Từnhững góc độ khác nhau, thông qua ngôi làng Macondo, G.G Marquez đãphản ánh hiện thực xã hội và lịch sử của đất nước Colombia cũng như toàn bộchâu lục Mĩ Latin.Đến với Trăm năm cô đơn,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HẢI PHƯỢNG
LÀNG MACONDO - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA MĨ LATIN TRONG
TRĂM NĂM CÔ ĐƠN (GABRIEL
GARCIA MARQUEZ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
HÀ NỘI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HẢI PHƯỢNG
LÀNG MACONDO - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA MĨ LATIN TRONG
TRĂM NĂM CÔ ĐƠN (GABRIEL
GARCIA MARQUEZ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
ThS ĐỖ THỊ THẠCH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Vì những điều kiện khách quan và chủ quan, khóa luận không thể tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quýthầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5năm 2018
Người viết khóa luận
Nguyễn Thị Hải Phượng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các sốliệu khảo sát, kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố
ở các công trình khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Người viết khóa luận
Nguyễn Thị Hải Phượng
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục khóa luận 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: MACONDO - SỰ GIAO THOA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA CỦA MĨ LATIN 7
1.1 Vùng đất đa chủng tộc 8
1.1.1 Nơi hội tụ của nhiều dòng máu 8
1.1.2 Các kiểu người tiêu biểu 10
1.2 Tín ngưỡng, tôn giáo 14
1.2.1 Thế giới linh hồn và sự coi trọng đời sống tâm linh 14
1.2.2 Sự hòa nhập các tôn giáo khác 18
1.3 Lối sống sinh hoạt 23
1.3.1 Văn hóa ẩm thực 23
1.3.2 Lòng hiếu khách 25
Tiếu kết 26
Chương 2: MACONDO - CÁC MẶT ĐỐI LẬP VỀ VĂN HÓA CỦA MĨ LATIN 27
2.1 Sự đối lập giữa các quan niệm sống 27
2.1.1 Quan niệm tình yêu cởi mở, vượt lên mọi tín điều nhưng hôn nhân gia đình lại bảo thủ, truyền thống 27
Trang 62.1.2 Quan niệm sống vừa kết nối vừa khép kín co mình 31
2.2 Sự đối lập về chính trị - kinh tế 34
2.2.1 Xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến 34
2.2.2 Nền kinh tế vừa lạc hậu vừa văn minh 40
Tiểu kết 44
KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7G.G Marquez là một trong những cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhấtcủa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Ông sinh ra và lớn lên trong thời kì đấtnước Colombia đang trong giai đoạn căng thẳng và sôi sục nhất Là mộtngười tự do, có cá tính mạnh mẽ, và biết chiến đấu đến cùng cho lý tưởng củamình, G.G Marquez đã vận dụng giai đoạn lịch sử ấy như là tư liệu đặc sắc vàchân thực cho những sáng tác của mình Vì vậy, trong các tác phẩm của nhàvăn G.G Marquez, đằng sau vẻ kì bí, hoang đường của yếu tố siêu nhiên,huyền thoại luôn nổi lên những sự kiện lịch sử chân thực của đất nước, conngười Colombia và các vấn đề của thời đại Sự kết hợp đó đã tạo nên một kiệt
tác văn học cho đến bây giờ đó là Trăm năm cô đơn Tiểu thuyết này được
sáng tác chính thức trong hai năm nhưng theo lời nhà văn thì nó đã được
“hoài thai” gần hai mươi năm và những sáng tác đầu tay của ông chính là
“bản thảo” của tác phẩm kinh điển này Quả thật, Trăm năm cô đơn khi vừa ra
đời đã làm trỗi dậy nền văn học trẻ Mĩ Latin, cũng như là một tiếng vang lớnđối với nền văn học thế giới Tiểu thuyết được đánh giá rất cao về cả nộidung, nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó G.G Marquez đã
Trang 8vận dụng những kiến thức về nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đểxây dựng nên một ngôi làng Macondo với dòng họ Buendia huyền thoại Từnhững góc độ khác nhau, thông qua ngôi làng Macondo, G.G Marquez đãphản ánh hiện thực xã hội và lịch sử của đất nước Colombia cũng như toàn bộchâu lục Mĩ Latin.
Đến với Trăm năm cô đơn, người ta không chỉ ấn tượng với các nhân
vật trong tiểu thuyết mà chính ngôi làng Macondo huyền thoại đã tạo ranhững nhân vật tiêu biếu ấy mới là dụng ý nghệ thuật đầy đặc sắc của nhàvăn Một ngôi làng tuy nhỏ bé, tách biệt với thế giới bên ngoài, với sự hìnhthành, phát triển cũng như những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo
đã thể hiện rõ nét một Mĩ Latin thu nhỏ Nếu như ai chưa từng biết đến MĩLatin, hay muốn tìm hiểu Mĩ Latin qua văn học thì ngôi làng Macondo trong
Trăm năm cô đơn chính là một biểu tượng, một phương tiện đắc lực nhất để
giúp ta lí giải về Mĩ Latin đầy đủ và chân thực nhất Vấn đề đặt ra ở đây chính
là những nét lịch sử xã hội, văn hóa và con người Colombia nói riêng và MĩLatin nói chung, các vấn đề về thời đại mà tác giả đã đưa vào “Trăm năm côđơn” dưới lớp phủ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Chính điều này cũng
khiến cho tiểu thuyết Trăm năm cô đơn trở nên hấp dẫn với những ai muốn
tìm hiểu lớp ý nghĩa ẩn sau những con chữ này
Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn đã mang lại cho Gabriel Garcia Marquez
giải thưởng Nobel Văn học danh giá năm 1982 Ông được đánh giá là mộttrong những nhân vật vĩ đại, góp phần hình thành nên làn sóng Mĩ Latin trongvăn học với khả năng tác động mạnh mẽ đến cả thế giới Và ở Việt Nam hiệnnay, tác phẩm của G.G Marquez bước đầu đã được đưa vào giảng dạy chínhthức ở nhiều trường đại học Vì vậy, việc nghiên cứu các tác phẩm của G.G
Marquez nói chung và Trăm năm cô đơn nói riêng là vấn đề cần thiết.
