1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

LỊCH SỬ ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI ĐẾN ẤN ĐỘ

29 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 5,75 MB

Nội dung

BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐÔ THỊLoài người xuất hiện trên trái đất từ khoảng hơn 3 triệu năm trước đây. Trong quá trình tiến hóa, lao động đã từng bước cải tiến, hoàn thiện con người và tổ chức xã hội. Từ chỗ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, người tiền sử dần dần đã biết tận dụng và khai thác những yếu tố thuận lợi của thiên nhiên để tạo cho mình chỗ cư trú cố định, chống lại những bất lợi của thiên nhiên, tạo tiền đề phát triển các hình thức định cư lâu dài ở giai đoạn sau.

BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐÔ THỊ Loài người xuất hiện trên trái đất từ khoảng hơn 3 triệu năm trước đây. Trong quá trình tiến hóa, lao động đã từng bước cải tiến, hoàn thiện con người và tổ chức xã hội. Từ chỗ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, người tiền sử dần dần đã biết tận dụng và khai thác những yếu tố thuận lợi của thiên nhiên để tạo cho mình chỗ cư trú cố định, chống lại những bất lợi của thiên nhiên, tạo tiền đề phát triển các hình thức định cư lâu dài ở giai đoạn sau. Quần cư cố định xuất hiện từ thời kì đồ đá cách đây 4 vạn năm, khi con người chuyển sang hình thức tổ chức xã hội kiểu xã hội thị tộc (tổ chức cơ sở của xã hội nguyên thủy gồm nhiều gia đình lớn có cùng 1 nguồn gốc và kinh tế chung) Trong đó, nông nghiệp và chăn nuôi là hoạt động sản xuất chính của con người ~> nhu cầu định cư. Làng tiền sử xuất hiện: tập hợp những ngôi nhà ở đơn sơ làm bằng vật liệu sẵn có (thảo mộc) gần nguồn nước, có hàng rào bảo vệ, xung quanh là khu vực canh tác. Ngôi nhà có không gian chức năng chính là bếp và nơi ở của nữ giới, bên cạnh là nơi ở của nam giới, nơi làm kho thực phẩm, chứa công cụ sản xuất. Ngoài ra còn có khu vực dàh cho gia súc.Nhà được đặt độc lập hoặc xếp liền dãy dọc theo các lối đi hướng về khoảng đất rộng trung tâm có ngôi nhà của tộc trưởng. ~> có ý thức xây dựng và thiết kế. Khi sản xuất thủ công và trao đổi buôn bán phát triển tách khỏi và chi phối hoạt động sản xuất nông nghiệp thì đô thị hình thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức tổ chức quần cư dưới dạng đô thị đầu tiên của loài người hình thành khoảng 9000 năm trước CN. Sự dư thừa sản phẩm nảy sinh tư tưởng chiếm hữu và tập trung quyền lực đã đưa đến việc hình thành giai cấp ~> mô hình đô thị - hình thức tổ chức quần cư mới – để tổ chức lại trật tự xã hội – xã hội chiếm hữu nô lệ ~> nhà nước ra đời. Một số điểm dân cư khi chưa có đô thị: Kax-ten-lat-xô và Bix-cu-pin-xki. Những thành phố này gánh vác hai chức năng chính: buôn bán trao đổi sản phẩm và là thành lũy để chủ nô lệ củng cố địa vị của mình. Đô thị ban đầu chịu ảnh hưởng tực tiếp của vùng nông nghiệp bao quanh, sau phát triển chi phối, thống trị các vùng nông thôn và trở thành trung tâm chính của vùng và của quốc gia. Đô thị chính là động lực phát triển của xã hội và là nơi diễn ra quá trình tiến hóa của văn minh nhân