tieu luan van hoa Khmer nam bo

21 2.9K 99
tieu luan van hoa Khmer nam bo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển của mỗi dân tộc, vận động theo dòng lòch sử và trong từng thời điểm nhất đònh. Văn hoá là một tổng thể giá trò mà con người tạo ra. Do vậy, bảo tồn bản sắc văn hoá và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc phải biết kế thừa và phát huy các giá trò văn hoá của dân tộc khái quát và phát triển mỗi sắc thái và giá trò văn hoá nghệ thuật phong phú của nền văn hoá. Việc xây dựng mạng lưới thiết chế văn hoá của XHCN, bảo tồn và khai thác các thiết chế văn hoá truyền thống nhằm góp phần xây dựng đời sống của mỗi dân tộc có một ý nghóa quan trọng trong chiến lược văn hoá của Đảng và Nhà nước ta. Chương trình xây dựng và nâng cao các hoạt động văn hoá – thông tin ở cơ sở đối với đồng bào các dân tộc là một chủ trương lớn của Bộ văn hoá – thông tin thể thao và du lòch. Nội dung và các mục tiêu của nó đònh hướng cho các hoạt động văn hoá chủ yếu tập trung cho cơ sở. Ngày nay khi đến các Chùa và các Phum – Sóc của người Khmer Long Phú, đặc biệt trong các dòp lễ hội chúng ta luôn bắt gặp những màu sắc sặc sỡ và âm thanh rộn ràng rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó sôi động và độc đáo bởi âm thanh dàn nhạc ngũ âm (Phiêng – pinpcat). Mỗi Chùa có một dàn ngũ âm để phục vụ khi đám cầu phước hoặc lễ hội, tiếp đón khách và liên hoan văn hoá. Ở Chùa trong các theo các tập tục truyền thống dân tộc đều diễn ra các hoạt động văn nghệ dân gian như: Rom Vong – Lam Lev, Xavavan hoặc múa Sarikaker. Sinh động hơn là múa trống Chhạ yam, hát Aday đối đáp (nam – nữ) hát Cham riêng cha pay, biểu diễn Ro – Bam hoặc Dù kê trưng bày triển lãm và các trò chơi dân gian. Người Khmer có cả một kho tàng về loại hình ca múa dân gian truyền miệng từ đời này sang đời khác. Nếu mỗi chúng ta không quan tâm bảo tồn 1 và phát huy gìn giữ những giá trò văn hoá đã có thì sẽ bò mai một dần theo dòng chảy của thời gian. Vì hiện nay chưa có trường đào tạo các loại hình nghệ thuật như: Dù kê, Sam pong phol, Sam pong tànl,… Đặc biệt là sân khấu (Rôbăm) với ngôn ngữ chính là điệu múa đã góp phần phổ biến rộng rãi trong quần chúng, những điệu thức được chế tác từ những yếu tố vũ đạo, sinh hoạt vui chơi, lệ hội của cộng đồng người Khmer. Trong quá trình nghiên cứu tiểu luận tập trung giới thiệu, chứng minh về đặc điểm văn hoá của dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đồng thời vận dụng những tài liệu nghiên cứu đã có trước đây nhằm phân tích các hoạt động của lễ hội, phong tục, lễ thức trong thực tiễn đời sống văn hoá của người Khơmer Long Phú trong quá trình đổi mới của đất nước những năm gần đây. CHƯƠNG I SINH HOẠT LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER LONG PHÚ 1.1. SINH HOẠT LỄ HỘI TRONG TÔN GIÁO: Trong năm, người Khơmer có rất nhiều lễ hội được tiến hành theo đònh kỳ vào những ngày nhất đònh trong tháng. Ngày nay còn tồn tại hai ngày tập trung sinh hoạt