Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA (Trang 49)

Thiên Huế cũng như nguyên nhân của nó. Qua đó cho thấy, Luật NSNN nói chung, pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa nói riêng tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cùng với thời gian và sự phát triển không ngừng về nhiều mặt của đất nước, trong khi sự thay đổi để thích ứng của pháp luật là rất chậm, pháp luật về ngân sách nhà nước không thể tránh khỏi rơi vào lạc hậu, bộc lộ những hạn chế, yếu kém…Điều đó đòi hỏi Nhà nước ta cần có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trước năm 2020.

4 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa hóa

Để đạt được mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đối với lĩnh vực này, thể hiện ở các chính sách pháp luật, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành…trong số đó, chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên như đã trình bày ở phần trên, pháp luật về chi NSNN cũng như thực tiễn chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa vẫn còn không ít những bất cập, gặp khó khăn cho các hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy việc nhanh chóng tìm ra

các giải pháp hoàn thiện là vô cùng cấp bách. Sau đây là một số ý kiến của em về giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa cũng như thực tiễn tại Thừa Thiên Huế:

- Quy định rõ hơn trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa.

• Cần bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong

công tác lập dự toán và quyết toán chi Ngân sách nhà nước, trong đó có chi NSNN cho sự nghiệp Văn hóa, tham gia xây dựng, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh về ngân sách.

• Bổ sung việc chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện kết luận, kiến

nghị của các cơ quan thanh tra, cơ quan Kiểm toán Nhà nước và qui định rõ trách nhiệm của các ngành các cấp, các cơ quan đơn vị trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cũng như chế tài đối với các đơn vị không thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nước.

• Quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị dự toán, các chủ thể khác

có liên quan đến quá trình ngân sách bao gồm lập, thực hiện và quyết toán dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các chế tài xử lý thích đáng các trường hợp không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa.

Các cấp, các ngành cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư; thường xuyên giao ban với để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

- Đới với việc lập, phân bổ, giao dự toán chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa.

• Qui định sớm hơn về thời gian Chính phủ quyết định lập kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm sau và thời gian Bộ Tài chính hướng dẫn, thông báo số kiểm tra để các bộ ngành địa phương có thời gian hướng dẫn các đơn vị cấp dưới lập dự toán và thời gian để tổng hợp dự toán của bộ ngành địa phương mình. Từ đó tạo nên hiệu quả cao cho hoạt động chi NSNN nói chung, chi NSNN cho hoạt động văn hóa nói riêng ngay từ khâu lập dự toán chi NSNN bởi dự toán chi càng chính xác, càng sát với thực tế chi bao nhiêu thì hiệu quả chi càng cao bấy nhiêu.

• Qui định thống nhất một đầu mối tổng hợp dự toán ngân sách, gắn kết

việc lập dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư trong lĩnh vực văn hóa; thống nhất việc quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, kể cả MTQG về văn hóa, theo đó các bộ, ngành được giao quản lý xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ về tình hình thực hiện các năm trước; dự kiến các nhiệm vụ chi, kinh phí cho các nhiệm vụ…nhằm tạo nên sự thống nhất về các chỉ tiêu chi, mức chi, mục đích và các khoản chi NSNN cho văn hóa, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động này, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.

- Hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách theo hướng giảm lồng ghép ngân sách hoặc qui định rõ ràng cụ thể nhiệm vụ để hạn chế những tồn tại. Đồng thời tăng cường tính chủ động của địa phương trong việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp dưới. Tạo nên sự chủ động cho các cấp dự toán cũng như hạn chế việc ỷ lại, chờ đợi cấp trên của đơn vị dự toán cấp dưới, khắc phục cơ chế “ xin-cho” tồn tại bao lâu nay.

Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, có đặc thù riêng với một số tồn tại trong quá trình thực hiện chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa như đã nêu ra ở phần trên cũng cần có những biện pháp hoàn thiện phù hợp. Sau đây em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Đối với khó khăn về việc huy động nguồn lực để đầu tư cho lĩnh vực văn hóa của Tỉnh thì các chủ thể có thẩm quyền cần có những giải pháp thu hút được nhiều nguồn lực từ nhân dân, các cơ sở ngoài công lập, các thành phần kinh tế tham gia và đóng góp xây dựng đời sống văn hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa như: nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa nghệ thuật…

• Cần có các giải pháp cụ thể như tuyên truyền, phổ biến về tầm quan

trọng của công tác trùng tu, chỉnh trang di tích cố đô Huế, kêu gọi các tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia đầu tư, đóng góp tiền của, công sức cho hoạt động này.

• Tăng cường công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục về

đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể, các nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư cho các hoạt động văn hóa của tỉnh, tránh để xảy ra tình trạng

muốn đầu tư nhưng ngại vì phải qua các khâu, quy trình thủ tục rườm rà, tốn thời gian, công sức…nên không tiếp tục đầu tư nữa.

• Cần nghiên cứu và có các cơ chế đặc thù về nguồn lực thực hiện việc

bảo tồn và phát huy các giá trị di tích cố đô Huế.

- Đối với vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đã và đang là vấn đề nhức nhối, làm đau đầu các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách cũng như các cơ quan ban ngành có thẩm quyền không chỉ của địa phương mà ngay ở trung ương. Trước hết, vấn đề này cần phải được giải quyết theo hướng “ Kết hợp chặt chẽ, hài hòa trong việc cải tạo xây dựng đô thị và việc trùng tu, tôn tạo khôi phục và làm sống lại các di sản văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại, bảo vệ và cải thiện cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm tỷ lệ và mật độ tầng cao hợp lý, giữ gìn kiểu nhà vườn và phong cách độc đáo của kiến trúc cố đô”. Đây là một khó khăn rất lớn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển kinh tế-xã hội.

KẾT LUẬN

Sau hơn 8 năm được ban hành và đi vào đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, đã và đang phát huy những mặt tích cực, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước, góp phần quan trọng vào những thành công chung của quá trình điều hành ngân sách tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Pháp luật về NSNN nói chung, pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa nói riêng đã mang lại những hiệu quả to lớn, tạo đà cho sự phát triển kinh tế-xã hội về mọi mặt của đất nước.Tuy nhiên bên cạnh những thành quả mà Luật ngân sách mang lại thì Luật này cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những khó khăn chung của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam thời gian qua đang đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Luật ngân

sách sao cho phù hợp với tình hình thực tế mới ở Việt Nam hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua việc tìm hiểu về chế độ chi ngân sách cho sự nghiệp văn hóa cũng như thực tiễn áp dụng chế độ này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể thấy rằng hoạt động chi ngân sách cho sự nghiệp văn hóa có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở, động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa- xã hội Thừa Thiên Huế nói riêng, trong cả nước nói chung, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, góp phần nâng cao tri thức và thẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cư nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ, phát triển đạo đức xã hội và truyền

thống dân tộc. Do đó cần hoàn thiện hơn về pháp luật chi ngân sách cho lĩnh vực này cũng như cần phải nghiên cứu những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để có thể tạo ra nền móng, cơ sở vững chắc hơn cho sự phát triển và hội nhập của địa phương và của cả nước.

Đề tài “ Pháp luật về chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóa.

Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” về cơ bản đã nghiên cứu một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đây em cũng đã đưa ra những phân tích, đánh giá nhất định về những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại cả về lý luận lẫn thực tiễn của hoạt động này. Qua đó, em cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về chi NSNN nói chung, chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa nói riêng, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hi vọng vấn đề này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền cả ở Trung ương và địa phương, nhằm hướng đến mục tiêu chung là xây dựng nền văn hóa nước ta trở thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Mặc dù chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Văn hóa và thực tiễn của chi NSNN cho lĩnh vực này tại tỉnh Thừa Thiên Huế không phải là vấn đề mới, nhưng thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, số tài liệu, sách báo nghiên cứu về nó hầu như rất ít, do đó đây là một khó khăn không nhỏ trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thành bài niên

luận này. Thêm vào đó là vốn kiến thức cũng như khả năng phân tích, đánh giá vấn đề còn nhiều hạn chế, dẫn đến không thể tránh khỏi có những thiếu sót trong bài làm, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài niên luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA (Trang 49)