loại. Quá trình hình thành và phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ trên thê giới diễn ra tùy theo điều kiện cụ thể của từng khu vực, sớm nhất là khoảng 3500 trước CN ở khu vực Bắc Phi với Ai Cập cổ đại, sau đó là khu vực Lưỡng Hà (Mesopotamie), Tây Á, Châu Á, Châu Mĩ, và kết thúc ở La Mã (Rome) cổ đại vào thế kỉ V. Hầu hết các quốc gia cổ đại đều hình thành và phát triển tại những vùng đồng bằng lưu vực các con sông lớn, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Lưu vực sông Nile ở Đông Bắc Châu Phi với nền văn minh Ai cập Vùng Tây Á, giữa hai con sông lớn là Tiger và Eufrates là nền văn minh cổ đại Babylon, Assyrie Ở lưu vực sông Hằng (Gange) và sông Ấn (Indus), có nền văn minh Nam Á cổ đại với Ấn độ là đại diện Ở lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử (trường giang) ở Đông Á là nơi xuất hiện của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Đặc điểm chung, các cấu trúc chức năng và không gian đô thị ở hầu hết các khu vực và quốc gia cổ đại trên thế giới tương đối thống nhất. Cấu trúc đô thị phản ánh rõ nét sự phân chia giai cấp trong xã hội thông qua việc phân khu chức năng và sự khác biệt về hình thái kiến trúc từng khu vực chức năng tương ứng. Một bên là khu vực dành cho tầng lớp chủ nô, một bên là khu vực của người nô lệ. Sự khác biệt duy nhất của các đô thị thông qua sự ảnh hưởng của tôn giáo trong quá trình thiết kế và sử dụng đô thị. Sự khác biệt khác thể hiện ở ngôn ngữ biểu hiện kiến trúc và vật liệu xây dựng khác nhau ở mỗi vùng miền. AI CẬP Những thành phố cổ đại Ai cập ra đời sớm, vào khoảng 3000 năm TCN. Vương quốc Ai Cập cổ đại hình thành vào thiên niên kỉ thứ III TCN ở tam giác châu thổ sông Nil vùng Đông Bắc Châu Phi, giữa hai biển Địa Trung Hải và Hồng Hải, là đầu mối giao thông quan trọng giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi, giữa hai rặng núi và sa mạc Lybia. Có khí hậu nóng khô, ít mưa, nắng chan hòa. Ai Cập chia ra làm 3 đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn có đặc điểm đô thị khác nhau. Thời kì Cổ vương quốc (3500 – 2000 TCN) Địa điểm phát triển chính là khu tam giác châu thổ phía Bắc, với thủ đô là Memphis được xây dựng khoảng 3500 năm TCN ở vị trí giáp ranh giữa vùng Thượng và Hạ Ai Cập. Thời kì cổ vương quốc thường được gọi là “thời đại của Kim Tự Tháp” vì số lượng rất lớn Kim Tự Tháp được xây dựng vào thời gian này. Ở vùng hạ lưu sông Nil, nhiều đô thị dạng đồn trại quân sự được hình thành. Kiến trúc đô thị của thời kì này có quy mô hoành tráng, chủ yếu là các công trình lăng mộ - kim tự tháp và các đền thờ thần. Thời kì Trung vương quốc (2000 – 1590 TCN) Lãnh thổ mở rộng xuống phía Nam, hoạt động xây dựng chủ yếu tập trung xung quanh thủ đô Thebes. Thương mại và các nghề thủ công phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị, đặc biệt là hệ thống các đô thị - đồn trú học theo biên giới phía Nam của Ai Cập. Nhiều thành phố được xây dựng theo thiết kế như Tesba, Cumes và Semm, điển hình là thành phố Kahun được xây dựng vào thế kỉ XIX TCN. Thành phố Kahun có dạng hình chữ nhật, tường gạch xây bao quanh, cạnh dài hướng theo đường đi của mặt trời. Trong thành chia ra làm hai phần, một ở phía Tây dành cho nô lệ có kích thước 260x105m, gồm 250 nếp nhà nhỏ xây bằng đất nện. Nhà nô lệ xây giống nhau, hình thức thô sơ, cho thấy họ sống chẳng khác gì nô lệ trong trại tập trung. Khu phía Đông lớn hơn chia làm hai phần Nam và Bắc. Phần Bắc (diện tích bằng khu nô lệ) dành cho quý tộc, gồm khoảng 10-11 ngôi nhà có sân trong lớn. Kiểu nhà lớn nhất có khoảng 70 phòng lớn nhỏ. Có nhà 2 tầng, cầu thang lên tầng mái. Vật liệu xây dựng tường là đá liên kết bằng vữa. Mặt bằng thường hình vuông, đối xứng, có trục nên ảnh hưởng chung đến mặt bằng thành phố, hình thành bố cục chung vuông vắn. Phía Tây khu Bắc này là Hoàng cung. Phần phía Nam là khu vực dân trung lưu, tách rời với khu quý tộc bởi 1 con đường chạy dọc từ Đông sang Tây. Nhà ở Kahun có hình thức phù hợp với điều kiện nhiệt đới, dùng mái bằng để sinh hoạt chung và ngủ, dùng sân trong làm nghề thủ công, phòng mát mẻ do tổ chức thông gió với hình thức kiến trúc gắn với mái gọi là mun-gat. Thời kì Tân vương quốc (1590 – 332 TCN): Thành phố Thebes tiếp tục được chọn làm thủ đô của Ai Cập. Ngoài các kim tự tháp, Pharaon Ahmosin còn cho xây dựng nhiều tổng thể kiến trúc các đền thờ quy mô lớn. Phía đối diện khu vực dân cư – tả ngạn sông Nil là khu vực lăng mộ - ở đây được xây dựng dựa vào các núi đá tự nhiên. Tôn giáo của Ai Cập cổ đại có ví trí quan trọng trong đời sống xã hôi, trong đó quan trọng nhất là hệ thần Mặt Trời và thần Mùa màng nông nghiệp. Thần Mùa màng nông nghiệp là hiện thân của dòng sông Nile. Đặc biệt là người Ai Cập cổ đại tin vào cuộc sống vĩnh hằng sau cái chết (từ đó hình thành tục ướp xác – thể xác con người được giữ nguyên vẹn sau khi chết chính là để cho linh hồn vĩnh cữu có chỗ trở về trú ngụ). Từ quan niệm có thế giới vĩnh hằng của linh hồn sau khi chết, có thế giới thiêng liêng của thần linh và có thế giới tạm thời của người sống, cấu trúc đô thị Ai Cập cổ đại bao gồm ba thành phần riêng biệt, có hình thức kiến trúc, ngôn ngữ bố cục không gian quy hoạch hoàn toàn khác nhau. Đó là khu cư trú (khu vực dành cho người sống), khu lăng mộ (khu vực dành cho người chết) và khu đền thờ (khu vực dành cho các thần linh). Giữa các khu vực không có liên hệ trực tiếp, chúng thường ở vị trí cách xa nhau, nhất là giữa khu của người sống và các khu dành cho người chết và thần linh. Kết quả là mỗi khu như một “thành phố” riêng biệt, khép kín nằm trong một thành phố chung. Trong ba khu vực, khu lăng mộ và khu đền thờ được người Ai Cập đặc biệt chú trọng. Nó là thành phần chính, có quy mô rất lớn tương phản với khu cư trú, chế ngự toàn cảnh không gian đô thị và làm nên đặc trưng hình thái không gian đô thị Ai Cập cổ đại. - Các công trình lăng mộ (thành phố cho người chết): • Kim tự tháp cùng với tượng nhân sư, cột tháp đều có quy mô lớn, được tổ chức thành một quần thể theo nguyên tắc bố cục đối xứng nghiêm ngặt để tránh thành khu vực tín ngưỡng thiêng liêng và đặc trưng nhất của người Ai Cập cổ đại. • Vì mục đích hướng tới sự vĩnh hằng mà người Ai Cập cổ sử dụng phổ biến một loại vật liệu bền vững là đá