LỊCH SỬ ĐÔ THỊ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH KHÔNG TƯỞNG

10 3.9K 115
LỊCH SỬ ĐÔ THỊ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH KHÔNG TƯỞNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.2. Giới thiệu tóm tắt lịch sử giai đoạn xây dựng : Sụp đổ hệ thống quân chủ phong kiến châu Âu, ra đời và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp. • Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh • Thu hút lao động, nông dân đổ ra thành thị, mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn ngày một sâu sắc thêm. Thành thị nói chung chỉ nhận từ nông thôn mà không cho, làm mất sự cân bằng song phương cần thiết. • Đô thị TBCN có cấu trúc thay đổi, nhiều thành phần hơn so với đô thị các thời đại trước như khu dân dụng, khu công nghiệp, khu bến tàu và kho hàng, khu đầu mối giao thông đường sắt... • Sự phân hóa kết cấu trong nội bộ đô thị phi kế hoạch và tự phát, chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận.

LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH KHÔNG TƯỞNG 1. Bối cảnh : 1.1. Giới thiệu tóm tắt vị trí địa lý và tự nhiên : Tây Âu đặc biệt ở các quốc gia: Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Đức. 1.2. Giới thiệu tóm tắt lịch sử giai đoạn xây dựng : Sụp đổ hệ thống quân chủ phong kiến châu Âu, ra đời và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp. • Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh • Thu hút lao động, nông dân đổ ra thành thị, mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn ngày một sâu sắc thêm. Thành thị nói chung chỉ "nhận" từ nông thôn mà không "cho", làm mất sự cân bằng song phương cần thiết. • Đô thị TBCN có cấu trúc thay đổi, nhiều thành phần hơn so với đô thị các thời đại trước như khu dân dụng, khu công nghiệp, khu bến tàu và kho hàng, khu đầu mối giao thông đường sắt • Sự phân hóa kết cấu trong nội bộ đô thị phi kế hoạch và tự phát, chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận. • Phương tiện giao thông hiện đại ra đời như xe lửa, tàu thủy đã làm đảo lộn cấu trúc thành phố, đòi hỏi xây dựng các loại nhà ga, bến tàu với diện tích chiếm đất rất lớn. Sự bố cục mạng lưới đường sắt (cũ và mới) tạo nên tình trạng giao thông hỗn loạn khi lưu lượng, phụ tải giao thông lên đến mức tối đa. • Các công trình thị chính, hệ thống tổ chức hạ tầng kỹ thuật sử dụng được những thành tựu mới về khoa học: hình thành mạng lưới cấp thoát nước, cấp hơi đốt, điện lực, hệ thống điện thoại, các phương tiện giao thông công cộng. • Đô thị TBCN có đất đai tăng nhanh nhưng dân số đậm đặc, cư trú chen chúc, điều kiện vệ sinh và môi trường kém cỏi. Thành phố phát triển theo chiều cao, các tòa nhà cao tầng ngự trị khắp nơi. • Dịch bệnh xuất hiện đe dọa sự tồn tại của toàn thể cộng đồng. Đặc biệt là dịch tả và dịch hạch. Hậu quả xấu của sự phát triển CNTB về các mặt xã hội, chính trị đã trở nên sâu sắc từ giữa thế kỷ XIX. Xu hướng cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ những hiện tượng đó với mục đích giải phóng con người, trước tiên là giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã phát triển rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội. Tiến bộ khoa học thúc đẩy nhanh sự tiến bộ về kinh tế đã làm thay đổi các quan hệ xã hội theo hướng hiện đại. Từ đó con người phải tìm cho mình một cơ cấu tổ chức không gian thích hợp trong cuộc sống hiện đại, trước tiên cho nơi ở của mình là các điểm dân cư đô thị và nông thôn. Nhiều ý kiến dề xuất mang tính chất cải cách xã hội đô thị, nhà chuyên môn ngành xây dựng đô thị, nhà hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Tiến bộ KH-KT → Tiến bộ kinh tế → Tiến bộ xã hội → Tổ chức không gian đô thị. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa không tưởng phát triển mạnh mẽ. Trào lưu Không Tưởng nảy sinh vào giữa thế kỷ XIV nhưng phải đến đầu thế kỷ XX nó mới phát triển mạnh mẽ. Phong trào Không Tưởng đã cho ra đời những công trình, thành phố lý tưởng mà rất ít trong số đó đã trở thành hiện thực. Chủ Nghĩa Không Tưởng có tham vọng xây dựng lại hoàn toàn một thế giới mới. Nó là một sự bắt đầu lại từ đầu, gạt bỏ đi nền văn hoá đương thời và tất cả những mảnh vụn “hình khối” mà trong Chủ Nghĩa Không Tưởng, bị gọi là những hình khối “chết” hay những hình khối chỉ mang lại sự bế tắc. Những thành phố Không Tưởng đã được thiết kế thường mang ảnh hưởng của những phong cách Kiến trúc đô thị thời kỳ đó nhưng theo một cách nhìn mới - cách nhìn lý tưởng hoá. Khái niệm Không tưởng (Utopia) được đưa ra bởi nhà triết học Thomas More (1478- 1535) trong một cuốn sách xuất bản năm 1516. Trong cuốn sách, Utopia là tên của một hòn đảo hư cấu trong Đại Tây Dương hỗ trợ một cộng đồng lý tưởng với một hệ thống xã hội, chính trị và pháp lý dường như hoàn hảo. Điều đó có ý nghĩa rằng “không tưởng” được hình thành như một hòn đảo, các xã hội hoàn hảo đã được phân lập từ phần còn lại của thế giới để tránh bị hỏng bởi cái thế giới xung quanh nó. Thomas More đã tin rằng có một xã hội lý tưởng - nó là một khái niệm thuần túy triết học. Utopia xuất phát từ một thuật ngữ của Hy Lạp có nghĩa là “không có nơi nào” (no place), cho thấy rằng Không tưởng của Thomas More là một giấc mơ không thể thành hiện thực. 1.3. Giới thiệu quan niệm của xã hội ảnh hưởng đến thiết kế tổng mặt bằng. Trường phái không tưởng. - Nhận thức tình trạng xấu xa bóc lột và thấu hiểu tình trạng cơ cực của tầng lớp công nhân lao động; gắn liền với nền sản xuất mới. - Tổ chức lại mô hình cấu trúc do con người nghĩ cách sản xuất hiện đại hơn. - Giới tri thức cho rằng xã hội phát triển phải đưa ra trên nền sản xuất mới và phải chấp nhận thành phần dân cư mới là công nhân lao động. - Đưa ra mô hình cụ thể, kiểu mẫu giải quyết vấn đề thực trạng xã hội. 1.3.1. Robert Owen (1771 – 1858) 1.3.2. Charles Fourrier (1772-1837) Trường phái Phục hưng văn hóa Quý tộc (phong kiến): cho rằng trước đây xã hội đô thị là một không gian yên tĩnh nên việc đưa ra các chính sách khắc phục không gian cư trú là phải xóa bỏ khuôn khổ, loại bỏ hình thức sản xuất mới. Không cần phải đề xuất mô hình cụ thể đô thị tương lai mà đề ra tiêu chí cho một thành phố. 1.3.3. Williams Morris (1834 – 1896) 1.3.4. Camilo Sitte (1843-1903) 1.3.5. John Ruskin Các mô hình lí thuyết sau đó ở Châu Âu  Thành phố vườn  Thành phố tuyến  Thành phố công nghiệp  Thành phố vệ tinh  Thành phố ba triệu dân của Le Corbusier 2. Đặc điểm chung : 2.1. Mô hình của Robert Owen (1771 - 1858) Sinh trưởng ở Newtown vùng Mongomery, nước Anh, trong một gia đình thợ thủ công bình thường. Cả cha và mẹ Owen đều làm thợ. Cuộc đời của Robert Owen trải qua các thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Trong thời gian quản lý nhà máy New Lanak, Scotland (1797 - 1824), Robert Owen đã tham gia nghiên cứu kinh tế và chính trị học, cải thiện điều kiện lao động và đời sống của công nhân. Chuyển dần từ chủ nghĩa từ thiện sang chủ nghĩa xã hội không tưởng. • Phê phán: chế độ tư hữu, kết cấu giai cấp xã hội, sự bần