Trang 92 Lịch sử vấn đề
Tác phẩm của G.G Marquez luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cácnhà nghiên cứu bởi tính đa nghĩa về nội dung cùng nghệ thuật viết truyện độcđáo của nhà văn bậc thầy về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Vì vậy không có
gì đáng ngạc nhiên khi có một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu
xoay quanh những tác phẩm của tác giả nổi tiếng này Đối với Trăm năm cô
đơn - tiểu thuyết đỉnh cao của G.G Marquez đã được chuyển dịch qua hơn 30
ngôn ngữ và nhận nhiều giải thưởng danh giá thì sự quan tâm chú ý của cáchọc giả trên toàn thế giới càng tăng lên
Do hạn chế về ngôn ngữ nên chúng tôi không thể bao quát đầy đủ màchỉ điểm qua những công trình nghiên cứu tiêu biểu viết bằng tiếng Việt của
các tác giả trong nước xung quanh tác phẩm Trăm năm cô đơn ít nhiều có liên
quan đến phạm vi đề tài: Làng Macondo - biểu tượng văn hóa Mĩ Latin trong
Trăm năm cô đơn (Gabriel Garacia Marquez).
Trong bài Hình tượng Macondo trong Trăm năm cô đơn - Từ góc
nhìn văn hóa Mỹ Latin của Phan Tuấn Anh [2], tác giả đã lọc bỏ những yếu
tố huyền thoại để chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa tiến trình phát triển củangôi làng Macondo với Mĩ Latin trên cơ sở đối chiếu các chi tiết nghệ thuậtvới những cứ liệu văn hóa lịch sử có thật Bắt đầu từ nguồn gốc tên gọi, quátrình phát triển đến tuyệt diệt của ngôi làng Macondo, bài viết đã lý giải dụng
ý của nhà văn xây dựng Macondo như là “hình tượng mẫu gốc cho mọi địadanh, mọi xứ sở ở Mĩ Latin” đồng thời khẳng định Macondo là hình tượngtrung tâm nhất xuyên suốt các tác phẩm của G.G Marquez Bài viết của tácgiả Tuấn Anh đã đi sâu khai thác một hình tượng cụ thể (ngôi làng Macondo)
trong Trăm năm cô đơn đưa đến nhiều phát hiện thú vị về mối liên hệ giữa
lịch sử Mĩ Latin và nội dung của tiểu thuyết Đối với đề tài nghiên cứu củachúng tôi, bài viết này đã đưa ra ít nhiều gợi mở để khai thác vấn đề làngMacondo - biểu tượng của văn hóa Mĩ Latin
Trang 10Luận văn thạc sĩ: Lịch sử và huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của
Gabriel Gacia Marquez của Lê Thị Quỳnh Trang [13] đã nghiên cứu mối
liên hệ giữa lịch sử Colombia và hiện thực trong Trăm năm cô đơn thông qua
ảnh hưởng của những kí ức lịch sử văn hóa đối với hành trình sáng tạo nghệthuật của G.G Marquez Bài viết đã nhằm tạo ra cái nhìn khái quát về toàncảnh lịch sử Colombia, đặc biệt là các giai đoạn lịch sử được G.G Marquez tái
hiện qua hiện thực trong Trăm năm cô đơn Từ đó, tác giả đưa ra những biểu
tượng và cổ mẫu mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc trong tiểu thuyết này
Viết về Trăm năm cô đơn, không thể không nhắc đến cuốn chuyên luận
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Gacia Marquez của Lê Huy Bắc
[5] Đây là công trình được nghiên cứu hết sức kĩ càng, nó bao quát được toàn
bộ tác phẩm cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc có thể hình
dung một cách khái quát nhất về Trăm năm cô đơn Ngoài ra, Lê Huy Bắc còn
có bài viết khác là Thế giới nhân vật trong Trăm năm cô đơn của Gabriel
Marquez (số 4/2010) [6]
Từ một số những bài nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng Trăm năm cô
đơn của G.G Marquez đã có sức ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà nghiên
cứu, phê bình của Việt Nam Nhìn chung, các bài nghiên cứu, chuyên luậnđều đã nói lên được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,nhiều khía cạnh của tác phẩm đã được nói tới như nhân vật, không gian, thờigian, yếu tố huyền ảo, kết cấu, Riêng trên bình diện văn hóa, chúng tôi thấycác công trình chưa đề cập đến nhiều, mặc dù một số các công trình cũng đã
có nhắc đến nhưng không đáng kể Vì vậy, trên cơ sở những thành tựu đã đạtđược của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc
để tiếp bước tìm hiểu Trăm năm cô đơn với đề tài: Làng Macondo - biểu tượng văn hóa Mĩ Latin trong Trăm năm cô đơn (Gabriel Gacia Marquez).
Trang 113 Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Làng Macondo - biểu tượng văn hóa Mĩ Latin trong Trăm năm
cô đơn (Gabriel Gacia Marquez)” được thực hiện nhằm xem Macondo như
một hình ảnh thu nhỏ của châu Mĩ Latin Từ đó thấy được một số nét đặc
trưng của văn hóa Mĩ Latin được G.G.Marquez khắc họa trong Trăm năm cô
đơn.
Khóa luận đã góp thêm được một hướng tiếp cận mới đối với tiểu
thuyết Trăm năm cô đơn.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài: “Làng Macondo - biểu tượng văn hóa Mĩ Latin trong Trăm
năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez)”, chúng tôi tập trung khai thác những
nét văn hóa tiêu biểu của Mĩ Latin thông qua ngôi làng Macondo trong cuốn
tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.G Marquez.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tập trung khảo sát tác phẩm “Trămnăm cô đơn” dựa theo bản dịch của Nguyễn Đức Trung - Phạm Đình Lợi vàNguyễn Quốc Dũng (NXB Văn học, 2008) Văn hóa là một khái niệm mangnội hàm rộng, do khuôn khổ có hạn của một khóa luận nên chúng tôi chỉ tìm
hiểu một số nét đặc trưng của văn hóa Mĩ Latin trong Trăm năm cô đơn.
Ngoài ra người viết còn tham khảo các tài liệu liên quan tới văn hóa MĩLatinh, đất nước Colombia, các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp tác giảGabriel Garacia Marquez
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp mà chúng tôi
sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, điều này xuất phát từ chínhđặc điểm của đề tài Cụ thể, chúng tôi chú ý đến những sự kiện trong lịch sử
Trang 12Mĩ Latin và Colombia, diễn biến của các giai đoạn lịch sử, tình hình chính trị,
xã hội của Colombia là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu sự phản ánh
lịch sử qua ngôi làng Macondo trong Trăm năm cô đơn Vận dụng phương
pháp phân tích – tổng hợp giúp cho việc xác định mối liên hệ mật thiết giữa
lịch sử Colombia và hiện thực trong Trăm năm cô đơn có hiệu quả Từ đó,
những biểu tượng văn hóa nổi bật của Mĩ Latin sẽ được làm nổi bật lên
Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu ýnghĩa, cũng như sự khác biệt giữa các mặt đối lập của văn hóa Mĩ Latin trong
Trăm năm cô đơn.
