Điều kiện tự nhiên:•Địa hình: Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.•Sông ngòi: Hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam còncó hệ thống sông ngòi phân bổ đều khắp từ bắc tới nam với lưu vực lớn, hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt bản địa.•Khí hậu:Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn,chia ra làm hai đới khí hậu lớn:Miền Bắc(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt , chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của giómùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).
TÊN ĐỀ TÀI ”ĐÔ THỊ VIỆT NAM TỪ THỜI LẬP QUỐC ĐẾN THẾ KỈ 19” I. Bối cảnh : I.1. Giới thiệu tóm tắt vị trí địa lý và tự nhiên : a)Vị trí địa lý:Việt Nam (tên chính thức : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông . b)Điều kiện tự nhiên: • Địa hình: Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét. • Sông ngòi: Hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam cònc ó h ệ th ố n g s ô n g n g ò i p h â n bổ đ ề u k h ắ p từ bắc t ớ i n a m v ớ i l ư u vực lớ n , hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt bản địa. • Khí hậu:Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn,chia ra làm hai đới khí hậu lớn: - Miền Bắc(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt , chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. - Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của giómùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). I.2. Giới thiệu tóm tắt lịch sử giai đoạn xây dựng : • Giai đoạn nhà nước sơ sử : 1.Nước Văn Lang : cách đây hơn 4000 năm các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ ở miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công nguyên ,người Lạc Việt, lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực miền Bắc Việt Nam, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ,và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên. Ghi chú : Lãnh thổ nhà nước Văn Lang 1 | P a g e Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan, hoặc chỉ giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938. 2.Nước Phù Nam: xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia.Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. 3.Vương quốc Lâm Ấp (sau này là vương quốc Cham Pa): tồn tại từ 192 đến 605. Sau năm 605, tình hình nước Lâm Ấp không rõ cho đến thế kỷ thứ 8. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ 4, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ • Giai đoạn nhà nước phong kiến :Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh sống, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757 Vương quốc Chăm Pa(hay Chiêm Thành) :thừa kế nước Lâm Ấp, được thành lập sau cuộc nổi dậy chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú 2 | P a g e Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên Vương quốc Cham Pa suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Chăm Pa được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433- 1832). • Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt dưới sự chỉ huy của vua Lê Thánh Tông năm 1471 • Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn. 4.Nước Chân Lạp( hay còn gọi là Cao Miên) :là nhà nước đầu tiên của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ ban đầu là Chăm Pa ở phía đông, Phù Nam ở phía nam và Dvaravati (thuộc Thái Lanngày nay) ở về phía tây bắc. Ban đầu Chân Lạp là một nhà nước chư hầu của Phù Nam.Trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612- 628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam, nhưng lại hấp thu nền văn hóa của họ.Trong thế kỷ 8, Chân Lạp bị chia thành hai tiểu quốc là Lục Chân Lạp (với trung tâm của Lục Chân Lạp khi đó là tỉnhChampasak ngày nay của Lào) và Thủy Chân Lạp (tương ứng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và miền nam Campuchia ngày nay). Vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758. Nội chiến ở Cao Miên xảy ra . Các vua Cao Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế là Nặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.Từ đây chấm dứt cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam. 3 | P a g e Ghi chú : Lãnh thổ của Chân LẠp, Phù Nam , Lâm Ấp so với Việt Nam hiện tại • Giai đoạn thuộc địa đến hết thế kỉ 19 :Đến giữa thế kỷ 19, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại. Niên đại Tên nước_ Tên triều đại Tên đô thị tiêu biểu Trước năm 258 (TCN) Nhà nước Văn Lang Vua Hùng Vương Kinh đô Văn Lang hay còn gọi là Bạch Hạc (Phong Châu _tỉnh Phú Thọ) Thời kì sơ sử 258-11 (TCN) Vương quốc Âu Lạc Vua: An Dương Vương Thành Cổ Loa( xã Đông Anh_Hà Nội) Thời kì Bắc thuộc 208(TCN) -938 Trải qua ngàn năm Bắc thuộc ,năm 939 Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán, Chủ yếu là các trạm dịch phục vụ cho tiến cống chính quyền phương Bắc 968-980 980-1009 • Đại Cồ Việt.Triều Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) • Đại Cồ Việt .Triều Tiền Lê Kinh đô Hoa Lư (xã Trường Yên _ Hoa Lư_ tỉnh Ninh Bình) 1010-1225 Đại Việt .Triều Lý Kinh đô Thăng Long(Hà Nội) 1225-1400 Đại Việt .Triều Trần Đại Ngu.Triều Hồ ( Hồ Quý • Thành Long Phượng (Hà Nội) 4 | P a g e 1400-1407 1407-1413 1414-1427 Ly) Triều Hậu Trần Thời thuộc Minh (Trung Quốc) • Thành nhà Hồ hay Tây Đô(Vĩnh Lộc _Thanh Hóa) 1428-1527 Đại Việt .Nhà Lê Sơ • Đông Kinh (Hà Nội) • Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh. (Thọ Xuân , Thanh Hóa) 1527-1789 Đại Việt. Nhà Mạc , nhà Hậu Lê • Thành Xích Thố (Xã Xích Thố ,Hoành Bồ , Quảng Ninh) • Thành Cẩm Phả (Cẩm Phả, Quảng Ninh) • Phố Hiến( thành phố Hưng Yên) • Hội An(Quảng Nam ) 1778-1802 Đại Việt.Nhà Tây Sơn Thành Hoàng Đế (Bình Định ) Thành Phú Xuân 1802-1945 An Nam hoặc Đại Nam .Nhà Nguyễn • Kinh thành Huế • Hà Nội • Gia Định(Sài Gòn) 1884-1945 Pháp thuộc Dạng thành Vauban -Thành cổ Vinh -Thành cổ Bắc Ninh -Thành cổ Diên Khánh…. 1945-1954 Chiến tranh Đông Dương Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1954-1975 Chia cắt đất nước • Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa(miền Bắc) • Nước Việt Nam Cộng Hòa(Miền Nam) • Hà Nội • Sài Gòn Sau 1975 Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam • Thủ đô Hà Nội • Thành Phố Hồ Chí Minh • Thành phố Đà Nẵng… 5 | P a g e 192-1832 Lâm Ấp _Hoàn Vương_Chiêm Thành _Chăm Pa Tồn tại như một quốc gia độc lập tại miền Trung Việt Nam , sau đó bị sáp nhập vào Đại Việt dưới thời nhà Nguyễn . • Kinh đô Trà Kiệu • Mỹ Sơn • Khu di tích Đồng Dương • Thành cổ Châu Sa(Quảng Ngãi), thành Đồ Bàn(Bình Định),thành Hóa Châu(Huế) Bối cảnh hình thành :Các đô thị cổ Việt Nam ban đầu được hình thành trên cơ sở các trung tâm chính trị và quân sự, ở đó các tòa thành phục vị cho mục đích phòng thủ và bên trong là nơi đồn trú của các thế lực phong kiến. Bên cạnh phần "đô" còn tồn tại phần "thị"; là nơi tập trung các thợ thủ công sản xuất ra các hàng hóa tiêu dùng và những cư dân làm nghề buôn bán trao đổi hàng hóa cần thiết, đó là những người không sản xuất nông nghiệp. Như vậy thành thị đã ra đời, mang tính chất chính trị quân sự và kinh tế. Các trung tâm này đóng vai trò chủ đạo của cả nước hay chỉ là trung tâm ở các địa phương. Đó là các kinh đô của các triều đại phong kiến như Cổ Loa, Thăng Long, Huế và các lỵ sở cuả quan lại địa phương như tỉnh lỵ, huyện lỵ, phủ lỵ như Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển tính chất chính trị quân sự chi phối và trội hơn tính chất kinh tế thương nghiệp. Đến thế kỷ XVI - XVII do ngoại thương phát triển mạnh làm xuất hiện một số đô thị mang tính chất kinh tế thương mại thuần túy như Phố Hiến, Hội An, Gia Định và có cấu trúc đô thị tương đối hoàn chỉnh. I.3. Giới thiệu quan niệm của xã hội ảnh hưởng đến thiết kế tổng mặt bằng: • Việt Nam nằm trên hệ tọa độ giao lưu giữa các nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ , trong không gian văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Do sự bành trướng của Trung Hoa về phương Nam mang theo sự áp đặt của văn hóa Trung Quốc nên kiến trúc Việt Nam tiếp nhận giao lưu với văn hóa phương Bắc, trong đó có việc thiết kế đô thị. • Trong thời kì Bắc thuộc , Phật Giáo đến Việt Nam bằng con đường hòa bình còn văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam bằng nhiều nguồn như : các nho sĩ, chính sách đồng hóa văn hóa…Vào thời Lê, xu hướng tiếp nhân văn hóa Trung Quốc trở thành chủ đạo .Trong đó ,ảnh hưởng lớn nhất đối với thiết kế kiến trúc là tư tưởng nho giáo . • Đến thời Tây Sơn trở về sau , văn hóa Việt Nam giao thoa với văn hóa phương Tây, dẫn đến sự thay đổi về quan niệm thiết kế đô thị theo phương Tây và sự du nhập của đạo thiên chúa II. Đặc điểm chung : mục đích hành chính - chính trị, ít hình thành do mục đích kinh tế.Đô thị cổ Việt Nam thường chia làm 2 phần :đô và thị Một số đặc điểm về đô thị cổ Việt Nam: • Tất cả những đô thị kinh tế Việt Nam đều hưng thịnh rồi lần lượt suy tàn và nông thôn hóa (Kỳ Lừa, Hưng Hóa , Vân Đồn , Phố Hiến , Hội An trừ Thăng Long) • Các đô thị cổ Việt Nam có một hiện tượng nổi bật: đô thị kinh tế phát triển mạnh ở những thời kì nhất định rồi suy thoái hặc biến mất. Đô thị hành chính kinh tế thì lại tồn tại lâu dài • Các đô thị cổ Việt Nam không có một quá trình phát triển liên tục từ thấp đến cao,quá trình đô thị hóa diễn ra khó khăn, có những nguyên nhân sâu xa kiềm chế sự phát triển và hạn chế vai trò của nó • Sự phân biệt ranh giới giữa làng và đô thị Việt Nam không rõ ràng, mặc dù dân thành phố là tứ chiếng , nông thôn là nơi cư trú của dân bản địa .Đô thị chịu sự níu kéo đa dạng và dai dẳng của nông thôn • Chính quyền quản lý chặt chẽ sổ Đinh và sổ Điền của dân đô thị và làng xã lân cận để đảm bảo tô thuế lao dịch và binh dịch .Nhà nước luôn kiềm chế sự phát triển của giới công thương .Thương nhân giàu có không được giao thiệp với thương nhân ngoại quốc. 6 | P a g e • Hệ thống kinh tế làng xã , kinh tế nhà nước làm công nghiệp không tách ra khỏi nông nghiệp ,chủ nghĩa tư bản thương nghiệp không ra đời được ,nền kinh tế hang hóa , ngoại thương bị kìm hãm , đô thị không phát triển . • Ở đô thị cổ Việt Nam,thị dân không có quyền tự quản trong khi ở nhiều nước Châu Âu thời trung cổ đều có hội đồng quản hạt .