cùng hóa nhân dân lao động. Đánh giá nghĩa to lớn của sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời đại CMCN. • Chế độ tư hữu là nhân tố duy trì và tăng cường sự suy đồi về đạo đức của các giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân của thù hằn và đấu tranh giữa các dân tộc. • Phủ định gay gắt với giáo hội Thiên Chúa và chế độ hôn nhân tư sản. Dự định về xây dựng một xã hội mới. • Sở hữu chung và lao động chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay, sự phát triển toàn diện của cá nhân, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. • Đồng tiền đã bị loại bỏ khỏi lưu thông, trao đổi và “tiền lao động” xuất hiện. Thực chất của “tiền lao động” cũng là một thứ phiếu chứng nhận lao động chi phí vào việc sản xuất hàng hóa, từ đó mà người lao động nhận được những thứ hàng hóa mà họ cần cho tiêu dùng. • Không có giai cấp. Trong xã hội tương lai, không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. • Liên minh tự do của công xã tự quản. • 300 đến 2000 người. Năm 1800, Owen là chủ một nhà máy dệt đã cảm nhận được sự mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. • Giảm giờ làm việc của công nhân từ 13 giờ xuống còn 10,30 phút mỗi ngày, tăng lương và duy trì trả 100% lương cho công nhân trong thời gian nghỉ việc vì đau ốm. • Cải thiện điều kiện và thiết bị làm việc. • Cải thiện môi trường, giáo dục trẻ em, giáo dục người lao động, giáo dục nhân dân góp phần giải quyết khủng hoảng và thất nghiệp. • Xây dựng HTX sản xuất công nông nghiệp với khoảng 300 – 2.000 người. Owen phân tích trên cơ sở kinh tế học. • Gia tăng năng suất - dư thừa công nhân - thất nghiệp – nghèo đói. • Thiếu thị trường tiêu thụ - dư thừa cung - thất nghiệp – nghèo đói. 2.1.1 Chọn lựa vị trí. Khu đất này rộng khoảng 1000-1500 mẫu Anh (1 mẫu khoảng 0,4074 ha), gồm khoảng 2000 người, có dạng một hình vuông, đặt giữa các vùng đất công nghiệp. Bên trong là những công trình công cộng hình chữ nhật. 2.1.2 Quan niệm tổ chức bố cục tổng thể. - Đô thị không thuộc lĩnh vực nghệ thuật tạo hình mà nhìn nhận đô thị như một phạm trù kinh tế xã hội, một phương thức sinh hoạt sản xuất mới với những biến động thích ứng cần có. - Nghiên cứu và đưa ra những chính sách liên quan đến các điều kiện sống của tầng lớp lao động. - Liên kết công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thành một thành phố tự khép kín. 2.1.3. Tổ chức các thành phần bố cục Tòa nhà trung tâm là bếp nấu và các nhà tập thể. Bên phải là tòa nhà dùng làm nhà trẻ, nhà văn hóa và các nhà tập thể, bên trái có thư viện, phòng nghị luận, trường học cho người có tuổi. Toà nhà lớn bao quanh hình vuông có bốn cạnh với ba cạnh là nhà ở gia đình, cạnh thứ tư dùng làm nhà ngủ cho trẻ em lớn hơn ba tuổi với các phòng bảo mẫu. Nhà gắn liền với vườn, tiếp đến là các xưởng sản xuất cơ khí, phòng giặt quần áo, phòng trang thiết bị công nghiệp và xa xa là các trang trại xen kẽ với nhà máy…Những "Đơn vị đô thị" này, giống như những công xã nông thôn, còn được gọi là những "Làng Tân hoà hiệp", có thể sản xuất để tự cung tự cấp theo chế độ phân phối. 2.1.4. Giới thiệu nghệ thuật quy hoạch Hình mẫu đô thị của Owen ra đời nhưng không mang lại kết quả như mong muốn. Xã hội mà Owen đưa ra là xã hội được cải tạo thông qua điều tiết cân bằng sản xuất và tiêu thụ. Nhưng do thiếu quản lý và đặc biệt là các hệ thống bị sa lầy khi tiền lương và các khoản tiền phục vụ cho lợi ích công nhân vượt quá lợi nhuận thu được. Owen quan niệm rằng, việc chuyển từ xã hội tư bản sang xã hội mới (tức là xã hội xã hội chủ nghĩa) không thể thực hiện được bằng bạo lực mà bằng sự đổi mới trong ý thức con người do kết quả của sự giáo dục và sự tự thay đổi của các chính phủ tư sản. Chính những quan điểm này làm cho học thuyết của Robert Owen chỉ là không tưởng. Thể hiện tính chất tư duy siêu hình. Đặc biệt Robert Owen quan niệm rất sai lầm, rằng đấu tranh giai cấp là kết quả sự dốt nát của quần chúng. 