BÀI 01: TRỒNG BÍ XANH Mã bài: MĐ3 - 01 Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây bí xanh và lự
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BÍ
MÃ SỐ: 03
NGHỀ: TRỒNG BẦU, BÍ, DƯA CHUỘT
Trình độ: Sơ cấp nghề
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng trồng bầu, bí, dưa chuột Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng bầu, bí, dưa chuột
Chương trình đào tạo nghề “Trồng bầu, bí, dưa chuột” cùng với bộ giáo
trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất bầu, bí, dưa chuột tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người
đã, đang và sẽ trồng bầu, bí, dưa chuột
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng
2) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc bầu
3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc bí
4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc dưa chuột
5) Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất bầu, bí, dưa chuột Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán
bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này
Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây bí” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo
cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật, xử lý hạt giống, gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại
Trang 4Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BÍ
Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun:
Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc bí” có thời gian học tập là 90 giờ, trong đó
có 20 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra
Mô đun trồng và chăm sóc bí cung cấp cho học sinh các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Tạo cây giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc vườn ươm, vườn sản xuất có hiệu quả đối với nhóm cây bí
BÀI 01: TRỒNG BÍ XANH
Mã bài: MĐ3 - 01 Mục tiêu:
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh;
- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây bí xanh và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;
- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc bí xanh;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường
A Giới thiệu về quy trình
- Thời điểm thu hoạch
- Phương pháp thu hoạch
CHUẨN BỊ TRỔNG
TIẾN HÀNH TRỒNG
CHĂM SÓC
THU HOẠCH
Trang 6- Tiêu chuẩn chất lượng
Hình số 3.1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất bí xanh
B Các bước tiến hành trồng bí xanh
3.1 Đặc điểm thực vật học cây bí xanh
Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng là loại rau mùa hè Ngoài giá trị nấu nướng, quả bí xanh còn là nguyên liệu tốt cho thực phẩm bánh kẹo Do
có lớp vỏ dày, cứng, hàm lượng nước thấp, bí xanh có khả năng vận chuyển và bảo quản tốt, là loại rau dự trữ cho thời kỳ giáp vụ và cho các vùng khan hiếm rau Trong những năm qua cây bí xanh được mở rộng và cho hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh ĐBSH (Hải Dương 1.600- 1.800ha/năm, Thái Bình 1.200-1.500ha/năm, Nam Định 1.300- 1.400 ha/năm ), cho thu 90-150 triệu đồng/ha/vụ
Thời gian sinh trưởng 90-120 ngày, tùy vào giống và mùa vụ
Tên khoa học: Benincasa Cerifira Savi
Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae)
Trang 7Quả non màu xanh đậm, đặc ruột, cơm dày và ít hạt phủ lớp lông dài cứng, trái già màu xanh đen, rụng lông phủ một lớp phấn trắng Hình thù quả tùy thuộc vào chủng loại giống Loại quả bí đao nhỏ, thuôn dài, khi già vỏ ngoài lục xám và cứng, không có phấn trắng Các loại bí gối có quả to, dày cùi, nhiều ruột, quả già có phủ phấn trắng
Hoa màu vàng, đơn tính
Bí xanh có khả năng chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển Thời kỳ cây con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ
ẩm đất 70 - 80 %
Trang 8Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn do mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20 - 30°C,
ưa ánh sáng mạnh Ở nhiệt độ thấp, trời âm u cũng dễ gây rụng hoa, rụng quả
Bí xanh có thể sống được cả ở vùng đất thịt vừa, hơi nặng song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 – 7,5
3.2 Thời vụ trồng
Bí xanh có thể trồng quanh năm ở tất cả các vùng sinh thái Tuy nhiên tuỳ theo chế độ đất và nước của từng vùng, bố trí thời vụ thích hợp để thời kỳ ra hoa, ra quả tránh bị úng hoặc gặp hạn kéo dài
- Vụ Xuân gieo trồng vào tháng 1
- Vụ Hè gieo trồng vào tháng 5-6 Ở vùng không chủ động nước gieo trồng đầu tháng 4 đến tháng 5
- Vụ Thu gieo trồng vào tháng 9-10
- Vụ Đông: Vùng miền núi ấm trồng bí xanh vào đầu tháng 10, sau khi đã thu hoạch lúa mùa sớm
