Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho sự nghiệp văn hóa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA (Trang 38)

2. Thực tiễn chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóa tại Thừa Thiên Huế.

2.2Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho sự nghiệp văn hóa

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Xét một cách tổng thể, không một lĩnh vực hoạt động nào mà không cần phải có các tài sản cố định. Và trong lĩnh vực văn hóa cũng vậy, để có thể xây dựng và phát triển đáp ứng mục tiêu xây dựng nền văn hóa nước ta tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì việc đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ nhiệm vụ trên là rất cần thiết. Do đó, hằng năm, Nhà nước ta luôn trích một phần kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực văn hóa.

Đối với Thừa Thiên Huế, việc đầu tư xây dựng các công trình, các cơ sở phục vụ cho sự nghiệp văn hóa là yêu cầu không nhỏ, do đó những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn có sự quan tâm đúng mức cho hoạt động này, thể hiện ở công tác chỉ đạo sát xao và cấp nguồn kinh phí nhất định cho nó. Trong những năm trở lại đây, mức kinh phí cấp cho hoạt động xây dựng cơ bản của lĩnh vực văn hóa không ngừng tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:

Bảng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Vốn đầu tư 35.000 40.500 48.600 68.000

( Nguồn: Sở Tài chính Thừa Thiên Huế)

Qua đó chúng ta thấy được, mức kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho sự nghiệp văn hóa là không hề nhỏ và luôn tăng theo các năm. Chỉ trong vòng 4 năm, mức kinh phí đã tăng lên hơn 30 tỷ đồng, nhất là chỉ trong giai đoạn 2011-2012, theo các quyết định của UBND Tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư năm 2011 và 2012 thì mức chi NSNN đã tăng gần 20 tỷ đồng, đây có thể được xem là mức tăng ngân sách kỉ lục từ trước đến nay của Tỉnh đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực văn hóa. Việc tăng chi quá nhanh và lớn như vậy cũng là một thực trạng đáng lo ngại, bởi mặc dù chi đầu tư xây dựng cơ bản cho văn hóa cũng như các lĩnh vực khác là rất cần thiết, tuy nhiên tăng quá nhanh như vậy so với tổng thể tình hình kinh tế-xã hội của Thừa Thiên Huế thì nó cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nó thể hiện tình hình thực tế của mức lạm phát ở Thừa Thiên Huế nói riêng, trong cả nước nói chung là vẫn cao.

Trong năm 2011, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Văn hóa được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định là 48.600 triệu đồng, số vốn này được sử dụng

cho các dự án chuyển tiếp đã và đang tiếp tục được thực hiện như: Dự án trùng tu và chỉnh trang di tích Huế được giao 32 tỷ đồng hay tiếp tục đầu tư cho dự án Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới đã được thực hiện một phần trong năm 2010 nay lại tiếp tục được giao 2,5 tỷ đồng để hoàn thành khối lượng công việc còn lại…hoặc đầu tư cho dự án khởi công mới Nhà văn hóa truyền thống dân tộc xã Hương Sơn với kinh phí giai đoạn đầu là 1 tỷ đồng.

Năm 2012 Thừa Thiên Huế đã quyết định chi tổng số 68 tỷ đồng cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản về văn hóa, trong đó, chi thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án đã triển khai từ trước và đã hoàn thành là 3,5 tỷ đồng cho các dự án xe truyền hình lưu động, dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh…Cùng với đó, tỉnh cũng quyết định chi 26.330 triệu đồng cho các dự án chuyển tiếp như tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng cho các dự án trùng tu và chỉnh trang di tích cố đô Huế, tiếp tục chi 1 tỷ đồng cho dự án Nhà văn hóa truyền thống dân tộc xã Hương Sơn. Đặc biệt hơn, UBND đã quyết định chi 30 tỷ đồng cho dự án khởi công mới là dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế với 27 khối được thực hiện trong vòng 5 năm từ 2011-2015.

Với những số liệu kể trên, cho phép khẳng định rằng, càng ngày Nhà nước ta càng thực sự quan tâm hơn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, ta không thể không nói đến những tiêu cực, những hạn chế đã và đang diễn ra trong suốt thời gian qua. Trước hết là tình trạng bố trí vốn dàn

trải, kém hiệu quả, các công trình diễn ra trì trệ, không hoàn thành đúng tiến độ. Có thể đưa ra một số ví dụ điển hình như sau:

- Dự án khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung tại núi Bân,

thành phố Huế-giai đoạn 1 có thời gian Khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2008-2010 nhưng đến năm 2012 vẫn chưa hoàn thành và phải đầu tư thêm 2 tỷ đồng để tiếp tục hoàn thành dự án.

- Trong số các dự án trùng tu và chỉnh trang di tích cố đô Huế cũng có

rất nhiều dự án có tiến độ thi công trì truệ, không đúng tiến độ, gây lãng phí, tốn kém tiền của rất nhiều như dự án trùng tu, chỉnh trang Điện Long An (Bảo tàng mỹ thuật) được khởi công từ năm 2005 và dự kiến hoàn thành trong năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, và phải chi thêm 2,267 tỷ đồng vào năm 2011 và 3 tỷ đồng trong kế hoạch vốn đầu tư năm 2012 của Tỉnh. Hay dự án Thái Bình Lâu có thời gian dự kiến khởi công năm 2007 và hoàn thành trong năm 2009 nhưng trong quyết định bố trí vốn đầu tư năm 2012 vẫn phải chi thêm 4 tỷ đồng để tiếp tục trùng tu và chỉnh trang…

Một nguyên nhân nữa đó là việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầu tư xây dựng chưa nghiêm túc, còn buông lỏng trong quản lý. Nhiều cán bộ quản lý-điều hành thiếu trách nhiệm, kém phẩm chất, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng, gây thất thoát tiền của nhân dân, làm giảm chất lượng công trình. Tình trạng đầu tư dàn trải tích tụ nhiều năm chưa được khắc phục gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa cao, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Các quy định trong quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính về phân cấp, giao quyền, về bộ máy quản lý ở các cấp, về quy trình, thủ tục, kỷ cương hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng. Hiện tại, việc phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư triệt để, song phân cấp quản lý về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, dự toán, môi trường… còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện chủ động cho các cấp, các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA (Trang 38)