Đối với KBNN Trung ương

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 82)

- Về phương thức thanh tra, kiểm tra

3.3.5 Đối với KBNN Trung ương

Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của KBNN đổi với quá trình đổi mới hoạt động TTKT KBNN.

Duy trì sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Thanh tra KBNN và các Cục, Vụ chuyên môn có liên quan trong lộ trình chuyển đổi và hoàn thiện hoạt động TTKT KBNN nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.

Bố trí nguồn tài chính đầy đủ, đặc biệt là nguồn đầu tư phát triển KBNN đã được Chính phủ cho phép sử dụng từ hoạt động nghiệp vụ KBNN

và đầu tư từ NSNN; đồng thời, tranh thủ sự trợ giúp về tài chính của các tổ chức quốc tế để xây dựng và triển khai các chương trình và dự án cụ thể đã được thảo thuận và xác định.

KẾT LUẬN

Là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy được xác lập ngay từ ngày đầu thành lập ngành Kho bạc Nhà nước, hệ thống thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước hiện nay và Thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước trước đây trong chặng đường 20 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, đã không ngừng được củng cố về tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra ngày càng được nâng cao; quy trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ cũng không ngừng được đổi mới, và dần được hoàn thiện. Hệ thống thanh tra, kiểm tra KBNN thực sự đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển đi lên và ngày càng vững mạnh của hệ thống KBNN, là công cụ đắc lực, là bộ phận tham mưu không thể thiếu của Lãnh đạo KBNN các cấp trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động KBNN.

Trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công, chiến lược phát triển KBNN đến 2020 đòi hỏi KBNN phải có những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách, hoàn thiện bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước là một tất yếu. Đổi mới để đảm bảo sự an toàn và phát triển của hệ thống, để thích nghi với hoạt động quản lý quỹ NSNN, hoạt động KB trong tình hình mới và phù hợp với chiến lược cải cách hành chính, chiến lược phát triển ngành tài chính, cũng như chiến lược phát triển KBNN.

Đề tài đã khái quát được lý luận chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra và thanh tra, kiểm tra KB, làm rõ chức năng, vai trò, hoạt động của TTKTKB trong việc đảm bảo tính an toàn, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống.

Phân tích được thực trạng hoạt động TTKTKB trong thời gian qua, quá trình hình thành và phát triển và những hoạt động chủ yếu của TTKTKB, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc của hoạt động TTKTKB, những nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.

Đề tài đã phân tích định hướng, mục tiêu đổi mới hoạt động của KBNN nói chung và đổi mới hoạt động TTKTKB nói riêng, yêu cầu đổi mới hoạt động TTKTKB đối với an toàn, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống, từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới hoạt động TTKTKB đến 2020, và nêu nên những kiến nghị đối với cơ quan quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới hoạt động TTKTKB đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống KBNN trong giai đoạn tới.

Với sự nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Thanh và sự giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp đề tài đã khái quát được toàn bộ hoạt động TTKTKB, tính tất yếu phải đổi mới hoạt động TTKTKB đối với sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống KBNN trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, do thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các bạn đọc để có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu và có tính thực tiễn cao nhằm đổi mới hoạt động TTKTKB đạt các mục tiêu đề ra, giúp cho hệ thống KBNN phát triển an toàn, bền vững, hiện đại và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w