Chiến lược hát triển chăn nuôi đến năm 2020, với mục tiêu xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững, được đề ra trong bôi cảnh ngành còn đối mặt với bộn bề gian khó. Nhiều ý kiến cho rằng quy mô phát triển của các doanh nghiệp nhỏ lẻ và còn nhiều bất cập trong quy mô phát triển đồng cỏ, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi đang là rào cản lớn khiến mục tiêu trên khó thành hiện thực. Sẽ thật khó để vượt qua bóng đen của dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng khiến
việc chăn nuôi của các hộ gia đình hay cơ sở chăn nuôi trở nên khó khăn, họ sẽ ít sử dụng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi hơn bởi kinh tế khó khăn hơn.
Nắm bắt được những khó khăn và thách thức như vậy để doanh nghiệp có những phương pháp định hướng phát triển cho doanh nghiệp rõ ràng:
Phấn đấu trong vòng hai năm, doanh nghiệp có thể liên kết với một công ty dược phẩm, nghiên cứu, kết hợp những thành phần có trong thuốc chữa bệnh hoặc để tăng cường sức đề kháng của gia súc, gia cầm, cùng với phụ gia chế biến và sản xuất một sản phẩm thức ăn chăn nuôi và chữa bệnh mới mang nhãn hiệu “Cám vạn năng” giúp người chăn nuôi có một lựa chọn hoàn hảo cho đàn gia súc, gia cầm của mình.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và tìm hiểu kĩ về sản phẩm thức ăn chăn nuôi, tăng khả năng quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Hạn chế nhập khẩu các nguyên vật liệu và phụ gia để tránh tình trạng giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi bị độn giá lên quá cao so với giá mà người chăn nuôi có thể chi trả được.
Tạo được niềm tin với khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có những bước biến chuyển tốt mà chính doanh nghiệp cũng sẽ phải ngạc nhiên về sau này.