Do hoạt động canh tác nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Pom Lót huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 57)

Pom Lót là một xã thuần nông nên hoạt động trồng trọt cùng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ

lượng nước hồi quy. Nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó chảy qua các kênh mương đổ về các hồ chứa nước, suối và kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm từ hoạt động bón phân và sử dụng thuốc BVTV.

Việc sử dụng phân bón một cách bừa bãi, không theo quy trình sẽ làm xâm nhập các chất ô nhiễm vào môi trường nước.

Bảng 4.16: Tinh hình bón phân cho cây trồng của người dân trong xã

Tình hình bón phân

Phân vô cơ Phân hữu cơ Bón phân hóa học theo đúng quy trình Bón phân hóa học không theo quy trình Bón phân chuồng đã qua ủ Bón phân chuồng chưa qua ủ Số phiếu 18 42 13 47 Tỷ lệ (%) 30 70 21,67 78,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhận xét: Qua phiếu điều tra ta thấy hầu hết số hộ bón phân hóa học cho cây trồng không theo quy trình (chiếm 70 %). Do mọi người dân đều chạy theo năng suất nên thường bón phân hóa học nhiều hơn phân hữu cơ và cao hơn so với quy trình rất nhiều khiến cho cây trồng không hấp thụ hết, phần dư thừa sẽ ở lại trong

đất và xâm nhập vào nguồn nước theo nước mưa, nước tưới. Đối với các hộ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) thì phần lớn các hộ đều bón trực tiếp không qua ủ

(chiếm 78,33 %) cho cây trồng. Việc bón phân chuồng không qua ủ là nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật (coliform, E.coli) rất lớn cho nguồn nước mặt và nước ngầm.

Bên cạnh việc sử dụng không hợp lý phân bón thì việc sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật cung là nguồn quan trọng làm cho môi trường nước bị ô nhiễm

hóa học. Hiện nay, để diệt trừ các loài cỏ dại, sâu bọ phá hoại màu màng người dân

đều sử dụng các loại thuốc BVTV có đặc tính hóa học rất cao. Hơn thế, đa số người dân đều sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật như sử dụng thuốc không đúng liều lượng, thời điểm, đối tượng và vứt bừa bãi các bao bì thuốc BVTV sau khi sử

dụng xong ra môi trường mà không có biện pháp thu gom, xử lý hợp lý.

Bảng 4.17: Phương pháp xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật Phương pháp xử lý Số phiếu Tỷ lệ (%)

Thu gom vào một nơi quy định 12 20

Vứt bừa bãi 48 80

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện phương pháp xử lý bao bì thuốc BVTV

Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy hầu hết người dân đều vứt bừa bãi các bao bì thuốc BVTV (chiếm 80 %) ra ngoài môi trường, chỉ có rất ít người dân (chiếm 20 %) có ý thức thu gom các bao bì thuốc BVTV nhưng hiện này vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào xử lý hiệu quả nguồn gây ô nhiễm này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Pom Lót huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)