3.3 Các dạng giống bí xanh
Bí xanh có nhiều dạng Các dạng thường trồng là:
- Bí trạch: Quả thon nhỏ,
trọng lượng trung bình mỗi quả là
5 - 7 kg Quả có cùi dày, đặc ruột,
Thịt quả có tỷ lệ nước ít, ăn đậm,
ngọt thời gian cất trữ được lâu
Hình số 3.1.5: Bí trạch
- Bí bầu: Quả cong dài,
trọng lượng mỗi quả là 8 - 12 kg
Quả có cùi mỏng, ruột xốp Thịt
quả có tỷ lệ nước cao, ăn có vị
chua Loại quả này có năng suất
cao, nhưng khả năng cất trữ kém
Hình số 3.1.6: Bí bầu
Trang 9- Bí lông: Quả thẳng dài, quả to
như quả bí bầu, năng suất cao Cây có
đặc tính chống chịu sâu bệnh khá Bí
lông có đặc điểm là chín sớm Sau khi
gieo một tháng cây dài 50 -60 cm Từ
lá thứ 6-7 đã có quả, sau đó cứ 3-4 lá
lại có quả Quả nhiều, mỗi cây có 3-5
quả, bình quân mỗi quả nặng 2-5 kg
Hình số 3.1.7: Bí lông
3.4 Tạo cây giống
3.4.1 Chuẩn bị đất trồng(xem tài liệu MDD01-Chuẩn bị đất trồng) 3.4.2 Xử lý hạt giống
a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp
Hình số 3.1.8: Túi hạt giống bí xanh
- Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống
- Hạt không có mầm mống sâu bệnh
- Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %
- Không lẫn tạp, cỏ dại
Trang 10- Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt / m2
Chú ý: - Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó
phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 – 1 cm lên trên mặt luống
- Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt
b, Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Thời điểm xử lý: trước khi gieo hạt
- Cách xử lý:
Bước 1: Thúc mầm hạt giống
- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh)
Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 8 giờ Bước 3: Vớt hạt để giáo nước Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước
Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm
- Sau khi lấp hạt xong dùng
+ Trấu, Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống
Bước 5: Tưới nước
- Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm
-Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát
Lưu ý:
- Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài
Trang 11- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu
- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn
hạt với đất bột)
b,Gieo vào bầu
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột
Bước 2: Cho đất vào bầu ươm
Bước 3: Xử lý hạt giống
Bước 4: Bỏ hạt giống vào bầu ươm
Hình số 3.1.9: Cây bí xanh được gieo ở trong bầu
3.4.4 Chăm sóc cây giống
a Làm giàn che:
- Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt
- Chỉ che khi trời có mưa to
b Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống
- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm
- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh
Trang 12+ Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
- Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
c Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:
+ Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch
+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 5 ngày)
- Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau:
Bệnh héo chết cây con (bệnh lở cổ rễ, bệnh thối gốc)
Hình số 3.1.10: Bệnh héo chết cây con (bệnh lở cổ rễ, bệnh thối gốc)
Trang 13Triệu chứng
Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Điều kiện phát sinh, gây hại
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, trên đất cát nhiều hơn đất thịt
Nấm không chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa
Biện pháp phòng, trừ
+ Xới đất vun gốc kịp thời cho gốc cây thông thoáng
+ Mật độ gieo không quá dày
+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót
+ Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng
+ Dùng các thuốc gốc đồng hoà nước phun ướt đẫm hố trước khi trồng có tác dụng diệt nấm hạn chế bệnh rất tốt
+ Khi bệnh phát sinh phun các thuốc đặc trị nấm như Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%o; Copper -B 2 - 3%o, Tilt super 250
ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa đều trị được bệnh này)
Trang 14+ Sâu xám
Hình số 3.1.12: Các loại sâu hại gây hại vườn ươm
- Biện pháp phòng
+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo
+ Luân canh cây trồng nước
- Biện pháp trừ: Tungatin 1.8 EC, Vertimec 0,84 SL
Hình số 3.1.13: Nhóm thuốc trừ sâu hại vườn ươm
3.4.5 Tiêu chuẩn cây đem trồng
Trang 15Hình số 3.1.14: Tiêu chuẩn cây bí xanh đem trồng
Lưu ý:
- Khi cây con được 2-3 lá thật (lá nhám) có thể đem trồng Trước khi đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuốc BVTV như Thane M 80WP, Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME
- Nên trồng vào những ngày có mây râm mát hoặc buổi chiều
Bước 4: Lên luống
Bước 5: San phẳng mặt luống
Bước 6: Cuốc hố bón phân lót
- Loại phân được dùng để bón lót
Bảng 1.1 Lượng phân bón lót cho cây bí xanh
Lần bón Loại phân Lượng ( kg/360
trước khi lên luống
- Phân 300
Trang 16ngày) chuồng ủ
- Lân lâm thao
- Kali
15
2
Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh
Chú ý nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ,… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ
quả
4.3 Trồng cây
- Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm
- Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước
Trang 17Hình số 3.1.16: Cây bí xanh sau trồng
4.4 Phân bón
4.4.1 Các loại phân dùng để bón cho cây bí xanh
- Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà đã được ủ xử lý)
+ Phân lân: Có 2 loại phân lân
- Lân nung chảy (14-16% P2O5)
- Lân super (16-18% P2O5)
+ Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại:
- BioGro bón qua rễ
- BioGro bón qua lá
4.4.2 Lượng phân bón cho cây bí xanh
Phải đảm bảo lượng phân cân đối giữa N, P, K
Lượng phân cần cho 1ha:
Phân chuồng hoai mục: 15-20tấn
Trang 18Phân đạm: 250-300 kg
Phân lân: 450-500 kg
Phân kali: 250-300 kg
Bảng 1.2 Lượng phân bón thúc cho cây bí xanh
( đơn vị tính cho 1ha)
Bón thúc lần 2
(Sau khi cây ra quả
rộ)
Phân đạm NPK
1
2
Bón xung quanh gốc
Trang 19Hình số 3.1.17: Trồng dặm cho cây bí xanh
4.5.2.Tưới tiêu nước:
+ Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục
+ Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên chú y cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ
Hình số 3.1.18 : Tưới rãnh cho cây bí xanh
Trang 204.5.3 Đôn dây
Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền Khi bí bắt đầu ra hoa thì
ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất
4.5.4.Làm giàn
+ Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn Có thể làm giàn hình chữ U ngược hoặc làm giàn hình chữ A cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc
để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất
Hình số 3.1.19: Làm giàn hình chữ A cho cây bí xanh
4.5.5 Sửa dây:
Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái
Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái
- Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân
Trang 21Hình số 3.1.20: Bón phân cho cây bí xanh
4.5.6 Thụ phấn bổ sung
Hoa đực ở bí xanh rất nhiều gấp hơn 20 lần hoa cái, hoa đực có sớm hơn hoa cái vài ba ngày Khoảng 35 ngày sau khi trồng hoa cái bắt đầu nở Hoa nở vào buổi sáng sớm, thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây nở hoa không cùng lúc mà hạt phấn chỉ thụ tinh trong vài giờ, vì vậy thụ phấn nhân tạo rất cần thiết để đảm bảo năng suất Ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy Không nên phun thuốc trừ sâu xông hơi mạnh trong thời gian chấm nụ Mỗi cây thường để 1 - 3 trái tùy theo khoảng cách trồng và độ phì của đất
Các loại hoa đực, hoa cái thường nở rộ vào khoảng 7-8 giờ sáng đối với
vụ xuân hè và 9-10 giờ sáng với vụ thu đông, đây là những thời điểm thụ phấn
bổ sung tốt nhất(kéo dài trễ hơn thì tỷ lệ đậu trái kém hơn hoặc không đậu) Vào lúc thời tiết thuận lợi khô ráo ta tiến hành thụ phấn nhân tạo cho rau Chọn những hoa cái hoàn chỉnh, nhuỵ hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhuỵ, cánh hoa, không bị sâu, bệnh hại ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn Lấy hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhị đực phân thuỳ có bao phấn to màu vàng sáng ở cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia phát huy được ưu thế lai, quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc
Dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5cm, cắt hoặc vặt hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhị có bao phấn, chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhuỵ của hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám vào núm nhuỵ hoa cái là đạt yêu cầu
Trang 22Vào mùa mưa, sau khi thụ phấn nên dời những nụ cái lên chỗ cao ráo không bị đọng nước tránh bị rụng thối trái, khi trái đã lớn nên dùng rơm rạ, cỏ khô lót để trái không bị hư và có màu sắc tươi đẹp
Để đạt tỷ lệ đậu quả cao, trước và sau khi thụ phấn nhân tạo cho bí cần cung cấp đầy đủ và cân đối các loại phân bón, nước tưới và phòng trừ tốt các loại sâu, bệnh hại theo qui trình kỹ thuật của cơ quan nông nghiệp địa phương hướng dẫn
4.6 Phòng trừ dịch hại
4.6.1 Phòng trừ cỏ dại
4.6.1.1 Đặc điểm và phân loại
Cỏ dại có khả năng lưu tồn rất cao, tồn tại trong điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, sinh vật khắc nghiệt Sự tồn lưu của cỏ dại mạnh mẽ do: Sản xuất nhiều hạt, tỉ lệ nảy mầm từ 10 – 80 % Có thể tạo hạt tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường như hạn, côn trùng gây hại; Sinh sản vô tính: Thân ngầm,
củ của cỏ đa niên có thể tồn tại hàng năm khi nằm sâu tới 1m dưới đất; Sự phát tán: là phương tiện quan trọng cho sự tồn tại của cỏ, sự phát tán của hạt cỏ trong
hệ sinh thái khác nhau, mỗi loài chọn một cách để tồn tại Tuy nhiên đôi khi người ta sử dụng cỏ phục vụ mục đích con người như đồng
cỏ cho gia súc, phân xanh, nguyên liệu cho thủ công nghiệp, cây chỉ thị về ô nhiễm môi trường (cỏ năng, lác – đất phèn), chống xói mòn (cỏ vertiver), bảo
vệ công trình thủy lợi, là nơi trú ngụ của các loài thiên địch của sâu hại sau thu hoạch
Bên cạnh đó cỏ dại cũng gây không ít tác hại: Cạnh tranh với cây trồng về không gian, dinh dưỡng, ánh sáng và độ ẩm trong đất làm giảm năng suất cây trồng; Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, đến sức khỏe con người và gia súc; Gây ô nhiễm, cản trở nguồn nước; Một số loài cỏ dại là nơi cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng; Lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt giống làm giảm giá trị hàng hóa; gây khó khăn cho canh tác, tăng chi phí sản xuất
Có nhiều cách để phân loại cỏ như: Dựa vào chu kỳ sống phân chia cỏ đa niên, cỏ hàng niên; Dựa vào đặc điểm thân phân chia thành cỏ thân gỗ, cỏ bán thân gỗ, cỏ thân thảo; Dựa vào môi trường sống…
- Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Theo cách phân loại này ta thấy có hai nhóm cỏ: cỏ hàng năm và cỏ lâu năm
+ Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm
ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng + Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh
Trang 23- Phân loại theo hình thái : Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp
(còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)
+ Cỏ một lá mầm có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên,
mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín
trong bẹ lá Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi
khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn
+ Cỏ hai lá mầm thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường
là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài
- Phân loại theo đặc điểm thực vật:
+ Nhóm cỏ hoà bản: Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn Bản lá hẹp, dài,
gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá Thân: Thường tròn
và rỗng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng Rễ: thường là rễ chùm,
+ Nhóm cỏ chác, lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc
ruột có góc cạnh tam giác Không phân biệt bẹ lá và phiến lá, lá đính trên thân
theo 3 hàng phía quanh thân Phần gốc các lá tạo thành ống bao quanh thân
+ Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá
sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau (gân lá hình mạng lưới đối với cỏ song
tử diệp và gân lá song song với đơn tử diệp)
Hình số 3.1.23: Nhóm cỏ cói lác
4.6.1.2 Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng
Trang 24- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng
- Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ
- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng
- Biện pháp trừ: Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp
và dùng thuốc hoá học Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể
sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau, không cực nhọc, vất vả như các biệp pháp làm cỏ khác
Chủ yếu là các loại cỏ tranh, cỏ cú, cỏ ống, cỏ lá rộng và các loại cỏ khác trong vườn cây cao su, cà phê, điều, vườn cây ăn trái các loại cỏ này mọc cao
ở trong vườn, nhiều, rậm rạp Do đó nên sử dụng các loại thuốc như: Vifosat 480 DD, Round up 480 SC, Lyphoxim 41 SL, Helosate 48 SL (nhóm Glyphosat), Mamba 41 SL, Heroquart 278 SL (Paraquat dichloride), Dual 720
EC, Dual gold 960 EC, Ametrex 80 BHN, Sunrice 15 WDG, Vidiu 80 BTN
Để phát huy hiệu quả của thuốc trừ cỏ cần chú ý:
Trang 25- Pha thuốc với nước sạch, không có cát và bùn Đảm bảo đúng lượng nước theo khuyến cáo của nhãn thuốc
- Nên phun khi cỏ còn thấp khoảng 1 gang tay ( 20 – 25 cm)
- Điều chỉnh vòi phun sao cho lượng nước thuốc phun phủ đều mặt cỏ và đất cần diệt trừ Nên dùng béc phun tia mịn để thuốc được trải đều trên thảm cỏ