Phương pháp thống kê: chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm
ra các nhân vật mang những dòng máu, quốc tịch khác nhau đã đặt chân đếnMacondo, từ đó nhấn mạnh được tính đa dạng sắc tộc ở Mĩ Latin
6 Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm 2 chương chính:
Chương 1: MACONDO - SỰ GIAO THOA GIỮA CÁC NỀN VĂNHÓA CỦA MĨ LATIN
Chương 2: MACONDO - CÁC MẶT ĐỐI LẬP VỀ VĂN HÓA CỦA
MĨ LATIN
Trong khuôn khổ hai chương của khóa luận, chúng tôi chủ yếu đi sâuvào tìm hiểu và nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến xã hội và phươngdiện văn hóa vật chất tinh thần của làng Macondo, được xem xét và tham
chiếu thông qua tiểu thuyết Trăm năm cô đơn Vì vậy mà có những nét văn
hóa được viết trong tác phẩm là được nhìn từ cảm quan của chính tác giả, sẽkhông tránh khỏi có một số nét văn hóa được viết ra từ sự tìm tòi sáng tạo củatác giả tại nhiều góc nhìn khác nhau về đất nước mình Cũng chính vì thế,những nét văn hóa mà chúng tôi chỉ ra trong khóa luận, là dựa trên cơ sở thamchiếu, bóc tách từ cuốn tiểu thuyết này, từ đó nghiên cứu rộng ra để xem xét lígiải về một góc văn hóa của Mĩ Latin
Trang 13NỘI DUNGChương 1: MACONDO - SỰ GIAO THOA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA
CỦA MĨ LATIN
Ở chương này, chúng tôi đề cập tới những vấn đề liên quan tới sự giao
hòa giữa các nền văn hóa có trong Trăm năm cô đơn thông qua ngôi làng
Macondo Từ đó làm nổi bật lên được những khía cạnh văn hóa tiêu biểu củaMacondo nói riêng và Mĩ Latin nói chung Trước hết, ta nên hiểu về kháiniệm văn hóa, để từ đó có thể tìm ra được những đặc trưng tiêu biểu của vănhóa Mĩ Latin Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi một nhậnđịnh lại phản ánh một cách nhìn khác nhau Từ những năm 1952, hai nhànhân loại học Mỹ là Alfref Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê cótới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa Văn hóa được đề cập đến trongnhiều lĩnh vực như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, văn hóa học, xãhội học và mỗi một lĩnh vực thì định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thông và đức tin” [14].
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra vàphát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóalại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xãhội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình
xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động vàtương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống,
Trang 14hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà docon người tạo ra.
Nội dung của chương một nhằm tạo được cái nhìn khái quát về một nềnvăn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Mĩ Latin
1.1 Vùng đất đa chủng tộc
1.1.1 Nơi hội tụ của nhiều dòng máu
Nhắc tới Mĩ Latin, người ta nghĩ ngay tới một vùng đất đa sắc tộc nhất
trên thế giới Làng Macondo trong Trăm năm cô đơn như một Mĩ Latin thu
nhỏ với rất nhiều những con người của nhiều quốc tịch, chủng tộc khác nhau.Đầu tiên, phải kể đến cuộc chinh phạt của thực dân Tây Ban Nha vào thế kỉ
XV, Marquez đã tái hiện trong rất nhiều chi tiết Trong chuyến đi tìm conđường khai thông Macondo với thế giới bên ngoài, Jose Arcadio Buendia
cùng những người bạn của mình đã tìm thấy: “ một chiếc tàu Tây Ban Nha
khổng lồ, màu trắng và bụi bậm, nổi lên giữa những cây dương xỉ và chà là trong ánh sáng ban mai dịu dàng ” [11,35] Xác con tàu chính là dấu vết còn
sót lại của thực dân Tây Ban Nha Và trong một lần đào bới tìm vàng bằng haithanh nam châm của Melquiades, Jose Arcadio Buendia cũng tìm thấy những
dấu tích của cuộc chinh phục đó: “Vật duy nhất mà ông đào bới được là một
bộ áo giáp trụ từ thế kỷ XV, bị lớp han gỉ phủ kín, bên trong như một quả bí khổng lồ chứa đầy đá Khi Jose Arcadio Buendia và bốn người đàn ông trong đội khai quật của mình tháo rời được bộ áo giáp trụ này, họ thấy một bộ xương người đã hóa vôi, cổ còn lủng lẳng đeo một hộp thánh tích bằng đồng đựng mớ tóc phụ nữ” [11,24] Bộ xương người đó phải chăng là hình ảnh của
những conquistados - người tiên phong Tây Ban Nha chinh phục và khai phá
châu Mĩ ở thế kỉ XV
Tiếp đến là đoàn người Digan, cứ vào cuối tháng ba hằng năm là họ lại
có mặt tại Macondo để quảng cáo những phát minh mới Những phát minh
Trang 15này tuy đã lỗi thời nhưng lại là điều vô cùng mới mẻ đối với người dânMacondo Trong đoàn người Digan này có Melquiades là thân thuộc nhất vớigia đình Buendia Sau này khi cụ chết đi, linh hồn cụ vẫn trở về đây như khicòn sống Ở Macondo còn có khách sạn của một trong những người Arập đầutiên đến đây đổi đồ vật lấy vẹt đuôi dài dựng lên Trong gia đình Buendia, cònxuất hiện rất nhiều những con người mang những quốc tịch khác nhau Một
cô thôn nữ người Anhdieng tên là Visitaxion, đã phải trốn khỏi làng bởi dịchbệnh mất ngủ đang hoành hành ở bộ tộc mình Cô và em trai đều là nhữngngười hiền lành, chịu thương chịu khó nên Ursula đã giữ lại để giúp đỡ bàviệc nhà Trong tác phẩm, mầm mống và cách chữa trị bệnh mất ngủ đều donhững người “ngoại lai” đem đến Macondo Rebeca - con nuôi của gia đìnhBuendia đã mang căn bệnh mất ngủ đến mà không ai biết rõ nguồn gốc của nó
là từ đâu Ta có thể thấy rằng, bệnh dịch này tấn công Macondo từ bên ngoài,
