∗ Lấy mẫu:
- Thu thập mẫu nước ngầm điển hình tại một số điểm trên địa bàn xã Pom Lót huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.
- Chuẩn bị dụng cụ: đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa
được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o sau đó tráng lại bằng nước cất.
- Tiến hành lấy mẫu:
+ Tháo hết các ống dẫn và vật liệu nhựa, cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trí miệng ống lấy nước là ngắn nhất.
+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.
+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữởđường ống.
+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từđể tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.
+ Đối với mẫu lấy để phân tích hóa lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu để phân tích vi sinh thì lấy gần đầy chai (chứa một khoảng không khí) và đậy nắp kín.
∗ Phân tích mẫu: Vận chuyển mẫu đến Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên để phân tích.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Bảo quản 1 Màu sắc Cảm quan - 2 Mùi vị Cảm quan - 3
pH Máy đo pH Meter F-51 Ở nhiệt độ phòng, nên
đo ngay hoặc không để quá 24h 4 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin Ở nhiệt độ từ 0 - 4oC bảo quản không quá 1 tuần 5 NH4+ TCVN 5988:1995 Chất lượng nước. Xác định hàm lượng amoni bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler Ở nhiệt độ từ 0 - 4oC bảo quản không quá 1 tuần 6 Coliform TCVN 6187-1:1996 Chất lượng nước. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phường pháp màng lọc. Ở nhiệt độ từ 2 - 5o, bảo quản tối đa trong 8h 3.4.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mền Excel và biểu diễn trên bảng, biểu đồ.
3.4.6. Phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiếu
Kết quả nghiên cứu được so sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm có trong nước ngầm.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Pom Lót huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. Điện Biên.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Pom Lót là một xã nằm ở phía Nam huyện Điện Biên cách trung tâm huyện 8 km được chia tách và thành lập từ ngày 1/7/2013. Xã có đường quốc lộ 279 đi qua trung tâm xã sang nước bạn Lào, có đường giao thông liên tỉnh tiếp nối với huyện
Điện Biên Đông, là nơi giao thoa của 2 con sông Nậm Rốm và Nậm Núa.
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.228 ha, trong đó đất nông nghiệp 487,9 ha,
đất trồng lúa nước 275,78 ha, đất lâm nghiệp 3.020,66 ha, diện tích đất rừng 1.565,33 ha. Độ che phủ rừng đạt 35,58 %.
Phía Bắc giáp xã Noong Hẹt huyện Điện Biên. Phía Đông giáp xã Sam Mứn huyện Điện Biên. Phía Tây giáp xã Noong Luống huyện Điện Biên. Phía Nam giáp xã Na Ư huyện Điện Biên.
Với tổng số hộ trong toàn xã là 1.346 hộ và 5.300 nhân khẩu chủ yếu là hai dân tộc kinh và thái sống đan sen phân bốở 20 thôn, bản.
Với vị trí địa lý là xã miền núi có độ dốc thấp của huyện nên tương đối thuận lợi về giao thông và giao lưu với bên ngoài để phát triển. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng để xã Pom Lót phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
4.1.1.2. Địa hình - địa mạo
Địa hình của xã Pom Lót là một xã miền núi có địa hình thấp, độ chênh cao trung bình là 0,5 m trên 1 km chiều dài.
- Vùng phía Tây Bắc là những cánh đồng, những khu dân cưđã hình thành từ lâu với tính tiện canh, tiện cư.
- Vùng Phía đồng nam là vùng đồng bằng xen lẫn là những cánh đồng, những khu dân cư rất thuận lợi cho cây lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày phát triển và có dòng sông Nậm Rốm chảy qua.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Pom Lót là một xã miền núi có độ dốc thấp của huyện Điện Biên, khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa và bị ảnh hưởng của gió Tây
Nam khô và nóng, có hai mùa rõ rệt là mùa hè (mùa mưa) và mùa đông (mùa khô).Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,1oC - 24,4oC. - Lượng mưa trung bình cả năm là 2.000 mm đến 2.500 mm.
- Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. - Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.200 h – 1.600 h.