2.2. Mô hình của Charles Fourier (1772 - 1837). Charles Fourier là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nổi tiếng của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Theo ông, tiến trình lịch sử xã hội loài người trải qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở đó mọi thói hư tật xấu từ giản đơn đã trở thành phức tạp, mập mờ, hai mặt và giả dối. Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống công nghiệp mới hay chủ nghĩa công nghiệp mới. • Đơn vị cơ sở của xã hội mới ấy bắt đầu từ các phalanges (một kiểu công xã). • Trong mỗi phalanges có nhiều ngành sản xuất và có sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. • Người tài năng và có năng lực tổ chức thì được thưởng đặc biệt. Quan điểm này khá mới và không có trong quan điểm các nhà xã hội chủ nghĩa trước Fourier. • Các phalanges được tổ chức tự nguyện và không do Nhà nước kiểm soát. • Xã hội hài hoà. Học thuyết của Fourier được Karl Marx và Friedrich Engels đánh giá cao. Hai ông đã tiếp thu có phê phán học thuyết ấy cùng với các học thuyết khác về xã hội mới, coi đó là một trong những tiền đề lý luận quan trọng để xây dựng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học sau này. Học thuyết của Charles Fourier cũng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân Pháp, trong phong trào công nhân nửa đầu Thế kỷ XIX. 2.2.1. Chọn lựa vị trí. Khu đất cách biệt, đứng độc lập so với các khu đất tương tự, diện tích khoảng 1 dặm vuông có nguồn nước chảy qua, cần có địa hình đồi để canh tác nông nghiệp, nằm gần một khu rừng và một thành phố lớn. Tuy nhiên, khoảng cách của mô hình với thành phố lớn phải đủ xa để tránh sự du nhập tràn lan của cư dân. 2.2.2. Quan niệm tổ chức bố cục tổng thể. Bao gồm ba khu vực, tuần tự từ trong ra ngoài: hành chính, công nghiệp và nông nghiệp. Các quảng trường chiếm 1/8 tám diện tích thành phố, đường rộng 18m. 2.2.3. Tổ chức các thành phần bố cục Đơn vị cơ bản của thành phố là Phalanstère (1820-1936 - cung điện xã hội) có dân số khoảng 1600 người gồm 400 gia đình, khu vực nhà ở khoảng 2000 ha, bình quân là 1,25 ha/người. Là một tòa nhà kiểu điện Versailles cao ba tầng, có nhiều sân trong, có các cánh nhà vươn dài: nhà dài 720m và sâu 400m. Các khối nhà có các hành lang kín nối với nhau, có sưởi ấm trong mùa đông và có khả năng thông gió vào mùa hè. Các cánh nhà ở giữa được dùng để cho người dân và dùng cho các công trình có chức năng yên tĩnh (nhà thờ, điện tín, bưu điện, phòng họp, thư viện và nghiên cứu…), các cánh nhà bên phải dùng làm nơi tiếp khách (phòng khiêu vũ và hội trường cho các cuộc họp với người ngoài), các cánh nhà bên trái là các phân xưởng gây tiếng ồn (nghề mộc, dập và rèn,…) được tập trung riêng, khu vui chơi trẻ em cũng được xếp vào không gian này. Trong Cung điện xã hội còn bố trí nhà ăn, nơi vũ hội, nơi họp hành Ngay trước cung điện, A: Quảng trường chính. B: tòa án lớn, tạo thành một đường đi dạo vào mùa đông, trồng thực vật. C: sân kết nối với chỗ ở của người dân D: một phần là trung tâm "hoạt động ồn