mở đầu cho những ảnh hưởng ngoại lai, tàn phá ngôi làng Chàng trai người
Ý, Pietro Crespi, một thanh niên trẻ, đẹp trai và có học nhất ngôi làng đãmang đến một màu sắc hiện đại mới cho gia đình Buendia Chàng đã dạy mọingười khiêu vũ với cây đàn piano tự động.Amaranta Ursula từ Bỉ trở về saukhi kết thúc khóa học với Gaston - người chồng mang quốc tịch Phần Lan.Gaston đến Macondo và đã nảy ra ý định sẽ xây dựng một sân bay ở đây Thếnhưng cuối cùng ý định đó đã bị dập tắt, bởi những người bạn thân của ông đãlừa dối ông Và sau một thời gian ông cũng trở lại Bỉ và không bao giờ quaylại Macondo nữa
Những người Hoa Kì đã đến Macondo để lập đồn điền chuối Họ đã chiphối toàn bộ cuộc sống ở Macondo Mảnh đất dần trở nên sầm uất hơn bao giờhết, văn minh tràn đến, rạp chiếu phim xuất hiện, điện thoại được lắp đặt, rấtnhiều chuyến tàu hỏa đi đi về về cùng với đó là vô số những tệ nạn xã hội.Người Hoa Kì đã biến Macondo thành thị trấn ăn chơi vào hạng bậc nhất.Ngôi nhà Buendia hiếu khách luôn luôn mở cửa đón khách vào ăn uống suốtngày
Trang 16Với sự xuất hiện của nhiều con người mang những quốc tịch khác nhaunên ngôn ngữ cũng có sự pha trộn mạnh mẽ, điển hình đó chính là tiếng TâyBan Nha Chính vì cuộc chinh phạt của thực dân Tây Ban Nha lên mảnh đất
Mĩ Latin trong thời gian khá dài nên người dân ở đây dần sử dụng tiếng TâyBan Nha thành thạo, song song với tiếng bản địa Rebeca - con gái nuôi nhàBuendia sử dụng rất thành thạo tiếng Tây Ban Nha, cô nói lưu loát như nóitiếng của những người Anhdieng Aureliano từ bé đã dửng dưng với thế giớibên ngoài thế nhưng cậu lại ham học hỏi và khám phá những bí ấn của tấm dathuộc Lâu dần, cậu đã thông hiểu nhiều thứ tiếng như tiếng Phạn, tiếng Anh,tiếng Pháp Chính những con người đến với vùng đất này đã làm phong phúthêm vốn ngôn ngữ nơi đây
1.1.2 Các kiểu người tiêu biểu
Từ một vùng đất có nhiều dòng máu, sắc tộc đa dạng như vậy, thìMacondo nói riêng và Mĩ Latin nói chung sẽ có vô số những kiểu người khácnhau Mỗi con người, mỗi dòng máu lại có những tính cách riêng biệt, không
ai giống ai Khi đọc Trăm năm cô đơn, người ta nhận thấy ngay rằng chính
gia đình Buendia là một mô hình thu nhỏ của xã hội Mĩ Latin với những conngười có tính cách hoàn toàn khác nhau Nhưng nếu xét ở một khía cạnh nào
đó, có thể nhận thấy rằng gia đình Buendia chính là đại diện cho một số lớpngười trong xã hội Colombia có liên quan đến vấn đề lịch sử Vì hầu hết cácBuendia đều tham gia vào những sự kiện lịch sử mà G.G Marquez tái hiện
trong Trăm năm cô đơn.
Trước hết là cụ tổ Jose Arcadio Buendia, cụ mang hơi hướng củanhững con người tiền sử có dòng máu phiêu lưu, chinh phục và khát khaokhám phá của dân bản địa Nhân vật này vừa đại diện về tầm vóc của bậc tiềnkhu đi khai phá vùng đất mới lại vừa đại diện cho sự ấu trĩ lỗi thời về khoahọc kĩ thuật của người bản địa thời kì chinh phục.Con đường đến với khoa
Trang 17học của Jose Accadio Buendi là con đường vòng, tốn rất nhiều công sức, tiềncủa Rất nhiều lần cụ đã phải bỏ tiền ra để đổi lấy những phát minh “vĩ đại”
có khi chỉ ngang với đồ chơi của bọn trẻ con, như thanh nam châm chẳng hạn.Nhưng chính từ sự tư duy đơn giản có phần hão huyền đó mà cụ đã vực lêntrong chính bản thân mình, đại tá Aureliano và nhiều thế hệ sau đó cũng cógiấc mơ nghiên cứu khoa học, tìm hiểu tự nhiên để phục vụ đời sống conngười Chính sự chịu khó, cần cù và trí thông minh thiên bẩm mà dần cụ đãtrở thành một người thợ kim hoàn, một người thợ cơ khí giỏi giang
Jose Arcadio Buendia cũng là một con người có sức khỏe, nó đã tô đậmchất đàn ông và bản lĩnh nam nhi của ông Nếu trong khi đi tìm vùng đất mới
mà không có sức khỏe thì cụ và những người thành lập làng Macondo khó cóthể sống sót Sự mạnh mẽ của ông còn được thể hiện khi ông bất bình vớithanh tra Moscote trước việc Moscote yêu cầu mọi người trong làng quét sơntường nhà màu xanh thay vì màu trắng trước đó Jose Arcadio Buendia đã túm
cổ áo thanh tra Moscote, và yêu cầu ông ta rời khỏi làng vì cụ không muốnphải giết người lần nữa
Cụ cũng biểu trưng cho sự thông minh, trí tuệ hơn người, khát khaocuộc sống tự do,hạnh phúc Tuy vậy sống trong cô đơn lâu ngày, cụ dần dầnhóa điên, đến mức mọi người phải trói cụ vào gốc cây dẻ Jose ArcadioBuendia là hiện thân của lí trí, của người lao động, kiên trì và nhẫn nại
Bà tổ mẫu Ursula trở thành hình ảnh tiêu biểu cho mẫu người phụ nữLatin trong vai trò quán xuyến gia đình và nuôi dạy con cái cùng đức tính cầnmẫn, dịu dàng,kiên nghị Bà không những được xem là người mẹ vĩ đại, màcòn được coi là người phụ nữ đức hạnh của văn chương Ursula là một người
phụ nữ chăm chỉ, người kể dành cho bà nhiều lời ca ngợi: “Đức cần mẫn của
Ursula sánh ngang với đức cần mẫn của chồng mình Bà năng nổ, mảnh khảnh, kiên nghị Người đàn bà run rẩy mà chẳng một ai nghe thấy bà cất
Trang 18tiếng hát trong suốt cả cuộc đời mình, là người có mặt ở khắp chốn kể từ lúc trời vừa bừng sáng cho đến khi tối mịt, lúc nào cũng bận bịu với đàn gà kêu chíp chíp Nhờ có bà, nền nhà đất nện không chút bụi, tường đất không vấy bẩn, bàn ghế giường tủ do chính bàn tay vợ chồng bà làm nên lúc nào cũng sạch sẽ, và những rương hòm cũ đựng quần áo lúc nào cũng dịu thơm mùi húng dổi” [11,35].
