Các biện pháp quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phú Thái (Trang 56)

Từ những nguyên nhân phân tích về việc ứ đọng một lượng lớn hàng tồn kho ở trên và những hạn chế mà nó sẽ mang lại cho kết quả sản xuất cũng như ảnh hưởng đến chính sách sản xuất của công ty ở những chu kỳ sản xuất tiếp theo về việc nên tiếp tục sản xuất, thu hẹp sản xuất sản phẩm này hay chuyển đổi sản xuất mặt hàng thức ăn chăn nuôi khác đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua một số biện pháp định hướng cho công ty Phú Thái cụ thể như sau:

Thứ nhất, Giải pháp về thị trường tiêu thụ.

Mở rộng thị trường tiêu thụ, Ở nước ta ngành nông nhiệp vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn với việc ngày càng gia tăng về lĩnh vực chăn nuôi hơn thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ là không khó, Công ty nên đưa các sản phẩm của mình đến các nơi khác tiêu thụ. Tại các Đại lý trung gian, các khách hàng đầu mối quen thuộc cần thực hiện biện pháp ký gửi sản phẩm, Doanh nghiệp thu một khoản tiền vừa phải để có thể tiếp tục sản xuất sản phẩm đồng thời cũng là tạo điều kiện để các khách hàng có khả năng tiêu thụ sản phẩm trên một thị trường rộng hơn mà không bị áp lực về việc bỏ ra quá nhiều vốn để tích hàng. Vừa tăng thêm sự tin cậy giữa các đơn vị với nhau, đảm bảo mối tiêu thụ sẵn có luôn ổn định.

57

Thứ hai, Giải pháp về xác định mức dự trữ

Dự trữ hàng tồn kho là việc cần thiết để lưu giữ những hàng hóa hay nguyên vật liệu trong kho của công ty nhằm đáp ưng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên nếu công ty không biết cách quản lý hàng tồn kho và xác định mức dự trữ hàng tồn kho cho doanh nghiệp của mình thì đó lại là một việc đáng lo ngại, nó sẽ tác động trực tiếp đến các khoản chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Vậy nên công ty cần có một kế hoạch cụ thể cho việc dự trữ hàng tồn kho của mình với các bước như sau:

Bước 1: Xác định lượng hàng hóa, nguyên vật liệu còn tồn trong kho.

Bước 2: Tính lượng hàng dự trù có thể bán được và sản xuất trong thời gian chu kỳ tháng, quý.

Bước 3: Ước lượng thời gian hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho còn đáp ứng được trong bao nhiêu lâu

Bước 4: Kiểm tra các chu kỳ kinh doanh của tháng, quý trước. Chốt sổ số lượng cần dự trữ không tồn quá nhiều trong kho.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phú Thái (Trang 56)