với kích thước lớn để xây dựng các công trình có quy mô khổng lồ như kim tự tháp, thượng nhân sư và cột tháp • Tính hoành tráng của công trình nằm ngoài nhận thức của thông thường của con người về tỷ lệ không gian. • Có sự phân cấp trong xây dựng, chia rõ đối tượng chủ yếu và thứ yếu. - Khu vực đền thờ thần cổ đại: • Quần thể các đền thờ được bao bọc bởi tường thành kiên cố, có cổng chính mở về hướng sông Nil tạo thành một quần thể độc lập khép kín trong thành phố. Bên trong tường thành còn có nhiều công trình phụ trợ khác phục vụ mọi nhu cầu tồn tại của khu đền thờ. Đó là kho chứa, xưởng thủ công, nhà ở của giới tăng lữ và nhà ở của một bộ phận nông nô. • Đền thờ chính là công trình trọng tâm của tổng thể có quy mô kiến trúc lớn nhất, chế ngự tổng thể không gian. Nguyên tắc đối xứng dựa trên một trục chính được áp dụng trong bố cục tổng thể. Trên trục chính, từ cổng thành vào là các lớp không gian sân kế tiếp các công trình và cuối cùng là ngôi đền thờ chính kết thúc trục không gian tổng thể. • Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn. Các tượng nhân sư, tượng thần và cột tháp có quy mô lớn đặt dọc trục có tác dụng định hướng không gian đối với các tín đồ và nhấn mạnh ý nghĩa linh thiêng của đền thờ, nhất là của đền thờ chính. - Khu vực cư trú của dân đô thị: • Khu cư trú của dân cư – số đông nô lệ: Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng; quy mô các công trình nhỏ, kiến trúc đơn giản và cách bố cục tự do với mật độ xây dựng cao. • Khu cư trú của tầng lớp thống trị: công trình có quy mô lớn, có bố cục chặt chẽ. - Quan lại: tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố. - Lâu đài, dinh thự của Pharaon: vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới. Thành phố Memphis Memphis là thủ đô đầu tiên của Hạ Ai Cập, và thủ đô của Ai Cập từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên. Thành sơ khai có hình chữ nhật, trong quá trình phát triển, nhiều trung tâm trong thành phố lần lượt được xây dựng trên chiều dài 5km. Trung tâm là nơi tập trung những cung điện, dinh thự của Pharaoh, nơi làm việc của chính quyền, nơi ở của các quý tộc, chủ nô, ngoài ra còn có những khu vực đền thờ các thần. Cách biệt với trung tâm thàh phố là khu lăng mộ của các triều đại Pharaoh kế tiếp. Thành phố này rộng và được xây dựng kiểu dàn trải. Bao gồm nhà một tầng mái bằng, nhà giàu thì có tháp không cao để ban đêm tránh muỗi. Thành phố Thebes Hình thành quần thể kiến trúc trong khu vực thành phố và lân cận như bao thành phố khác, bao gồm cung điện, nhà dân, đên đài, lăng tẩm nằm trong một khu vực để dễ cai trị và quản lý, tổ chức xây dựng…. Có ba loại nhà chính sau : - Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng. - Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố. - Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. - Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới. Khu Al Karnak, tên một làng ở Thượng Ai Cập, được dùng để gọi phần phía bắc của các tàn tích còn lại của Thèbes cổ, ở hữu hạn sông Nil. Khu Louxor tên một thị trấn ở Thượng Ai Cập, nằm ở hữu ngạn sông Nil, nơi có các di tích ở phần phía Nam của thành Thèbes cổ. Đền ở Louxor thờ thánh Amon. Khu Medinet Habou, di tích khảo cổ học Ai Cập là phần phía Nam của miền Tây thành Thèbes cổ. Kiến trúc chủ yếu là ngôi đền Pamsès III (1198 - 1166 Tr.C.N). Thung lũng Đế Vương là khu di tích khảo cổ Ai Cập ở Tây Bắc thành cổ Thebes, sau các ngọn đồi Deirel Bahari; mộ chôn các Pharaon thuộc các triều đại XVIII, XIX và XX (1530 - 1085 Tr.C.N). ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI Ở KHU VỰC TÂY Á Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi đối với việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Lại có vị trí địa lý giao lưu thuận lợi với bên ngoài để phát triển thủ công và thương nghiệp ~> vừa thúc đẩy phát triển nền văn minh ở khu vực thông qua vai trò quan trọng của các đô thị, nhưng cũng là nguyên nhân gây nên các cuộc xung đột, chiến tranh giành lãnh thổ ~> vùng Tây Á là nơi diễn biến lịch sử phức tạp và khó thống nhất về lãnh thổ. Đặc điểm chính của văn minh Tây Á: - Sản xuất thủ công nghiệp và thương mại trên cơ sở nông nghiệp và giao lưu xuất hiện sớm ở các thành phố ~> thành phố trở thành quốc gia thành bang độc lập - vai trò trung tâm kinh tế chính trị của quốc gia - Phát triển kinh tế ~> phân hóa xã hội. Gồm: chủ nô, tăng lữ, cư dân tự do, và nô lệ. Đông nhất là cư dân tự do - Có nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật - Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh (Đa thần giáo ~> đơn thần ~> do thái) Công trình tôn giáo là một thành phần của tổng thể, giữ vai trò là công trình chính tạo ra trung tâm đô thị và chiếm ưu thế về không gian. - Chính trị chuyên chế ~> kết hợp vương quyền và thần quyền ~> sức mạnh tập trung quyền lực của chính quyền quân chủ chuyên chế Nền văn minh đầu tiên là của người Sumer. Thành phố đầu tiên do vua Sargon Agade xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN. Thành bang Agade thống nhất được Lưỡng Hà và tồn tại khoảng 100 năm. Sau đó, quyền thống trị Lưỡng Hà rơi vào tay các nhà nước thành bang Ur, Akkad của người Semites (2270 – 2254 TCN), Babylone của người Amorite (1792- 1750 TCN), Assour dưới triều đại các quốc vương Adsyrie (XVI- 605 TCN) và cuối cùng thuộc về Ba Tư. Cấu trúc đô thị được tổ chức hoàn toàn khác với cấu trúc làng nông nghiệp. Không còn được tổ chức như là một thành phần thiên nhiên thu nhỏ, đô thị là một môi trường nhân tạo được thiết kế hoàn toàn khép kín, tương phản với không gian thiên nhiên, ngoài ra họ còn tổ chức hệ thống kênh thủy lợi và chia thửa với việc chuyên canh các loại cây trồng khác nhau. Sử dụng vật liệu đất nung. Mặt bằng có dạng hình vuông, chữ nhật, tròn hoặc bầu dục. Bên ngoài có hào nước bảo vệ. Bên trong phân khu chức năng rõ rệt: khu cư trú của tầng lớp chủ nô, khu cư dân tự do và nô lệ, khu trung tâm công cộng. Công trình kiến trúc chính không phải là đền thờ thần, mà là công trình, trụ sợ làm việc, cung điện vua chúa và dinh thự tầng lớp quan lại quý tộc. Các công trình này tổ chức thành một tổng thể, nằm trong đô thị, gần với khu dân cư, tạo thành trung tâm sinh hoạt chính của đô thị. Phong cách kiến trúc các tháp –đền thờ Zigurat – có mặt bằng hình vuông hoặc chữ nhật – phát triển thu hẹp theo chiều cao dạng các bậc thang giật cấp. Nhà ở của cư dân tự do dạng chung cư ít tầng, vừa ở vừa làm việc buôn bán. Do khí hậu nóng khô nên không mở cửa sổ, phòng bố trí xung quanh sân trong. ~> khu ở mật độ cao và cấu trúc hình thái tự do. Ur: thành phố cảng lớn, trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng (2200-2000 TCN). Trong thành, hệ thống cung điện và dinh thự xây chung quanh tháp chuông cao 27m. Khu ở được xây dựng ở bên ngoài thành hạt nhân. Nhà 2 tầng được xây kế tiếp nhau với mật độ cao. Đường có hình thức tự do, có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Assur: thủ đô nhà nước Assyrie – phát triển XIV-XII TCN. Xây bên cạnh sông Tigris, mặt bằng gần vuông, gần 300ha. Tường thành cao 18m gồm 2 vòng chính. Chiều cao các công trình kiến trúc chính là 40-60m. Cung điện có tường cao và hệ thống sân vườn bên trong. Sân trong là không gian đệm, liên kết không gian kiến trúc bên trong. Cách sắp đặt trong thành phố cho thấy dụng ý phòng vệ và an toàn, phòng ngự của giai cấp thống tri: các kiến trúc chính đặt vào vị trí hiểm yếu, đường vào thành phố dích dắt lên dốc. Cung điện nhà vua đặt ở phía tây bắc, một phần lan ra thành ngoài và có lối thoát thuận tiện, vừa để phòng ngự kẻ địch, vừa để canh chừng nhân dân bên trong. [...]... thấp và gió xấu từ hướng Tây và Bắc Bố cục mặt bằng quy hoạch đô thị Hi Lạp cổ đại có 2 dạng phổ biến: Dạng đô thị phát triển theo nguyên tắc bố cục tự do: • Đây là dạng đô thị phổ biến và đặc trưng của Hi Lạp cổ đại • Xuất hiện sớm, vào giai đoạn đầu của văn minh Hi Lạp cổ đại và phát triển mạnh đến khoảng thế kỉ V TCN vào thời Hi Lạp cổ điển • Các đường phố, quảng trường công cộng cùng với các công... đảo Ấn Độ, nằm ở bình nguyên sông Ấn (Indus) , Tại đây chỉ còn những hiện vật ấy là minh chứng của một thời kỳ lịch sử được gọi là văn hóa Harappa hoặc nền văn minh lưu vực sông Ấn Nền văn minh này gồm 2 thành phố Harappa và Mohenjo Trong đó di tích trung tâm đô thị Moenjodaro thuộc lãnh thổ Pakistan ngày nay có niên đại khoảng 4000 TCN đến 2000TCN là điểm nổi bật nhất của nền văn minh này Trình độ. .. hình, cảnh quan tự nhiên, do đó các đô thị loại này có hình thái không gian rất đa dạng Dạng đô thị phát triển theo nguyên tắc bố cục hình học đều đặn Dạng đô thị phát triển theo nguyên tắc bố cục hình học đều đặn: • Hippodammus là người đã đề ra những nguyên tắc về khoa học và nghệ thuật xây dựng đô thị tiên tiến so với đương thời Ông chủ trương “một mặt bằng đô thị phải được suy nghĩ như một bản thiết... 730-475 TCN Thành Lạc Ba có hình dạng gần như vuông Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập vào thời Chiến Quốc - Tân Hán (nửa đầu thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ XIX) Lịch sử xây dựng đô thị phong kiến Trung Hoa được chia làm 4 thời kì tương ứng với các thời kì lịch sử : + Giai đoạn 1: (475 TCN-221 SCN) được đánh dấu bằng sự xuất hiện của đô thị Nhạn Hạ ( Hà Bắc) và Trường An (Tây Bắc Tây An ngày nay)... với yêu cầu sử dụng của con người Do yêu cầu quân sự, vị trí được chọn xây dựng đô thị Hi Lạp thường ở không quá xa biển, xung quanh có núi đồi bao bọc Mỗi đô thị Hi Lạp đều có ít nhất 1 cảng biển vì sự phát triển các đô thị Hi Lạp dựa trên giao thương đường biển với thế giới bên ngoài là chủ yếu Cảng biển đặt trong vòng thành bảo vệ đô thị Người Hi Lạp thường chọn các sườn đồi dốc về hướng Đông để lấy... không gian đô thị Hi Lạp THÀNH PHỐ MILET ( thế kỷ thứ V TCN): - Đô thị được áp dụng các nguyên tắc thiết kế đô thị của Hypodamos - Về dân cư, đô thị có 3 thành phần chủ yếu là thợ thủ công, nhà nông và binh lính - Đường phố kiểu ô vuông ( hệ thống Gridion) - Mặt bằng chia làm 3 khu, mỗi khu tạo bởi ô phố bàn cờ Hai agora Bắc và Nam, sát biển là hai công trình nhà hát ngoài trời và sân vận động 1.400... tâm đô thị ở vị trí giao nhau giữa hai trục đường chính gồm có quảng trường (forum) và các công trình công cộng khu vực còn lại dành cho xây dựng nhà ở Có nhiều đô thị xây dựng theo kiểu quân sự Mô hình của các đô thị này rải đều trên khắp vùng thuộc địa của La mã với một mặt bằng tổ chức nghiêm ngặt, hình vuông chia lưới caro Do vấn đề chiến tranh và bảo vệ các căn cứ, nên vị trí chọn lựa đô thị là... hợp có cuộc xâm lược Tyrins qua các thời kỳ Hy lạp cổ đại được chia làm 4 thời kì: Thời kì Thái cổ ( thời kì Homer), thời kì này rất dài, khoảng chừng mấy ngàn năm TCN cho đến thế kỉ thứ VIII TCN Thời kì Thượng cổ (khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ VI TCN) Thời kì Cổ điển (khoảng thế kỉ thứ V đến thế kỉ thứ IV TCN) Thời kì Hellenistic (thế kỉ III đến thế kỉ II TCN) Xuất phát từ 2 nguyên tắc cơ bản:... sống cộng đồng đô thị hợp lí • Thành phần dân cư đô thị: đô thi được chia làm 3 khu vực chức năng: tôn giáo tín ngưỡng, khu sinh hoạt cộng đồng, và khu vực cư trú • Hình thái không gian đô thị: các đường phố giao nhau thẳng góc, tạo thành mạng đường dạng ô cờ, trong đó phân thành các đường phố chính và các đường phố phụ Đường chính rộng 5-10m và là phát triển theo chiều dìa mặt bằng đô thị Khoảng cách... TCN đến 221 TCN vào thời Chiến quốc, lập kinh đô tại Hàm Dương Thành Trường An là kinh đô nhà Tây Hán, có dạng gần như hình thang, một mặt thành có 3 cổng, mỗi cổng có 3 lỗ cửa Khu vực hoàng cung và lâu đài quý tộc ở giữa chiếm 1/3 diện tích đô thành Thành được chia làm 160 phường (lý) Nhà ở trong thành quay mặt vào hướng nam và lợp ngói đỏ + Giai đoạn 2: (221 – 907) là giai đoạn kiến trúc cổ thịnh . là Tiger và Eufrates là nền văn minh cổ đại Babylon, Assyrie Ở lưu vực sông Hằng (Gange) và sông Ấn (Indus), có nền văn minh Nam Á cổ đại với Ấn độ là đại diện Ở lưu vực sông Hoàng Hà, Dương. di tích khảo cổ học Ai Cập là phần phía Nam của miền Tây thành Thèbes cổ. Kiến trúc chủ yếu là ngôi đền Pamsès III (11 98 - 11 66 Tr.C.N). Thung lũng Đế Vương là khu di tích khảo cổ Ai Cập ở Tây. khảo cổ Ai Cập ở Tây Bắc thành cổ Thebes, sau các ngọn đồi Deirel Bahari; mộ chôn các Pharaon thuộc các triều đại XVIII, XIX và XX (15 30 - 10 85 Tr.C.N). ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI Ở KHU VỰC TÂY Á Điều kiện

Ngày đăng: 22/06/2015, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w