Không những sinh con và nuôi dạy chúng tử tế, Ursula còn là trụ cộttrong gia đình, người kiếm tiền, người giữ gìn nền nếp gia phong trong nhà
Bà có vai trò cực kì quan trọng trong gia đình Buendia, chính bà là người uốnnắn những hành động thiếu chín chắn của cánh đàn ông nhà Buendia Lần đầutiên là bà đã thẳng tay cầm roi đánh đứa cháu Arcadio khi nó đòi giết thônggia của gia đình Lần tiếp theo là bà ngăn đại tá Aureliano giết bạn thân củamình là Gerineldo Marquez Ursula một phần muốn họ giữ đạo làm người,một phần vì muốn họ nhận ra tội lỗi của mình
Rebeca và Amaranta cũng được Ursula quan tâm rất nhiều Việc bàtrông chừng Pietro Crespi khi anh ta đến tán tỉnh Rebeca cho thấy một thái độnghiêm túc của bà trong hôn nhân Và nhất là khi bà biết hai cô con gái đềuthầm yêu trộm nhớ Pietro Crespi thì bà đã tự nguyền rủa rằng tại sao lại đimua cây đàn piano tự động, bỏ học thêu và để tang một cái tang không ngườichết trong thời kì dài
Cuộc đời Ursula đã phát hiện ra quy luật của vòng đời, cụ nỗ lực tạonên sự đồng nhịp giữa các con tim trong gia đình Buendia và sự hài hòa của
họ với thế giới bên ngoài Cụ thấu hiểu tâm can của con cháu, cụ là tâm điểmcủa các thế hệ, mang lại chất keo dính bằng lương tri và nhân phẩm Cái chếtcủa Ursula chính là việc cả dòng họ bị suy thoái, mặc dù điều mà cụ vẫn hằngmong ước đó là một cuộc sống vĩnh cửu cho dòng họ Buendia
Trang 19Đại tá Aureliano phát động ba mươi hai cuộc nổi dậy có liên quan trựctiếp đến các cuộc nội chiến ở Colombia Chàng là hiện thân của thành phầnlãnh đạo cuộc cách mạng trên toàn vùng biển Caribe giữa phái Bảo hoàng và
Tự do diễn ra trong lịch sử Aureliano trước đó không hề quan tâm tới chínhtrị, cũng chẳng quan tâm đến phái Tự do hay Bảo hoàng Nhưng khi biết được
sự gian lận trong phiếu bầu của bố vợ thì Aureliano mới bắt đầu tham gia vàochính trị Cuộc đời binh nghiệp của Aureliano ngày càng khẳng định tài năngcủa chàng Và rồi chàng đã trở thành linh hồn của quân đội Tự do Trải qua
vô vàn khó khăn, đội quân của Aureliano đã mang về rất nhiều chiến công,làm cho phái Bảo hoàng nhiều lần phải khổ sở, khốn đốn Aureliano đã trởthành biểu tượng của người anh hùng và là một huyền thoại trong mắt nhữngngười yêu tự do
Nhưng lâu ngày, chiến tranh đã biến Aureliano thành một kẻ độc tài,kiêu ngạo, chỉ chiến đấu cho niềm kiêu hãnh cá nhân Đó phải chăng là conđường chung của những kẻ nắm trong tay quyền hành và bất cứ khi nào có thểban sự sống và cái chết cho bất cứ ai Khi chàng trở về nhà, tất cả mọi người
kể cả Ursula cũng không thể động được đến chàng, mọi người phải đứng cáchchàng ba mét và bên cạnh chàng luôn luôn có đội cận vệ bảo đảm an toàn chochàng Aureliano đích thực là đã trở thành một tên độc tài khốn kiếp rồi Vàđỉnh cao là việc Aureliano ra lệnh tử hình người bạn chí cốt của mình làGerineldo Marquez Nhưng thực chất trong con người Aureliano luôn tồn tạimâu thuẫn Một mặt là chàng muốn đẩy nhanh cải cách để mang tự do và bìnhđẳng cho mọi người Một mặt chàng gặp phải sự chống đối của những ngườigiàu đi theo cách mạng chỉ để nắm chính quyền Như vậy, quân đội được gọi
là “tự do” này thực chất chỉ là đám ô hợp, không vì lí tưởng cao cả mà chỉ vìlợi ích cá nhân Vậy thì một người như đại tá Aureliano làm sao có thể chấpnhận được Tại thời điểm này thì Aureliano là hiện thân của lí tưởng cáchmạng Người cháu Arcadio cũng tham gia cuộc chiến hào hùng như người
Trang 20chú nhưng anh ta là kẻ dâm đãng, hiếu chiến, bạo lực và sử dụng quyền lựccách mạng như một tên độc tài khát máu.
Nhân vật Jose Arcadio Segundo từng làm đốc công cho đồn điền chuối
và là người trực tiếp tham gia vào cuộc đình công của công nhân trên sân gavào ngày thứ sáu định mệnh Và chính ông đã chứng kiến tận mắt cảnh thảmsát hơn ba ngàn người biểu tình vô tội của quân đội - một sự kiện có thậttrong lịch sử Colombia Còn Fernanda del Carpio thuộc lớp người sùng đạođến mức cuồng loạn Đó là sự ám thị quá nặng nề của nhà thờ Công giáo cùngảnh hưởng của văn hóa thực dân đã ăn sâu vào một bộ phận người bản địa.Ngoài ra, cuộc sống đầy bản năng nhục dục, hưởng thụ, ăn chơi của nhữngngười đàn ông cùng tên Jose Aricadio (kể cả Aureliano Segundo) là ẩn dụ cholối sống buông thả, sa đọa của lớp người trong xã hội Mĩ Latin do ảnh hưởngcủa sự lai căng văn hóa phương Tây, lối quân phiệt thân Mĩ Điều này bộc lộ
rõ ở Aureliano Segundo khi trở thành trụ cột của gia đình Buendia gắn liềnvới giai đoạn công ty chuối đến Macondo Ảnh hưởng từ lối sống của nhữngngười ngoại quốc với tiệc tùng và nhảy nhót, mức độ ăn chơi trác táng củaAureliano Segundo đã vượt xa các bậc tiền bối Đỉnh điểm của thói ngôngcuồng, phóng túng của ông ta là hành động phản kháng lại lời than trách của
Ursula bằng cách đem tiền dán khắp nhà: “có một ngày Aureliano Segundo
thức dậy với niềm vui điềm tĩnh, cầm một sọt tiền giấy, một xô hồ và một chổi phết hồ, hát trong họng những bài hát cũ của cụ Francisco - Con người, rồi dán những tờ bạc một đồng peso lên tường nhà, dán từ trên xuống dưới, cả bên trong lẫn bên ngoài… kể từ bức tường mặt tiền đến tận nhà bếp, kể cả cầu tiêu và phòng ngủ, rồi ném số tiền thừa xuống sân” [11,298].
