1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh

91 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 13,23 MB

Nội dung

Kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán chất thải nói riêng làmột công cụ quản lý mới được áp dụng ở nước ta trong một vài năm gần đây.Mặc dù, đây là công cụ mới nhưng qua kết quả áp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KIỂM TOÁN CHẤT THẢI LÀNG NGHỀ GỖ NGÔ NỘI,

YÊN PHONG, BẮC NINH

Lớp : MTB

Khóa : 55

Giảng viên hướng dẫn : ThS CAO TRƯỜNG SƠN

Địa điểm thực tập : UBND xã Trung Nghĩa

Yên Phong – Bắc Ninh

Hà Nội - Năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong KhoaMôi trường và các cán bộ cũng như người dân của làng nghề gỗ Ngô Nội, xãTrung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệutrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Môi trường, Bộ môn Quản lý môitrường; cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức

và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứutrên giảng đường đại học vừa qua

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Cao Trường Sơn người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình

-về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và người dân làng nghề gỗ NgôNội, xã Trung Nghĩa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấpthông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đềtài này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp MTB – K55, gia đình

và bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thờigian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính vàtrình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tàikhó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâmđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp nàyđược hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng năm 2012

SV Nguyễn Thị Thao

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Yêu cầu nghiên cứu 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan về làng nghề Việt Nam 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

2.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề 4

2.1.3 Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề 7

2.1.4 Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề 11

2.2 Tổng quan về kiểm toán chất thải 16

2.2.1 Cơ sở khoa học của kiểm toán chất thải 16

2.2.2 Tình hình kiểm toán môi trường và kiểm toán chất thải trên thế giới và Việt Nam 22

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đối tượng nghiên cứu 28

3.2 Phạm vi nghiên cứu 28

3.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28

Trang 4

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 29

3.4.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30

3.4.4 Phương pháp so sánh với điều khoản kiểm toán 30

3.4.5 Phương pháp xác định nguồn thải 30

3.4.6 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 32

3.4.7 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 33

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

4.1 Đặc điểm sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội 34

4.1.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề gỗ Ngô Nội.34 4.1.2 Tình hình sản xuất của làng nghề Ngô Nội 35

4.2 Đánh giá các nguồn thải phát sinh tại làng nghề 42

4.2.1 Chất thải rắn 42

4.2.2 Bụi và tiếng ồn 45

4.2.3 Nước thải 48

4.2.4 Tình hình chấp hành môi trường tại làng nghề gỗ Ngô Nội 50

4.3 Đánh giá các nguyên nhân phát sinh dòng thải 53

4.4 Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn thải, BVMT và nâng cao hiệu quả sản xuất cho làng nghề gỗ Ngô Nội 55

4.4.1 Đề xuất giải pháp 55

4.4.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp 57

4.4.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp giảm thiểu 62

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

5.1 Kết luận 63

5.2 Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 68

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt : Diễn giải

HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường

TN & MT : Tài nguyên và môi trường

KTMT : Kiểm toán môi trườngKTCT : Kiểm toán chất thải

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 8

Trang 6

Bảng 3.1: Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng 31

Bảng 3.2: Hệ số chuyển đổi đơn vị 31

Bảng 3.3: Chỉ số phát sinh CTR 31

Bảng 3.4: Các thông số và phương pháp phân tích chất lượng nước 33

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế (%) năm 2013 của xã Trung Nghĩa và làng Ngô Nội 35

Bảng 4.2: Thống kê quy mô sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội 36

Bảng 4.3: Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất đồ gỗ làng nghề Ngô Nội 41

Bảng 4.4: Các loại máy móc sử dụng trong sản xuất tại làng nghề gỗ Ngô Nội 42

Bảng 4.5: Lượng chất thải rắn sản xuất tại làng nghề 43

Bảng 4.6: Tải lượng ô nhiễm bụi trong của làng nghề trong 1 năm 46

Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt tại làng nghề 48

Bảng 4.8: Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của làng nghề trong một ngày 50

Bảng 4.9: Dòng thải và các nguyên nhân phát sinh trong quá trình sản xuất đồ gỗ tại làng nghề Ngô Nội 53

Bảng 4.10: Các giải pháp được đề xuất 55

Bảng 4.11 : Chi phí và lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp 04 59

Bảng 4.12: Kế hoạch thực hiện các giải pháp giảm thiểu 62

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 7

Hình 4.1: Vị trí địa lý của làng nghề gỗ Ngô Nội 34

Hình 4.2 : Quy trình sản xuất của làng nghề mộc Ngô Nội 37

Hình 4.3: Sơ đồ dòng của làng nghề Ngô Nội 38

Hình 4.4: Lượng chất thải răn phát sinh trong các công đoạn 44

Hình 4.5: Đánh giá của người dân về hiện trạng tiếng ồn tại làng nghề gỗ Ngô Nội 47

Hình 4.6: Các thông số ô nhiễm phân tích nước thải sinh hoạt tại làng nghề Ngô Nội (BOD, TSS, PO43-, NH4+) 49

