Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra KBNN qua các giai đoạn * Giai đoạn 1990-

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 54)

- Về phương thức thanh tra, kiểm tra

2.2.2.4 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra KBNN qua các giai đoạn * Giai đoạn 1990-

* Giai đoạn 1990-1994

Thời kỳ này cán bộ thanh tra KBNN vốn đã mỏng về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và gần như chưa có tổ chức thực sự tại KBNN Trung ương và KBNN các tỉnh, thành phố. Số lượng cán bộ của thanh tra KBNN Trung ương ban đầu chỉ có 3 người, đến tháng 6/1994 tăng lên 6 người, ở mỗi đơn vị KBNN tỉnh, thành phố chỉ bố trí 1 - 2 cán bộ làm công tác thanh tra, vì

vậy khi tổ chức một cuộc thanh tra, kiểm tra phải huy động thêm cán bộ của các bộ phận nghiệp vụ khác.

Thời gian này thanh tra KBNN chủ yếu thiên về kiểm tra vụ việc và làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Việc tổ chức kiểm tra thường xuyên các đơn vị KBNN cơ sở thường tiến hành theo phương thức thanh tra, kiểm tra tại chỗ, thời gian ngắn (từ 1-2 ngày đối với KBNN huyện và 5-6 ngày đối với KBNN tỉnh, thành phố), mang nặng tính hình thức và tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nghiệp vụ mới của ngành là chủ yếu, chưa thực sự là một cuộc kiểm tra.

Với mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ như trên, vai trò của thanh tra KBNN chưa thể hiện rõ, hiệu lực pháp lý chưa cao, hoạt động còn thụ động, hiệu quả hạn chế.

Trong giai đoạn này, hoạt động quản lý quỹ NSNN của hệ thống KBNN mang tính thụ động cả về thu lẫn chi NS. Về quản lý thu NSNN chủ yếu mới chỉ dừng ở mức đối chiếu số liệu với cơ quan thuế là chủ yếu; quản lý thu thuế nói riêng và các khoản thu khác nói chung chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa KBNN và cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng khác trong việc đôn đốc, xử lý, khai thác nguồn thu. Chi NSNN chỉ thụ động trong việc xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính, lệnh chuẩn chi của Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng NSNN trong hạn mức kinh phí được cấp, chưa thực sự triển khai công tác kiểm soát chi NSNN. Ngoài ra việc triển khai một số công tác khác như: Tín dụng Nhà nước, cấp phát thanh toán vốn các chương trình mục tiêu, điều hoà vốn trong hệ thống KBNN, công tác quản lý kho quỹ có lúc, có nơi còn bị buông lỏng cả về chấp hành chính sách chế độ của nhà nước và công tác kiểm tra, kiểm soát, đó là một trong những nguyên nhân dẫn

đến xảy ra những vụ việc tham ô, cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của hệ thống KBNN.

* Giai đoạn 1995 – 2004

Biên chế Vụ thanh tra KBNN Trung ương giai đoạn này đã tăng lên 17 người, trong đó 15 người có trình độ đại học và 2 người có trình độ trên đại học. Vụ Thanh tra có một bộ phận thường trực ở phía Nam (bộ phận thanh tra KBNN Trung ương phía Nam) đóng tại KBNN thành phố Hồ Chí Minh có 05 người do một Phó Vụ trưởng phụ trách, được thành lập theo Quyết định số 38/QĐ-KB ngày 26/02/1997 của Tổng giám đốc KBNN. Bộ phận thanh tra phía Nam chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Vụ trưởng Vụ Thanh tra về kiểm tra thường xuyên hoạt động nghiệp vụ tại KBNN các tỉnh, thành phía Nam. Những nhiệm vụ kiểm tra đột xuất, vụ việc; giải quyết đơn thư khiếu tố trong toàn hệ thống vẫn do bộ phận đóng tại KBNN Trung ương chịu trách nhiệm.

Tại KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn này đã có phòng Thanh tra, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố và chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Vụ thanh tra KBNN Trung ương. Phòng Thanh tra KBNN tỉnh, thành phố hiện đã bổ nhiệm đủ Trưởng phòng phụ trách, còn Phó phòng giúp việc chưa được bổ nhiệm đủ. Trưởng phòng Thanh tra chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN quận, huyện trực thuộc và thực hiện một số công tác khác do Giám đốc giao.

* Giai đoạn 2004 – 2010

Bình quân hàng năm thanh tra KBNN đã kiểm tra trên 1000 lượt đơn vị KBNN trực thuộc; thanh tra KBNN Trung ương hàng năm kiểm tra bình quân trên 30 đơn vị KBNN tỉnh, thành phố với gần 100 đơn vị KBNN quận, huyện. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện kịp thời những tồn tại, sai sót các hoạt động nghiệp vụ như: Nhiều khoản thu để ngoài ngân sách không được hạch toán kịp thời vào NSNN, để tồn đọng tiền thuế, điều tiết sai cho các cấp NS; chấp hành chính sách, chế độ tài chính, kế toán, thống kê chưa nghiêm; chấp hành chưa nghiêm định mức tồn ngân do KBNN cấp trên quy định; thực hiện quy trình an toàn kho quỹ chưa nghiêm và đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới làm mất tiền của nhà nước; kiểm soát chi chương trình mục tiêu chưa chặt chẽ; sử dụng quỹ nội bộ chưa đúng quy định của KBNN Trung ương, chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ nộp các khoản thu nhập về KBNN cấp trên. Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong việc phát hành, thanh toán tín phiếu, trái phiếu thu lợi cho cá nhân; chưa chấp hành quy trình quản lý tài sản nội bộ, chi tiêu không đúng chế độ, định mức, sử dụng lãng phí tài sản...

Thông qua kiểm tra đã phát hiện thu hồi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng để ngoài ngân sách, và sử dụng sai chế độ, chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan pháp luật để xét xử nghiêm minh; đồng thời tham mưu cho Lãnh đạo xử lý kịp thời các sai phạm của các cán bộ, nhân viên trong hệ thống KBNN. Kết quả kiểm tra đã giúp cho Lãnh đạo KBNN các cấp có những đánh giá tổng quát về chất lượng hoạt động nghiệp vụ, qua đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong chính sách, chế độ và quy trình nghiệp vụ.

s2.2.2.5 Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong hệ thống KBNN

Qua 20 năm hoạt động thanh tra KBNN đã nhận được hơn 1.500 đơn thư khiếu tố. Nhìn chung các đơn thư khiếu tố đều được giải quyết kịp thời, thoả đáng, đúng luật. Thông qua việc giải quyết đơn thư khiếu tố thanh tra KBNN đã phát hiện một số cán bộ KBNN vi phạm chính sách chế độ tài chính của Nhà nước, 10 điều kỷ luật của ngành và tham mưu cho Lãnh đạo xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm. Tổng số cán bộ bị xử lý trên 230 người, trong đó có 33 người bị truy tố, 30 người buộc thôi việc, 34 người bị cách chức. Những cán bộ bị xử lý gồm cả Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng, phó phòng KBNN tỉnh, Giám đốc, Phó giám đốc KBNN quận, huyện.

Bảng 2.4: Kết quả giải quyết đơn thư KNTC trong hệ thống KBNN thời gian qua

(Đơn vị: số đơn thư đã giải quyết)

STT KNTC Thanh tra KBNN Thanh tra KBNN Tỉnh, TP Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Khiếu nại 35 37 41 10 13 09 2 Tố cáo 20 32 39 04 05 07

(Nguồn: Thanh tra KBNN)

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w