1.2 Tín ngưỡng, tôn giáo
1.2.1 Thế giới linh hồn và sự coi trọng đời sống tâm linh
Những linh hồn hay còn gọi là hồn ma, oan hồn, ma quỷ là những thứđược con người hư cấu, tưởng tượng ra, chúng không hề có thật mà cho đến
Trang 21ngày nay khoa học cũng chưa xác minh được điều này Trong trí tưởng tượngcủa con người, những linh hồn được tạo ra nhờ niềm tin vào một thế giới khác
- một thế giới tồn tại song song với thế giới thật Linh hồn được nhắc tới vớinhững điều linh thiêng và không thể lí giải, nó ăn sâu vào tâm thức của nhữngcon người tin linh hồn là có thật, không phải là thêu rệt gì cả
Trong Trăm năm cô đơn, G.G Marquez đã xây dựng một thế giới linh
hồn cùng chung sống với con người trong một không gian Những linh hồn đócùng đi lại, nói chuyện, tâm sự với mọi người như cùng một thế giới Dườngnhư giữa họ không có một khoảng cách nào vậy Prudenxio Aghila chỉ vì một
lời nói lỡm: “Tao mừng cho mày và để xem cái con gà này có làm ơn cho vợ
mày không.” [11,28] mà bị Jose Arcadio Buendia đâm chết nhưng linh hồn
của ông vẫn chưa giải thoát Ông hiện lên lúc thì đứng cạnh cái chum, với vẻmặt rầu rĩ, tái xanh, luôn thường trực sự oán trách những con người của dòng
họ Buendia “Có một đêm mất ngủ, Ursula ra sân uống nước, đã nhìn thấy
Prudenxio Aghila đứng ngay bên cạnh chum Anh ta đứng đấy, xanh tái, vẻ rầu rĩ, đang muốn dùng nắm rơm cọ bát để nhét vào lỗ thủng nơi cổ họng ”
[11,33] rồi hai đêm sau đó Ursula tiếp tục nhìn thấy Prudenxio Aghila trong
nhà tắm, “đang dùng bã lau lau vết máu đọng ở cổ Đêm khác cô lại thấy anh
ta đang đi lại dưới mưa.” [11,33] Ursula và Jose Arcadio Buendia luôn luôn
thấy bóng ma của Prudenxio Aghila vì sự “dằn vặt bởi chính nỗi buồn mênh
mang của người chết từ trong mưa nhìn anh, bởi chính nỗi thương cảm sâu sắc của người chết đối với những người sống, bởi chính cơn đói khát của người chết lục lọi khắp nhà để tìm nước dấp bã lau.” [11,34] Sự dằn vặt đó
đã ăn sâu vào dòng họ Buendia, cái chết của Prudenxio đã tạo nên nỗi hoàinhớ của lương tri bị cắn dứt Rồi Jose Arcadio Buendia cũng trò chuyện vớihồn ma Prudenxio, họ nói với nhau về việc chọi gà, những chuyện vềAureliano hay chính những người tắm cho Jose Arcadio Buendia và chính
Trang 22Prudenxio cũng là người vỗ vai Jose Arcadio Buendia đi về cõi bên kia Prudenxio chết mà như chưa chết, ông sống một cuộc sống như những ngườibình thường, cũng có những hành trình tìm kiếm, cũng già đi theo năm tháng,
và thậm chí là còn sống tốt hơn trước
Cũng như Prudenxio, Menkyadet khi chết đi cũng không hoàn toàn làbiến mất, linh hồn của cụ vẫn phảng phất đi lại trong các phòng AurelianoSegundo đã gặp và nói chuyện với cụ Menkydiet ở trong phòng cụ Mặc dù cụ
đã chết nhưng căn phòng vẫn rất sạch sẽ, dường như khi chết đi nhưng cụ vẫntiếp tục các công việc nghiên cứu trước đây của mình Aureliano Babiloniacũng gặp cụ Menkydiet trong phòng Cụ đã dạy cho cậu vài điều, chỉ chỗ để
cậu mua sách “ở trên con đường chạy đến bờ sông, nơi ở thời kì Công ty
chuối người ta thường xem hậu vận và đoán mộng, trong cửa hàng sách của một nhà thông thái người xứ Catalunha ” [11,429] Đây cũng là lần cuối
cùng mà cụ Menkidiet xuất hiện, cụ đã bình tâm để đi đến cái chết vĩnh hằng.Chết mà như chưa chết, đi từ thế giới này sang thế giới kia, thậm chí lại cómột thế giới khác mơ hồ hơn Sự sống và cái chết ở đây không có sự tách biệtquá lớn nên cái chết ở đây là một điều nhẹ nhàng và là tất yếu
Hồn ma của Jose Arcadio Buendia khi chết đi cũng đi quanh quẩn trongnhà Ursula gặp ông, bà khóc dưới gốc cây dẻ, ánh mắt bà nhìn đại táAureliano Buendia Jose Arcadio Buendia thông báo cho vợ mình rằng contrai của họ - ngài đại tá sắp chết
“- Mẹ bảo gì? - Ngài hỏi.
“- Trông ông ấy rất buồn, - Ursula trả lời, - chắc ông ấy nghĩ rằng con sẽ chết.” [11,302]
Đại tá Aureliano Buendia cũng gặp cha mình trong túp lều, xưởng sảnxuất cá vàng, hồn ma đang ngủ vật vờ Fecnanda cũng bắt gặp hồn ma JoseArcadio Buendia thẩn thơ ngồi trước cửa phòng khi bà chơi đàn tiểu dươngcầm
Trang 23Trước khi Aramanta chết, có một nữ thần chết đã hiện lên để thông báotrước cho bà biết cái chết của mình, nhưng lại không có ngày giờ cụ thể Chỉcho đến khi bà may xong tấm khăn niệm thật đẹp.
Ngoài những hồn ma trong nhà Buendia ra thì còn có những hồn makhác Những hồn ma này thuộc rất nhiều thế hệ khác nhau Ursula gặp lại bà
cố nội Petrolina Igoanan, bà Trankinilan Maria Alacoke, ông mình làAureliano Arcadio Buendia, cha là Aureliano Igoaran, gặp lại mẹ, ngườianh có đuôi lợn, tất cả ngồi trên những chiếc ghế dựa vào tường Họ đếnkhông phải là một cuộc viếng thăm mà là như đi dự một đám tang, dường như
là muốn báo cho Ursula biết rằng cái chết của bà đang đến rất gần PilaTecnera đã gặp lại đại tá Aureliano Buendia vào những ngày cuối cùng trướckhi trút hơi thở cuối cùng với làn da vàng, người gầy gò, ốm yếu Thậm chí,khi Aramanta Ursula và Aureliano Babilonia trong những cuộc thác loạn vẫnthấy các bóng ma đi lại trong nhà đánh thức họ: họ nghe thấy Ursula đangchiến đấu với các luật lệ, Jose Arcadio Buendia đang tìm kiếm những phátminh, tìm tòi hão huyền, Fecnanda đang rì rầm đọc kinh, đại tá AurelianoBuendia đang mải mê với các cuộc chiến và những con cá vàng, AurelianoSegundo đang mệt mỏi với những bữa tiệc nhậu nhẹt điên cuồng Một trongnhững linh hồn còn được nhắc tới đó là những người thầy thuốc vô hình màFecnanda đã viết thư để hỏi về bệnh tình của mình, cầu xin sự bình yên saukhi thấy đồ đạc trong nhà mình có sự xáo trộn rồi những chiếc vòng bị biếnmất Và cuối cùng thì bà nhận lại được câu trả lời là không có dấu hiệu bệnhtật gì
Ta thấy rằng, giữa những người còn sống và những người đã chết luôn
có sự liên kết chặt chẽ Dường như cái chết chỉ làm thay đổi một chút cuộcsống của họ mà thôi: họ vẫn đi lại, trò chuyện với nhau, làm những công việc
mà họ vẫn thường làm khi còn sống Những linh hồn, bóng ma đó thực chấtchỉ là do tác giả tưởng tượng ra, nhưng lại khiến cho độc giả có cảm giác rất
Trang 24chân thật, không hề nghi ngờ về tính kì ảo của nó và tin tưởng vào một thếgiới linh hồn có thật, vô cùng sinh động này.
1.2.2 Sự hòa nhập các tôn giáo khác
Năm 1492, Christopher Columbus đã có một cuộc hành trình tìmđường đến Ấn Độ và ông đã tình cờ phát hiện ra châu Mĩ, mở đầu cho cuộcchinh phục của Tây Ban Nha đến miền đất này Nhưng hành trình đó khôngphải là chỉ có sự ủy thác của vương quốc Tây Ban Nha mà còn của Đức giáohoàng và giáo hội Thiên chúa giáo La Mã Do đó, mục đích của cuộc hànhtrình không chỉ là con đường tìm kiếm những thứ đồ xa xỉ đắt tiền, những gia
vị hiếm có mà đó còn là mục đích truyền đạo:“Các hoàng tử - những tín đồ
Đạo Cơ Đốc, tôn thờ và mong muốn mở rộng niềm tin Công giáo linh thiêng,
là những người chống lại giáo lý Mahomet cũng như mọi hình thức sùng bái thần tượng và dị giáo - đã cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền đất của Ấn Độ”(trích nhật ký C.Columbus về chuyến đi năm 1492) [2,79] Theo
như các nhà sử học đã giải thích thì việc đối xử với những dân tộc ngoại đạotrên thế giới của những người trong đạo Kitô giáo là cả một vấn đề Theo nhưmột chủ thuyết trong đạo Kitô thì những người dân ngoại đạo có quyền sốngtheo ý muốn, vậy có nghĩa là những người trong Kitô giáo không thể tự nhiên
mà chiếm lấn cuộc sống của họ được Nhưng mặt khác thì Đức giáo hoàngcũng dành cho mình một quyền can thiệp để cứu vớt linh hồn của những kẻ
mà giáo hội cho là vô thần Cho nên khi Colombus từ vùng Caribe trở về vàbáo cáo lại rằng người dân bản địa chưa hề biết gì về Kitô giáo và họ sẵn sàngtheo một đạo nào đó thì giáo hội của Thiên chúa giáo đã dùng vương triềuTây Ban Nha như một công cụ để thực hiện việc truyền đạo cho người da đỏ.Vào khoảng những năm 1493, Đức giáo hoàng đã ủy thác trách nhiệm truyềnđạo cho vương triều Tây Ban Nha, để đổi lại thì Tây Ban Nha đã được quyềnchinh phạt những nước này, và từ đó mà văn minh châu Âu đã đến được với
Trang 25châu lục mới này Quân viễn chinh của Tây Ban Nha bao gồm lính và cố đạo
đã sang xâm lược “tân thế giới” Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy quátrình thuộc địa hóa này mang nặng tính chất tôn giáo, nhà thờ và các cha xứluôn luôn có mặt cùng với chính quyền Điều này ta có thể thấy ngay tronglịch sử của Mĩ Latin và nó dường như là một công thức quen thuộc trong việcxây dựng chính quyền và chính trị của Mĩ Latin Ở đây, ta thấy có hai yếu tốluôn luôn song hành, cùng kết hợp mật thiết với nhau đó là quyền lực thầnquyền của Cơ đốc giáo và quyền lực bạo lực của bọn thực dân nhằm đàn áplại tín ngưỡng của người bản xứ, đồng thời các thầy phù thủy còn khống chếcác thủ lĩnh bộ lạc da đỏ Trong trận chiến Cajamarca vào năm 1532 -vớichiến thắng thuộc về phía Tây Ban Nha với người bản địa, thì thần quyền vàbạo lực đã phát huy sức mạnh tuyệt đối của chúng tại Mĩ Latin Tại thành phốcao nguyên Cajamarca (Peru), 80.000 chiến binh Inca đã tử trận do 168 línhTây Ban Nha của Francisco Pizarro chỉ huy (nhưng người lãnh đạo chủ yếu
và ra lệnh tấn công là đức cha Vicente de Valverde) cùng các vũ khí hiện đạinhư súng, gươm, giáo và bắt sống vua Atahualpa của người da đỏ Khi vuaAtahualpa ném quyển Kinh thánh xuống đất, nhân danh Chúa, đức cha đã ra
lệnh cho quân đội: “Đến đây! Những người Công giáo, hãy đến đây! Hãy tấn
công bọn kẻ thù chó má này, kẻ đã dám cự tuyệt những gì là của Chúa…Hãy tiến lên trừng trị nó đi, ta sẽ tha tội cho các con” [2,79].