chính đó là ngày 15 và ngày 30 gọi là “Canh – sol” tính theo lòch Khmer (giống như lòch người Việt nhưng luôn sớm hơn một ngày). Trong những ngày sinh hoạt này tất cả các tín đồ đều mang cơm nước, hương đèn, trà bánh,… đến cúng dường. Lễ cúng được tiến hành theo nghi thức phật giáo dưới sự hướng dẫn của vò Acha. Ngoài những nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo theo kinh điển giáo lý quy đònh tại Chùa. Tăng đoàn còn phối hợp với Ban tôn giáo theo đúng ngày, tháng mà kinh điển, giáo lý đã quy đònh. Trong đó lễ hội phật giáo diễn ra theo thời gian đã đònh. 2 1.2. LỄ PHẬT ĐẢN (BOAN MEAK BÂUCHEA): Người Khmer tổ chức Lễ phật đản vào ngày 15 tháng 5 âm lòch hàng năm chứ không cùng ngày rằm tháng tư âm lòch như lễ phật đản được tổ chức bởi phật giáo đại thừa. Lễ được tổ chức trong một ngày một đêm tại Chùa. Phật tử đến dâng cơm cùng các vật tế tự để các nhà sư làm lễ tụng kinh mừng Đức phật ra đời. 1.3. LỄ NHẬP HẠ (BON CHONL VÂSSA): Đây là lễ thức tôn giáo để tập trung quản cấm các sư sãi ở trong Chùa trong 3 tháng từ ngày 15 tháng 06 đến ngày 15 tháng 9 âm lòch. Thời gian này các vò sư sãi không được đi ra khỏi chùa, theo ý nghóa của phật giáo. Lễ nhập hạ là thời gian để các nhà sư tònh tâm, học đạo, trao dồi giáo l1 và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành dưới mái chùa. Đến ngày 30 tháng 9 âm lòch người ta tổ chức làm lễ xuất hạ (Bon chênh vâssa), đây là lễ kết thúc 3 tháng nhập Hạ. Các vò sư Khmer sau lễ này có quyền ra chùa để đi khuất thực hay đi thăm viếng gia đình. 1.4. LỄ DÂNG Y CÀ SA (BON – KATHIN – NĂNTEAN): Lễ dâng y cà sa được chọn một ngày trong tháng khoảng thời gian 16 tháng 9 đến 15 tháng 10 âm lòch. Mục đích của lễ dâng cúng áo cà sa cho các vò sư sãi trong chùa. Ngoài áo cà sa là lễ phật chính tín đồ còn dâng bình bát, bánh mứt, trái cây, đồ dùng sinh hoạt cho chùa như: mùng, chiếu, bát đóa thức ăn. Ngoài ra trong dòp này tín đồ còn cúng tiền vào chùa bằng hình thức kết những đồng tiền giấy thành những cây hoa rất đẹp mắt cho nên lễ dâng y cà sa còn được dân gian gọi là “Lễ dâng bông”. 1.5. LỄ HỘI THEO NGHI THỨC DÂN GIAN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER: 3 Trong năm, người Khmer có rất nhiều lễ hội tập tục theo truyền thống của dân tộc nhưng ở đây tác giả chỉ nêu lên những lễ hội tập quán mang tính tiêu biểu đặc trưng nhất của dân tộc Khmer để làm đề tài nghiên cứu như: LỄ CÚNG ÔNG BÀ (PHI THI SEN ĐÂUN – TA). LỄ CÚNG TRĂNG (BON OOC OM BOK). LỄ CƯỚI HỎI (PI THI A – BE – BI – BE). 1.6. LỄ CÚNG ÔNG BÀ (PHI THI SEN ĐÂUN – TA): Đây là lễ hội lớn thứ hai trong năm của người Khmer. Hàng năm khi việc gieo cấy đã xong, từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Phêt – Trô – Bêt (trùng với tháng 8 âm lòch) đồng bào dân Khmer nam bộ tổ chức Sen Đâun – ta ( Lễ cúng ông bà), người Khmer ở Campuchia gọi lễ này là Phi Thi Sen Đâun – Ta, lễ này được tổ chức liên tục trong suốt thời gian 15 ngày, nhằm nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Gọi