Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Arya (nghĩa là “người cao quý” ) mới từ Trung Á di cư vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng lưu vực sông Hằng. Do kinh tế phát triển, sự phân hóa giai cấp cũng diễn ra rõ rệt, đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, thủ lĩnh quân sự dần dần biến thành người có nhiều quyền uy và chức vụ ấy trở thành cha truyền con nối. Họ đã biến thành những ông vua. Nhà nước đã ra đời.
Nền văn minh Veda lấy các quan niệm tôn giáo đạo Brahma là gốc, từ đó bắt đầu xuất hiện một chế độ đẳng cấp có ảnh hưởng lâu dài và quan trọng trong xã hội của Ấn độ, gọi là chế độ Vacna (có nghĩa là “màu sắc”) nhưng thực chất đã chia cắt thành phần xã hội thành 4 đẳng cấp có quyền lợi, địa vị và nghĩa vụ rất khác nhau. Cụ thể là:
Đẳng cấp Bàlamôn gồm những người làm nghề tôn giáo.Đẳng cấp Ksatơrya gồm các chiến sĩ. Đẳng cấp Vaisya gồm những người chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán…
Đẳng cấp Suđra gồm thợ thủ công, đầy tớ. Họ vốn là con cháu của những bộ lạc bị bại
trận.
Theo truyền thuyết: các đẳng cấp Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra được thần Brama tạo ra theo thứ tự từ miệng, tay, đùi và bàn chân của thần. Triết lý này dựa vào những truyền thuyết thần linh, về tầng cấp do thần linh quy định để phân cấp xã hội. Trong mỗi đẳng cấp lại có những cấp bậc nhỏ hơn bên trong.
Đặc điểm của các thành phố của người Aryan, họ thiết kế đô thị bằng việc áp đặt vào nó một sơ đồ vũ trụ. Sơ đồ vũ trụ này bắt đầu bằng khái niệm về một vật tên là Pu-rux- ha. Thần Brahma đã đóng khung vật này trong một hình vuông có 4 hướng được gọi là Va-xtu Pu-rux-ha Mandala (sách Lịch sử đô thị Đặng Thái Hoàng).
Triết lý về hoạt động xây dựng của các KTS thời kì này là: xây dựng đồng nghĩa với sự tổ chức một môi trường trật tự như là Pu-rux-ha bị Brahma giam cầm trong hình vuông. Hình vuông này được chia thành các ô vuông nhỏ (pada), mỗi ô vuông tượng trưng cho một vị thần. Có hai loại hình vuông: loại chia mỗi cạnh thành 8x8 =64 pada và loại 9x9=81 pada. Mỗi pada do một vị thần quản lý. Tùy cấp độ của thần mà pada đó ở gần hoặc xa trung tâm. Càng gần trung tâm tức là càng gần Brahma, càng gần với giới
quyền quý của thành phố đó.
Chính sơ đồ này khiến thành phố phải được xây dựng theo quy hoạch mạng, có hai trục đường hoàng đế. Vậy, tôn giáo đã chi phối mạnh mẽ vào việc quy định, thiết
kế tổng mặt bằng các đô thị vào giai đoạn người Aryan. Trong kinh thánh Veda đã
soạn thảo ra một hướng dẫn quy tắc về xây dựng thành phố theo tôn chỉ Brahma và được áp dụng triệt để trong việc thành lập các đô thị thời kì này.
Do chế độ cầm quyền hà khắc, phân biệt đẳng cấp gay gắt đã khiến xã hội phẫn uất, nên Người Aryan chỉ thống trị nền văn minh Ấn Độ trong 2000 năm. Tiếp nối là sự ra đời của Phật giáo, một cách cứu rỗi cho cuộc sống cơ cực vì sự phân biệt giai cấp, phân biệt quyền lợi nghĩa vụ trong xã hội. Sau khi Phật giáo ra đời, nó đã trở thành quốc giáo cho một số thành bang tự trị nằm gần nơi Đức Phật Thích ca. Tuy nhiên, vì
mục tiêu của của Phật giáo là lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi khổ đau và cách cứu vớt thoát khỏi nỗi đau khổ nên Phật giáo không cổ súy cho việc mở rộng bờ cõi tại các quốc gia trên. Chính vì điều này mà các tiến trình phát triển của các quốc gia này bị trì trệ, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Dần dần, Ấn độ mất đi tính thống nhất của một thể chế chính trị, rơi vào tay các quốc gia khác và trở thành một nước thuộc địa.
Đô thị Udaipur được xem là một di sản quý báu của văn minh Ấn độ. Nằm giữa Deli
và Bombay, Udaipur được xây dựng vào những thế kỷ XIV- XV.
Thành phố có nhiều điểm đáng chú ý về công năng và phát triển nhờ động lực kinh tế và tôn giáo. Thành phố đặt trên đồi nhưng sát gần một hồ nước nhân tạo lớn. Các khu công năng đô thị được xây dựng theo cấp bậc, trật tự từ cao xuống thấp, từ tâm điểm ra vành ngoài với cấu trúc không gian ba chiều rất ấn tượng. Lâu đài – pháo đài cuối cùng khi có hoạt động quân sự là nơi lãnh chúa sinh sống được đặt trên đỉnh đồi. Đền thờ đặt thấp hơn một chút, là nơi gặp gỡ của cộng đồng đô thị, tôn giáo và chính quyền. Tiếp theo là tháp đồng hồ, tượng trưng cho sự buôn bán thịnh đạt. Các khu nhà tản mát xung quanh, thành các phường có các ngõ cụt dẫn vào. Tường thành bao quanh đô thị có hình vành nhẫn, với cửa ra vào to lớn, được che chắn kiên cố.
Tìm thêm một số thành phố phát triển theo quan niệm và sự pha trộn của các triết lý của Phật giáo và Ấn giáo