1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

LỊCH SỬ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ NEW YORK

7 1,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

New York (Nữu Ước) tên chính thức City of New York, là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York).

NEW YORK CITY New York (Nữu Ước) tên chính thức City of New York, là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York). Nằm trên một bến cảng thiên nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố gồm có năm quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten. Vị trí nơi cửa sông Hudson có bến cảng tự nhiên kín đã giúp New York phát triển nổi bật trong vai trò một thành phố thương mại. Phần lớn thành phố được xây dựng trên ba đảo là Manhattan, Đảo Staten, và Long Island, khiến cho đất đai khan hiếm. Dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 18,8 triệu người trên diện tích 7.405 km² (6.720 dặm vuông Anh). Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ. New York được người Hà Lan thành lập như một trạm mậu dịch thương mại vào năm 1624. Vùng định cư này lúc đó từng được gọi là Tân Amsterdam cho đến năm 1664 khi thuộc địa này bị Vương quốc Anh kiểm soát. New York làm thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1785 đến năm 1790. 1 Kiển trúc phổ biến nhất tại Thành phố New York là những tòa nhà chọc trời. Bị bao quanh bởi mặt nước, mật độ dân số và giá trị bất động sản cao trong những khu thương mại khiến cho New York trở thành nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà, tòa tháp chung cư và văn phòng trên thế giới. Woolworth Building tại 40 phố Wall, hoàn thành năm 1913, là tòa nhà chọc trời mang kiến trúc Gothic Phục hưng thời kỳ đầu. Nghị quyết phân vùng năm 1916 bắt buộc các tòa nhà mới phải được xây theo kiểu hình chồng lên nhau (phần dưới có diện tích rộng hơn phần trên) và giới hạn các tháp bằng một phần trăm nền đất bên dưới để cho ánh nắng mặt trời chiếu xuống đường phố bên dưới. Kiểu thiết kế Art Deco của Tòa nhà Chrysler năm 1930 với đỉnh thon nhỏ và hình chóp bằng thép đã phản ánh những yêu cầu bắt buộc đó. Kể từ khi được giới thiệu và sử dụng rộng rãi ở đây, kiến trúc này đã làm chuyển đổi các tòa nhà của New York từ kiểu truyền thống châu Âu thấp sang những khu thương mại vươn thẳng đứng lên cao. 2 New York nổi bật trong số các thành phố Mỹ sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều nhất. Đa số các phương tiện giao thông này hoạt động 24 tiếng mỗi ngày. Việc khánh thành hệ thống Xe điện ngầm New York năm 1904 đã giúp kết chặt thành phố mới lại với nhau. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, thành phố trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại và thông tin của thế giới. Việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng mức độ cao, nhiều người dùng xe đạp đi lại hàng ngày và nhiều người đi bộ để đến nơi làm việc nên. Do mật độ dân số cao và lượng xe ô tô sử dụng thấp, chủ yếu sử dụng vận tải công cộng, nên New York trở thành một trong những thành phố sử dụng hiệu quả năng lượng nhất tại Hoa Kỳ. Mặc dù Thành phố New York phụ thuộc vào chuyên chở công cộng nhưng đường xá của thành phố cũng được xem là một đặc điểm đáng chú ý của thành phố. Bảng qui hoạch đường phố Manhattan năm 1811 có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển bề mặt thành phố. 3 Năm 1811, Thị trưởng DeWitt Clinton đã cho trình một bản dự thảo quy hoạch thành phố theo dạng “Mạng lưới” - The grid độc nhất vô nhị. Bản quy hoạch này bao trùm một vùng rộng lớn có diện tích trên 40 km2 (thậm chí còn bao trùm lên cả di sản của chế độ thực dân từng thống trị nước Mỹ) với một mạng lưới gồm 12 tuyến đường dọc và 155 đường ngang, kéo dài trên 12 km. Những con đường này chia phần lớn diện tích Manhattan thành hơn 1500 lô đất xây dựng hình chữ nhật chiều dài 240m x 60 m. Việc phân lô này là một thành công lớn nhằm chống lại sự hỗn độn của tự nhiên. Có thể thấy, bản quy hoạch này là biểu thị của sự dũng cảm, can trường dám làm dám chịu và cũng vô cùng khoáng đạt, tuy nhiên cũng cần nói thêm bản quy hoạch này bị đánh giá là khá “đơn điệu, tàn bạo và thực dụng”. “The grid” là một mạng lưới đường giao thông, và cũng là một bản quy hoạch tổng thể để xây dựng lại thành phố nhằm đưa New York từ một thành phố với 100 nghìn dân lên gấp mười 4 lần, điều này hoàn toàn phù hợp với vì thành phố New York đang có sự phát triển