là (Up pa ka rah kunl) và những người thân đã khuất đồng thời cầu siêu cho vong hồn họ được mau siêu thoát. Lễ cúng ông bà bắt nguồn từ sự tích được rút ra từ kinh điển của Phật giáo như sau: Ngày xưa, ở một vương quốc trong một hoàng cung, đêm đêm người ta nghe tiếng gào khóc thảm thiết, hoà lẫn tiếng kêu vang của các hồn ma, quỷ làm cho nhà vua không sao chợp mắt được, cả triều đình đều lo lắng. Tất cả vua quan đều buồn vì không rõ nguyên nhân của tiếng kêu than đó. Thû ấy, Đức Phật Thích Ca còn tại thế, người đến thuyết pháp, nhà vua hỏi: Vì sao trong hoàng cung đều có tiếng kêu than như vậy? Đức phật giải thích: “Đó chính là các vong hồn của kẻ cô đơn không nơi nương tựa không thân tộc, họ hàng, không có con cháu cúng cơm, các vong hồn ấy luôn bò đói khát. Nếu Bệ hạ muốn dứt tiếng kêu than đó, bệ hạ hãy cho người nấu cơm vo thành nhiều nắm tròn, đêm xuống đem để xung quanh hoàng cung và mời các vong hồn đó đến ăn. Phải làm như vậy liên tục 4 trong vòng 15 ngày đến ngày thứ 15 tổ chức dâng cơm lên các vò sư sãi và làm lễ cầu siêu cho các vong hồn ấy. Nhà vua thực hiện y lời đức phật. Từ đó tiếng kêu than không còn nữa. Dựa vào sự tích này người Khmer nam bộ tổ chức lễ cúng ông bà theo nghi thức: Thành lập (Vênh) phân theo Sóc theo Phum có tổ trưởng gọi là (Mê vênh) đi vận động quyên góp gạo, tiền của các hộ trong tổ mình để mua thòt, rau cải, bánh trái, đem làm thức ăn dâng lên các vò sư sãi. Buổi tối họ nấu cơm vắt thành từng nắm, cùng bánh trái và các thức ăn khác đặt vào mâm mang lên chánh điện để cúng tam bảo và mời các vò sư tụng kinh cầu siêu cho các linh hồn, những người trong dòng tộc họ đã qua đời, song đem những nắm cơm vắt ấy để xung quanh chánh điện lót bằng lá chuối. Ngoài ra, họ còn mời các vò sư làm lễ thọ giới, mời các vò sư thuyết pháp, các tổ luân phiên nhau tổ chức như thế liên tục suốt 15 ngày gọi là Canh Banh. Lễ cúng ông bà (Pithi sen đâun – ta) còn có ý nghóa giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau về công đức sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà cha mẹ. Cho nên mỗi khi đến ngày lễ dù bận trăm công ngàn việc, dù ở xa xôi đến mấy người ta cũng phải về thăm viếng ông bà, cha mẹ và đoàn tụ gia đình. Dâng lên ông bà cha mẹ như: bánh, trà, trái cây, quần áo, tiền,… Ngoài ra, sáng sớm họ còn chuẩn bò mâm cơm thật ngon dâng lên ông bà cha mẹ để tỏ làng hiếu thảo, còn ông bà, cha mẹ chúc phước cho con cháu. Cũng trong ngày này mọi gia đình trong Phum - Sóc không kể giàu sang hay nghèo hèn đều nấu mâm cơm mời bạn bè thân thuộc đến cùng chung vui. Đây cũng là dòp tổ chức liên hoan, vui chơi gắn bó bạn bè và tạo mối đoàn kết giữa láng giềng và người cùng Phum – Sóc. Khi nói đến các lễ hội trong năm của người Khmer Nam bộ người ta sao không nhắc đến lễ Ooc Om Boc (Đua ghe ngo), được đông đảo tầng lớp nhân dân tiếp đón không riêng người Khmer mà có cả cộng đồng dân tộc Kinh – Hoa,… cùng tham dự. 1.7. LỄ CÚNG TRĂNG (BON