ào" (mộc, rèn, trẻ em vui chơi). Fourier bố trí quảng trường lễ nghi, còn sân trong chính giữa là sân danh dự, chỗ đi dạo và vườn trồng cây. Xa xa phía trước công điện xã hội là các công trình công nghiệp, Fourier muốn kết hợp 2 thành phần ở và sản xuất chặt chẽ đến mức trộn lẫn 2 thành phần độc lập này. 2.2.4. Giới thiệu nghệ thuật quy hoạch - Học thuyết của Fourier còn nhiều mâu thuẫn và không có cơ sở xã hôi để tồn tại. Ông chống lại phương pháp đấu tranh cách mạng, mơ hồ về bản chất của giai cấp vô sản. Vì thế, học thuyết xã hội của ông mang tính chất không tưởng. Tuy nhiên, mục tiêu mà ông đặt ra phản ánh nhu cầu về sự phát triển xã hội. Một số đường nét của xã hội tương lai đã được phác thảo. Ý tưởng của Fourier đã ảnh hưởng ít nhiều đến Howard sau đó trong lý luận thành phố vườn cuối thế kỷ 18. - Thiết kế để tích hợp các tính năng đô thị và nông thôn. - Charles Fourier đã đưa được khái niệm nhà ở tập thể cho dân chúng và thợ thuyền, đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời ông cũng phê phán những kẻ tham lam bỏ qua vẻ đẹp của kiến trúc mà chỉ chú trọng làm giàu, ông quan tâm đến môi trường ngoại thất và khung cảnh nội thất. Một Phalenstery ở Guise, Pháp do Andre Godin – người tiếp nối Fourier xây năm 1850 2.3. Lý thuyết của Williams Morris Ông khởi xướng phong trào thủ công và mỹ nghệ, đó là một nhóm người ca ngợi đời sống trung thế kỉ, bàng hoàng trước sự phát triển mạnh mẽ và ầm ĩ của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Thành phố có ranh rõ ràng với những nét tự nhiên của thiên nhiên trên một quy mô nhỏ của thời trung thế kỷ. Hình dạng đô thị không nên theo những qui tắc hình học mà dựa trên địa hình tự nhiên và những nét tồn tại của văn hoá cũ. Thành lập một liên minh xã hội chủ nghĩa năm 1884, muốn thiết lập một chủ nghĩa xã hội siêu tiêu thụ có tổ chức. Theo Willian morris, đất đai phải được hoàn toàn phi đô thị hóa, tất cả các sự tập trung dân cư phải được ngăn chặn, phải làm sao cho các thành phố lớn biến mất và xây dựng nhiều thành phố nhỏ. Nước Anh phải trở thành một vườn hoa mà không bị lãng phí và hư hỏng gì. Ngoài các làng xóm ra thì nhà cửa phải được xây dựng phân tán, đặt cách xa nhau. Như vậy quy mô nhà sẽ lớn hơn, sự tiếp cận với thiên nhiên tốt hơn. Nhận xét: Những đề xướng của ông cũng như các tác giả của trường phái văn hoá là một sự biểu lộ sự phản ứng, phê phán tức thời với những trường phái tiến bộ và những diễn biến xô bồ của tình trạng xã hội đô thị công nghiệp tiền kỳ. Quan niệm đề xuất của họ mang tính không tưởng, không tích cực theo mô hình thực tiễn nhưng nguyên tắc họ đề xướng cũng nói lên những vấn đề cần bảo vệ, quan tâm cho một đô thị tương lai tồn tại trong nền văn minh công nghiệp. 2.4. Mô hình đô thị lý tưởng của Camilo Sitte (1843-1903) Đại diện cho nền quy hoạch đô thị hữu cơ có tiếng vang nhất định ở nhiều nước châu Âu vào cuối thế kỷ XIX. Từng là hiệu trưởng trường Mỹ Thuật Hoàng Gia Áo. Ông bất mãn với thời kì xã hội lúc bấy giờ, một xã hội chỉ tập trung phát triển công nghiệp, không quan tâm đến chất lượng sống của con người và môi trường xung quanh.Người dân không có quyền tham gia các hoạt động cải tạo đô thị nhằm hướng đến cải thiện đời sống của họ 2.3.1. Chọn lựa vị trí. Vienne và London. 