Cũng không nằm ngoài quy luật trên, quá trình thực dân Tây Ban Nha
thuộc địa hóa đối với Colombia cũng vậy Trong Trăm năm cô đơn, G.G
Marquez cũng nhắc đến vấn đề này dưới cái nhìn chế giễu lại sự lố bịch củanhà thờ Thiên Chúa giáo, đó là những trò lừa bịp trắng trợn nhằm xóa bỏ tưtưởng, lối sống cũ của người dân Macondo Nhân vật cha Nicanor chính là đạidiện cho tôn giáo của thực dân Tây Ban Nha truyền bá vào Colombia Ngaykhi quan thanh tra Mocoste đặt chính quyền ở Macondo thì lập tức cha
Trang 26Nicanor cũng đến và cắm cây thập tự xuống mảnh đất này Từ một ngôi làngyên bình, Macondo từ đây đã xảy ra những biến cố lớn, để rồi biến mất hoàntoàn sau một trăm năm Trước hết, G.G Marquez đã miêu tả ngoại hình của
cha Nicanor một cách khá hài hước “cha có nước da đến là buồn thảm cứ dán
chặt lấy xương, có cái bụng ỏng tròn vo, mang dáng vẻ hiền quá hóa đần của một vị thần già” [11,141] Cha Nicanor đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên trước
vẻ “thô kệch quê mùa” cùng với lối sống theo tự nhiên của dân chúngMacondo khi quan thanh tra Mocoste mời đến làm lễ cưới cho con gái và cha
nghĩ rằng “…mảnh đất này cần hạt giống của Thượng đế hơn bất kỳ nơi nào,
cha bèn quyết định ở lại thêm một tuần lễ nữa để giáo hóa làng này thành một làng của Chúa…” [11,142] Người dân ở Macondo đã kháng cự quyết liệt,
không ai nghe cha và “họ trả lời cha rằng trong nhiều năm ròng họ sống
không có sự chăn dắt của cha xứ, rằng họ tự mình giải quyết một cách trực tiếp với Thượng đế những vướng mắc của linh hồn và họ đã hoàn toàn bỏ thói xấu gây tội ác” [11,142] Cha Nicanor đã có những hành động hết sức nực
cười như dùng những lời kêu gọi khẩn thiết và nhiều trò lừa bịp khác nhưuống socola nóng để tự nâng mình lên khỏi mặt đất, rồi tiến hành quyên tiềnxây dựng nhà thờ, kêu gọi mọi người đi dự lễ misa - những thứ đó hoàn toàn
xa lạ với người dân ở Macondo Qua cách thuyết giảng, truyền đạo và cáchsống của các linh mục, tác giả đã chỉ rõ thói đạo đức giả của họ Họ không tự
ý thức được hành động của họ chỉ như một trò cười, rõ ràng việc mà các nhàtruyền đạo ép người dân bỏ lối sống của mình để đi theo một thứ mà họkhông tin là một trò hề Người dân Macondo đến dự lễ Misa không phải vì
đức tin với nhà thờ hay kính trọng các linh mục mà “rất nhiều người vì tò mò
đã đến Một số người khác vì nhớ nhung Số khác đến dự lễ misa để khỏi bị Thượng đế coi cái lập trường trung gian của mình như một sự chống đối cá nhân” [11,143].
Trang 27Xung đột chính trị giữa phái Tự do và phái Bảo hoàng cũng có sự gópmặt của nhà thờ Một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc nội chiến kéodài trong nhiều năm là do có những bất đồng quan điểm về tôn giáo của haiđảng phái này Trên thực tế, nhà thờ Công giáo không chỉ có vai trò trongcông cuộc chinh phục mà còn duy trì ảnh hưởng của mình xuyên suốt lịch sửColombia Trong vụ ám sát mười bảy người con trai của đại tá Aureliano thìsức mạnh của bạo lực thực dân và ảnh hưởng của nhà thờ đã phát huy tối đasức mạnh của nó Marquez miêu tả rằng: các Aureliano đã bị đánh dấu chữthập bằng tro - biểu tượng của thánh giá nhà thờ trên trán và phát súng oannghiệt bí ẩn nhằm vào dấu hiệu của cái chết đó đã tiêu diệt những mầm mốngphản kháng quật cường của dòng họ Buendia Trong cuộc nội chiến kéo dài ởMacondo, các linh mục đều rụt rè bất lực trước cảnh khủng bố và luôn bị ámảnh vì các phẩm chất đạo đức hơn là những cái chết thương tâm, những dòngmáu chảy.
Lối sống hà khắc, có phần lạnh lùng của Fernanda del Carpio - vợ củaAureliano Segundo cũng là do ảnh hưởng của nhà thờ Công giáo Fernanda
được sinh ra và lớn lên ở “một thành phố buồn thê lương với những đêm đầy
sợ hãi vang lên tiếng xe lọc cọc của các bậc phó vương trên những con đường
đá gồ ghề Ba mươi hai tháp chuông cùng đổ hồi vào lúc sáu giờ chiều một cách thê lương, chết chóc Không bao giờ nắng chiếu vào ngôi nhà cổ kính lát đá” [11,316] Do đó, ngay từ khi nhỏ, cô đã bị khuất phục bởi lối sống khép
kín và truyền thống ngột ngạt của nhà thờ Cô trở thành một con chiên ngoanđạo và trung thành tuyệt đối Bởi thế, khi làm vợ Aureliano Segundo, về ngôinhà của dòng họ Buendia cô đã thẳng tay áp đặt những quy tắc nghi thức tuviện lên cuộc sống gia đình này Fernanda kiên quyết thay đổi từ thói quen ăncơm, đồ dùng, cách bày trí nhà cửa đến giờ giấc sinh hoạt khiến ngôi nhà vốnthoáng đãng, hiếu khách, tràn đầy sức sống trở thành gần như một nhà tu kín