SÂM PREAH KHE – ÂK AM BOK): 5 Vào ngày 15 tháng 10 âm lòch hàng năm người Khmer nam bộ tổ chức lễ Ooc Om Boc (đua ghe ngo) để tưởng nhớ đến công ơn của vò thần Mặt Trăng, coi Mặt Trăng như một vò thần thiêng liêng. Vì Mặt Trời tạo ra sự nóng oi bức cho con người, còn vò thần mưa thường gây ra lũ lụt huỷ hoại mùa màng, còn thần gió gây ra bão tố. Chính vì vậy chỉ có thần Mặt Trăng mới mang đến cho họ nhiều điều lành, cho nên họ coi đó như là một vò thần điều tiết mùa màng tạo cho mưa thuận gió hoà đã giúp cho họ làm ăn được thuận lợi. Trong năm vào thời điểm này bà con nông dân chuẩn bò vào mùa thu hoạch mới theo tập tục họ ra đồng cắt lúa nếp mới vừa chín tới mang về để giã cốm dẹp. Sau khi mang lúa nếp mới bà con dân tộc đem lúa nếp gang bằng nồi đất cho đến độ lúa dòn vỏ lúa ngoài, nổ vài hạt đem đổ vài cối đứng để giã (công cụ để giã cốm dẹp gồm một cối đứng, hai cây chài, một cây gạt hình dẹp do hai người giã cho đến khi thấy lúa nếp dẹp đến độ vừa mới thôi. Xong người ta sàng lấy trấu ra để lượt lấy cốm dẹp, sau đem cốm dẹp trộn cùng với dừa nạo, đường khoảng chừng 4 – 5 tiếng đồng hồ cho cốm dẹp thấm đường, dừa mới ngon. Đúng ngày rằm tháng 10 âm lòch, khi Mặt Trăng lên khỏi đỉnh cây họ mới dọn cốm dẹp ra bàn đã được trang trí sẵn ngoài sân, lễ vật cúng gồm có các nông sản mà họ sản xuất được trong năm như: khoai, môn, củ lùn, dừa, chuối, bưởi,… Đặc biệt một lễ vật không thể thiếu đó là cốm dẹp. Vào đêm rằm Trăng tròn những chàng thanh niên, các cô thiếu nữ thường tìm đến sân nhà cửa vò trưởng Sóc là người lớn tuổi có uy tín nhất (Phum – Sóc) để được cụ đút cốm dẹp với ý nghóa được hưởng phúc, thọ từ các cụ. Lúc các cụ đút cốm dẹp thường lấy tay đấm nhẹ vào lưng và hỏi: “Oc Oc Chol bal ây?” (Oc Oc ước được gì?). Do cốm dẹp đầy trong miệng nên họ không thể nói ra lời. Bên cạnh đút cốm dẹp người ta còn tổ chức ca hát bằng nhiều hình thức như: múa rôm vong (múa vòng tròn cái bàn), hát giao duyên, hát aday cho đến khuya. 6 Trong dòp này các Phum – Sóc cùng với nhà chùa chuẩn bò sơn sửa ghe ngo và tổ chức tập dợt đội ghe để chuẩn bò đi dự đua với các chùa, các Sóc (ngày nay Nhà nước đứng ra tổ chức). Ngày xưa lễ đua ghe ngo mang đậm sắc thái huyền thoại của tôn giáo như trong thời gian sản xuất gieo trồng lúa và hoa màu, họ tổ chức lễ cầu mưa bằng hình thức mời các vò sư đến tụng kinh cầu mưa và sau đó tổ chức đua ghe. Mặt khác dựa vào các sự tích có liên quan đến Đức phật thích ca như: truyền thuyết chiếc răng phật được vua Na Ga cất giữ, truyền thuyết sự tích liên hệ đến chùa chiền và các vò sư sãi trong truyền thuyết bà con đóng bè chở các vò sư đi khất thực về chùa khi gặp mưa bão. Ghe ngo người Khmer gọi là Tuôc ngo (Tuôc là Nghe, thuyền – Ngo là cong lên), là loại thuyền đua độc mộc rất dài (khoảng 20 – 30 mét), hai đầu uốn cong lên lòng ghe hẹp đủ để cho hai người ngồi chèo, mỗi ghe có thể chứa từ 25 đến 35 cặp tay chèo. Ghe ngo được làm từ một thân cây sao nguyên vẹn, khoét rỗng ruột và