Quá trình hình thành và phát triển của thanh tra KBNN

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 38)

c) Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thanh tra KBNN

Là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy được xác lập ngay từ ngày đầu thành lập ngành Kho bạc Nhà nước, hệ thống thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước hiện nay và Thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước trước đây trong chặng đường 20 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, đã không ngừng được củng cố về tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra ngày càng được nâng cao; quy trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ cũng không ngừng được đổi mới, và dần được hoàn thiện. Vì vậy, hệ thống thanh tra, kiểm tra KBNN thực sự đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển đi lên và ngày càng vững mạnh của hệ thống KBNN, là công cụ đắc lực, là bộ phận tham mưu không thể thiếu của Lãnh đạo KBNN các cấp trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động KBNN. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Thanh tra, kiểm tra KBNN được chia làm các giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 1990-1994

Ngay khi hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động, thanh tra KBNN được hình thành nằm trong mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN từ Trung ương đến địa phương. Thanh tra KBNN chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, không nằm trong hệ thống thanh tra Nhà nước. Thời gian này thanh tra KBNN chưa được tách riêng về mặt tổ chức: ở Trung ương thành lập phòng chế độ và thanh tra nghiệp vụ, ở KBNN các tỉnh, thành phố bộ phận thanh tra được ghép chung với một số

phòng như: phòng hành chính - thanh tra, phòng kế hoạch - thanh tra, phòng tổ chức - thanh tra. Sau khi có Quyết định số 87/TC-QĐ-TCCB ngày 21/03/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thanh tra KBNN mới được quy định tách riêng về mặt tổ chức. Chức năng và nhiệm vụ của thanh tra KBNN được quy định tại Quyết định số 177 KB/QĐ/TTr ngày 12/11/1991 của Cục trưởng Cục KBNN (nay là Tổng giám đốc KBNN). Tuy nhiên, cho đến năm 1995 hầu như tại KBNN các tỉnh, thành phố, bộ phận thanh tra vẫn chưa được tách riêng về mặt tổ chức.

* Giai đoạn 1995 – 2004

Để tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của hệ thống KBNN trong nền kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hệ thống KBNN hoạt động, ngày 05/04/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính thay cho Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, bộ máy thanh tra KBNN cũng được tăng cường về số lượng, củng cố về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành KBNN trong thời kỳ mới.

Căn cứ vào tình hình thực tế và các nhiệm vụ cụ thể mà Thanh tra KBNN đang tiến hành, với sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, KBNN Trung ương và thanh tra Bộ Tài chính, trên cơ sở đánh giá và tổng kết 10 năm hoạt động của hệ thống KBNN nói chung và thanh tra KBNN nói riêng (1990-1999), thanh tra KBNN đã xác định mục tiêu trong chương trình hành động năm 2000 - 2010 là:

- Giữ vững tính pháp lý, tính an toàn, tính vững chắc để hệ thống KBNN hoạt động đúng pháp luật, hạn chế các sai phạm.

- Giữ cho hệ thống KBNN phát triển ổn định tạo niềm tin đối với chính phủ và nhân dân.

- Góp phần vào việc làm cho vai trò của hệ thống KBNN thể hiện đầy đủ và phù hợp trên thị trường tài chính - tiền tệ.

- Giám sát được hoạt động tài chính, kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp, đối với các khoản chi từ NSNN.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động nghiệp vụ KBNN; tập trung kiểm tra công tác quản lý thu - chi quỹ NSNN, công tác an toàn kho quỹ, kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB, công tác huy động vốn cho NSNN, quản lý tài chính nội bộ, xây dựng cơ bản nội ngành, quản lý cấp phát, cho vay các chương trình mục tiêu.

* Giai đoạn 2004 – 2010

Giai đoạn này hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống KBNN được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc BTC; Quyết định số 209/2003/QĐ-BTC ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và văn phòng thuộc KBNN; Quyết định số 747 KB/QĐ/TCCB ngày 24/12/2003 của Tổng Giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng thuộc KBNN tỉnh. Năm 2004 đổi tên Thanh tra KBNN thành “Kiểm tra, kiểm soát” nhưng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động không có nhiều thay đổi

so với giai đoạn trước, phạm vi hoạt động kiểm tra, kiểm soát bản chất vẫn là hoạt động kiểm tra trước đây, chỉ khác ở tên gọi. Tuy nhiên, giai đoạn này phương thức tổ chức công tác kiểm tra có sự phát triển khá rõ, biểu hiện bằng

việc sử dụng các phương thức kiểm tra đa dạng như: Kiểm tra tại chỗ (kiểm tra thường xuyên), kiểm soát từ xa, phúc tra.

Về công tác tổ chức cán bộ, cũng được quan tâm, bổ sung và cụ thể hóa bằng Công văn số 1995 KB/KTKS ngày 08/12/2004 của KBNN về việc chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát: “KBNN có 8 đơn vị cấp huyện trở xuống

biên chế tối thiểu 3 cán bộ; từ 9 đến 13 đơn vị cấp huyện biên chế tối thiểu 4 cán bộ; từ 14 đơn vị cấp huyện trở lên biên chế tối thiểu 6 cán bộ. Cán bộ

công tác tại phòng kiểm tra, kiểm soát phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm tại các phòng nghiệp vụ trước khi làm công tác kiểm tra, kiểm soát ”. Qua đó

quy định số biên chế tối thiểu của phòng kiểm tra, kiểm soát KBNN các tỉnh, thành phố căn cứ vào định biên của KBNN tỉnh, thành phố và số đơn vị KBNN cấp huyện trực thuộc. Do đó, chất lượng đội ngũ làm công kiểm tra cũng được cải thiện hơn trước.

Năm 2007, xuất phát từ yêu cầu cải cách và phát triển Tài chính công và hướng tới xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến 2020; Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 04/2007/CT-BTC ngày 12/12/2007 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến 2020. Trong đó, đổi mới hệ thống thanh tra, kiểm tra KBNN là một trong những nội dung của chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Tới năm 2009, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tại một lần nữa được Thủ tướng chính phủ quyết định thay đổi, bổ sung bằng việc ban hành Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009. Theo đó, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra

KBNN cũng có sự thay đổi căn bản, Quyết định số 358/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra KBNN. Đến lúc này, Thanh tra KBNN (gọi tắt là Thanh tra KB) là đơn vị thuộc KBNN, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng NSNN trong việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của KBNN; thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng giám đốc KBNN. Thanh tra KB chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc KBNN và chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính. Thanh tra KB được sử dụng con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Trước những đòi hỏi đổi mới của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đặt ra, cùng với những quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN nói chung; các Cục, Vụ chuyên môn, Thanh tra KBNN nói riêng, đang đặt ra cho KBNN và Thanh tra KBNN nhiều vấn đề phải giải quyết và làm sáng tỏ ví dụ như: Phạm vi hoạt động của thanh tra KBNN đến đâu? Chuẩn hóa công tác cán bộ, đào tạo nghiệp vụ Thanh tra, bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Thanh tra? Khung pháp lý cho hoạt động thanh tra của KBNN phải hoàn thiện như thế nào?...

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w