2.1.1. Quan niệm tổ chức bố cục tổng thể. Một cơ cấu đô thị có sự hài hoà và linh hoạt như một cơ thể sống. Quan niệm hoài cổ châu Âu : Phê phán bố cục hình vuông, ô cờ, thẳng tắp song song. Bố cục không gian theo tuyến => cải tạo trục thành phố Vienne thành bố cục hình cung. Việc đưa nhà thờ làm trung tâm của khu đô thị trở thành nguyên tắc chính, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Quan niệm văn hóa cách tân : Sản xuất nhỏ trong đô thị, mang nét văn hoá nghệ thuật thời trung thế kỉ (quân chủ quân quyền), thay cho đô thị ngột ngạt với các khu sản xuất đại cơ khí ồn ào, tạo ra một cuộc sống xô bồ, ngột ngạt. Mạng lưới giao thông uốn lượn mềm mại, tạo nên sự thay đổi trường nhìn trên tuyến, kết hợp hiệu quả thẫm mỹ bằng cách biến hoá lập thể và tổ chức hài hoà không gian rỗng của sân vườn, cây xanh xung quanh công trình kiến trúc đặc. Không gian công cộng đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong một đô thị sở hữu thuộc về toàn dân. 2.1.2. Tổ chức các thành phần bố cục 2.3.4. Giới thiệu nghệ thuật quy hoạch • Cách tân văn hóa trong nghệ thuật tổ chức không gian đô thị, có những đột phá trong nguyên tắc cổ điển trong bố cục các đô thị trung Thế kỉ. • Camillo Sitte là người đầu tiên phản kích mạnh mẽ sự độc tài của nhà nước trong định hình nghệ thuật đô thị. • Một quan niệm trân trọng những di sản văn hóa, quảng trường cổ điển, thêm vào và nối kết hệ thống không gian xanh. • Tạo ra những đô thị nhỏ thơ mộng với một nền sản xuất nhỏ, nhằm loại bỏ sự xô bồ của công nghiệp hiện đại. Hạn chế: • Do nhà thờ là chốn tôn nghiêm, nên việc đặt ở trung tâm của đô thị đã ảnh hưởng đến tính chất lễ giáo của công trình. Sức chứa nhà thờ không nhiều, và nhu cầu sử dụng cũng không thường xuyên (chỉ ngày chủ nhật, giáng sinh, ngày lễ… thì mới thực sự đông đúc), nên việc đặt nhà thờ làm trung tâm dường như không thích hợp bằng các trung tâm khác như: nhà hát, công viên, sân vận động… • Việc tách các mảng xanh lớn ra khỏi các khu công cộng, gia tăng khoảng cách các nhà và thêm các vườn vào nhà dân; đã khiến việc thiếu đất xây dựng trở thành một rào cản. Ngày nay, trong tình tạng dân cư ngày một tăng, chủ trương này sẽ càng làm cho việc thiếu đất ở ngày càng nghiêm trọng. • Cách bố trí đường phố “tuỳ tiện” khiến việc lưu thông xe cộ gặp rất nhiều khó khăn, vì trong một nút giao thông có quá nhiều đường, và các đường đều không theo tật tự nào cả. Giao thông như thế sẽ làm cho việc nâng cấp, sửa chữa đường gặp khó khăn, thoát nước không tốt và hạ tầng không thể nào đáp ứng được. 2.5. Lý thuyết của John Ruskin Ruskin sinh ngày 8 tháng 2, 1819, tại Luân Đôn. Cha mẹ ông là gốc Scotland. Cha ông gắn bó với nghệ thuật, mẹ ông sùng đạo. Thời thơ ấu Ruskin đã bị cô lập và chịu sự giáo dục thường xuyên của cha mẹ mình. Ông được khuyến khích trong việc đọc, và nhận được một số hướng dẫn trong nghệ thuật. John Ruskin cho rằng nghệ thuật là một biểu hiện của các giá trị của một xã hội. Với lòng nhiệt thành của một nhà cải cách, ông đã dần dần chuyển đổi từ nghệ thuật sang cải cách xã hội. Từ những năm 1850, các nghiên cứu của ông ngày càng tập trung vào các vấn đề xã hội và chính trị. Vào năm 1869, Ruskin trở thành Giáo sư của trường đại học thuật Oxford của Mỹ. Năm 1871, ông bắt đầu cho tác phẩm "thư cho các công nhân và người lao động của Vương quốc Anh", được xuất bản bởi Fors title Clavigera (1871-1884). Suốt một quá trình làm việc phức tạp và sâu sắc, ông đã phát triển các nguyên tắc xã hội trên lý tưởng của mình. Kết quả là, ông thành lập Guild of St George. Ông nhắm vào ba lĩnh vực chính của cuộc sống Anh cần hỗ trợ và cải thiện: giáo dục nghệ thuật, nghề thủ công và kinh tế nông thôn.