đẽo gọt rất công phu, bên ngoài được sơn phết, trang trí màu sắc sặc sỡ, ghe ngo được xem như một tài sản quý giá, một vật thiêng của nhà chùa và người dân trong vùng, ngày xưa người phụ nữ không được đến gần và đi ngang qua đầu (mũi) ghe. Ghe ngo chỉ được sử dụng vào dòp đua ghe lễ Ooc om boc thời gian còn lại trong năm nó được bảo quản rất chu đáo ở chùa trong một gian nhà gọi là (Rông Tuk Ngo) chỉ lợp mái không có vách bao quanh. Người dân tộc Khmer tin rằng sự thắng lợi của ghe ngo chùa nhà trong các cuộc đua sẽ đem lại sự bội thu trong sản xuất và nhiều điều may mắn trong bổn sóc trong vùng. Vì vậy họ tuân thủ chặt chẽ những điều cấm kỵ, để tránh những xâm phạm có thể làm tổn hại đến phần thiêng liêng của chiếc ghe ngo. Các nghi thức lễ liên quan đến ghe ngo cũng được tổ chức trang trọng như lễ hạ thuỷ cũng được tổ chức rất trang trọng và chu đáo. Ngày nay người Khmer tổ chức đua ghe ngo như một tục lệ, ý nghóa tôn giáo không còn quan trọng, lễ hội đua ghe ngo cho dù bắt nguồn từ đâu nhưng đến nay nó vẫn mang đậm ý nghóa nhân văn, tượng trưng cho sức mạnh con 7 người chế ngự thiên nhiên bằng lao động, bằng ý chí và sự đoàn kết của dân tộc Khmer. Nó còn có tính chất dân gian đậm đà được phổ biến rộng rãi trong các quần cư có nền nông nghiệp lúa nước. Người Khmer coi lễ đua ghe ngo là một lễ hội lớn để mọi người vui chơi thưởng thức và cổ vũ cho tay chèo trong cuộc đua và cũng là dòp để họ thắt chặt mối đoàn kết phum – sóc. Vì vậy có thể nói, hoạt động đua ghe ngo trên sông nước đã thực sự làm cho ngày hội cúng Trăng thêm phần long trọng và thắt chặt thêm mối dây liên kết giữa các cộng đồng người với nhau, giúp cho con người lạc quan tin tưởng và vui sống, lao động để làm ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội. Bên cạnh những lễ hội dân gian được nêu trên, phong tục cưới hỏi của người Khmer cũng không kém phần quan trọng trong cuộc sống cộng đồng tộc người Khmer ngày nay. 1.8. PHONG TỤC LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER: A. LỄ HỎI (si Sla Kanh Sêag): Đôi nam nữ muốn trở thành vợ chồng phải trải qua các lễ nghi rất phức tạp, do quan hệ xã hội khá khắt khe, bởi rào càn của nến luân lý, đạo đức phong kiến. Nam nữ không có điều kiện để tìm hiểu nhau mà việc cưới vợ, lấy chồng là do cha mẹ đònh đoạt. Khi cha mẹ nhà trai thấy cô con gái có tính tình nết na thuỳ mò muốn cưới lấy làm dâu, hai vợ chồng đi cậy ông hoặc bà mai mối, người này phải được cưới hỏi đàng hoàng, còn đủ vợ chồng, gia đình phải hoà thuận hạnh phúc. Sau lần đến dạm ngõ được bên nhà gái đồng ý, ông mai về báo cho nhà trai chuẩn bò để coi ngày lành tháng tốt hai bên gặp nhau giáp lời gọi là lễ “Si S’ la Kanh – Sêng” có thể xem đây là lễ thức đầu tiên của cuộc hôn nhân. Tiếp đến cha mẹ nhà trai mới đến mời ông Mo Ha cùng qua bên nhà gái gồm các lễ vật: khay trầu cau, hai chai rượu, mâm trái cây,bánh mứt,tất cả đều đủ cặp không được lẻ. Hai bên cho nhau biết ngày, tháng, năm sanh của hai đứa