- Không phun thuốc dính vào các điểm xanh của cây trồng như lá, ngọn, búp (Chúng ta có thể dùng phễu gắn vào đầu béc phun để định hướng các tia thuốc vào cỏ dại)
Đối với cỏ ruộng lúa: Có 2 loại thuốc để trừ cỏ:
- Trừ cỏ tiền nẩy mầm: có nghĩa là ta phun khi cỏ chưa nẩy mầm (phun từ
0 – 4 ngày sau gieo sạ)
- Trừ cỏ hậu nẩy mầm: khi cỏ mọc được 1 – 7 lá (6 – 20 ngày sau sạ) Thuốc trừ cỏ chọn lọc( 1 – 2 nhóm cỏ), thuốc trừ cỏ không chọn lọc (diệt cả 3 nhóm cỏ)
- Đối với thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm và hậu nẩy mầm sớm: Virisi 25 SC, Saturn 6H, Sunrice 15 WDG, Sofit 300 EC, Star 10 WP, Sirius 10WP, Meco 60
EC
- Đối với thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm: Viricet 300 SC, Vibuta 32 ND, Nominee 10 SC, Ankilla 40 WP, Solito 320 EC, Pyanplus 6 EC, Targa super 5
EC
Để phun thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa cần chú ý:
- Chuẩn bị đất kỹ: ruộng cần phải bừa trục kỹ, mặt ruộng tương đối bằng phẳng để thuốc phân bố đều và tiếp xúc tốt với cỏ
- Quản lý nước:
+ Rút cạn nước, đất phải đủ ẩm trước khi phun thuốc
+ Sau khi phun thuốc 2 – 3 ngày, cho nước vào ruộng, đất cần được giữ
ẩm tốt trong vòng 3 – 5 ngày sau khi phun, không để mặt bị khô, nứt nẻ Nhằm đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian tiêu diệt cỏ hữu hiệu
- Phun càng sớm càng hiệu quả (đối với thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm)
- Phun đúng khuyến cáo trên nhãn của từng loại thuốc trừ cỏ
- Không phun thuốc khi nhiệt độ ngoài trời dưới 20 0C
Trang 26Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ xuân hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông)
Tên tiếng anh: Rice Thrips
Tên khoa học: Stenchaetothrips
Đặc điểm hình thái
Hình số 3.1.29: Bọ trĩ trưởng thành
Trưởng thành nhỏ, dài 1-2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá
Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt
Trang 27Đặc điểm sinh học và sinh thái
Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực, những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài Bọ trĩ sinh sản đơn tính
là chủ yếu
Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây lúa xuất hiện, mật độ tăng dần từ khi lúa hồi xanh đến đẻ nhánh sau đó giảm dần tới lúc lúa trỗ Trời mưa lớn là bất lợi cho bọ trĩ Bọ trĩ thường hại nặng những ruộng thiếu nước
Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối Sau khi
bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh
- Đối với những ruộng lúa non, cạn nước, khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc
- Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,…), Fipronil (Regent…) để phòng trừ
Ngoài cây lúa, còn tấn công nhiều cây trồng khác như bắp, mía, thuốc lá, cây họ đậu
Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được
4.6.2 2 Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanch
a Đặc điểm nhận biết
Trang 28Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài
1,5 – 2,0 mm, màu đen Sâu non gọi
là con dòi, dài khoảng 2 mm, màu
vàng nhạt, mình dẹt không chân
Hình số 3.1.30: Ruồi đục lá
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi dưới đường đục Một lá có thể bị nhiều dòi phá hại, nhiều vết đục làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém
Sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì lá ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá Thường xuất hiện và gây hại suốt thời gian sinh trưởng của cây nhưng mật độ cao thường ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa – quả, chúng gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 10-11
b Điều kiện phát sinh, gây hại
Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, có quả Mùa khô bị hại nặng hơn mùa mưa Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày, thời gian sâu non phá hại 10 – 12 ngày
Trang 29Rệp trưởng thành và rệp non cơ
thể đều rất nhỏ, hình quả lê trần trụi
và mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh
đen Rệp sống tập trung thành đám
đông ở chồi và mặt dưới lá non từ khi
cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch,
chích hút nhựa làm cho ngọn cây
chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật
độ rệp cao có thể làm khô cả lá Rệp
còn là môi giới truyền các loại bệnh
virus cho cây
Hình số 3.1.31: Rệp trưởng thành
b Điều kiện phát sinh, gây hại
Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây
Chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán Mật
độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm
Rệp chích hút nhựa làm cho dây dưa chùn đọt, sinh trưởng kém, lá vàng, mật độ rệp cao có thể làm khô lá Là môi giới lan truyền bệnh vi rút cho dưa Xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật
Rệp nhỏ như hạt tấm ,trần trụi ,màu
vàng nhạt hoặc đen nhạt Bám thành
đám trên đọt hoặc mặt dưới lá , hút
nhựa làm đọt xoăn ,lá vàng úa, tạo
điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển
Hình số 3.1.32: Rệp hại cây bí xanh
Phòng trị :
*Giết rệp bằng tay hoặc ngắt bỏ các lá bị rệp tấn công
Trang 30*Khi mật độ rệp cao phun thuốc kỹ mặt dưới lá : Dầu khoáng Enspray 99EC + Mipcide 20EC, 50WP hoặc Sapen Alpha 5EC Thời gian cách ly 7-10 ngày
4.6.2.4 Bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis
Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp 18-200C, trời âm u có sương
mù, mưa phùn, ẩm độ cao > 80% Gây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên bầu bí vụ thu đông và xuân hè sớm
Bệnh giả sương mai (do nấm
Pseudoperonospora cubensis gây
ra)
Hình số 3.1.33: Bệnh giả sương
mai trên cây bí xanh
Nhóm cây trồng họ dưa, bầu bí, mướp, rất mẫn cảm với bệnh phấn vàng (hay còn gọi là giả sương mai), nhất là khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì chúng phát sinh gây hại rất nhanh, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.Xin giới thiệu đến bạn đọc bệnh phấn vàng – giả sương mai trên cây họ Dưa bầu bí
Tên tiếng anh: Downy mildew
Tên khoa học: Pseudoperonospora cubensis
Triệu chứng
- Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá
- Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các
mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết
- Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của
lá Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ Nguồn bệnh tồn tại trong lá và tàn dư cây bệnh
Tác nhân gây bệnh:
Bệnh phấn vàng do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra
Trang 31Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
- Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh
- Bệnh thường gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên
- Nấm bệnh xâm nhập và gây hại nặng trong mùa mưa và những ngày có sương mù buổi sáng
- Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng Bệnh gây hại làm lá rụng, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh
Biện pháp phòng trừ
a) Biện pháp cơ giới
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm
- Trồng luân canh với cây khác họ (cây dưa leo, khổ qua , bầu, bí là những cây trồng cùng họ) do đó không thể trồng luân phiên các cây này với nhau, tốt nhất nên canh tác với các cây trồng khác như vụ thứ nhất dưa leo, vụ thứ hai rau cải vụ thứ ba khổ qua…còn nếu để tận dụng lại màng phủ, chà cắm
vụ thứ nhất là dưa leo, vụ thứ hai là các loại đậu như cove,…
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp giảm ẩm độ xung quanh gốc và để lá không tiếp xúc với mặt đất
- Mật độ trồng thưa hợp lý không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán Đối với giống F1 chỉ nên trồng 1 hạt/hốc, còn giống địa phương có thể trồng 2 hạt nhưng tốt nhất vẫn 1 hạt/ hốc và thu hẹp khoảng cách cây cách cây
- Bón phân bón cân đối N-P-K, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm
- Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống dưa leo, khổ qua và nếu ánh sáng không lọt vào tán cây nên tiến hàng tỉa
bỏ bớt các chồi phía trên để tạo thông thoáng
- Khi có mưa nhiều, hoặc ban đêm có sương, nên kiểm tra kỹ các lá gần mặt đất, nếu có triệu chứng nhiễm bệnh song song với việc thu hái, tiêu hủy các
lá già, lá bệnh nên sử dụng thuốc trừ bệnh phun đều trên lá để hạn chế lây lan lên các lá tầng trên
Trang 32- Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có từ 3 – 4 lá thật
hoặc khi khổ qua có từ 5-6 lá thật bằng các thuốc gốc đồng – Copforce-Blue
51WP, Zineb Bul 80WP, Dipomate 80WP, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL và
nên phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày
- Khi bệnh chớm phát dùng các thuốc gốc đồng-Copforce-Blue 51WP, Alpine 80WDG, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL phun trải đều trên lá dưa, khổ qua nếu bệnh nặng có có thể phun liên tiếp 2 lần, lần thứ hai, cách lần thứ nhất 3 – 5 ngày tuỳ loại thuốc
- Trong sử dụng thuốc trừ bệnh nên sử dụng luân phiên thuốc, đọc kỹ và thực hiện theo những khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để an toàn cho người, cây trồng
Ngoài ra, trong điều kiện trời mát, it nắng, ẩm độ cao và cây dưa leo đã sinh trưởng được ½ thời gian nếu chúng ta kìm chế được bệnh phấn vàng lây lan thì bệnh phấn trắng sẽ phát sinh gây hại do đó ở lần phun thuốc cuối cùng nên thay các loại trên bằng thuốc trừ bệnh Saizole 5SC hoặc Sagograin 300EC
Hình số 3.1.34: Nhóm thuốc trừ bênh giả sương mai cây bí xanh
Trang 33Hình số 3.1.35: Bệnh phấn trắng
Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá) Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp
Bệnh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, tuy nhiên điều kiện khô hanh lại thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh trên đồng ruộng Đặc biệt, bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió
Biện pháp quản lý bệnh:
- Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy
- Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng
- Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng
- Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch
- Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi trồng
- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:
+ Score, Topsin M, Anvil để phun trừ bệnh phấn trắng
Trang 34Hình số 3.1.36: Nhóm thuốc trừ bệnh phấn trắng cây bí xanh
Chú ý: Khi phun phải đảm bảo đủ lượng nước và liều lượng khuyến cáo 4.6.2.6 Bệnh hủi
Cây bí xanh vụ thu đông còn gặp một loại bệnh khác Tuy chưa phổ biến, nhưng cũng đòi hỏi người trồng bí cần nhận diện được triệu trứng, đặc điểm phát sinh phá hại cùng đối tượng gây nên và có công tác phòng trừ tốt nhằm
Triệu chứng bệnh:
Trang 35Lúc đầu trên các lá bánh tẻ và lá non có những vết đốm, loang màu vàng nhạt xen với các đốm màu xanh đặc trưng của lá đó, tạo thành những vết khảm đốm Mặt lá hơi co, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại Về sau bị nặng thì các
lá trở lên dày bịch và thô, mặt lá gồ ghề co dúm, ngọn chùn lại và gần như ngừng bò, ngừng phát hoa Có cây không bò, ngọn ngóc lên trời, thân to sụ, nách lá phát nhánh nhưng không dài ra được Kiểm tra mặt dưới lá bằng kính lúp thì không thấy có nhện hại Những người đã từng gặp ở các vụ trước thì gọi là: “Bệnh hủi cây bí xanh”
Đặc điểm phát sinh phá hại và đối tượng gây nên:
Bệnh phát sinh từ giai đoạn cây bí ngả ngọn bò đến sau khi phát hoa đầu Tập trung nhiều trên địa bàn chuyên thu hoạch lúa mùa sớm bị muộn (sau 25 tháng 9) và trồng bí ngay đến đầu tháng 10 Ở vụ bí thu đông năm trước, tuy mức độ bị hại giữa các cây có khác nhau nhưng lại giống nhau ở chỗ: không cây nào được sống trở lại bình thường và cho thu hoạch Chúng tôi cho rằng đối tượng gây hại là một loại virus được xâm nhập vào cây bí bằng nhiều con đường nhưng chủ yếu vẫn là thông qua nhóm chích hút như: bọ rầy, bọ trĩ Nhóm này từ các ruộng lúa vừa được thu hoạch đã di trú sang ruộng bí để tiếp tục chích hút Trong quá trình này đã truyền virus từ nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng hoặc từ cây bí đã mang bệnh sang cây khỏe
Công tác phòng trừ:
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để phun trừ virus trên cây bệnh mà chủ yếu vẫn là công tác phòng, ngăn ngừa môi giới truyền bệnh và hạn chế lây lan Trước tình thế này, chúng tôi khuyến cáo các địa phương có diện tích bí trồng muộn cần đẩy mạnh việc áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp thông qua tuyên truyền và bằng việc làm thiết thực Đó là:
- Cần phối hợp kịp thời với các cơ quan Khuyến nông và Bảo vệ thực vật trên địa bàn để tổ chức, tập hợp nông dân cùng hội thảo đầu bờ
- Không để ruộng khô hạn, theo kinh nghiệm của những lão nông - chuyên gia về cây bí thì: cây bí tuy sợ ngập úng nhưng lại rất thèm nước, độ ẩm đất trong ruộng bí luôn đạt khoảng 80% độ ẩm đồng ruộng (bốc đất ve trên tay, đất thành hình con giun là được)
- Thường xuyên thăm đồng, điều tra phát hiện kịp thời và đánh dấu theo dõi chặt chẽ những cây có triệu chứng bệnh Nếu đúng thì cần nhổ bỏ và thực hiện tiêu hủy nguồn bệnh nhằm hạn chế lây lan
- Tiếp tục tưới thúc đủ phân và cân đối theo quy trình để cây bí đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tiếp tục sinh trưởng phát triển tốt
- Trong quá trình phun phòng trừ các loại nấm bệnh khác thì cần kết hợp phun thêm loại thuốc có tính thấm sâu và lưu dẫn mạnh như Actara 25WG, nồng độ pha cần theo hướng dẫn trên bao bì
Trang 36Chú ý: phun vào chiều mát không mưa và thực hiện phun đẫm, đều cho
Bướm có màu xanh đen,
cánh trước màu nâu nhạt hoặc nâu
đen, cánh sau trắng có một đường
màu đen ở cuối
Hình số 3.1.38: Hình thái giai đoạn
bướm con sâu xám
Sâu non màu xám đen
hoặc màu nâu xám dọc theo hai
bên thân có một dãy đen mờ
Sâu có 3 đôi chân thật và 5 đôi
chân giả
Hình số 3.1.39: Hình thái giai
đoạn sâu non con sâu xám
Nhộng màu xám xanh đến nâu đỏ có 2 gai ở phía sau
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: 37-62 ngày
- Trứng: 4-11 ngày
- Sâu non: 22-34 ngày
- Nhộng: 9-13 ngày
Trang 37ăn ngang thân cây sát mặt đất, làm thân cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt
Sâu non có thể gây hại nặng cho cây giống và cây con trên ruộng Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng
Thiên địch
Gồm có tuyến trùng Hexamermis arvalis, Virus GV, và nhiều loài ong
ký sinh Ngoài ra còn có một loài nấm ký sinh trên sâu là Entomophaga sp
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay
* Biện pháp sinh học:
Trang 38- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện , bọ rùa, ong ký sinh
- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc)
* Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để sử lý đất trước khi
gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent…
Hình số 3.1.41: Nhóm thuốc xử lý đất trước khi trồng phòng trừ sâu xám
Thường hại cây non mới trồng, vào ban đêm chui lên cắn ngang cây, ban ngày chui xuống đất Tại chỗ cây bị hại, dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Vibam 5 (10)H rắc quanh gốc Cày bừa kỹ, phơi ải đất, luân canh với cây trồng nước để ngăn chặn sâu xám phát triển
4.6.2.8 Sâu xanh ăn lá
a Đặc điểm nhận biết
Bướm trưởng thành có thân dài
khoảng 10mm, khi đậu cánh xếp
hình tam giác có vệt màu trắng ở
giữa, mép cánh màu nâu đen
Trứng nhỏ màu trắng nhạt, đẻ rời
rạc từng quả trên dọt và lá non
Sâu non màu xanh lá cây nhạt, trên
lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ
thể Nhộng màu nâu đen
Hình số 3.1.42: Giai đoạn sâu non
và bướm của con sâu xanh ăn lá
b Quy luật phát sinh, gây bệnh
Trang 39Sâu non thường sống ở đọt và mặt
dưới lá non Sâu phát sinh gây hại từ
khi cây còn nhỏ đến khi có trái, nhiều
nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có
trái non
Hình số 3.1.43: Giai đoạn sâu non
của con sâu xanh ăn lá
c Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoach
- Bắt giết sâu non và nhộng
- Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát : Olong 55WP hoặc Biocin 16WP, 8000SC +Secsaigon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC Thời gian cách ly 7-10 ngày
Hình số 3.1.44: Thuốc trừ sâu xanh ăn lá
Ngoài ra trên Bí xanh còn xuất hiện một số loài sâu bệnh hại khác như ruồi đục quả, câu cấu vàng, sâu khoang, nhện đỏ, bệnh đốm lá, cháy lá vi khuẩn, chúng cũng xuất hiện và gây hại cục bộ tuỳ theo từng mùa vụ
Trang 40Hình số 3.1.45: Nhện đỏ Hình số 3.1.46: Sâu khoang
Biện pháp phòng trừ tổng hợp:
* Biện pháp canh tác: Cày đất, để ải đất 2 - 3 tuần trước khi trồng Áp dụng luân canh và xen canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây lúa, luân canh & xen canh với rau họ thập tự như bắp cải, su hào, cải ăn lá, không luân canh & xen canh với các cây cùng họ bầu bí và những cây có cùng ký chủ sâu hoặc bệnh Bón phân cân đối, chăm sóc, tưới nước hợp lý Sử dụng các giống kháng sâu bệnh Thu gom, tiêu huỷ lá già, lá bệnh tạo môi trường thông thoáng,
xử lý kịp thời tàn dư cây ngay sau khi thu hoạch, Thực hiện tốt biện pháp này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của các loại sâu bệnh chủ yếu trên
* Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc hợp lý, không phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ trên Bí xanh để bảo vệ nguồn thiên địch sẵn có trong tự nhiên, ưu tiên các loại thuốc sinh học, thuốc hoá học nhanh phân huỷ
* Biện pháp hoá học: Theo dõi sự xuất hiện của một số sâu bệnh hại chính ở các mùa vụ đã ghi ở trên và phòng trừ chúng khi cần thiết:
Trên dưa bí vụ xuân hè chính vụ và muộn, vụ thu đông sớm thường bị một số sâu bệnh hại chính như: ruồi đục lá, sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp, bệnh phấn trắng, bệnh virut gây hại Vụ xuân hè sớm, thu đông chính vụ và muộn thường
bị bệnh sương mai giả, bọ trĩ, rệp gây hại Thời điểm chúng thường có mật độ cao vào khoảng 20-30 ngày sau trồng, vào thời điểm cây ra hoa, có quả rộ Khi dùng thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cần lưu ý thời gian cách ly trước thu quả đối với từng loại thuốc đã quy định Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho một trong các loại sâu bệnh trên phát triển cần thiết phải phòng trừ, cần dùng một trong các loại thuốc sau:
Các loại thuốc thường dùng trừ rệp, bọ trĩ (các loài chích hút): Confidor 100SL, Elsin 10EC, Oshin 20WP, Elincol 12ME, Trebon 30EC, Các loại