Ở Việt Nam chỉ có tầng lớp có địa vị cao nhất là quý tộc ,quan lại đại diện cho nhà nước quân chủ. II.1. Chọn lựa vị trí. • Theo vị trí địa lý : -Đô thị miền núi (Kỳ Lừa, Hưng Hóa),Đô thị cảng ( Vân Đồn , Phố Hiến , Hội An),Đô thị nội địa (Thăng Long,Huế, Gia Định ) • Theo giai đoạn phát triển : - Giai đoạn sơ sử:Do tiềm lực đất nước còn kém nên đô thị mang nặng tính quân sự , vị trí chủ yếu dựa vào địa hình tự nhiên - Giai đoạn phong kiến:Ảnh hưởng của Nho giáo và hoàng quyền , vị trí chịu ảnh hưởng của phong thủy - Giai đoạn thuộc địa :ảnh hưởng của nghệ thuật quy hoạch tây phương II.2. Quan niệm tổ chức bố cục tổng thể. • Đô (thành):nơi ở, nơi thiết triều của vua và bộ máy chính quyền Phần đô thành có bố cục hình học chặt chẽ .Yếu tố "Đô" trong đô thị Việt Nam luôn gắn liền với "Thành", "Dinh", "Trấn" là những trung tâm cai trị của chính quyền nhà nước quân chủ, • Thị: nơi cư trú của cư dân, thường có bố cục tự do.Đây là nơi giao lưu của các luồng hàng trong quan hệ thương mại, nơi tập trung các cư dân buôn bán, tạo thành các "thị"; sau đó do nhu cầu quản lý, nhà nước phong kiến đặt các cơ sở kiểm soát, các nhiệm sở của mình, dần hình thành lên đô thị, II.3. Giới thiệu nghệ thuật quy hoạch -nghệ thuật phong thủy Trung Hoa - nghệ thuật thành quân sự Vauban - triết lý nho giáo, phật giáo , ấn độ giáo , thiên chúa giáo. III. Giới thiệu thành phố tiêu biểu : III.1)Đô thị từ thời lập nước đến hết thời kì Tiền Lê:Thành Cổ Loa "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ" • Về mặt quân sự: thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. • Về mặt xã hội:với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường, có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng. • Về mặt văn hóa: một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. III.1.a)Tổng thể Cổ Loa cũng được biết đến là một trong những đô thị đầu tiên trong lịch sử nước ta.Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên. Vị trí: Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. 7 | P a g e về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi ,nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam.Địa điểm là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng,chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế ,trong giao thông, nông nghiệp Vị trí thành Cổ Loa (nguồn:wikipedia) III.1.b)Bố cục Thành có 3 vòng,. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Phương pháp xây: đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Mặt bằng tổng thể thành Cổ Loa III.1.c)Kiến tạo không gian: 1. Tường thành a) Tường thành ngoài Cấu trúc của tường thành: - Các vòng tường thành không phải đều do đắp xây mà nhiều đoạn vốn là gò đất tự nhiên. Tường thành được đắp nối các gò vốn có hoặc đắp thêm trên các gò theo thế tự nhiên mà thành. 8 | P a g e - Cách đắp đào đất ngay cạnh tường phía ngoài mà đắp cao dần lên. Phần đất bị đào sâu trở thành hào ngoài. Khi đắp người ta tất có đập, đầm, nhưng không dùng gậy nhồi kỹ như kiểu trình tường (một cách đắp thành của Trung Quốc). b) Tường thành là vòng tường thành còn được bảo vệ chu đáo nhất trong cả ba vòng, đặc biệt là phần phía bắc Một điểm độc đáo hầu như chưa thấy ở đâu là vòng tường ngoài và vòng tường giữa được đắp bằng nhau ở phía nam tạo thành một quãng trống làm cửa ra vào. c) Tường thành trong mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường trên, có hình chữ nhật nghiêm chỉnh. Đáng lưu ý là quanh tường thành trong có đắp 12 ụ đất nhô ra phía ngoài gọi là "hỏa hồi". Hỏa hồi được đắp rất cân xứng. Mỗi tường ngang hai chiếc, mỗi tường dọc bốn chiếc (hai dài, hai ngắn). Tính cân đối còn thể hiện ở cả gián cách giữa các hỏa hồi của các tường đối diện. Hỏa Hồi ở hai tường dọc đều được bố trí như nhau d) Những gò đất.Trong phạm vi ba vòng thành cũng như bên ngoài có nhiều gò đất tròn, dài, có khi thành dải dài.,đây là những ụ, lũy phòng vệ, là những pháo đài tiền vệ. 2.Hào ngoài:Cả ba vòng tường thành đều có hào ngoài. • Hào thành ngoài phía tây nam và nam, lợi dụng con sông Hoàng chảy gần sát với thành. Phía tây nam từ gò Cột Cờ, phía đông từ Đầm Cả, người xưa đã đào khắp ven phía ngoài tường thành. Như vậy nước sông Hoàng có thể chảy thông khắp thành. • Hào thành giữa nối với hào thành ngoài ở Cột Cờ và Đầm Cả. Ơở quãng Đầm Cả qua cổng Cửa Song, hào này còn nối liền với năm con lạch chảy tựa bàn tay xòe phạm vi thành giữa. Như vậy sông Hoàng cũng cung cấp nước cho cả vùng hào thành giữa và hệ thống lạch trong thành. • Hào thành ngoài và giữa ngày nay đã bị bồi lấp nông đi và trở thành những dải ruộng chiêm, rộng trung bình từ 10 đến 30 mét. • Hào thành trong cũng được đào xung quanh tường thành. Hào thành trong là một vòng hào khép kín nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa 3.Cửa thành • Vòng thành trong chỉ mở một cửa chính giữa tường thành phía nam. Thành trong lại được xây dựng chính hướng nam - bắc, tây - đông. • Vòng thành giữa mở bốn cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam. Ơở các cửa, trên mặt thành đều có xây một miếu thờ thành trấn cửa. Riêng cửa Trấn Nam là cửa chung với thành ngoài và cũng là cửa chính (cửa Tiền) của mình thành nên xây hai miếu hai bên. • Vòng thành ngoài mở ba cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Nam. Vật liệu :Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Nghệ thuật:Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sôngHoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. III.2 ) Đô thị thời Đinh _Tiền Lê :Cố đô Hoa Lư :đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội Năm 1010 III.2.a)Vị trí :Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình, Kinh đô Hoa Lư xưa (tức khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay) thời Hồng Bàng thuộc bộ Quân Ninh. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu. 9 | P a g e III.2.b)Lịch sử :Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ) thuộc 3 triều đại đóng đô tại đây. III.2.c)Bố cục : Đây là khu vực khá bằng phẳng nằm trong hệ thống núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Hòa Bình xuống. bao gồm: • Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất • Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói • Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh như chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh Đền Vua Đinh Tiên Hoàng Đền Vua Lê Đại Hành Chùa Nhất Trụ Phủ Vườn Thiên Cổng Đông QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ Cổng Nam Đền Vua Lý Thái Tổ Tràng An Đền thờ Phất Kim Chùa Bái Đính 10 | P a g e [...]... nhất của ngành sân khấu Việt Nam III.8)Quy hoạch kiến trúc Chăm Pa ở Việt Nam A.Mô tả tổng thể A.III.8.1 Vị trí của Vương quốc Chăm pa - Vương quốc Chăm pa ( 192 -1832): Cực thịnh của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.( theo Wikipedia) Lãnh thổ lúc cực thịnh của Chămpa Phân... ban VN”) III4 Đô thị thời Trần,Hồ , thời thuộc Minh :Thành Nhà Hồ Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam Thành nhà Hồ, còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, là kinh đô của nước Đại Việt - vương triều Trần từ năm (1389 - 1400) và kinh đô của nước Đại Ngu - vương triều Hồ từ năm (1400 -... III.3 .