trẻ để ông Mo Ha “coi tuổi”. Nếu tuổi của hai đứa trẻ hợp nhau 8 thì ông Mo Ha (Bưnh Thonl rônl) mời cha mẹ đôi bên ăn trầu cau gọi là để kết tình thông gia. Lễ thức Si S’ la Kanh – Sêng bắt nguồn từ một truyện tích: Ngày xưa, có hai người bạn cùng chăn trâu với nhau, vì cảm mến nhau nên kết nghóa bạn bè, qua dăm câu thăm hỏi gia cảnh, biết người bạn mình có cô con gái, bây giờ người bạn có con trai, mới lấy trầu cau được gói kỹ trong khăn (Kanh sêng) ra mời người bạn có con gái ăn và trònh trọng nói: ở nơi giữa đồng trống không có gì đề làm tin, xin mời bạn ăn miếng trầu này gọi là kết nghóa thông gia, người bạn có con gái bằng lòng, hai người cùng ăn trầu cau. Vào ngày lễ xin cưới, bên nhà gái chuẩn bò rất chu đáo, mời bà con họ hàng đến dự, có làm mâm cơm cùng tổ tiên và đãi khách. Bên trai đưa chú rể sang để ra mắt gia đình nhà gái, bên gái cũng đưa cô dâu ra rót trà chào hỏi nhà trai. Vào lễ, ông Mo Ha cho dọn mâm cơm, rượu thòt, bánh trái cây (Thonl rônl), nhang đèn, tất cả đều được bày trên chiếc chiếu bông, nhà trai, nhà gái ngồi xung quanh nghe ông A Cha (cũng là ông Mo Ha) khấn vái. Sau lễ xin cưới, chú rể tương lai phải ở lại phục vụ cho nhà gái, làm tất cả công việc cho đến ngày cưới. Trong thời gian này cô dâu chú rể không được tiếp xúc với nhau. Nếu chú rể có tỏ thái độ bất kính hay lười biếng, có thể đám cưới không được tiến hành. B. LỄ CƯỚI THEO TRUYỀN THỐNG: Ngày xưa đám cưới người Khmer dù giàu hay nghèo đều diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu gọi là “Th’ngay Chôl Rônl” (ngày nhập gia), sáng sớm nhà gái làm hai mâm cơm cúng tổ tiên xin phép cho con gái đi lấy chồng. Đặc biệt là làm một đòa Bal-ptô-lưng (cơm gọi hồn) đó là nấm cơm được gói trong lá chuối như bánh ít có dán giấy đỏ trên đỉnh chóp có cắm một bông vạn thọ, ba trái chuối và sợi chỉ hồng. Khi cúng tổ tiên xong, người ta làm lễ gọi hồn cho cô dâu lấy chỉ hồng cột tay cô dâu với ý đừng để hồn ra khỏi thể xác, đồng thời để nàng đủ sáng suốt khi về nhà chồng. 9 Vào thời gian này nhà trai tập trung bạn bè qua nhà gái để dựng rạp (Son rônl ka), dựng bàn thờ ng Thiên (Rean Tê Vô Đa), trong trang trí phòng cưới chỗ các vò sư tụng kinh với các lễ vật khác nhau, đèn, rượu và một lễ vật không thể thiếu đó là cặp “Nom Khnhây” (bánh gừng) kết thành bông tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, chất liệu bằng bột nếp với hột gà. Cũng trong ngày Chôl ronl, nhà trai đã chuẩn bò tất cả các lễ vật cho lễ cưới có một lễ vật không thể thiếu đó là “bông cau” (Pka Sla), đến chiều người ta tiến hành làm lễ cắt hoa cau. Trước khi lên cắt họ làm lễ xin phép thần linh bảo vệ buồng hoa cau, các lễ vật gồm: nhang đèn, con gà luộc, mâm cơm, một cái chung đựng dầu dừa và sợi chỉ hồng. Cùng xong người ta dùng dao thật bén để cắt buồng hoa cau, chỉ được một lần cho dứt và chọn buồng hoa cau tốt nhất, nhưng buồng hoa cau không được nở trong quá trình làm lễ cưới, người ta lấy chỉ hồng buộc buồng hoa cau lại để sáng