Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính công ty cổ phần Phú Thá

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phú Thái (Trang 46)

Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty năm 2011 – 2013

Đơn vị: lần

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012 – 2011 2013 – 2012 Khả năng thanh Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,21 1,44 1,83 0,23 0,39 Khả năng thanh toán nhanh 0,7 0,75 0,25 0,05 (0,5) Khả năng thanh toán tức thời 0,07 0,06 0,03 (0,01) (0,03)

47

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ảnh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không? Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số này tăng dần theo các năm. Cụ thể là năm 2011 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,21 lần, sang năm 2012 con số này tăng lên 0,23 lần đạt 1,44 lần và tới cuối năm 2013 hệ số này tăng lên thành 1,83 lần. Có thể nói trong năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 1,83 đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn lớn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp luôn trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt cho việc có quá nhiều tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Tuy nhiên, so với số liệu đã thấy ở trên thì có thể thấy chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty không ở mức quá cao và tăng dần theo các năm, điều này cho thấy công ty có đủ sức khỏe tài chính để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, làm gia tăng niềm tin, uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH trừ đi yếu tố hàng tồn kho. Hệ số này tăng 0.05 lần từ năm 2011 đến năm 2012 từ 0,7 của năm 2011 tăng lên thành 0,75 lần trong năm 2012, điều này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của năm 2012 được đảm bảo bởi 0,75 đồng tài sản ngắn hạn không tính hàng tồn kho. Năm 2013 con số này giảm 0,5 lần còn 0,25 lần. Hệ số KNTT nhanh của công ty vẫn còn thấp và chưa đảm bảo an toàn cho công ty. Do đó, trong các năm tới công ty cần phải nâng các hệ số lên bằng cách giảm tỷ trọng hàng tồn kho, tăng tài sản ngắn hạn và giảm nợ phải trả.

Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm dần theo các năm, ta thấy trong năm 2011 chỉ số là 0,07 lần, sang đến năm 2012 con số này bị giảm còn 0,06 lần điều này chứng tỏ cứ 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2012 sẽ được đảm bảo bởi 0,06 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Tương tự sang năm 2013, hệ số này bị giảm tới 1 nửa và còn 0,03 lần, điều này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 0,03 đồng tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2013. Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp còn rất thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chi trả nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng việc dự trữ các khoản tiền và tương đương tiền sao cho hợp lý và hiệu quả.

2.2.6.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Từ báo cáo ta lập được bảng sau:

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời của Công ty năm 2011 – 2013

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012-2011 2013-2012

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu (ROS) 3,38 1,45 2,15 (1,93) 0,7

Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA) 3,47 5,48 4,06 2,01 (1,42)

Tỷ suất sinh lời trên

VCSH (ROE) 9,92 10,98 7,07 1,06 (3,91)

(Nguồn:từ báo cáo tài chính công ty )

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu ROS năm 2011 là 3,38% tức là 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 3,38 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,45% chênh lệnh âm 1,93% so với cùng kỳ năm trước. Sang năm 2013 chỉ tiêu này có chút biến động tăng là 2,15% tăng 0,7% so với năm 2012 điều này cho biết 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 2,15 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2013. Chi số này dương chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, đây là dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh đã có hiệu quả và công ty cần chú trọng phát huy nhiều hơn nữa thế mạnh về ngành nghề SXKD của mình.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Ta thấy chỉ tiêu ROA trong 3 năm luôn biến động tăng giảm không đồng đều, so với năm 2012 thì chỉ tiêu ROA trong năm 2011 đã tăng lên 2,01% và giảm 1,42% trong năm 2013 khiến con số này giảm còn 4,06%. Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản sử dụng trong doanh nghiệp hay việc sử dụng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Điều đó thể hiện khả năng sinh lời của tổng tài sản sử dụng trong doanh nghiệp năm 2013 đem lại 4,06 đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Thông thường tỷ suất càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả. Nhìn chung, chỉ tiêu cả 3 năm đều dương cho thấy công ty đầu tư tài sản có hiệu quả. Tuy nhiên nguồn vốn không nhiều nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư quan tâm. Chỉ

49

tiêu ROE năm 2011 là 9,92% có ý nghĩa 100 đồng vốn bỏ ra công ty thu được 9,92 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 là 10,98%, Nếu doanh nghiệp bỏ 100 đồng vốn thì sẽ thu về được 10,98 đồng lợi nhuận sau thuế, Và Năm 2013 là 7,07%, Nếu doanh nghiệp bỏ 100 đồng vốn thì sẽ thu về được 7,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 chênh lệch tăng so với năm 2011 là 1,06% nhưng sang đến năm 2013 con số này giảm xuống 3,91%. Công ty cần cố gắng duy trì khả năng quản lý nguồn vốn để giữ các chỉ tiêu ở mức luôn dương. Song bên cạnh đó, công ty cần xem xét và thay đổi nhiều chính sách trong việc đầu tư VCSH và bổ sung nguồn VCSH để giúp công ty phát triển bền vững hơn.