Hình 4.7: Bãi rác không hợp vệ sinh 51

Hình 4.8: Những bao mùn cưa được tập kết sau khi sản xuất 52

Hình 4.9: Đường xá bị lấn chiếm bởi những đống gỗ nguyên liệu 52

Trang 8

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra sôi động,toàn diện, thì vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu củacác nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trong bối cảnh này,

từ những năm 70, ở các nước Bắc Mỹ đã áp dụng công cụ tìm kiếm toán môitrường là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả trong hệ thống quản lýmôi trường, và còn là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý môi trườngtrong việc ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và các ruit ro môi trường, đồng thờicải thiện môi trường

Kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán chất thải nói riêng làmột công cụ quản lý mới được áp dụng ở nước ta trong một vài năm gần đây.Mặc dù, đây là công cụ mới nhưng qua kết quả áp dụng kiểm toán tại nhiều

cơ sở sản xuất cho thấy công cụ này mang lại lợi ích không nhỏ về cả môitrường và hiệu quả kinh tế Xuất phát từ những lợi ích và hiệu quả của công

cụ kiểm toán chất thải mang lại được triển khai áp dụng rộng rãi ở các nướcphát triển trên thế giới trong hệ thống quản lý môi trường nội bộ

Là một trong những nước phương Đông có truyền thống văn hóa hàngnghìn năm lịch sử, Việt Nam được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống

và những người thợ thủ công tài hoa Những sản phẩm truyền thống như đồ

gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, sơn mài, đồ đồng, đồ gốm sứ, lụa, thêu ren,… ngàycàng phổ biến trên thị trường trong nước và ngoài nước Điều đó cũng đồngnghĩa với việc nhiều làng nghề đang ngày càng được mở rộng và phát triển.Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành đang rất phát triển trên cả nước, với

sự xuất hiện của rất nhiều làng nghề Làng nghề sản xuất đồ gỗ thuộc xãTrung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Ngô Nội là một làng nghề

Trang 9

Việt Nam Các hoạt động sản xuất tại đây đang được mở rộng giúp đời sốngcủa người dân Ngô Nội ngày càng được nâng cao.Ngoài những lợi ích về kinh

tế và văn hóa lại tồn tại những ảnh hưởng xấu tới con người và môi trườngnhư bụi, tiếng ồn, gỗ vụn,…và những rủi ro, tai nạn lao động do hệ thốngthiết bị, máy móc của một số xưởng không đảm bảo, cách sắp xếp các phụphẩm được thải ra trong trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng chưa hợp lý

Từ những lý do trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Kiểm toán chất

thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh” nhằm đưa ra một số giải

pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và sức khỏecủa cộng đồng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

 Xác định các nguồn và các loại chất thải phát sinh tại làng nghề gỗ NgôNội, Yên Phong, Bắc Ninh

 Xác định các khâu yếu kém trong quy trình sản xuất làng nghề gỗ NgôNội, Yên Phong, Bắc Ninh

 Đề xuất giải pháp quản lý nguồn thải, chất thải cho làng nghề gỗ NgôNội, Yên Phong, Bắc Ninh

1.3 Yêu cầu nghiên cứu

 Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của đề tài

 Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học

Trang 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về làng nghề Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Nhiềusản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩmtrao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dưthừa lúc nông nhàn Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàngtrăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nôngnghiệp của đất nước Ví dụ, như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn

900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồntại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệNon Nước (Thành phố Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,

… (Báo cáo môi trường quốc gia, 2008).

Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nềnkinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêudùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển Qúa trình côngnghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triểnngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mứcthu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngàycàng được áp dụng phổ biến Các làng nghề mới và các cụm làng nghề khôngngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công

ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tựnhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sựphân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều,thông thường tập trung ở những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất

Trang 11

2.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề

Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, đến năm 2011, nước

ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề Làng nghề nước taphân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%),miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%) Sự phát triển củalàng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địaphương Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ

60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40% (Nguyễn Văn Hiến, 2012).

Nhìn chung, làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm chung sau:

* Nguyên liệu cho sản xuất.

Hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực tiếp từ tự nhiên Do sự

phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung ứng các nguyên liệutại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế Các làng nghề chếbiến gỗ, mây tre đan trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượngnguyên liệu rất lớn, đặc biệt là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ giadụng và gỗ mỹ nghệ Nhiều nguyên liệu chúng ta đã phải nhập từ một số nướckhác Ví dụ, theo thống kê, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh),hiện mỗi năm các hộ gia đình, cơ sở chế biến sử dụng khoảng 34.000m3 gỗ

(Minh Huệ, 2013).

* Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiềulàng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại Ví dụ,làng gốm Bát Tràng đã dùng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng lò tuynen (dùng gas và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi), nhào luyệnđất bằng máy thay cho bằng tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ điện thaycho bàn xoay bằng tay Song nhìn chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật ápdụng cho sản xuất trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền

Trang 12

chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sảnphẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sứccạnh tranh

Hơn nữa, các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặtbằng cho sản xuất Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà

ở làm nơi sản xuất Các bãi tập kết nguyên liệu, kể cả các bãi, kho chứa hànggần khu dân cư, tạm bợ, không đúng tiêu chuẩn môi trường (ví dụ như làngnghề tái chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên; làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo,Hưng Yên…)

* Đặc điểm về lao động và tổ chức sản xuất.