Ông khuyến khích sự hiểu biết và xác định giá trị của nghệ thuật, khuyến khích các nghề thủ công đối với sản xuất hàng loạt, làm sống lại những gì chúng ta gọi nông nghiệp bền vững. 3. Giới thiệu thành phố tiêu biểu : 3.1. New Harmony 1825- Robert Owen 3.1.1. Mô tả tổng thể Là một thị trấn lịch sử trên sông Wabash Harmony Township, Posey County, Indiana , Hoa Kỳ. Nó nằm 15 dặm (24 km) về phía bắc Mount Vernon. Dân số là 789. Nó là một phần của khu vực đô thị Evansville. 3.1.2. Phân tích bố cục Thị trấn phần lớn là tự cung tự cấp. 2000 mẫu đất cao trồng, bao gồm cả một vườn nho 15 mẫu Anh và một táo và lê 35-acre. Bốn ngôi nhà gạch lớn, một động cơ hơi nước, hai vựa lúa New Harmony của Robert Owen, được thành lập tại Indiana, Mỹ vào năm 1825 là một hợp tác xã chứ không phải là xã hội cộng sản, mở đầu cho các trường mẫu giáo đầu tiên, trường học công lập đầu tiên, các thư viện miễn phí đầu tiên, tại Mỹ. lớn, các nhà máy sản xuất len và bông, một máy đập, vườn rau rộng 5-mẫu, và hơn 126 nhà ở gia đình được xếp vào mục lục một cách cẩn thận bởi các Harmonists. Tham vọng của Robert Owen là để tạo ra một xã hội hoàn hảo hơn thông qua giáo dục miễn phí và bãi bỏ phân cấp tầng lớp xã hội và tư hữu. 3.1.3. Phân tích kiến tạo không gian Thị trấn nhỏ đặc biệt, nơi mà các cấu trúc bằng gỗ đơn giản, pha trộn với các kiệt tác kiến trúc hiện đại trên yên tĩnh rợp bóng cây đường phố. 3.2. New Lanark 1800-1825 – Robert Owen 3.2. Phân tích bố cục Nơi đây có trẻ sơ sinh đầu tiên đi học trên thế giới, nhà trẻ cho các bà mẹ làm việc, chăm sóc y tế miễn phí và một hệ thống giáo dục toàn diện không chỉ cho trẻ em, mà còn bao gồm cả lớp học thêm buổi tối cho người lớn. Trẻ em dưới 10 tuổi không được phép làm việc trong các nhà máy. Việc vui chơi giải trí có các buổi hòa nhạc, khiêu vũ và các không gian cảnh quan đẹp phục vụ cộng đồng. Hệ quả: New Lanark đã trở thành tổ chức được biết khắp châu Âu, hoàng gia, chính khách và các nhà cải cách đến thăm các nhà máy. Môi trường sạch sẽ, công nghiệp năng suất với một lực lượng lao động sôi động, doanh kinh thịnh vượng, khả thi. Triết lý của Owen là trái với suy nghĩ hiện đại, nhưng ông đã có thể để chứng minh rằng xí công nghiệp không cần thiết đối xử xấu với công nhân của mình để có được lợi nhuận. Đại diện của CMCN Anh vào thế kỷ 18 và 19 và thay đổi căn bản hình dạng của thế giới. Việc lập kế hoạch làm việc trong các nhà máy cùng với nhà ở cho công nhân và các dịch vụ như trường tiền đề quyết trong sự phát triển của quy hoạch đô thị ở Anh. . 2. 000 người. Owen phân tích trên cơ sở kinh tế học. • Gia tăng năng suất - dư thừa công nhân - thất nghiệp – nghèo đói. • Thiếu thị trường tiêu thụ - dư thừa cung - thất nghiệp – nghèo đói. 2. 1.1. 18m. 2. 2.3. Tổ chức các thành phần bố cục Đơn vị cơ bản của thành phố là Phalanstère (1 820 -1 936 - cung điện xã hội) có dân số khoảng 1600 người gồm 400 gia đình, khu vực nhà ở khoảng 20 00 ha,. 3.1. New Harmony 1 825 - Robert Owen 3.1.1. Mô tả tổng thể Là một thị trấn lịch sử trên sông Wabash Harmony Township, Posey County, Indiana , Hoa Kỳ. Nó nằm 15 dặm (24 km) về phía bắc Mount Vernon.

Ngày đăng: 22/06/2015, 11:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các mô hình lí thuyết sau đó ở Châu Âu

  • Thành phố vườn

  • Thành phố tuyến

  • Thành phố công nghiệp

  • Thành phố vệ tinh

  • Thành phố ba triệu dân của Le Corbusier

    • Nhận xét:

    • 2.4. Mô hình đô thị lý tưởng của Camilo Sitte (1843-1903)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan