2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013
(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty)
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
TS Dài Hạn TS Ngắn hạn
Qua biểu đồ cơ cấu, ta có thể thấy từ năm 2011 đến năm 2013, tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 31.698.262.094 VNĐ song tới năm 2012, con số này đã tăng lên tới 41.583.336.223 VNĐ (tương ứng tăng 76,23% so với năm 2011). Năm 2013, tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng 89.15% so với năm 2012, đạt 5.060.877.816 VNĐ. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tăng sự đầu tư vào tài sản.
Ngoài ra, ta thấy rằng, tỷ trọng của TSNH trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong mỗi năm là khá lớn, luôn trên 50% tổng tài sản. Cao nhất là năm 2013, tài sản ngắn hạn chiếm tới 64,3% tổng tài sản, tương ứng với 29.967.251.327 VNĐ. Trong năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm mạnh xuống còn 52,7%, tương ứng 21.918.296.562 VNĐ. Và năm 2011, tỷ trọng này giữ ở mức 57,2% trên tổng tài sản. Có thể thấy, tài sản dài hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản thông qua số liệu báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Phú Thái. Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2011 đạt 42,8% trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên 47,3% trong năm 2012 và giảm còn 35,7 tới năm 2013. Có cơ cấu tài sản như trên là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty và do tác động của nền kinh tế thị trường. Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi thì chi phí chi cho sản xuất kinh doanh thường là tài sản ngắn hạn như nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên vật liệu được chuẩn bị cho sản xuất liên tục nên doanh nghiệp sẽ phải dự trù khoản tài sản ngắn hạn để có chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đến năm 2012, ta có thể thấy, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty tăng nhẹ, điều này chứng tỏ công ty cũng có những hoạt động đầu tư vào thiết bị, máy móc phục vụ tới hoạt động kinh doanh, nhưng đến năm 2013 lượng tài sản dài hạn giảm mạnh từ 47,3% xuống còn 35,7% có thể nói, sau 2 năm hoạt động công ty đã xem xét và cắt bớt những máy móc không cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh để việc sản xuất diễn ra thuận lợi hơn
26
Bảng 2.1. Tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 559.549.268 858.063.430 1.104.542.009 (246.478.579) (22,3) (298.514.162) (34,79) III. Các khoản phải thu NH 1.839.296.410 8.400.843.503 8.152.793.371 248.050.132 3,04 (6.561.547.093) (78,11)
1. Phải thu của khách hàng 1.839.296.410 7.144.772.530 6.920.803.421 223.969.109 3,24 (5.305.476.120) (74,26)
2. Trả trước cho người bán 0 830.945.561 1.231.989.950 (401.044.389) (32,55) (830.945.561) (100)
5. Các khoản phải thu khác 0 425.125.412 0 425.125.412 0 (425.125.412) (100)
IV. Hàng tồn kho 25.821.630.669 10.504.513.784 7.664.111.153 2.840.402.631 37,06 15.317.116.885 145,82
1. Hàng tồn kho 25.821.630.669 10.504.513.784 7.664.111.153 2.840.402.631 37,06 15.317.116.885 145,82
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.746.780.980 2.154.875.845 1.217.325.105 937.550.740 77,02 (408.094.865) (18,94)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0 0 28.186.005 (28.186.005) (100) 0 0
2. Thuế GTGT được khấu trừ 1.746.780.980 2.154.875.845 1.062.339.050 1.092.536.795 102,84 (408.094.865) (18,94)
3. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 126.800.000 0 0 0 0
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.967.257.327 21.918.296.562 18.138.771.728 3.779.524.834 20,84 8.048.960.765 36,72
Dựa vào số liệu bảng 2.1 về chi tiết của tài sản ngắn hạn tại công ty Phú Thái năm 2011 - 2013 ta có thể thấy:
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm dần theo từng năm. Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền là 1.104.542.009 VNĐ, giảm mạnh 246.478.579 VNĐ (tương ứng giảm 22,3% so với năm 2012). Tới năm 2013, khoản tiền và tương đương tiền của công ty tiếp tục giảm tới 298.514.162 VNĐ (tương ứng giảm 34,79% so với năm 2012). Lượng tiền giảm là do công ty đầu tư nhiều vào khoản nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đến kì trả nợ dài hạn, đây cũng là lý do vì sao thấy nợ dài hạn của doanh nghiệp giảm đến mức đáng kể.
Phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng của công ty Phú Thái gồm những khoản mục khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác. Ta thấy khoản phải thu khách hàng năm 2012 là 7.144.772.530 VNĐ, tăng nhẹ so với năm 2011, với mức tăng 3,24% (tương ứng 223.969.109 VNĐ). Tới năm 2013, con số này giảm mạnh xuống còn 1.839.296.410 VNĐ, tương ứng với mức giảm 74,26% so với năm 2012.
Có thể thấy, trong ba năm vừa qua, công ty đã quản lý rất tốt khoản phải thu khách hàng của mình, điều này chứng tỏ việc các khoản phải thu khách hàng của công ty giảm đột biến, điều này giúp cải thiện và nâng cao tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được đẩy mạnh lên rất nhiều. Công ty không phải lo tới các khoản nợ khó đòi của đối tác. Công ty cố gắng giữ vững phong độ và việc kiểm soát các khoản phải thu khách hàng như hiện tại, đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng. So với năm 2011, hàng tồn kho năm 2012 tăng, cụ thể là tăng 2.840.402.631 VNĐ (tương ứng với mức tăng 37,06%). Tới năm 2013, hàng tồn kho của công ty tặng mạnh, từ 10.504.513.784
của năm 2012 lên đến 25.821.630.669 VNĐ (tương ứng với mức tăng 145,82%). Hàng
tồn kho tăng một phần là do công ty dự trữ một lượng nguyên vật liệu, hàng hóa nhằm giảm bớt những ảnh hưởng từ biến động giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường và phòng những vấn đề thiếu nguyên vật liệu sản xuất. Tuy nhiên, việc dự trữ một lượng
28
lớn hàng hóa lớn sẽ làm tăng chi phí lưu kho của công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần nhanh chóng giảm bớt lượng hàng hóa nguyên vật liệu tồn kho và đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tài sản ngắn hạn khác:
Tài sản ngắn hạn khác của công ty bao gồm thuế GTGT được khấu trừ, chi phí trả trước ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác của năm 2011. Trong năm 2012 và năm 2013 Tài sản ngắn hạn khác chính bằng nguyên khoản thuế GTGT được khấu trừ trong năm đó, năm 2012 khoản thuế GTGT được khấu trừ của công ty tăng 102.84%, tương ứng tăng 1.092.536.795 VNĐ so với năm 2011. Tới năm 2013, khoản mục thuế GTGT giảm 408.094.865 VNĐ, tương ứng mức giảm 18,94% so với năm 2012. Tuy nhiên, mức giảm này là không lớn và nhỏ hơn nhiều so với mức tăng của các chỉ tiêu khác nên tổng tài sản vẫn tăng theo các năm.
Theo bảng 2.2 Chi tiết tài sản dài hạn của Công ty Phú Thái có những biến động tăng giảm không đồng đều. Năm 2012 tăng 6.105.549.295 VNĐ so với năm 2011, tương ứng mức độ tăng 45,03%, nhưng lại giảm so với năm 2013 mức 2.988.082.949 VNĐ, tương ứng với 15,2%.
Tài sản cố định:
Cùng với những biến động tăng giảm của tổng tài sản dài hạn, có thể thấy trong 3 năm, tài sản cố định của công ty cũng tăng giảm theo biến động chỉ tiêu tài sản dài hạn. Năm 2012 tăng 6.105.549.295 VNĐ so với năm 2011, tương ứng mức độ tăng 45,03%. Sang tới năm 2013, khoản mục này giảm 3.372.538.143 VNĐ (tương ứng 17,15%). Có sự biến động giảm như vậy là do công ty chưa chú trọng đầu tư vào TSCĐ, nguyên giá của tài sản cố định bị đánh tụt giá và hết giá trị hao mòn Với tỷ lệ tăng lớn như vậy, chứng tỏ trong năm công ty đã không chú trọng đầu tư thêm TSCĐ, cùng với đó, doanh nghiệp tuy đã cố gắng tận dụng tối đa hiệu quả của các thiết bị, máy móc SXKD nhưng chưa quan tâm tới việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc, giúp chúng hoạt động đúng công suất và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động.
Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn khác của công ty bắt đầu có từ năm 2013 và đạt trị giá 384.455.194 VNĐ.
Bảng 2.2. Tài sản dài hạn của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) I. Tài sản cố định 16.292.501.518 19.665.039.661 13.559.490.366 6.105.549.295 45,03 (3.372.538.143) (17,15)
1. Nguyên giá 20.077.365.283 21.617.563.912 13.559.490.366 8.058.073.546 59,43 (1.540.198.629) (7,13) 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (3.784.863.765) (1.952.524.251) 0 (1.952.524.251) 0 (5.737.388.016) 293,85
IV. Tài sản dài hạn khác 384.455.194 0 0 0 0 384.455.194 0
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 16.676.956.712 19.665.039.661 13.559.490.366 6.105.549.295 45,03 (2.988.082.949) (15,2)
30
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn
Qua biểu đồ 2.2, cơ cấu nguồn vốn, có thể dễ dàng nhận thấy chỉ tiêu Nợ phải trả của công ty giảm dần theo các năm. Từ 20.597.615.014 VNĐ năm 2011 giảm còn 19.835.557.233 VNĐ năm 2013. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng mạnh lên tới 9.658.860.283 VNĐ tương ứng với 87,01% từ năm 2011 sang năm 2012. Tỷ trọng này lại tiếp tục tăng lên tới 29,14%, trong năm 2013 và đạt mốc 26.808.656.806 VNĐ, điều này cho thấy công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện đầu tư kinh doanh trong các năm trở lại đây và hạn chế tăng các nguồn nợ phải trả. Việc chuyển đổi này giúp doanh nghiệp giảm được những nguồn nợ không cần thiết, chi tiêu một cách tự chủ và gia tăng uy tính của doanh nghiệp.
Biều đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013
(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty)
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
Bảng 2.3. Nợ phải trả của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) A.Nợ phải trả 19.835.557.233 20.823.828.860 20.597.615.014 226.213.846 1,1 (988.271.627) (4,75) I. Nợ ngắn hạn 16.360.049.233 15.172.350.440 14.945.030.761 227.319.679 1,5 1.187.698.793 7,95 1. Vay và nợ NH 12.321.909.378 7.186.108.547 6.938.921.574 247.186.973 3,56 5.135.800.831 71,47 2. Phải trả người bán 3.369.939.298 6.251.487.512 5.302.161.494 949.326.018 17,9 (2.881.548.214) (46,09)
3. Người mua trả tiền trước 180.101.944 985.845.879 1.214.000.000 (448.154.121) (36,92) (805.743.935) (81,73)
5. Phải trả lao động 488.098.613 180.457.251 55.947.693 124.509.558 222,55 307.641.362 170,48
9. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 0 568.451.251 1.434.000.000 (865.548.749) (60,36) (568.451.251) (100)
II. Nợ dài hạn 3.475.508.000 5.651.478.420 5.652.584.253 (1.105.833) (0,02) (2.175.970.420) (38,5)
1. Vay và nợ dài hạn 3.475.508.000 5.651.478.420 5.652.584.253 (1.105.833) (0,02) (2.175.970.420) (38,5)
33
Nhìn vào bảng 2.3. số liệu nợ phải trả của công ty cổ phần Phú Thái ta thấy, tỷ trọng nợ phải trả ngắn hạn tỷ lệ thuận với tỷ trọng vay ngắn hạn. Nợ phải trả ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả và có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Quy mô nợ ngắn hạn trong năm 2012 là 15.172.350.440 VNĐ tăng 227.319.679 VNĐ so với năm 2011,( tương ứng tăng 1,5% trên quy mô nợ ngắn hạn năm 2011). Trong năm 2013, con số này tiếp tục tăng 1.187.698.79 VNĐ, tương ứng 7,59% so với cùng kỳ năm trước. Phân tích cụ thể từng chỉ tiêu như sau:
Vay và nợ ngắn hạn:
Ta thấy, tỷ lệ nợ vay trong năm 2012 tăng 3,56% so với năm 2011 tương ứng tăng 247.186.973 VNĐ, nhưng sang đến năm 2013 con số này đã tăng đột biến 5.135.800.831 VNĐ tương ứng với 71,47%. Sở dĩ có sự dao động lớn như vậy là năm 2012 doanh nghiệp đã huy động lượng vốn không ít để đầu tư vào nguyên liệu vật liệu phục vụ cho sản xuất. Nhưng dường như sự đầu tư này không mang lại hiệu quả cao khi mà nhìn vào số lượng hàng tồn kho của các năm tăng vọt. Thêm vào đó doanh nghiệp đã vay trước lượng tiền để chi trả một phần khoản phải trả người bán khiến chỉ tiêu này giảm mạnh ở cuối năm 2012 đầu năm 2013
Phải trả cho ngƣời bán
Dễ dàng nhận thấy khoản phải trả người bán tăng một khoảng 949.326.018 VNĐ từ năm 2011 đến năm 2012 và sau đó một năm con số này đã được giảm đi đáng kể từ 6.251.487.512 VNĐ xuống còn 3.369.939.298 VNĐ tương ứng giảm 46,09%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã biết tự chủ động chi tiêu cho các khoản mục cần chi của mình, các khoản phải trả người bán đến hạn, nếu chưa có thể tự chủ chi trả trong khoản tài chính của mình, doanh nghiệp có thể đi vay từ các nguồn tín dụng nhằm đảm bảo đúng thời hạn trả nợ và đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn thiện cảm hơn của đối tác, dễ dàng hơn cho việc mua bán sau này.
Ngƣời mua trả tiền trƣớc
So với năm 2012, lượng tiền mà người mua trả trước của năm 2011 giảm 36,92% tương ứng với 448.154.121 VNĐ sang đến năm 2013 con số này tiếp tục bị giảm 81,73% tương ứng với 805.743.935 VNĐ. Có sự biến động giảm nhiều như vậy cũng dễ hiểu, tình hình kinh tế thị trường 2 năm trở lại đây vẫn còn nhiều biến động và khó
khắn, khiến các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu, và cẩn trọng từng chút một trong việc chi đồng vốn của mình bỏ ra. Nên việc chi trả trước cho người bán cũng cần cẩn trọng hơn.
Phải trả ngƣời lao động
Khoản phải trả người lao động tăng mạnh theo các năm từ 2011 đến 2013 từ con số 55.947.693 VNĐ năm 2011 lên tới 488.098.613 VNĐ năm 2013, tăng tới 432.150.920 VNĐ chỉ trong 2 năm. Công ty chưa thực sự có những chính sách quan tâm tới lao động, để tình trạng nợ lương người lao động kéo dài. Cũng bởi một phần công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm nhiều nhân công hơn nên số lượng tiền phải trả người lao động cũng sẽ tăng cao hơn là điều sẽ xảy ra. Chính vì vậy ngay từ đầu, doanh nghiệp phải nắm bắt và hiểu rõ về doang nghiệp của mình để có những chính sách cho người lao động cụ thể và hợp lý, giúp giữ lại những thành phần lòng cốt chủ yếu tạo động lực cho nhân viên dốc sức phát triển doanh nghiệp đi lên.
Vay và nợ dài hạn:
Nhìn chung các khoản vay nợ dài hạn của công ty năm 2011 đến năm 2012 không có nhiều biến động, sang đến năm 2013 thì con số nợ đã giảm đi đáng kể, cụ thể là giảm 38,5% tương đương với 2.175.970.420 VNĐ . Đây là một dấu hiệu tốt đáng mừng từ doanh nghiệp khi mà các khoản nợ đang dần được doanh nghiệp quan tâm và xử lý.
Qua bảng 2.4 ta có thể thấy, từ khi thành lập cho tới nay, công ty vẫn giữ nguyên mức đầu tư của chủ sở hữu là 10 tỷ đồng và không có quỹ khen thưởng, phúc lợi. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của công ty tăng phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, chính là lợi nhậu sau thuế chưa phân phối và một phần vốn khác của chủ sở hữu. Khoản mục này có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012, vốn chủ sở hữu giảm 341.139.717 VNĐ, tương ứng với mức giảm 30,99% so với năm 2011, cùng với mức giảm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Sang đến năm 2013, vốn chủ sở hữu tăng vọt tới mức 6.808.656.806 VNĐ, tức tăng 6.049.149.443 VNĐ so với năm 2012. Qua 3 năm, vốn chủ sở hữu của công ty có không ít biến động. Đây chính là điểm yêu của công ty khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Công ty cần có những chủ trương tăng vốn của chủ sở hữu nhằm nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính
35
Bảng 2.4. Vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Phú Thái năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) B. Vốn chủ sở hữu 26.808.656.806 20.759.507.363 11.100.647.080 9.658.860.283 87,01 6.049.149.443 29,14
I. Vốn chủ sở hữu 26.808.656.806 20.759.507.363 11.100.647.080 9.658.860.283 87,01 6.049.149.443 29,14
1.Vốn đầu tư của CSH 10.000.000.000 10.000.000.000 10.000.000.000 0 0 0 0
3. Vốn khác của CSH 10.000.000.000 10.000.000.000 0 10.000.000.000 0 0 0