. Xã có đường quốc lộ 279 đi qua trung tâm xã sang nước bạn Lào, có đường giao thông liên tỉnh tiếp nối với huyện

Điện Biên Đông, là nơi giao thoa của 2 con sông Nậm Rốm và Nậm Núa.

Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.228 ha, trong đó đất nông nghiệp 487,9 ha,

đất trồng lúa nước 275,78 ha, đất lâm nghiệp 3.020,66 ha, diện tích đất rừng 1.565,33 ha. Độ che phủ rừng đạt 35,58 %.

Phía Bắc giáp xã Noong Hẹt huyện Điện Biên. Phía Đông giáp xã Sam Mứn huyện Điện Biên. Phía Tây giáp xã Noong Luống huyện Điện Biên. Phía Nam giáp xã Na Ư huyện Điện Biên.

Với tổng số hộ trong toàn xã là 1.346 hộ và 5.300 nhân khẩu chủ yếu là hai dân tộc kinh và thái sống đan sen phân bốở 20 thôn, bản.

Với vị trí địa lý là xã miền núi có độ dốc thấp của huyện nên tương đối thuận lợi về giao thông và giao lưu với bên ngoài để phát triển. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng để xã Pom Lót phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

4.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Địa hình của xã Pom Lót là một xã miền núi có địa hình thấp, độ chênh cao trung bình là 0,5 m trên 1 km chiều dài.

- Vùng phía Tây Bắc là những cánh đồng, những khu dân cưđã hình thành từ lâu với tính tiện canh, tiện cư.

- Vùng Phía đồng nam là vùng đồng bằng xen lẫn là những cánh đồng, những khu dân cư rất thuận lợi cho cây lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày phát triển và có dòng sông Nậm Rốm chảy qua.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Pom Lót là một xã miền núi có độ dốc thấp của huyện Điện Biên, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa và bị ảnh hưởng của gió Tây

Nam khô và nóng, có hai mùa rõ rệt là mùa hè (mùa mưa) và mùa đông (mùa khô).Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,1oC - 24,4oC. - Lượng mưa trung bình cả năm là 2.000 mm đến 2.500 mm.

- Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. - Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.200 h – 1.600 h.

Với nhiệt độ và lượng mưa của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, về cơ bản điều kiện khí hậu của xã thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp với phát triển

đa dạng các loại cây trồng , có thể thâm canh tăng vụ, bố trí được từ 3 đến 4 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên, đôi khi thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.1.4. Thủy văn

Chếđộ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng theo mùa mưa bởi ảnh hưởng của sông Nậm rốm và Nậm Núa chạy xen xã, và khả năng giữ nước của hệ thống hồ có trên địa bàn xã, còn lại là hệ thống kênh mương thủy lợi dẫn nước từ Hồ Hồng Sạt và Hồ Ba Khoang chủ động tưới tiêu cho sản xuất của nhân dân. Đây cũng là nguồn cung cấp chính cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.5.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2013 tài nguyên đất ở xã Pom Lót, huyện Điện Biên có tổng diện tích là 4.228 ha. Bao gồm 3 loại đất sau:

- Đất nông nghiệp: Diện tích 2.804,9 ha , chiếm 66,35 % diện tích tự nhiên của xã Pom Lót. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.972,76 ha chiếm 70,33 % so với đất nông nghiệp, hộ gia đình cá nhân sử dụng 780,53 ha; đất nuôi trồng thủy sản 51,61 ha chiếm 1,83 % so với diện tích đất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 1064,9 ha, chiếm 25,18 % diện tích đất tự

nhiên của xã Pom Lót. Trong đó, đất ở 404,20 ha chiếm 37,95 % so với diện tích

đất phi nông nghiệp; đất chuyên dùng là 550,51 ha chiếm 51,69 % so với diện tích

đất phi nông nghiệp, UBND xã sử dụng 50,48 ha, tổ chức kinh tế sử dụng 0,03 ha, tổ chức khác sử dụng 0,9 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 1,65 ha, đất nghĩa trang, nghĩa

địa 5,71 ha; đất sông suối và nước mặt chuyên dùng 51,42 ha.

- Đất chưa sử dụng: Có diện tích 358,2 ha, chiếm 8,47 % diện tích tự nhiên của xã Pom Lót.

Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính đến 31/12/2013 là 4228 ha. Trong đó hộ gia đình cá nhân sử dụng 780,53 ha; UBND xã quản lý, sử dụng 110,19 ha; tổ chức kinh tế sử dụng 0,03 ha; tổ chức khai thác sử dụng 3,66 ha. 4.1.1.5.2. Thổ nhưỡng

Đất đai trên địa bàn xã về đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 3 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng.

∗ Nhóm đất phù sa:

Nhóm đất này được hình thành trong quá trình bồi tụ của hệ thống sông suối có trên địa bàn đặc biệt là sông Nậm Rốm đã thay đổi dòng chảy qua hàng nghìn năm và bồi tụ qua các mùa lũ, diện tích này chủ yếu được nhân dân sử dụng vào trồng lúa và hoa màu.

∗ Nhóm đất dốc tụ

Nhóm đất này được hình thành do quá trình rửa trôi của mưa bồi đắp lên những cánh đồng nằm xen kẽ giữa đồi núi, loại đất này được nhân dân sử dụng vào trồng lúa, hoa màu, trồng cỏ chăn nuôi, trồng rau và trồng cây hàng năm khác trên

địa bàn xã.

∗Nhóm đất nâu vàng - đỏ vàng:

Đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng rất dày được hình thành ở phía Bắc. Đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng dầy trung bình dải rác trên địa bàn có khả năng giữ nước và giữẩm tốt, được hình thành ở những vùng đồi thấp nằm trên địa bàn của xã được nhân dân khai thác vào trồng các loại hoa màu và cây ăn quả.

4.1.1.5.3. Tài nguyên nước

Với nguồn nước mặt, trên địa bàn xã có hệ thống thủy nông hồ Ba Khoang và đập Hồng Sạt, ngoài ra còn có sông Nậm Rốm và các suối nhỏ, hồđập trữ lượng nước khá lớn chất lượng nước tốt là nguồn cung cấp chính cho sản xuất nông nghiệp của xã. Cùng với địa hình đồng ruộng khá bằng phẳng thuận lợi về nguồn nước nên ít bị thiếu nước trong canh tác.

Nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu từ 6 - 8 m. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng nước khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn

Là một xã miền núi có độ dố thấp của huyện Điện Biên với tổng số 5.300 nhân khẩu. Chủ yếu là dân tộc kinh và thái sống đan xen phân bốở 20 thôn, bản.

Trong đó dân tộc kinh 866 hộ chiếm 61,6 %. Dân tộc thái 474 hộ chiếm 37,91 %.

Dân tộc khác 6 hộ chiếm 0,49 %.

Tập thể nhân dân và các bộ xã Pom Lót với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hóa lâu đời, với những con người yêu lao động, cần cù sáng tạo, chân thành giản dị, thân thiện và mến khách, mang đậm bản sắc văn hóa trong cộng đồng văn hóa Việt Nam, người dân nơi đây đã góp phần công sức lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng trước đây cũng như công cuộc xây dựng tổ quốc hiện nay.

4.1.1.7. Môi trường

Môi trường trên địa bàn xã Pom Lót chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi môi trường nước, không khí và hệ sinh thái.

Nước mặt được phân bố và chịu ảnh hưởng từ sông Nậm Rốm, các suối nhỏ, hồđập và hệ thống thủy nông hồ Ba Khoang và đập Hồng Sạt.

Môi trường không khí trong lành, mát mẻ cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn về

vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp thì một số khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm là các khu dân cư do nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cùng với nước thải, chất thải của cuộc sống gia đình, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư, dịch vụ thương mại phát triển, như khu vực chợ

Pom Lót, trung tâm xã,… bên cạnh là việc khai thác cát, sỏi, đá không theo quy hoạch trên sông Nậm Rốm và suối Nậm Núa gây nên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Pom Lót huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)