Lao động làng nghề còn yếu và thiếu: Hiện nay số lượng lao động làmnghề truyền thống ở các làng nghề đang thiếu nhiều, nhất là thợ giỏi 90,4%làng nghề thiếu lao động, chỉ có 9% làng nghề có đủ lao động và 0,6% làngnghề thừa lao động Nguyên nhân là do số con em lao động trong các làngnghề học hết trung học phổ thông đều có xu hướng thi vào các trường đại học,cao đẳng, chuyên nghiệp chứ không lựa chọn các trường dạy nghề, kể cảtrường cao đẳng nghề Bên cạnh đó, quá trình truyền nghề cho lớp trẻ chưađược coi trọng đúng mức, việc dạy nghề tại các làng nghề phần lớn theo lốitruyền nghề trong các gia đình, cầm việc chỉ tay hoặc tổ chức những lớp họcngắn ngày cho con em trong địa phương, rất ít làng nghề tổ chức đào tạo bàibản dẫn đến hiệu quả chưa cao; số lượng lao động trong các làng nghề học ở trường dạy nghề rất thấp, cơ sở vật chất, phương tiện dạy nghề ở các gia đình

và các cơ sở nhỏ lẻ còn đơn sơ, thiếu thốn Quy mô dạy nghề truyền thốngcòn quá ít về số lượng, chất lượng cũng chưa cao, chưa thu hút được đông đảocác nghệ nhân cao tuổi tham gia truyền nghề truyền thống cho thanh niên…

(Phạm Liên, 2011).

Các hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề chủ yếu gồm: Tổchức sản xuất Hợp tác xã; doanh nghiệp tư nhân; hộ gia đình; công ty tráchnhiễm hữu hạn; công ty cổ phần Các hình thức này cùng tồn tại, tác động lẫn

Trang 13

gia đình vẫn là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất trong các làng nghềViệt Nam

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, về cơ bản thị trường này nhỏ hẹp, tiêu thụ tại chỗ (các vùngnông thôn, các làng nghề) do đó giá thành cũng thấp Từ khi nền kinh tếchuyển sang cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế và quan hệ hệ sản xuất ở nôngthôn cũng dần thay đổi, điều này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất

và kinh doanh của các làng nghề, chúng dần thích ứng, đáp ứng các nhu cầucủa một nền kinh tế mới Nhiều mặt hàng từ các làng nghề đã được nhiều thịtrường trong nước chấp nhận và vươn tới các thị trường nước ngoài, mang lạinguồn thu đáng kể cho quốc gia, đặc biệt phải kể đến là các mặt hàng thủcông mỹ nghệ (mây tre đan, hàng dệt, thêu ren, gốm…), đồ gỗ gia dụng, gỗ

mỹ nghệ…

Hiện nay, thị trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của ViệtNam mở rộng sang khoảng hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có cácnước như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, thậm chí cả các thị trường khótính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, …

* Phân loại làng nghề

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một sốdạng như sau:

 Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới

 Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm

 Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ

 Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm

 Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu

 Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mụcđích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Trên cơ sở tiếp cận vấn đềmôi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản

Trang 14

phẩm là phù hợp hơn cả, gồm 6 nhóm ngành chính (Hình 2.1), mỗi ngànhchính có nhiều ngành nhỏ Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khácnhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường

Thủ công mỹ nghệ 39%

Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ 20%

Tái chế phế liệu 4%

Dệt nhuộm, ươm

tơ, thuộc da

17%

Các nghề khác 15%

Vật liệu xây dựng, khai thác

đá 5%

Hình 2.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất

Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008

2.1.3 Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hiện nay, do công nghệ sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn cả nướccòn lạc hậu, quy mô theo hộ cá thể nên không đủ năng lực tài chính và kỹthuật để đầu tư các công trình bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm Đồng thời,

hệ thống các văn bản về quản lý môi trường làng nghề chưa cụ thể và phù hợpvới đặc điểm sản xuất Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫndiễn ra nghiêm trọng kéo dài.Do các làng nghề mang đậm nét đặc thù củahoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, vì vậy không phảitất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm và mức độ cũng như dạng ô nhiễm gây

ra là không giống nhau

Trang 15

Bảng 2.1 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề

2 Dệt nhuộm, ươm tơ,

2 , NO x , hơi axit, hơi

5 , COD, độ màu, tổng

N, hóa chất, thuốc tẩy, Cr 6+ Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn

và bao bì hóa chất Ô nhiễm nhiệt,độ ẩm, tiếng ồn

- - Bụi, SO 2 , H 2 S, hơi kiềm

- Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit,

- BOD 5 ,COD, tổng P, độ màu, dầu mỡ

- - Bụi giấy, tạp chất từ giấy phế liệu, bao bì hóa chất

- - Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng (Cr 6+ , Zn 2+ …)

- - Nhãn mác, tạp không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su

Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005

Trang 16

* Ô nhiễm không khí – Vấn đề nhức nhối ở các làng nghề tái chế, sản xuất

vật liệu xây dựng, khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ.

