Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 62)

- Về phương thức thanh tra, kiểm tra

2.2.2.3Nguyên nhân

Một là, việc chấp hành pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật

liên quan đến quản lý NSNN và hoạt động KBNN nói riêng, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp qui, hệ thống văn bản hướng dẫn thay đổi, bổ sung thường xuyên, liên tục nên xảy ra tình trạng hiểu và áp dụng, cập nhật văn bản, chế độ mới tại các đơn vị KBNN có sự khác nhau. Một số lĩnh vực nghiệp vụ, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, bổ sung trong khi việc hướng dẫn, nghiên cứu, hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ của KBNN Trung ương còn chậm.

Hai là, KBNN các cấp vừa phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp

vụ của Tổng Giám đốc KBNN, vừa phải theo mệnh lệnh hành chính của UBND cùng cấp, dẫn đến tình thế Giám đốc KBNN tỉnh, Giám đốc KBNN huyện phải vận dụng sao cho phù hợp với thực tế địa phương, thực chất là phải “luồn lách pháp luật” trong điều hành và chấp hành. Từ thực tế trên cho thấy, hoạt động của KBNN còn bị chi phối, lệ thuộc vào một tổ chức, thậm chí một cá nhân trong việc thi hành chấp hành quy trình nghiệp vụ; chế độ, chính sách; pháp luật.

Ba là, tại không ít đơn vị trong hệ thống KBNN công tác thanh tra,

kiểm tra chưa được coi trọng đúng mức.Vẫn còn Lãnh đạo một số KBNN tỉnh, thành phố chưa thật sự quan tâm đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này đối với hoạt động của đơn vị để từ đó có sự chỉ đạo sát sao đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, từ việc bố trí cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, quy định về thời gian công tác, chấn chỉnh, khắc phục những sai sót và sử dụng kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý và điều hành tại đơn vị. Thanh tra KBNN từng cấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo KBNN cấp đó, vì vậy nhiều nơi thanh tra không dám phê bình những việc làm sai quy định của thủ trưởng trong chỉ đạo điều hành và quản lý. Trong tình hình đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống KBNN chỉ dừng lại ở những yêu cầu, kiến nghị nhằm chấn chỉnh là chủ yếu. Nhưng những yêu cầu, kiến nghị đó có được chấn chỉnh hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong mối quan hệ nội bộ của hệ thống KBNN và các mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài; với địa phương. Chính vì quyền hạn của Thanh tra, kiểm tra KBNN bị hạn chế đã góp phần tạo nên sự xem nhẹ, coi thường công tác thanh tra, kiểm tra tại một số đơn vị KBNN.

Bốn là, công tác chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

KBNN chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các qui định có tính nghiệp vụ và thủ tục cần thiết để chỉ đạo và thực hiện chung trong toàn hệ thống. Do đó hoạt động thanh tra, kiểm tra còn mang tính kinh nghiệm, kết luận còn mang nhiều cảm tính, không thống nhất trong toàn ngành. Điều đó cũng dẫn đến có những vụ việc về tính chất, mức độ sai phạm như nhau nhưng ở mỗi nơi khác nhau thì kết luận khác nhau. Mặt khác do thiếu qui định có tính nghiệp vụ nên cán bộ thanh tra, kiểm tra thiếu trách nhiệm đối với công việc. Thiếu qui định cụ thể về trách nhiệm của thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra; trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra và người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; đối tượng được thanh tra, kiểm tra, do đó những sai phạm chậm xử lý.

Năm là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra, kiểm soát

một số đơn vị KBNN tỉnh, thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa chịu khó nghiên cứu cập nhật thường xuyên chính sách, chế độ nên chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra chưa được nâng lên, việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ còn hạn chế. Số lượng cán bộ mới, chưa trải qua kinh nghiệm thực tế khá nhiều, đối với cán bộ lớn tuổi thì trình độ, năng lực, việc bổ sung, cập nhật kiến thức mới có nhiều hạn chế; năng lực chỉ đạo, điều hành của nhiều Lãnh đạo Thanh tra cũng bất cập trước những yêu cầu mới. Điều đó đặt ra yêu cầu đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác thanh tra nói chung, và các trưởng đoàn thanh tra nói riêng.

Bên cạnh đó, việc bố trí cán bộ trình độ năng lực chưa phù hợp với yêu cầu của công tác TTKT, gần 10% cán bộ TTKT không đủ tiêu chuẩn quy định về trình độ, thời gian công tác; việc luân chuyển cán bộ TTKT thường xuyên trong khi chưa chuẩn bị tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra KBNN.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thanh tra, kiểm tra còn ở mức độ thấp so với yêu cầu hiện nay.

Chưa có quy chế bổ sung ban hành mới về tổ chức và hoạt động quy trình thanh tra, kiểm tra; quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành KB, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN qua KBNN, và một số quy định khác liên quan đến tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc.

TÓM LẠI CHƯƠNG 2

Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đã không ngừng được củng cố về tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra ngày càng được nâng cao; quy trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ cũng không ngừng được đổi mới, và dần được hoàn thiện.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công, chiến lược phát triển KBNN đến 2020 đòi hỏi hoạt động TTKT KBNN phải có sự đổi mới.

Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua hoạt động thanh tra, kiểm tra KBNN vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc và hạn chế nhất định như: Lực lượng thanh tra, kiểm tra KBNN còn mỏng, chưa được chuẩn hoá, trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; khung pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra kho bạc còn thiếu; quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chưa được hoàn thiện kịp thời so với những thay đổi của các họat động nghiệp vụ KBNN; một số KBNN tỉnh, thành phố vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra...

Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, đã đặt ra cho KBNN, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan những vấn đề cần tập trung giải quyết.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 62)