1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tuan 25 - 30

18 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị TUẦN 25 TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG Ngày soạn: / / Ngày dạy: Lớp 4A: / / Lớp 4B: / / I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhớ lại chương trình soạn thảo word, cách khởi động và một số các phím chức năng sử dụng khi soạn thảo. - Học sinh biết cách trình bày chữ đậm, nghiêng. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết khởi động phần mềm và thao tác thành thạo một số các phím chức năng khi soạn thảo. - Hs thực hành thành thạo khi soạn thảo văn bản tiếng việt theo kiểu Telex bằng 10 ngón. - Thực hiện thành thạo các bước sao chép văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính. - Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giáo án, phòng máy 2.Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách vở bút ghi bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Em hãy nêu các bước sao chép văn bản - Chọn phần văn bản cần sao chép. - Nháy chuột ở nút sao để đưa nội dung vào bộ nhớ của máy tính. - Đặt con trỏ soạn thảo tại nơi cần sao chép. - Nháy chuột ở nút dán để dán nội dung vào vị trí con trỏ. 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Các em sẽ thấy các đoạn văn bản được trình bày khác nhau, đoạn 1 trình bày chữ thường, đoạn hai trình bày chữ đậm, đoạn 3 trình bày chữ nghiêng. Làm thế nào để trình bày Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị được như vậy cô cùng các em tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: “ Trình bày chữ đậm, chữ nghiêng”. b. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Trình bày chữ đậm, nghiêng. Hỏi: Các em hãy quan sát 3 câu thơ sau và cho cô nhận xét: Bác Hồ của chúng em Bác Hồ của chúng em Bác Hồ của chúng em - Giáo viên gọi học sinh trả lời. - Gọi 1 học sinh nhận xét. - Nhận xét câu trả lời của hs. - Gv giới thiệu vào nội dung bài học: - Giới thiệu các bước trình bày chữ đậm, chữ nghiêng - Các bước thực hiện: + Chọn phần văn bản muốn trình bày. + Nháy nút B để tạo chữ đậm và nháy nút I để tạo chữ nghiêng. Chú ý: + Nếu không chọn văn bản mà nháy nút B hoặc I thì văn bản được gõ vào từ vị trí con trỏ soạn thảo sẽ là chữ đậm hoặc chữ nghiêng. + Nếu chọn phần văn bản dạng chữ đậm hoặc nghiêng rồi nháy nút B hoặc I thì phần văn bản đó sẽ trở thành chữ thường. + Có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + B để tạo chữ đậm, Ctrl + I để tạo chữ nghiêng. - Quan sát - Trả lời + Dòng thứ nhất là chữ thường. + Dòng thứ hai là chữ đậm + Dòng thứ ba là chữ nghiêng. - Lắng nghe Ghi chép Hoạt động 2: Thực hành (theo nhóm) - Yêu cầu học sinh gõ bài thơ Bác Hồ ở chiến khu với tên bài thơ là chữ đậm, các câu thơ còn - Chú ý lắng nghe và ghi chép. Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị lại là chữ nghiêng. Hướng dẫn: + Nháy nút B rồi gõ tên bài thơ Bác Hồ ở chiến khu. Nhấn phím Enter. + Gõ các câu thơ còn lại. + Chọn nội dung bài thơ trừ tên bài. + Nháy nút B để chuyển về chữ thường. + Nháy nút I để tạo chữ nghiêng. - Yêu cầu học sinh vào vị trí thực hành. - Hướng dẫn hs thực hành - Quan sát và yêu cầu học sinh sửa những lỗi cần thiết. - Yêu cầu hs gõ bài thực hành (SGK - trang 88). - Yêu cầu hs quan sát kĩ bài thơ để trình bày chữ đậm, nghiêng cho đúng. - Hướng dẫn hs thực hành. - Giáo viên nhận xét và cho điểm những học sinh thực hành tốt. - Nhận xét buối thực hành. - Hs vào vị trí để luyện tập. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Hs thực hành và sữa những lỗi khi gõ sai. - Chú ý lắng nghe. - Hs quan sát để thực hành cho chính xác. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại cách trình bày chữ đậm, nghiêng. - Đọc trước nội dung bài mới TUẦN 26 THỰC HÀNH TỔNG HỢP Ngày soạn: / / Ngày dạy: Lớp 4A: / / Lớp 4B: / / I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhớ lại chương trình soạn thảo word, cách khởi động và một số các phím chức năng sử dụng khi soạn thảo. - Học sinh biết cách tạo chữ đậm, chữ nghiêng, sao chép văn bản, bôi đen văn bản, chọn hoặc thay đổi phông chữ hoặc cỡ chữ. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết khởi động phần mềm và thao tác thành thạo một số các phím chức năng khi soạn thảo. Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị - Hs thực hành thành thạo khi soạn thảo văn bản tiếng việt theo kiểu Telex bằng 10 ngón. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính. - Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giáo án, phòng máy 2.Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách vở bút ghi bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức đã học. Hỏi: Có mấy cách căn lề? Trình bày cách để căn lề một đoạn văn bản? - Nhận xét câu trả lời của học sinh - Chốt lại các bước căn lề một đoạn văn Hỏi: Trình bày cách thay đổi cỡ chữ và phòng chữ - Trả lời câu hỏi: + Có 4 cách căn lề: căn thẳng lề trái, căn thẳng lề phải, căn giữa và căn đều 2 bên. + Cách căn lề: Nháy chuột vào đoạn văn bản cần căn lề, chọn một trong 4 nút cần căn lề. - Trả lời câu hỏi: + Chọn phần văn bản cần thay đổi cỡ chữ, phongChọn cỡ chữ : Nháy chuột vào mũi tên b chữ + Nháy ên phải ô cỡ chữ. Chọn cỡ chữ mà em muốn chọn. + Chọn phông chữ: Nhãy chuột vào mũi tên bên phải ô phông chữ. Chọn phông chữ mà em muốn. Hoạt động 2: Thực hành (theo nhóm) T1: Gõ và trình bày bài thơ theo mẫu (SGK 89). - Quan sát HS thực hành - Nhận xét và ghi điểm - Thực hành theo yêu cầu Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị T2: Yêu cầu HS làm bài thực hành T2 - Yêu cầu HS mở một văn bản có sẵn trong máy tínhành. - Chọn một đoạn văn bản bất kỳ và nháy các nút B, I vài lần sau đó trả lời các câu hỏi A, Làm thế nào để chuyển chữ đậm thành chữ thường? - Nhận xét và đưa ra kết luận B, Làm thế nào để chuyển chữ thường thành chữ nghiêng? - Nhận xét và đưa ra kết luận c. Có thể trình bày chữ vừa đậm, vừa nghiêng được không? T2: Yêu cầu HS làm bài thực hành T2 + Thực hành và trả lời các câu hỏi vào vở nháp + Gọi các nhóm trả lời - Nhận xét và đưa kết luận - Làm theo yêu cầu - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi ( Có thể) - Thực hành theo yêu cầu - Các nhóm đọc câu trả lời - Lắng nghe 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nút lệnh trình bày chữ có dấu gạch chân - Nhắc lại các cách chuyển các chữ thành các kiểu trình bày khác nhau - Đọc trước nội dung bài " Bước đầu làm quen với LoGo" TUẦN 27 CHƯƠNG 6: THẾ GIỚI LOGO CỦA EM Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI LOGO Ngày soạn: / / Ngày dạy: Lớp 4A: / / Lớp 4B: / / I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -Học sinh nhận biết được biểu tượng Logo, biết khởi động/thoát khỏi logo. Nhận biết được màn hình chính, ngăn nhập lệnh, ngăn chứa các lệnh đã viết, biểu tượng của rùa. -Học sinh bước đầu làm quen với thủ tục và một số câu lệnh đơn giản. 2. Kĩ năng: - Biết khởi động/thoát khỏi logo. Biết nhập câu lệnh vào ngăn nhập lệnh. -Học sinh biết các câu lệnh đơn giản và giải thích được chức năng của từng lệnh. - Học sinh có thể tự khám phá thử nghiệm các câu lệnh đơn giản 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính. - Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giáo án, phòng máy 2.Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách vở bút ghi bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: LoGo và chú Rùa. - GV giới thiệu pm: LoGo là pm vừa học vừa chơi. Em viết các dòng lệnh để điều khiển chú Rùa di chuyển trên màn hình và chú Rùa sẽ dùng bút màu vẽ lại đường đi của mình trê màn hình - GV thực hiện ví dụ để HS quan sát - Em có thể ra lệnh cho chú Rùa viết chữ, vẽ hình - Tại sao nhân vật của Logo lại là Rùa? Thoạt đầu - Lắng nghe - Quan sát Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị những người sx pm LoGo chế tạo robot nhỏ, liên lạc được với máy tính, Robot này có hình dạng giống rùa, sau này được cải tiến thành con trỏ rùa. Trong pm các em học con trỏ rùa có hình dạng đơn giản hơn là hình tam giác - Lắng nghe Hoạt động 2: Màn hình làm việc của LoGo. - Giới thiệu màn hình làm việc của LoGo: Gồm 2 phần: + Màn hình chính (sân chơi): Nơi rùa di chuyển và để lại vết trên đó + Cửa sổ lệnh: Chia hai ngăn: ngăn ghi lại các lệnh đã viết và ngăn gõ lệnh - Sau khi gõ xong một lệnh em hãy nhấn phím Enter - Gõ một số lệnh làm ví dụ - Lắng nghe và quan sát trên màn hình - Quan sát Hoạt động 3: Những lệnh đầu tiên của logo -GV? Màn hình chính của logo chia làm mấy phần? đó là những phần nào? -GV? Của sổ lệnh ở phía dưới và được chia thành mấy ngăn? -GV? Các em hãy quan sát trên màn hình (giáo viên vừa chỉ vừa nêu để học sinh nhận biết). -GV? Gọi 2-3 học sinh lên bảng chỉ và nêu? -GV? Em hãy đọc và quan sát các câu lệnh và việc rùa làm? -GV? Lệnh home và lệnh CS dùng để làm gì? -GV? Em hãy so sánh sự khác nhau của hai câu lệnh? -GV? Các em nhận xét câu trả lời của bạn? -GV? Lệnh FD 100 dùng để làm gì? -GV? Nếu cô có câu lệnh FD 50 nghĩa là gì? -GV? FD là lệnh tiến còn FD 50 là lệnh rùa tiến về phía trước 50 bước đấy các em ạ. -GV? Thực hiện câu lệnh trên màn hình để học sinh quan sát. -GV? Lệnh RT 90 dùng để làm gì? -GV? Lệnh RT 60 dùng để làm gì? -GV? Thực hiện câu lệnh trên máy để học sinh quan sát. -HS: Màn hình chính gồm 2 phần là màn hình chính và cửa sổ lệnh. -HS: Có hai ngăn là ngăn ghi lại các lệnh đã viết và ngăn gõ lệnh. -HS: Quan sát. -HS: Lên bảng chỉ và nêu lại. -HS: Cả lớp đọc sách và xem các câu lệnh. -HS: Trả lời… -HS: Rùa chỉ về vị trí xuất phát. Còn lệnh CS rùa về vị trí xuất phát và xóa toàn bộ sân chơi. -HS: Bạn trả lời đúng. -HS: rùa đi về phía trước 100 bước. -HS: Rùa đi về phía trước… -HS: Cả lớp quan sát. -HS: Dùng để quay phải 90 độ. Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị *GV: Hướng dẫn các em thực hiện một số câu lệnh đơn giản để vẽ hình vuông hoặc hình chữ nhật, giải thích vì sao quay 90 độ). Giáo viên thực hiện trực tiếp trên máy để học sinh dễ quan sát. -Các câu lệnh các em phải thực hiện chuẩn nếu sai VD: FD100 là câu lệnh sai rùa sẽ báo lỗi hoặc FD 100. , … khi sử dụng câu lệnh phải đúng chính xác. *GV: Hướng dẫn các em thực hiện thay đổi nét vẽ của bút và cách thay đổi màu vẽ. -Trước tiên cho học sinh quan sát hình 117 và 118 trong SGK trang 95,96. Sau đó yêu cầu các em quan sát trên màn hình. -Gọi 1-2 học sinh thực hiện lại các thao tác thay đổi nét vẽ, màu vẽ. -HS: Dùng để yêu cầu rùa quay phải 60 độ. -HS: Cả lớp quan sát. -HS: Lắng nghe. -HS: Quan sát hình trong SGK. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại cách khởi động pm và cách gõ lệnh - Học bài và xem trước nội dung bài: Thêm một số lệnh của LoGo TUẦN 28 THÊM MỘT SỐ LỆNH CỦA LOGO Ngày soạn: / / Ngày dạy: Lớp 4A: / / Lớp 4B: / / I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -Học sinh hận biết được màn hình chính, ngăn nhập lệnh, ngăn chứa các lệnh đã viết, biểu tượng của rùa. -Học sinh bước đầu làm quen với thủ tục và một số câu lệnh đơn giản. 2. Kĩ năng: - Biết khởi động/ thoát khỏi logo một cách thành thạo. Biết nhập câu lệnh vào ngăn nhập lệnh. -Học sinh biết các câu lệnh đơn giản và giải thích được chức năng của từng lệnh. - Học sinh có thể tự khám phá thử nghiệm các câu lệnh đơn giản 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính. - Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giáo án, phòng máy 2.Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách vở bút ghi bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới a, Đặt vấn đề: Ở các tiết học trước cô đã hướng dẫn các em làm quen với logo và một số câu lệnh của logo. Hôm nay cô trò mình cùng học và làm quen khám phá xem logo đã dùng những lệnh đó để vẽ những hình gì? Cô cùng các em tìm hiểu qua bài: “Thêm một số lệnh của logo”. b, Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Các lệnh đã biết. GV? Các em cho cô biết chúng ta đã được làm quen mấy câu lệnh trong logo rồi? GV? Đó là những câu lệnh nào? GV? Gọi 2 học sinh lên bảng viết và giải thích lại các câu lệnh đã được học? GV? Các em nhận xét bạn đã viết đúng chưa? GV? Các em đã được làm quen với 4 câu lệnh: Lệnh Home rùa quay về vị trí hiện tại, lệnh CS rùa quay về vị trí hiện tại và xóa toàn bộ sân chơi, FD dùng để tiến, RT dùng để quay phải. Trong quá trình sử dụng ngoài việc nhớ các câu lệnh và chức năng của nó các em còn phải biết vận dụng các câu lệnh đó sao cho hợp lý và dùng lệnh phải viết đúng chính xác các em ạ. GV? Gọi 2 học sinh đọc chú ý? GV? Cùng cả lớp chữa hai bài tập số 1 và 2 trang 98. -HS: Thưa cô 4 câu lệnh ạ. -HS: Đó là các lệnh Home, CS, FD, RT. -2 HS lên bảng viết cả lớp ở dưới viết vào vở. -HS: Thưa cô bạn A còn sai . Lệnh CS dùng để xóa toàn bộ màn hình rùa quay về vị trí ban đầu ạ. -HS: Lắng nghe. -HS: đọc bài. -HS: Cùng làm bài tập. Hoạt động 2: Các lệnh mới. GV? Để hiểu thêm một số câu lệnh mới cô cùng các em tìm hiểu qua nội dung phần 2 SGK trang -HS: Cả lớp đọc và thảo luận. -HS: Có 8 câu lệnh mới được học. Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị 98. GV? Các em đọc và ngồi thảo luận nhóm đôi xem chúng ta học thêm bao nhiêu câu lệnh và tìm ra các lệnh trái ngược nhau? GV? Nhận xét và chốt hôm nay cô cùng các em làm quen với 8 câu lệnh mới (GV giải thích). GV? Có thể thực hiện một số câu lệnh trên máy để học sinh thấy được sự khác nhau của các câu lệnh. GV? Cho cả lớp trong vòng 2-3 phút ngồi đọc nhẩm lại các câu lệnh mới vừa học? GV? Trên đây là một số câu lệnh và hành động của rùa nhưng đã được xóa đi một số chỗ. Cô mời 3 tổ thảo luận và điền vào những chỗ trống đó sao cho phù hợp vào bảng phụ. GV? Nhận xét từng tổ và khen tổ làm tốt động viên khuyến khích tổ còn làm chưa tốt. GV? Che hành động của rùa vào sau đó chỉ và câu lệnh nào gọi học sinh hoặc cả tổ nêu hành động của rùa. GV? Hướng học sinh dùng một số câu lệnh đã học để vẽ hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, …. GV? Làm mẫu trên màn hình một mẫu hình vẽ ( nhớ chọn màu vẽ và nét vẽ cho mỗi hình). Giải thích cho học sinh hiểu và vận dụng được câu lệnh rùa ẩn và hiện mình vào vẽ hình. -HS: Các lệnh trái ngược nhau là lệnh FD-BK; RT-LT; PU-PD; HT-ST. -HS: Quan sát lắng nghe. -HS: Ngồi đọc. -HS: Thảo luận và cùng làm bài tập. -HS: Cùng chữa. -HS: trả lời -HS: Lắng nghe và viết bài vào vở -HS: lắng nghe và quan sát. Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu HS thực hành làm các bài tập T1, T2 sách giáo khoa trang 99. - Theo dõi và hướng dẫn HS thực hành - Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại cách khởi động pm và cách gõ lệnh - Nhắc lại các lệnh mới đã học - Học bài và xem trước nội dung bài: Thêm một số lệnh của LoGo TUẦN 29 SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP Ngày soạn: / / Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh [...]... tệp muốn mở -HS: Thưa cô đúng rồi ạ -HS: Lắng nghe -2 -3 HS lên bảng chỉ và nêu -HS: Lắng nghe 2-3 HS đọc bài -HS: Thưa cô đánh dấu cách để chơi bản nhạc đang mở ạ -HS: Thưa cô em đánh dấu cách lần nữa ạ -HS: Lên bảng thực hiện -GV? Các em hãy cho cô biết vừa rồi cô đã hướng - HS: trả lời dẫn các em làm quen với phần mềm gì? -GV: Phần mềm đó giúp em học những gì trên máy -HS: trả lời tính? -GV: Muốn mở... tra -HS: Thưa cô lặp 6 lần -HS: Cả lớp đọc thầm -HS: Để vẽ hình vuông người ta dùng lệnh: Repeat 4 [FD 100 RT 90] -HS: Thưa cô có ạ -HS: Lắng nghe và quan sát -2 -3 HS đọc bài -HS: Số n chỉ số lần lặp của hình vẽ -HS: Thưa cô phải có dấu cách -HS: Phần trong ngoặc là nơi ghi các lệnh được lặp lại -HS: lắng nghe cô giáo giải thích -HS: Ngũ là 5 câu lệnh vẽ hình ngũ giác là: Repeat 5 [FD 50 RT 72] -HS:... sinh yếu còn -HS: Làm bài tập chưa biết cách thực hiện 4 Củng cố - Dặn dò: -GV? Các em hãy cho cô biết hôm nay chúng ta đã được học lệnh gì? -GV? Lệnh Repeat dùng để làm gì? Lệnh Wait dùng để làm gì? - Ôn lại tất cả các lệnh đã học TUẦN 30 ÔN TẬP Ngày soạn: ./ / Ngày dạy: Lớp 4A: ./ / Lớp 4B: ./ / I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: -Học sinh bước đầu làm quen với thủ tục và một số câu lệnh đơn giản -Hs biết giải... bị của GV: - Giáo án, SGK, máy vi tính, máy chiếu hắt, máy Projector, trang vẽ, bảng phụ … 2 Chuẩn bị của trò: -Vở, SGK, đồ dùng học tập … III Nội dung và tiến trình tiết dạy: A Ổn định tổ chức lớp: (1/) -Kiểm tra sĩ số học sinh -Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh B Hoạt động dạy và học: 1.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV giới thiệu bài mới -HS: Thưa cô có ạ -GV? Các em... Play (GV làm mẫu trên máy tính) GV? Gọi 2-3 học sinh lên bảng thực hiện lại -HS: Đọc nội dung trong SGK -HS: Lên bảng chỉ biểu tượng của phần mềm Encore, để khởi động phần mềm em nháy đúp chuột vào biểu tượng đó -HS: Thưa cô có thanh công cụ, số chỉ nhịp, vạch nhịp, thanh Notes -HS: Lên bảng nêu và chỉ vào màn hình -HS: Lắng nghe -HS: Để mở bản nhạc gồm có 4 bước đó là : B1:Nháy chuột lên mục File để mở... Kiến thức: -Học sinh bước đầu làm quen với thủ tục và một số câu lệnh đơn giản -Hs biết giải thích nội dung một số câu lệnh lặp, biết chỉ ra các hành động bị lặp, số lần lặp -Hs nhận hiểu được cách viết đúng, cách viết sai trong các mẫu câu lệnh được đưa ra 2 Kĩ năng: - Biết được cách sử dụng câu lệnh lặp trong logo -Học sinh biết các câu lệnh đơn giản và giải thích được chức năng của từng lệnh - Học sinh... thế nào để có thể -HS: Lắng nghe Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh Trường Tiểu Học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị xem được hình đó được vẽ như thế nào cô cùng các em tìm hiểu qua phần 2 GV? Mời 2-3 học sinh đọc to nội dung phần 2 SGK -2 -3 Học sinh đọc bài trang 104 GV? Đưa ra cách sử dụng câu lệnh wait Repeat 6 [FD 50 RT 60 wait 120] GV? Thực hiện trên để học sinh thấy được tác dụng -HS: Quan sát của... hành trong SGK trang 105 -1 06 chưa? -HS: Thưa cô rồi ạ GV? Bây giờ các em hãy vẽ cho cô các hình vẽ sau: “Hình tam giác, hình bình hành, hình bát giác, hai hình vuông lồng vào nhau” nhớ là vẽ trên cùng màn hình và mỗi hình các em thay đổi nét vẽ và -HS: Tiến hành vẽ trên máy màu vẽ khác nhau? -GV? Lần lượt quan sát và hướng dẫn các em còn chậm chưa hiểu hoặc chưa vẽ được hình Đồng -HS: Quan sát và lắng... hạ bút khi vẽ -GV? Sau khi gõ câu lệnh xong các em quan sát hình vẽ và cho cô biết nếu bình thường vẽ các hình vẽ đó bằng bút chì và thước kẻ khó hay dễ? -HS: Các hình vẽ đó rất đẹp và khó vẽ GV: Các em ạ logo là một chương trình rất thú vị giúp chúng ta phải có tư duy logic sáng tạo, tìm tòi khám phá để từ đó có thể vẽ ra rất nhiều hình vẽ khá phức tạp -HS: lắng nghe 4 Củng cố - Dặn dò: - GV? Các em... thiệu phần -HS: Ghi nội dung bài học vào vở mềm Encore và cho cô biết Encore là phần mềm giúp -HS: Cả lớp đọc thầm em học những gì? -HS: Thưa cô phần mềm Encore giúp em học nhạc: mở bản nhạc và nghe nhạc; tập đọc nhạc; tập hát; tập đánh đàn qua bàn phím máy GV? Các em nhận xét cho cô câu trả lời của bạn? tính nhờ hình ảnh bàn phím đàn GV: Vậy là bạn ấy đã trả lời rất tốt cả lớp vỗ tay khen oóc-gan hiện . vẽ hình. -HS: Các lệnh trái ngược nhau là lệnh FD-BK; RT-LT; PU-PD; HT-ST. -HS: Quan sát lắng nghe. -HS: Ngồi đọc. -HS: Thảo luận và cùng làm bài tập. -HS: Cùng chữa. -HS: trả lời -HS: Lắng. lời - Nhận xét và đưa kết luận - Làm theo yêu cầu - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi ( Có thể) - Thực hành theo yêu cầu - Các nhóm đọc câu trả lời - Lắng nghe 4. Củng cố - Dặn. kiểm tra. -HS: Thưa cô lặp 6 lần. -HS: Cả lớp đọc thầm. -HS: Để vẽ hình vuông người ta dùng lệnh: Repeat 4 [FD 100 RT 90]. -HS: Thưa cô có ạ. -HS: Lắng nghe và quan sát. -2 -3 HS đọc bài. -HS: Số

Ngày đăng: 22/06/2015, 03:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w