cực kỳ nhanh chóng. Hệ thống đường giao thông kẻ ô ở New York là một mô hình hoàn toàn khác so với mạng lưới đường xá ở các thành phố có sự phát triển không đồng đều ở châu Âu. Điều này đồng thời cũng là câu trả lời của nước Mỹ mới được giải phóng khỏi ách thống trị thuộc địa đối với sự xa hoa lộng lẫy của giới quân chủ châu Âu. Hơn nữa theo các nhà quy hoạch thì việc xây cất “loại nhà vuông thành sắc cạnh này không những ít tốn kém nhất mà còn tạo nên điều kiện sống thoải mái dễ chịu nhất cho người dân”. Trong thực tế lối suy tính thực dụng này có ý nghĩa hết sức quyết định: vấn đề đặt ra là thành phố mới xây dựng này phải dễ quản lý, phải bảo đảm việc đi lại thật sự thuận tiện đồng thời dễ dàng thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh nhằm tránh để xảy ra dịch bệnh. Hơn nữa những nhà lãnh đạo thành phố còn muốn phải quy hoạch thành phố như thế nào để cho việc giữ gìn an ninh trật tự ít tốn công sức, tiền của nhất. Có thể nói bản dự thảo này thể hiện rõ rệt nhất sự kết hợp tài tình giữa sự sáng suốt về quy hoạch với sự kiểm tra và quản lý xã hội. Bản quy hoạch kiểu mạng lưới, phân lô được thông qua năm 1811 chỉ bao gồm một số quảng trường công cộng và thiếu vắng hẳn các công viên, vườn hoa và diện tích cây xanh. Năm 1850 các chính trị gia ủng hộ cải cách yêu cầu xây dựng một công viên lớn ở trung tâm thành phố để mọi người dân New York bất kể giàu nghèo có thể đến đây vui chơi, giải trí. Vào năm 1863, “Central Park” đã nhanh chóng trở thành một công viên phục vụ mọi người dân New York, không phân biệt giàu nghèo và công viên này là niềm tự hào của các nhà quy hoạch New York vì nó thấm đậm tinh thần dân chủ. 5 Từ năm 1810 ông ủng hộ ý tưởng xâydựng một kênh đào nối liền Hudson River đến vùng Hồ Lớn nhằm nối New York với vùng đất nằm sâu trong lục địa. Nhờ con đường giao thông thủy này thành phố New York trở thành một địa điểm trung chuyển hàng hóa rất quan trọng và có điều kiện phát triển ngày càng nhanh hơn. Năm 1840 Manhattan đã có trên 300.000 dân. Có thể nói, đất New York cực đắt, mật độ xây dựng rất cao, không có nhiều đất dành cho cây xanh tại khu trung tâm nên người ta đã tận dụng triệt để mọi nơi, mọi chỗ, mọi khả năng để hiện diện cỏ hoa. Một khoảng lùi hiếm hoi của một tòa nhà trên phố ngay lập tức được sử dụng làm chỗ nghỉ trang điểm những đóa tulip rực rỡ. Mang lại nhiều điều tích cực, song những điều tiêu cực mà quy hoạch ô lưới gây ra cũng không ít. Thứ nhất, nó tạo nên sự phân chia nơi ở theo giàu nghèo. Vì bản đồ đã quy định kích thước tối thiểu của lô đất, thường là quá lớn. Chẳng hạn ở Saratoga Spring, bang New York thì zoning quy định diện tích lô đất tối thiểu là ¼ mẫu (khoảng 1000m2). Thậm chí còn quy định giá tối thiểu của một căn nhà. Những quy định này rõ ràng nhằm loại những người có mức thu nhập không đủ cao để gia nhập khu lân bang láng giềng này. 6 Thứ hai, có thể thấy thực trạng là chiều cao nhà ở khu trung tâm đô thị là rất lớn nhưng lại không có nhiều mảng xanh, có thể do không giới hạn chiều cao vả các toà nhà lại san sát nhau nên vô hình chung đã tạo thành hẻm sâu, làm cho con người cảm thấy ngột ngạt do không lấy được ánh sáng mặt trời đầy đủ. Đây là điều bất lợi lớn của quy hoạch đô thị ô lưới ở khu trung tâm đô thị, nơi rất cần những toà nhà chọc trời với mật độ dân số cao như NewYork. Nguồn tư liệu tham khảo 1 - http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_New_York 2 - http://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/926-new-york-thanh-pho-mang-luoi.html 3 - http://www.dulichhoanmy.com/diem-den-my/944-mot-thoang-new-york.html 4 - http://kienviet.net/2012/06/15/luat-do-thi-phan-vung-zoning-cua-my/ 5 - http://dothivietnam.org/2012/11/28/10bieudo/ 6 - http://www.bricoleurbanism.org/category/theory/ 7 - http://www.dac.vn/vi/tacpham/2009/08/1E82137E/ 7 . NEW YORK CITY New York (Nữu Ước) tên chính thức City of New York, là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng. độ dân số cao như NewYork. Nguồn tư liệu tham khảo 1 - http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91 _New_ York 2 - http://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/926 -new- york- thanh-pho-mang-luoi.html 3. là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York) . Nằm trên một bến cảng thiên nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông

Ngày đăng: 22/06/2015, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w