hôm sau rước về nhà gái. C. TH’NGAY SI COM – NOT (Ngày cưới thứ hai): Đonl He Ph’ Le Chhơ (Đưa chú rể sang nhà gái). Sáng sớm nhà trai cùng làm hai mâm cơm, một đóa Bai – prô – lưng để cúng tổ tiên và kêu hồn chú rể và mời các vò sư đến tụng kinh chúc phúc. Xong tập hợp thân tộc cùng các lễ vật sang nhà gái để tổ chức lễ cưới. Lễ thức này người Khmer gọi là: “Đonl He Ph’ Le Chhơ”, nó có nguồn gốc từ trường ca “Ream kê”. Lúc pras rean cùng Ha nô mal giết chết “Kro Reap” cứu nàng “Sê Đa”, vợ “Preras ream” được các đạo só là thầy của “Preas Ream” đứng ra tổ chức lễ cưới năm vò đạo só chúc phúc nên nên mới có tục Đonl He Ph’ Le Chhơ: có nghóa rước trái cây cho đến ngày hôm nay. Có nơi người ta gọi nghi thức này là “Đonl He Phka – sla” cũng đúng. Vì nó có nguồn gốc từ truyện cổ tích được ghi trong kinh điển của phật giáo. Có nơi còn gọi là “Đonl he chây suôs” cũng đúng, vì cũng có trong truyện cổ tích dân gian Khmer. Dù cách gọi “Đonl He Ph’ Le Chhơ”, “Đonl He Phka – sla” hay “Đonl he chây suôs” cũng là lễ đưa chú rể sang nhà gái làm lễ cưới. Đoàn rước có 10 [...]... độ thưởng thức, khả năng nghệ thuật của người Khmer Trong đó có những hình thức hết sức độc đáo như: Thả đèn gió, lễ hội Ăk âm Bok đua ghe ngo trên sông nước đã thật sự là một ngày hội thể thao biểu dương khát vọng vươn lên của người Khmer đồng bào sông Cửu Long Đó là những hình thức sinh hoạt văn hoá thể hiện tài năng nghệ thuật và sức mạnh của người Khmer cần được giữ gìn, bảo lưu và phát triển trong... cộng đồng 2.3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER HUYỆN LONG PHÚ: Từ sau ngày đất nước được độc lập, thống nhất cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc sống của nhân dân cả nước nói chung, đồng bào dân tộc Khmer huyện Long Phú nói riêng đã có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực Trước năm 1975, đại bộ phận người Khmer Long Phú phải đi làm thuê, một số người phải tha phương... tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, người Khmer quanh năm tiêu tốn rất nhiều tiền của và thời gian để tham dự các đám phước, tham gia vào các lễ hội ở các chùa chiền Tuy nhiên, bên cạnh cuộc sống còn nhiều thiếu thốn về vật chất, người Khmer Long Phú vẫn còn lưu giữ những vốn luyến nghệ thuật, những phong tục, tập quán, lễ hội dân tộc phong phú và độc đáo Lễ hội người Khmer với những dáng vẻ, sắc thái và... cách sáng tạo Trong phân tích về tính chất của các phong tục, tập quán, lễ hội người Khmer trên phương diện ảnh hưởng tín ngưỡng tôn giáo gồm: Các lễ hội phật giáo người Khmer như Lễ Phật Đảng, Lễ Nhập Hạ, Lễ Dâng y Cà sa … thể hiện giáo lý phật giáo Song bên cạnh còn có những lễ hội biểu hiện nhân sinh của người Khmer như: Lễ Cầu an, lễ Dânl – ta, lễ vào năm mới,… Trong mỗi lễ hội này thường diễn...dàn nhạc lễ cưới, chú rể được người ta che lộng người Khmer lộng là biểu tượng của sự hiện hữu của “Têvơđa” là vò thần chăm lo đời sống cho dân chúng; đặc biệt buồng hoa cau được đặt trong mâm phủ vải đỏ phải do chò hoặc người cô chú rể bưng D RĂM – BỚT – RÔ – BONL (Múa mở cổng vào): Khi nhà trai sang đến trước cổng nhà gái, thì cổng bò rào bằng ngọn tre gai,... HỘI CỦA NGƯỜI KHMER HUYỆN LONG PHÚ: Việt Nam có ưu thế rất q báu không phải quốc gia nào cũng có được Đó là sự đa dạng về văn hoá, những truyền thống văn hoá lâu đời rất phong phú của 54 dân tộc các vùng, miền với các sắc thái tộc người, sắc thái đòa phương và khu vực Đònh hướng chiến lược xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, chính sắc tôn trọng sự đa dạng văn hoa của các dân... của người Khmer diễn ra dày đặc và thường kéo dài nhiều ngày đêm, tính ra người Khmer ở Long Phú trước đây bình thường phải tham gia vào khoảng 22 đám lễ phật giáo và tín ngưỡng dân gian, trung bình 01 tháng có 02 đám, đa phần các đám đều được tổ chức tại chùa Sau ngày giải phóng các vấn đề này trở nên một vấn nạn cần được giải quyết trong xã hội mới và thật là nan giải đối với lễ hội người Khmer, không... đồng bào dân tộc người Khmer, Nghò quyết hội nghò lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX khẳng đònh: Phát triển toàn diện chính trò, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng trên đòa bàn dân tộc và miền núi Gắn tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt các chính sách dân tộc thiểu số, trong sự nghiệp chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất Cũng trong... trai sang đến sân nhà gái thì được nhà gái tiếp đón nồng hậu và chuẩn bò làm lễ CHƯƠNG II ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC KHMER HUYỆN LONG PHÚ -2.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ BẢO TỒN VĂN HOÁ DÂN TỘC KHMER HUYỆN LONG PHÚ 11 Văn hoá nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, là một bộ phận sản xuất tinh thần bao gồm quá trình sản xuất, bảo... giá trò đạo đức thẩm mỹ và tài năng nghệ thuật của người Khmer trong tiến trình lòch sử nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của cá nhân và cộng đồng xã hội đương đại, góp phần làm phong phú trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Tất nhiên, sự kế 15 thừa phát triển những giá trò văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer trong đời sống đương đại cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ, . người Khmer mà có cả cộng đồng dân tộc Kinh – Hoa, … cùng tham dự. 1.7. LỄ CÚNG TRĂNG (BON SÂM PREAH KHE – ÂK AM BOK): 5 Vào ngày 15 tháng 10 âm lòch hàng năm người Khmer nam bộ tổ chức lễ Ooc Om Boc. liên hoan, vui chơi gắn bó bạn bè và tạo mối đoàn kết giữa láng giềng và người cùng Phum – Sóc. Khi nói đến các lễ hội trong năm của người Khmer Nam bộ người ta sao không nhắc đến lễ Ooc Om Boc. Khmer. Hàng năm khi việc gieo cấy đã xong, từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Phêt – Trô – Bêt (trùng với tháng 8 âm lòch) đồng bào dân Khmer nam bộ tổ chức Sen Đâun – ta ( Lễ cúng ông bà), người Khmer

Ngày đăng: 03/06/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan