Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra KBNN trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 74)

- Về phương thức thanh tra, kiểm tra

3.2.3 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra KBNN trong thời gian tớ

trong thời gian tới

Việc hoàn thiện, đổi mới quy trình nghiệp vụ TTKT KB nói riêng và hoạt động TTKT KB nói chung nhằm mục tiêu xây dựng quy chế TTKT KB có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đặt ra với hệ thống KBNN, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của KBNN, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, bảo toàn nguồn lực tài chính của nhà nước. Quy trình TTKT KB cụ thể ở từng lĩnh vực, từng đối tượng khác nhau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể xây dựng một quy trình TTKT KB cơ bản với danh mục các công đoạn cần tiến hành làm cơ sở cho việc thực hiện các cuộc TTKT KB nói chung.

Một số vấn đề cần quy định chi tiết trong hoàn thiện quy trình TTKT KB như sau:

* Ở giai đoạn chuẩn bị TTKT:

- Việc lựa chọn đối tượng TTKT được tiến hành công khai, có tiêu chí rõ ràng (vì sao chọn tổ chức, cá nhân cụ thể nào đó). Việc lựa chọn này được thực hiện theo chương trình kế hoạch, do vậy việc khảo sát và báo cáo kết quả cũng như cơ sở quyết định chọn ĐTTT cần được công khai ngay trong nội bộ Đoàn thanh tra để tạo sự đồng thuận và minh bạch.

- Đặt ra yêu cầu đoàn thanh tra phải có cách tiếp cận “mở” hơn, thông qua việc tìm hiểu các nguồn thông tin đa dạng (ngoài thông tin sẵn có của đoàn); như vậy quy định về thu thập và khai thác thông tin cần được thể chế hóa theo hướng đa dạng hơn. Đặc biệt, đoàn thanh tra, kiểm tra cần tìm hiểu về đặc thù của tổ chức, cá nhân là ĐTTT trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.

- Quy định về tính toán, cân nhắc tới lợi ích của các bên liên quan khác, đặc biệt là của ĐTTT (thể hiện ở việc nghiên cứu, tham khảo các cuộc thanh tra trước, giảm trùng lắp với các nội dung đã được TTKT, lựa chọn thời điểm thanh tra phù hợp khi có thể)

- Chuẩn bị tốt các điều kiện vật chất để tránh phụ thuộc và gây phiền hà cho ĐTTT.

- Có quy định về tiêu chí lựa chọn nhân lực cho đoàn thanh tra phù hợp với nội dung thanh tra để minh bạch hóa khâu lựa chọn nhân sự, góp phần đảm bảo kết quả thanh tra được chính xác, khách quan và giảm thời gian thanh tra.

* Ở giai đoạn tiến hành TTKT:

- Công bố quyết định TTKT cần có thêm mục giải thích vì sao tổ chức, cá nhân đó lại được lựa chọn là đối tượng TTKT.

- Việc yêu cầu cung cấp tài liệu của cán bộ TTKT cần được kiểm soát bằng các mẫu biểu có sự xác nhận của cả hai bên và lưu trữ tuần tự để tránh trùng lặp việc cung cấp gây mất thời gian cho cả hai phía, cũng như tránh làm lộ/ hoặc xác định được trách nhiệm làm lộ thông tin, sự cố ý hay vô ý của thành viên đoàn TTKT bỏ qua các nội dung cần TTKT.

- Quy định cụ thể cách thức và thời gian báo cáo của đoàn viên với trưởng đoàn, trưởng đoàn với người ra quyết định TTKT; các trường hợp,

cách thức thành viên đoàn thanh tra được/ phải báo cáo trực tiếp với người ra quyết định TTKT.

- Khi thực hiện công tác TTKT, đoàn TTKT cần phải thay đổi cách thức làm việc cho phù hợp. Ghi sổ nhật ký để trưởng đoàn nắm bắt được tiến độ làm việc hàng ngày và kiểm soát được nội dung trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn TTKT, tránh việc làm tùy tiện thiếu trách nhiệm. Các nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra dựa trên các tiêu chí chung để đánh giá, kết luận tránh tình trạng dựa vào cảm tính của cán bộ thanh tra, kiểm tra.

* Ở giai đoạn kết thúc TTKT: Cần có các quy định

- Đảm bảo tính phù hợp trong kết luận TTKT KB: Kết luận TTKT KB phù hợp với chính sách, pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của ngành/địa phương và các tổ chức là đối tượng TTKT KB.

- Đảm bảo tính chuẩn mực của Kết luận TTKT KB: các kết luận cần cụ thể, rõ ràng, sai như thế nào, sai ở mức độ nào, sai so với quy định nào, các sai phạm nào không thể xử lý được, lý do vì sao...

- Đảm bảo tính độc lập tương đối của Kết luận TTKT KB, thông qua việc hạn chế tác động của các bên liên quan khác.

- Đảm bảo hiệu lực của Kết luận TTKT KB bằng quy định thành lập các đoàn phúc tra việc thực hiện Kết luận TTKT KB và có biện pháp cưỡng chế những nội dung bắt buộc.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w