Với nhiệt độ và lượng mưa của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, về cơ bản điều kiện khí hậu của xã thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp với phát triển
đa dạng các loại cây trồng , có thể thâm canh tăng vụ, bố trí được từ 3 đến 4 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên, đôi khi thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
4.1.1.4. Thủy văn
Chếđộ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng theo mùa mưa bởi ảnh hưởng của sông Nậm rốm và Nậm Núa chạy xen xã, và khả năng giữ nước của hệ thống hồ có trên địa bàn xã, còn lại là hệ thống kênh mương thủy lợi dẫn nước từ Hồ Hồng Sạt và Hồ Ba Khoang chủ động tưới tiêu cho sản xuất của nhân dân. Đây cũng là nguồn cung cấp chính cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.5.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2013 tài nguyên đất ở xã Pom Lót, huyện Điện Biên có tổng diện tích là 4.228 ha. Bao gồm 3 loại đất sau:
- Đất nông nghiệp: Diện tích 2.804,9 ha , chiếm 66,35 % diện tích tự nhiên của xã Pom Lót. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.972,76 ha chiếm 70,33 % so với đất nông nghiệp, hộ gia đình cá nhân sử dụng 780,53 ha; đất nuôi trồng thủy sản 51,61 ha chiếm 1,83 % so với diện tích đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 1064,9 ha, chiếm 25,18 % diện tích đất tự
nhiên của xã Pom Lót. Trong đó, đất ở 404,20 ha chiếm 37,95 % so với diện tích
đất phi nông nghiệp; đất chuyên dùng là 550,51 ha chiếm 51,69 % so với diện tích
đất phi nông nghiệp, UBND xã sử dụng 50,48 ha, tổ chức kinh tế sử dụng 0,03 ha, tổ chức khác sử dụng 0,9 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 1,65 ha, đất nghĩa trang, nghĩa
địa 5,71 ha; đất sông suối và nước mặt chuyên dùng 51,42 ha.
- Đất chưa sử dụng: Có diện tích 358,2 ha, chiếm 8,47 % diện tích tự nhiên của xã Pom Lót.
Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính đến 31/12/2013 là 4228 ha. Trong đó hộ gia đình cá nhân sử dụng 780,53 ha; UBND xã quản lý, sử dụng 110,19 ha; tổ chức kinh tế sử dụng 0,03 ha; tổ chức khai thác sử dụng 3,66 ha. 4.1.1.5.2. Thổ nhưỡng
Đất đai trên địa bàn xã về đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 3 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng.
∗ Nhóm đất phù sa:
Nhóm đất này được hình thành trong quá trình bồi tụ của hệ thống sông suối có trên địa bàn đặc biệt là sông Nậm Rốm đã thay đổi dòng chảy qua hàng nghìn năm và bồi tụ qua các mùa lũ, diện tích này chủ yếu được nhân dân sử dụng vào trồng lúa và hoa màu.
∗ Nhóm đất dốc tụ
Nhóm đất này được hình thành do quá trình rửa trôi của mưa bồi đắp lên những cánh đồng nằm xen kẽ giữa đồi núi, loại đất này được nhân dân sử dụng vào trồng lúa, hoa màu, trồng cỏ chăn nuôi, trồng rau và trồng cây hàng năm khác trên
địa bàn xã.
∗Nhóm đất nâu vàng - đỏ vàng:
Đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng rất dày được hình thành ở phía Bắc. Đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng dầy trung bình dải rác trên địa bàn có khả năng giữ nước và giữẩm tốt, được hình thành ở những vùng đồi thấp nằm trên địa bàn của xã được nhân dân khai thác vào trồng các loại hoa màu và cây ăn quả.
4.1.1.5.3. Tài nguyên nước
Với nguồn nước mặt, trên địa bàn xã có hệ thống thủy nông hồ Ba Khoang và đập Hồng Sạt, ngoài ra còn có sông Nậm Rốm và các suối nhỏ, hồđập trữ lượng nước khá lớn chất lượng nước tốt là nguồn cung cấp chính cho sản xuất nông nghiệp của xã. Cùng với địa hình đồng ruộng khá bằng phẳng thuận lợi về nguồn nước nên ít bị thiếu nước trong canh tác.
Nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu từ 6 - 8 m. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng nước khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Là một xã miền núi có độ dố thấp của huyện Điện Biên với tổng số 5.300 nhân khẩu. Chủ yếu là dân tộc kinh và thái sống đan xen phân bốở 20 thôn, bản.
Trong đó dân tộc kinh 866 hộ chiếm 61,6 %. Dân tộc thái 474 hộ chiếm 37,91 %.
Dân tộc khác 6 hộ chiếm 0,49 %.
Tập thể nhân dân và các bộ xã Pom Lót với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hóa lâu đời, với những con người yêu lao động, cần cù sáng tạo, chân thành giản dị, thân thiện và mến khách, mang đậm bản sắc văn hóa trong cộng đồng văn hóa Việt Nam, người dân nơi đây đã góp phần công sức lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng trước đây cũng như công cuộc xây dựng tổ quốc hiện nay.
4.1.1.7. Môi trường
Môi trường trên địa bàn xã Pom Lót chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi môi trường nước, không khí và hệ sinh thái.
Nước mặt được phân bố và chịu ảnh hưởng từ sông Nậm Rốm, các suối nhỏ, hồđập và hệ thống thủy nông hồ Ba Khoang và đập Hồng Sạt.
Môi trường không khí trong lành, mát mẻ cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn về
vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp thì một số khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm là các khu dân cư do nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cùng với nước thải, chất thải của cuộc sống gia đình, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư, dịch vụ thương mại phát triển, như khu vực chợ
Pom Lót, trung tâm xã,… bên cạnh là việc khai thác cát, sỏi, đá không theo quy hoạch trên sông Nậm Rốm và suối Nậm Núa gây nên.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
4.1.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2013, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài và su hướng bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cùng với giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tăng cao, đầu ra sản phẩm nông nghiệp thấp. UBND xã đã có các biện pháp kịp thời chỉ đạo các thôn, bản, các ngành đoàn thể vận động nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khắc phục những khó khăn tuy nhiên tình hình sâu bệnh vẫn diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lương thực của địa phương.
a) Về trồng trọt
Năm 2013 tổng sản lượng thực cả năm đạt 3.843,24 tấn, giảm 436,12 tấn so với chỉ tiêu huyện giao (huyện giao 4.279,36 tấn).
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện Điện Biên, UBND xã Pom Lót đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành nông, lâm nghiệp vào trong sản xuất, mạnh dạn đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa thử nghiệm nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng thí điểm đã cho kết quả khả quan. Cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Pom Lót huyện Điện Biên năm 2013
STT Loại cây trồng Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn)
1 Lúa chiêm 287 65,5 1.879,85 2 Lúa mùa 326 65 2.119 3 Lúa nương 3,6 15 5,4 4 Ngô 81,47 47,59 387,74 5 Sắn 13 92,5 120,25 6 Rau màu 75 25 50
(Nguồn: UBND xã Pom Lót, năm 2013)
Với lợi thế là địa phương có truyền thống canh tác lúa và cây rau màu từ
nhiều năm việc phát triển cây rau màu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân. Lúa là cây gắn bó với người dân nơi đây là cây chủ đạo chính góp phần tăng thu nhập kinh tế cho nhân dân nơi đây, nhân dân luôn mạnh dạn thay đổi những giống lúa tốt phù hợp với địa hình thời tiết và khí hậu. Một số loại gạo nổi tiếng như
Tám thơm, tẻ thơm, hương thơm,... nhân dân trong xã đã và đang sản xuất cây rau xanh theo hướng hàng hóa, hình thành các mô hình sản xuất ran an toàn xây dựng thương hiệu cạnh tranh với thị trường sản phẩm rau có chất lượng hơn. Điển hình như các thôn 4, thôn 6, thôn 2 và thôn 9.
b) Về chăn nuôi
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, giá cả thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao, giá thành sản phẩm thịt xuất chuồng thấp, không ổn định đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất chăn nuôi của nhân dân. Trước tình hình trên UBND xã đã chỉ đạo Ban chăn nuôi thú y, chỉđạo các thôn, bản làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tích cực tiêm phòng đầy đủ nên hạn chếđược dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Số liệu cụ thể như sau:
+Tiêm vắcxin tụ huyết trùng cho trâu, bò: 641 liều; +Tiêm phòng lở mồm long móng cho trâu, bò: 650 liều;
Bảng 4.2: Một số vật chăn chính của xã Pom Lót năm 2013 Giống vật nuôi Đơn vị Số lượng
I. Gia súc
Trâu, bò Con 1.161
Lợn Con 5.047
II. Gia cầm, thủy cầm Con 41.602
III. Thủy sản Ha 13
(Nguồn: UBND xã Pom Lót,2013) c) Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp luôn được duy trì và phát huy, BQL HTX đã phối hợp tốt với UBND xã trong việc chỉ đạo các thôn, bản và nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp, cung ứng đầy đủ giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, chú trọng vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất , tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng mở các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xóa đói, giảm nghèo.
d) Công tác giao thông - Thủy lợi phòng chống lụt bão
Giao thông: Duy trì việc thực hiện cơ chế giao đường dân sinh cho các thôn, bản tự quản lý, vận động nhân dân kết hợp duy tu, sửa chữa hệ thống đường giao thông trong xóm. Vì vậy về cơ bản hệ thống đường giao thông của xã vẫn phát huy