2.2.6.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Bảng 2.13 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Vòng quay HTK Vòng 3,82 14,26 3,05 10,44 (11,21)

Thời gian quay vòng HTK bình quân

Ngày 94,24 25,25 118,03 (68,99) 92,78 Vòng quay các

khoản phải thu Vòng 4,70 21,95 47,81 17,25 25,86

Thời gian thu nợ

trung bình Ngày 76,60 16,40 7,53 60,20 8,87

Vòng quay các

khoản phải trả Vòng 5,63 24,13 24,69 18,50 0,56

Thời gian trả nợ

trung bình Ngày 63,94 14,92 14,58 (49,02) (0,34)

Thời gian luân

chuyển tiền Ngày 106,90 26,73 (4,0) (80,17) (30,73) Hiệu suất sử

dụng tài sản Lần 2,40 7,97 5,27 5,57 (2,7)

(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty)

Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho là 3,82 vòng/ năm, năm 2012 tăng mạnh lên 14,26 vòng/ năm, sang đến năm 2013 con số này giảm về mức 3,05 vòng/ năm. Vòng quay hàng tồn kho tăng trong năm 2012. Vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ công tác quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng chưa tốt.

Thời gian quay vòng HTK bình quân

Thời gian quay vòng hàng tồn kho bình quân cho biết số thời gian từ lúc mua hàng cho tới lúc bán hàng hóa là được bao nhiêu ngày. Năm 2011, chu kỳ lưu kho là 94,24 ngày, năm 2012 chỉ tiêu này là 25,25 ngày, năm 2013 tăng đến 118,03 ngày. Chu kỳ lưu kho năm 2013 cho biết thời gian từ lúc mua hàng cho đến lúc bán hàng được 118,03

ngày. Theo số liệu trên ta thấy thời gian tiêu thụ hàng hóa của công ty luôn biến động. Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt.

Vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu phán ánh tốc độ chuyển đổi các tài khoản phải thu thành tiền. Vòng quay của các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Ta thấy vòng quay của các khoản phải thu của các năm không lớn, năm 2011 là 4,7 vòng, năm 2012 là 21,95 vòng, và năm 2013 là 47,81 vòng. Tuy ta thấy vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp lớn dần theo các năm chứng tỏ doanh nghiệp dần quản lý khoản phải thu tốt, không bị ứ đọng vốn.

Thời gian thu nợ trung bình

Chỉ tiêu này là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua chịu cho tới khi khách hàng thanh toán hết nợ. Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 76,60 ngày, năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 16,40 ngày và sang đến năm 2013 giảm xuống còn 7,53 ngày. Kỳ thu tiền bình quân năm 2013 cho biết thời gian từ lúc khách hàng nhận nợ cho đến khi khách hàng thanh toán là 7,53 ngày giảm 8,87 ngày so với năm 2012. Kỳ thu tiền bình quân giảm do vòng quay khoản phải thu tăng lên. Kỳ thu tiền được rút ngắn khiến cho kết quả kinh doanh được cải thiện. Công ty sẽ nhanh hơn trong việc thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm đựơc chi phí quản lý nợ.

Vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Vòng quay các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng dần theo các năm, tăng từ 5,63 vòng năm 2011 lên đến 24,69 vòng năm 2013 điều này chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn các năm trước, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng, làm tăng hạng tín dụng của doanh nghiệp trong mắt đối tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian trả nợ trung bình

Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp. Năm 2011 thời gian trả nợ trung bình là 63,94 ngày, tới năm 2012 con số này đã giảm 49,02 ngày xuống còn 14,92 ngày, sang năm 2013 tỷ lệ giảm không đáng kể, còn 14,58 ngày. Thời gian trả nợ năm 2012 và năm 2013 giảm nguyên nhân là do hệ số vòng quay các khoản phải trả trong 2 năm đó tăng lên.

Thời gian luân chuyển tiền

Thời gian luân chuyển tiền cho biết khoảng thời gian ròng kể từ khi chi thực tế đến khi thu được tiền. Năm 2011 thời gian luân chuyển tiền là 106,90 ngày, năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 26,73 ngày chênh lệch so với năm 2011 là 80,17 ngày. Năm 2013 chỉ

51

2011 thời gian luân chuyển vốn tiền là quá lâu, sang đến năm 2012 thời gian luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp có vốn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư khác. Thậm chí sang năm 2013 con số này còn xuống mức âm 4 ngày, cho thấy sự tín nhiệm của đối tác dành cho doanh nghiệp và số tiền khách hàng trả trước cũng luôn dương.

Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết mỗi đồng giá trị tài sản cố định sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. so với năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản là 7,97 lần, tăng 5,57 lần so với năm 2011, và giảm 2,7 lần trong năm 2013. Năm 2013, Có thể hiểu, cứ một trăm đồng giá trị tài sản sử dụng của doanh nghiệp sẽ tạo ra 2,7 đồng doanh thu. Công ty cần có những biện pháp thật cẩn trọng, kỹ càng để đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản.

2.2.6.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý công nợ

Bảng 2.14 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) % 64,98 50,07 42,53 (14,91) (7,54) Tỷ số nợ trên VCSH (D/E) Lần 1,85 1,00 0,74 (0,85) (0,26) Tỷ số chi trả nợ vay Lần 216,61 201,75 215,11 (14,86) 13,36

(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ phản ánh nợ chiếm bao nhiêu phần trong tổng tài sản. Đây là một chỉ tiêu quan trọng mà các nhà đầu tư thường quan tâm để đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp. Năm 2011, tỷ số nợ trên tổng tài sản đạt 64,98%, nghĩa là một đồng tài sản được hình thành bởi 0,6498 đồng nợ. Năm 2012, tỷ số này giảm xuống còn 50,07% (giảm 14,91% so với năm 2011). Khi đó, một đồng tài sản được hình thành bởi 0,5007 đồng nợ. Các khoản nợ trên tổng tài sản dần được dảm xuống, đến năm 2013, tỷ số này lại tăng tiếp tục giảm còn 42,53%, tức giảm 7.54% so với năm 2012. Và cho biết, một đồng tài sản lúc này được hình thành từ 0,4253 đồng nợ. Chỉ số này đang dần giảm dần chứng tỏ doanh nghiệp đãn tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính, nhưng vẫn còn hơi cao, mong rằng những năm tiếp sau nữa doanh nghiệp sẽ có những chính sách sử dụng vốn phù hợp để giảm tỷ trọng nợ trên tổng tài sản xuống mức thấp nhất có thể.

Tỷ số nợ trên VCSH

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giải đáp được câu hỏi mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và VCSH hay cơ cấu vốn trong doanh nghiệp như thế nào? Nhìn chung con số này của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần Năm 2011 tỷ số này ở mức 1,85 lần sang đến năm 2012, con số này đã được giảm đi 0,85 lần còn 1,00 lần tức là trong một đồng vốn kinh doanh của chủ sở hữu có 1 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Năm 2013 tỷ số này tiếp tục giảm còn 0,74 lần tương đương với giảm 0,26 lần, tỷ số này cho ta biết trong 1 đồng vốn kinh doanh của chủ sở hữu có tới 0,26 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Doanh nghiệp đã quá phụ thuộc vào các khoản đi vay, không tự đảm bảo nguồn tài trợ cho bản thân, mặc dù tỷ số này có giảm theo từng năm, nhưng nhìn chung hệ số vẫn rất cao. Song doanh nghiệp sẽ lại tiết kiệm được một khoản từ thuế.

Tỷ số chi trả nợ vay

Tỷ số chi trả nợ vay là hệ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Tỷ số chi trả nợ vay theo các năm không đồng đều, năm 2011, tỷ số này là 216,61 lần, năm 2012 con số này giảm 14,86 còn 201,75 lần, đến năm 2013 thì con số này lại tăng nhẹ 13,36 và chỉ số là 215,11 lần. Doanh nghiệp luôn giữ được tỷ số chi trả nợ vay ở mức cao, chứng tỏ doanh nghiệp rất quan tâm tới các khoản nợ vay và mong muốn tạo dựng niềm tin, hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đến với đối tác và khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phú Thái (Trang 46)