Đối với các làng nghề, ô nhiễm không khí bao gồm các dạng ô nhiễm

do bụi, do khí độc hại, ô nhiễm mùi và ô nhiễm tiếng ồn Các làng nghề táichế mọc lên ngày càng nhiều, làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nênnghiêm trọng

Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, hàm lượng chất ô nhiễmthường tăng cao cục bộ xung quanh lò nung, có nơi hàm lượng bụi vượt tiêu

chuẩn cho phép từ 3 - 8 lần, hàm lượng SO có nơi vượt đến 6,5 lần (Đặng Kim Chi, 2005)

Trong số các làng nghề thủ công mỹ nghệ, môi trường không khí xungquanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá, làng nghề chạm gỗ bị ônhiễm nghiêm trọng do bụi và tiếng ồn Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ hoạtđộng chế tác đá còn chứa một lượng không nhỏ SiO2 (0,56 - 1,91% tại làngnghề đá Non Nước - Đà Nẵng) rất có hại cho sức khỏe Tại làng nghề sảnxuất mây tre đan, không khí thường bị ô nhiễm bởi SO2 (phát sinh từ quátrình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan) Ở tỉnh Thái Bình, nơi

có 40/210 làng nghề làm mây tre đan, có tới 800 lò sấy lưu huỳnh thải ralượng khổng lồ khí SO2 từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mâytre đan Môi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt bị ô nhiễm bởi tiếng ồn docác máy dệt thủ công Mức ồn có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4 - 14 dBA

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

Khác với các nhóm làng nghề trên, sản xuất tại các làng nghề chế biếnlương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ô nhiễm không khíkhông chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chất hữu cơ trongnước thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các

Trang 17

khí ô nhiễm gây mùi tanh thối rất khó chịu, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi và

giết mổ gia súc, gia cầm (Đặng Kim Chi, 2005).

* Ô nhiễm nước – Trăm thứ nước thải không qua xử lý đang xả thải làm hủy hoại môi trường các dòng sông, ao hồ, kênh rạch.

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề những nămgần đây cho thấy, mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăngcao hơn trước Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghềkhông giống nhau, phụ thuộc trực tiếp vào loại công nghệ và nguyên liệudùng trong sản xuất

Chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc, ươm tơ, dệt nhuộm

là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khốilượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao Trong đó phải

kể đến hoạt động sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng với 60 - 72% nướcthải (phát sinh từ khâu lọc tách bã và tách bột đen) có pH thấp, mức ô nhiễmBOD5, COD vượt TCVN 5945-2005 loại B trên 200 lần Dệt nhuộm là loạihình có nhu cầu hóa chất rất lớn Khoảng 85 - 90% lượng hóa chất này hòatan nước thải Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy độ màu có nơi lên tới13.000 Pt-Co, hàm lượng COD, BOD5 gấp 2 - 15 lần TCVN, đặc biệtColiform vượt hàng nghìn lần TCVN Ngược lại, một số ngành như tái chế,chế tác kim loại, đúc đồng có nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ônhiễm các chất rất độc hại như các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua và

các kim loại nặng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội), là mộtminh chứng của sự ô nhiễm Theo kết quả khảo sát, nhiều chỉ tiêu môi trườngtại Thanh Thùy vượt quá tiêu chuẩn cho phép như BOD5 vượt 1,86-7,06 lần,COD vượt 2,46-11,16 lần, NH4 vượt 1,1-7,64 lần, lượng dầu mỡ thải ra môi

Trang 18

trường vượt 6,5-11 lần, Colifom vượt 12-30,6 lần (Phạm Văn Khánh, 2013).

* Chất thải rắn:

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt

để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môitrường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất Đối với các làngnghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, chất thải rắn giàuchất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học gây mùi xú uế Với sản lượng 52.000 tấntinh bột/năm, làng nghề Dương Liễu phát sinh tới 105.768 tấn bã thải, phầnkhông nhỏ cuốn theo nước thải gây bồi lắng hệ thống thu gom, các ao hồtrong khu vực và gây ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất Ngoài

ra, việc đốt than làm nhiên liệu cũng tạo ra lượng lớn xỉ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, davụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 2 - 5tấn/ngày (làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương: 4 - 5 tấn/ngày).Đây là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp Từnhiều năm nay loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý mà đổ khắp nơitrong làng, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái Các làngnghề tái chế cũng tạo ra lượng chất thải không nhỏ Làng nghề tái chế giấyDương ổ - Bắc Ninh thải ra 4 - 4,5 tấn chất thải/ngày, làng tái chế nhựa TrungVăn và Triều Khúc thải 1.123 tấn/năm Cho đến nay các chất thải rắn nàyvẫn chưa được xử lý triệt để (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

2.1.4 Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề

2.1.4.1 Cấp Trung ương

Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loạingành nghề, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều nơi vượt quá

Trang 19

tầm kiểm soát của các cấp chính quyền Nhận thức được vấn đề đó, bảo vệmôi trường làng nghề đã được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước,

ví dụ như:

Điều 38 Luật BVMT năm 2005 đã quy định về BVMT làng nghề nhưsau: “Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn liềnBVNT; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giámức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tìnhtrạng ô nhiễm môi trường của làng nghề; Cơ sở sản xuất trong các KCN,CCN và làng nghề phải thực hiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nước thải; thugom và vận chuyển chất thải rắn; quản lý chất thải nguy hại và đóng góp kinhphí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT”

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT: Đến nay, các văn bảnhướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi đốitượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nôngthôn, làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác

Các văn bản có liên quan:

Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 do Thủ tướngChính phủ ban hành về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn

Nghị định số 66/2006/TT-BNN ngày 07/07/2006 của Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn

Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định

số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghềnông thôn ;

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày20/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hộ trợphát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày

Trang 20

07/07/2006 của Chính phủ trong đó có quy định một trong các nội dung đượchưởng hỗ trợ.

Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làngnghề

Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2030Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam

Ngày 2/9/2012 Phó Thủ tường Chính phủ Hoàng Trung Hải đã kýQuyết định số 1206/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắcphục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015: Chính phủ đãquyết định dành 5.863 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục

ô nhiễm và cải thiện môi trường trong giai đoạn 2012 – 2015 Trong đó, 2.420

tỷ đồng dành cho dự án khắc phục ô nhiễm ở 47 làng nghề (ngân sách trungương chi 1.420 tỷ đồng, ngân sách địa phương đóng góp 700 tỷ đồng, huy

động từ các tổ chức, cá nhân 300 tỷ đồng) (Quyết định số 1206/QĐ-TTg).

Nhiều văn bản pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghềnhưng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối tượng làng nghề, trong đó quantrọng nhất phải kể đến là:

Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phíBVMT đối với nước thải;

Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ phíBVMT đối với nước thải;

Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003của liên Bộ Tài chính – Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện Nghị định số số67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ phí BVMT đối với nướcthải; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải

Trang 21

dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Nghị định số174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chấtthải rắn; Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiệnNghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phíBVMT đối với chất thải rắn;

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN&MTquy định về quản lý chất thải nguy hại;

Thông tư số 07/2007/ TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ TN&MThướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trườngcần phải xử lý

Tuy nhiên, do các quy định không xét đến tính đặc thù riêng của làngnghề nên đến nay, tại các làng nghề việc thu phí BVMT đối với chất thải,quản lý chất thải nguy hại,… không được thực hiện

Các văn bản này trên thực tế đã góp phần vào công tác bảo vệ môitrường, định hướng phát triển bền vững làng nghề Tuy nhiên, dù đã đạt đượcnhững kết quả nhất định, nhưng quản lý môi trường làng nghề vẫn đang cònnhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lýkhác nhau

2.1.4.2 Cấp địa phương

Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành cácvăn bản liên quan đến làng nghề nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách củaĐảng và Chính phủ ở địa phương, cụ thể:

Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBNDthành phố Hà Nội phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề HàNội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020

Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 củaUBND thành phố Hà Nội ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ pháttriển nghề và làng nghề Hà Nội”

Trang 22

Cho đến nay, những yêu cầu về BVMT tại các làng nghề như đầu tư hệthống thu gom và xử lý nước thải tập trung, các biện pháp giảm thiểu phátsinh khí thải cũng như quy định theo các đặc thù riêng của mỗi loại hình sảnxuất làng nghề chưa có văn bản luật nào đề cập tới

Một hạn chế khác là tình trạng chồng chéo trong quản lý Trách nhiệmtrong vấn đề BVMT làng nghề giữa các Bộ/ngành và giữa Bộ/ngành với địaphương chưa được cụ thể hoá dẫn đến việc thiếu các hướng dẫn, định hướng

và hỗ trợ trong sản xuất tại các làng nghề theo hướng thân thiện môi trường.Thiếu sự phối hợp chặt chẽ từ cấp Trung ương tới địa phương nên các giảipháp phòng ngừa, xử lý ô nhiễm cũng như BVMT làng nghề khó thực thi vàđạt hiệu quả mong muốn tới cấp cơ sở

Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt nguyên nhân khác làm vấn đề môitrường ở làng nghề tiếp tục suy thoái Công tác thanh tra, kiểm tra về môitrường cũng như thanh tra việc thi hành luật tại các làng nghề chưa đượcthường xuyên và triệt để, xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môitrường tại làng nghề còn chưa nghiêm, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở,chưa áp dụng được các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính Các công cụgiám sát, BVMT làng nghề như công cụ kinh tế, quan trắc chưa được triểnkhai mạnh mẽ Các quan trắc môi trường làng nghề của các đề tài, dự án đãgóp phần cung cấp số liệu về diễn biến ô nhiễm nhưng lại thường chỉ tiếnhành một lần trong giai đoạn nghiên cứu mà ít khi có điều kiện triển khai tiếpsau khi đề tài, dự án kết thúc Trình độ nhận thức về BVMT còn yếu kém vàtính cộng đồng của làng nghề cũng góp phần làm gia tăng mức ô nhiễm.Thiếu nhân lực và tài chính cũng là cản trở không nhỏ đối với công tácBVMT làng nghề

Trang 23

2.2 Tổng quan về kiểm toán chất thải

2.2.1 Cơ sở khoa học của kiểm toán chất thải

2.2.1.1 Kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường (Environmental Audit) là một khái niệm mới ởnước ta, song thực chất nội dung của nó đã và đang được thực hiện ở các cơ

sở công nghiệp và các công ty dười nhiều tên gọi khác nhau như: rà soát môitrường, tổng quan môi trường, kiểm soát môi trường, hay đánh giá tác động

môi trường (Trịnh Thị Thanh & Nguyễn Thị Hà, 2003).

Kiểm toán môi trường đi sâu vào kiểm kê các vấn đề môi trường nhưxem xét các hoạt động có liên quan đến các vấn đề môi trường hay sự tuânthủ của các cơ sở công nghiệp đối với hệ thống quản lý môi trường, phần lớndựa trên tư liệu hóa, các phân tích đã có ở nhà máy kết hợp với việc thu thậpthông tin ngoài hiện trường

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về kiểmtoán môi trường:

Năm 1998 Viện thương mại Quốc tế ICC ( International Chamber ofCommerce) đã đưa ra khái niệm ban đầu về kiểm toán môi trường như sau:

“Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý bao gồm sự ghi chép một cách khách quan, công khai công các tổ chức môi trường, sự vận hành các thiết bị, cơ sở vật chất với mục đích quản lý môi trường bằng cách trợ giúp quản lý, kiểm soát các hoạt động và đánh giá sự tuân thủ các chính sách của công ty bao gồm sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường”.

Theo tiêu chuẩn ISO 14010 (1996) phần 3.9 thì kiểm toán môi trườngđược định nghĩa như sau:

“Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên

Trang 24

quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng”.

Ở nước ta mặc dù khái niệm kiểm toán môi trường còn khá mới mẻsong nhiều tác giả cũng đã đưa ra những khái niệm về thuật ngữ kiểm toánmôi trường Theo Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Thị Vân Hà năm 2003 thì kiểm

toán môi trường được hiểu một cách khách quan là: “Tổng hợp các hoạt động điều tra, theo dõi có hệ thống theo chu kỳ và đánh giá một cách khách quan đối với công tác tổ chức quản lý môi trường, quá trình vận hành công nghệ sản xuất, hiện trạng vận hành của trang thiết bị,…với mục đích kiểm soát các hoạt động và đánh giá sự tuân thủ của các đơn vị, các nguồn tạo ra chất thải đối với những chính sách của nhà nước về môi trường”.

Còn theo Cục Bảo vệ Môi trường năm 2003 thì kiểm toán môi trường

là: “công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định

kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt”.

Như vậy, đã có khá nhiều các định nghĩa khác nhau về kiểm toán môitrường được đưa ra Trong các định nghĩa trên thì định nghĩa về kiểm toánmôi trường của tổ chức ISO đưa ra trong phần 3.9 của tiêu chuẩn ISO 14010năm 1996 được coi là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất

Ý nghĩa của kiểm toán môi trường

Việc thực hiện công tác kiểm toán môi trường đem lại rất nhiều lợi íchcho các nhà quản lý môi trường, cũng như các công ty, tổ chức sản xuất Sauđây là những lợi ích chính của kiểm toán môi trường:

 Bảo vệ môi trường và giúp đảm bảo sự tuân thủ các điều luật về môitrường

 Nâng cao trình độ quản lý và nhận thức của công nhân tại các nhà máytrong việc thi hành các chính sách môi trường, đem lại hiệu quả tốt hơn trong

Trang 25

quản lý tổng thể môi trường, nâng cao ý thức về môi trường cũng như tráchnhiệm của công nhân trong lĩnh vực này.

 Đánh giá được hoạt động và chương trình đào tạo cán bộ, công nhânviên của các nhà máy, cơ sở sản xuất về kiến thức môi trường

 Thu thập được đầy đủ các thông tin về hiện trạng môi trường của nhàmáy Căn cứ vào đó để cung cấp các thông tin, cơ sở dữ liệu trong các trườnghợp khẩn cấp và ứng phó kịp thời

 Đánh gía được mức độ phù hợp của các chính sách môi trường, cáchoạt động sản xuất nội bộ của nhà máy với các chính sách, thủ tục, luật lệ bảo

vệ môi trường của Nhà nước ở cả hiện tại và tương lai

 Hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các nhà máy, các cơ sở sản xuất

 Chỉ ra các thiếu sót, các bộ phận quản lý yếu kém, từ đó đề ra các biệnpháp cải thiện có hiệu quả để quản lý môi trường và sản xuất một cách tốthơn

 Ngăn ngừa và tránh các nguy cơ, sự cố về môi trường ngắn hạn cũngnhư dài hạn

 Nâng cao uy tín cho công ty, củng cố quan hệ của công ty với các cơquan hữu quan

Với vai trò hết sức to lớn như trên thì kiểm toán môi trường không chỉđơn thuần là một công cụ quản lý môi trường mà nó còn là một lựa chọn đểphát triển, cũng như là một phương pháp đo đạc, tính toán, dự báo trước cáctác động xấu đến môi trường

2.2.1.2 Kiểm toán chất thải

* Khái niệm về kiểm toán chất thải

“Kiểm toán chất thải được hiểu là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thảinhằm giảm nguồn, lượng chất thải phát sinh Kiểm toán chất thải là một loạihình của kiểm toán môi trường Kiểm toán chất thải là một công cụ quản lýquan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất”

(Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Thị Hà,2000).