Đô thị thời Lý(1010-1225) :Thăng Long Hoàng thành Thăng Long là một quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội, bắt đầu thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, và sau đó phát triển mạnh mẽ dưới thời Lý, Trần, Lê Đây là một công trình kiến trúc cổ kính đồ sộ, được các 11 | P a g e triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. .. Trung Việt Nam A.III.8.2 Các thời kỳ phát triển - Vương quốc Chăm pa ( 192 -1832) tồn tại liên tục qua các tên gọi: + Lâm Ấp (tồn tại từ năm 192 - 605) : tại vùng đất Quảng Bình đến Quảng Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều hơn là ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng cuối giai đoạn phát triển nhà nước đã tổ chức xã hội theo sự phân quyền của Ấn Độ 22 | P a g e + Hoàn Vương ( tồn tại từ năm 757 đến 859) thủ đô. .. minh và văn hóa Ấn Độ đã được phát triển từ Nam lên Bắc, + Chiêm Thành ( tồn tại từ năm 877 đến 1693): đây là giai đoạn từ vương triều thứ 6 đến vương triều thứ 14, vương quốc Chăm pa bắt đầu suy yếu bị ảnh hưởng của người Việt từ phía Bắc và cuối cùng vương quốc Chăm pa trở thành một phần lãnh thổ của người Việt A.III.8.3 Các đặc điểm văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch kiến trúc - Trong kiến trúc... đê,bồi đắp La Thành,tăng cường 4 cửa : Chợ Dừa,Cầu Giấy,Cầu Dền,Vạn Xuân Thành Đông Kinh (Thời Lê Sơ):Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ Thành Đông Kinh về cơ bản vẫn giữ nguyên lối bố cục của Thăng Long Lý – Trần : -Lớp... chọn xây dựng kinh đô • Các núi Đốn Sơn và Thổ Tượng nằm theo trục Tây Bắc - Đông Nam của tòa thành trong (inner citadel) theo quan niệm phong thủy Trung Hoa cổ đại lại được coi là tiền án và hậu chẩm của tòa thành III.5) Đô thị thời Lê _Mạc(1428-1789) :Thành nhà Mạc – Thành Xích thố: Lịch sử: Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu thắng thế, phế truất triều Lê, lập ra triều Mạc Cuối... Thanh - Nghệ; mang danh nghĩa "triều Lê Trung hưng", lập chính quyền chống lại nhà Mạc.Nhà Mạc nắm quyền vùng Bắc Bộ, đóng đô tại Đông Kinh gọi là Bắc triều Họ Trịnh nắm quyền từ Thanh Hóa trở vào gọi là Nam triều .Từ khi mất Đông Kinh năm 1592, thế lực tuy yếu nhiều, họ Mạc vẫn chiếm cứ nhiều nơi, tiếp tục chống lại họ Trịnh trong một thời gian Thời gian này quân Mạc cùng xây dựng nhiều thành lũy tại... núi xuống thấp dần cho tới góc nam thì được đắp ngay trên mặt bãi cát biển Tường thành mặt tây nam hoàn toàn đắp trên bãi cát ven vịnh.Tương tự như mặt đối diện đông nam, tường thành mặt tây bắc cũng chạy từ góc tây lên góc bắc theo thế dốc của sườn đồi Thành mở năm cửa: cửa Nam, cửa Đông, cửa Chuồng Voi, cửa Bắc và cửa Tây • Cửa Nam là cửa chính (cửa Tiền) của thành Từ cửa này nhìn thẳng ra vịnh chiếu... Theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Thành ở vị trí khá hiểm yếu, núi bọc phái Tây - Nam vòng sang Đông Nam, sông lớn (sông Gianh) chảy ở phía Tây - Bắc sang Đông - Bắc (nguồn http://caolaoha.com) ( nguồn GS Trần Quốc Vượng - Việt Nam - Cái nhìn địavăn hóa ) 23 | P a g e Thành Kèn còn có tên gọi là thành Cựu, ở đó người Chăm pa đã xây dựng kinh thành với cả hệ thống cống ngầm phía dưới Nhưng thời Nguyễn đã bị . Xuân 1802 -194 5 An Nam hoặc Đại Nam .Nhà Nguyễn • Kinh thành Huế • Hà Nội • Gia Định(Sài Gòn) 1884 -194 5 Pháp thuộc Dạng thành Vauban -Thành cổ Vinh -Thành cổ Bắc Ninh -Thành cổ Diên Khánh…. 194 5 -195 4. Dương Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 195 4 -197 5 Chia cắt đất nước • Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa(miền Bắc) • Nước Việt Nam Cộng Hòa(Miền Nam) • Hà Nội • Sài Gòn Sau 197 5 Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ. thị, II.3. Giới thi u nghệ thuật quy hoạch -nghệ thuật phong thủy Trung Hoa - nghệ thuật thành quân sự Vauban - triết lý nho giáo, phật giáo , ấn độ giáo , thi n chúa giáo. III. Giới thi u thành