Trang 26

* Ý nghĩa và mục tiêu của kiểm toán chất thải

Trước đây việc quản lý chất thải chỉ tập trung vào xử lý chất thải cuốiđường ống nên có hiệu quả không cao KTCT cho phép giảm thiểu chất thải

và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn ngoài ra còn có thể xoay vòng tái sử dụngchất thải Để đạt được mục tiêu này cần kiểm tra các quá trình sản xuất, xácđịnh nguồn thải, tính toán cần bằng vật chất đầu vào và đầu ra ở mỗi côngđoạn, các vấn đề vận hành sản xuất có thể được cải thiện nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất, đồng thời giảm tiểu chất thải KTCT là bước đầu tiên trong quátrình sản xuất nhằm tối ưu hóa việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng caohiệu quả sản xuất

KTCT liên quan đến việc quan sát, đo đạc và ghi chép các số liệu, thuthập và phân tích các mẫu chất thải Để KTCT đạt hiệu quả cần phải được tiếnhành theo phương pháp khoa học và cần thiết được sự ủng hộ, phối hợp củacác nhà quản lý và sản xuất

* Mục đích của KTCT

 Cung cấp thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng, sảnphẩm và các loại chất thải

 Xác định nguồn thải, loại chất thải phát sinh

 Xác định các bộ phận yếu kém, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, nănglượng thấp, thải nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường thông qua các tínhtoán cân bằng vật chất

* Hiệu quả của việc KTCT

 Góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí – lợi ích không chỉ đối vớipháp luật, các quy chế và các tiêu chuẩn mà còn đối với các quy định khác cóliên quan

 Giảm chi phí đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải, giảm sự tiêu haonguyên vật liệu,… từ đó mang mức lợi nhuận

Trang 27

 Hạn chế mức độ ô nhiếm và rủi ro do chất thải gây ra đối với môitrường và sức khỏe con người.

* Nội dung của KTCT

 Tính toán đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất

 Xác định các đặc tính cơ bản của các loại chất thải, nguồn thải

 Đánh giá mức độ ô nhiễm của các loại chất thải, nguồn thải

 Đánh giá hiện trạng giảm thiểu ô nhiễm chất thải và lựa chọn các giảipháp giảm thiểu ô nhiễm bổ sung mang tính khả thi

KTCT được thực hiện ở các quy mô khác nhau:

 Quy mô khu vực – xem xét các vấn của ngành công nghiêp

 Quy mô nhà máy – xem xét đặc thù của quá trình sản xuất của nhàmáy

 Quy mô các phân xưởng sản xuất – xác định chính xác các nguồn thải

và đề xuất, áp dụng các biện pháp cụ thể để giảm thiểu chất thải một cách phùhợp và hiệu quả

* Quy trình KTCT

Kiểm toán chất thải là một dạng của kiểm toán môi trường nên việc tiếnhành một cuộc kiểm toán chất thải cũng bao gồm các bước thực hiện cơ bảnnhư đối với việc thực hiện một cuộc kiểm toán môi trường nói chung.Tuynhiên, so kiểm toán chất thải có quy mô nhỏ hơn, cụ thể hơn so với kiểm toánmôi trường nên quy trình thực hiện được thu gọn và đơn giản hơn so với quytrình kiểm toán môi trường Kiểm toán chất thải thông thường mang tính chất

tự nguyện hơn là ép buộc Một cuộc kiểm toán chất thải được thực hiện thôngqua ba giai đoạn:

 Giai đoạn tiền đánh giá ( Các hoạt động trước kiểm toán)

Xác định và đánh giá các nguồn thải ( Hoạt động kiểm toán chất thải tại

hiện trường)

 Xác định và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải

Trang 28

Giai đoạn tiền đánh giá

Giai đoạn tiền đánh giá của quy trình KTCT thực chất là giai đoạn lập

kế hoạch và các hoạt động trước kiểm toán trong quy trình KTCT Nó baogồm các công việc chính như sau:

 Chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho cuộc kiểm toán chất thải

o Sự chấp thuận của ban lãnh đạo cơ sở sản xuất

o Chuẩn bị các mục tiêu cụ thể cho KTCT

o Thành lập nhóm kiểm toán

o Chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan

 Xem xét quy trình và đặc điểm công nghệ sản xuất: Bằng cách thamkhảo các tài liệu về quy trình công nghệ của nhà máy kết hợp với khảo sátthực tế.Trong khi xây dựng quy trình sản xuất cần đặc biệt chú ý tới các loạichất thải, mức thải phát sinh để có thể giảm hoặc ngăn ngừa được một cách dễdàng trước khi chuyển sang xây dựng cân bằng vật chất

 Xác định nguyên liệu và hóa chất sử dụng (Xác định đầu vào của mộtquy trình sản xuất)

Xác định và đánh giá các nguồn thải

 Xác định các nguồn thải: Việc xác định các nguồn thải thực chất là quátrình xác định các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Để tính toán được cânbằng vật chất của quá trình sản xuất thì đầu ra của tất cả các đơn vị và các quytrình sản xuất phải được định lượng hóa

 Đánh giá các nguồn thải: thực chất là quá trình thiết lập cân bằng vậtchất cho toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy (Xác định tổng lượng đầuvào và đầu ra của quá trình sản xuất)

Xây dựng và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải

Nội dung của các phương pháp giảm thiểu: sau khi tính toán và xácđịnh được nguyên nhân phát sing ra chất thải bao gồm tất cả các nguyên nhân

Trang 29

từ sai sót trong quản lý điều hành tới các nguyên nhan phức tạp trong quátrình sản xuất thì các biện pháp giảm thiểu khắc phục được đưa ra bàn luận vàtiến hành thực hiện

Đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải:

o Đánh giá về khía cạnh môi trường

o Đánh giá về khía cạnh kinh tế

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu: cần thiết phải làm các côngviệc sau:

o Lên danh sách tất cả các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải

o Sắp xếp các giải pháp giảm thiểu theo thứ tự ưu tiên dựa trên nguyêntắc” ưu tiên thực hiện các biện pháp, các phương án dễ thực hiện, chi phí thấpcho hiệu quả ngay

o Với biện pháp xử lý phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cần phải lập kếhoạch một cách chi tiết, cụ thể

Sau khi chuẩn bị xong kế hoạch thì tiến hành thực hiện kế hoạch, đây làgiai đoạn quan trọng nhất

2.2.2 Tình hình kiểm toán môi trường và kiểm toán chất thải trên thế giới

và Việt Nam

2.2.2.1 Trên thế giới

* Khu vực Bắc Mỹ:

Tại Mỹ, KTMT được thực hiện vào năm 1970 trong ngành công

nghiệp hóa chất Vào giai đoạn cuối những năm 70 đầu những năm 80 KTMT

đã được thực hiện ở lĩnh vực công ở 3 công ty US Steel, Allied Chemical vàOccidental Ptroleum Cuối những năm 1980 KTMT phát triển mạnh do việc

thắt chặt luật Môi trường (Hồ Thị Lam Trà và Cao Trường Sơn, 2009).

Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và

Năng lượng, các cơ sở sản xuất bắt buộc phải thực hiện KTCT Quy định này

Trang 30

cũng nêu rõ các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ khách sạn, cở sở sảnxuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng và các cơ sở bán hàng phải thực hiệnchương trình giảm thiểu chất thải bao gồm 4 bước trong đó có thực hiệnKTCT; Thời gian một báo cáo KTCT phải được lưu trữ dưới dạng file ít nhất

5 năm và phải chỉ ra được loại vật liệu hoặc sản phẩm nào được doanh nghiệp

sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế Bên cạnh đó, Canada rất chú trọngtới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là một thông tin đầuvào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu có thể giảm thiểu chất thải

cũng như nguyên liệu sản xuất (Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

* Khu vực Châu Âu:

KTMT du nhập vào Châu Âu từ Mỹ vào những năm 70 và phát triển

mạnh vào những năm 80 Từ tháng 4 năm 1995 trở đi, “Chương trình kiểm

toán và quản lý sinh thái” (EMAS) ngày càng trở lên có hiệu lực và được pháttriển mạnh Mặc dù đã có quy định nhưng việc tham gia dưới chủ đề EMASchủ yếu vẫn là tự nguyện, các doanh nghiệp tham gia phải cam kết thực hiệnKTMT và lập báo cáo môi trường định kỳ.Vào tháng 10 năm 1996 đã có 381công ty đăng ký chương trình EMAS, trong đó có 293 công ty của Đức

(Phạm Thị Việt Anh, 2006).

Bỉ là thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EU) nên phải tuân thủ những

quy định về môi trường do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiểm toán

quản lý sinh thái(EMAS), năm 2001 Đến năm 2004, đã có 150 doanh nghiệp

ở các tỉnh thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là

22 doanh nghiệp khác Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tự nguyện áp dụngcác quy trình này không chỉ với mục đích để đạt được các chứng chỉ môitrường Một trong những công ty đầu tiên của Bỉ thực hiện KTCT là công tyShred it Belgium Công ty này, năm 2007, đã tái chế 1.650 tấn chất thải và

Trang 31

vận tải, trở thành công ty đầu tiên của Bỉ đạt CO2 trung tính (Nguyễn Trung

Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

Tại Anh, KTMT du nhập vào Anh qua các công ty đa quốc gia vào

những năm 70 Đến năm 1990 KTMT được thực hiện ở hầu hết các ngànhcông nghiệp Năm 1994 CBI xuất bản tài liệu Hướng dẫn KTMT, viện tiêuchuẩn Anh ban hành bộ tiêu chuẩn BS7750 – Mô tả đặc điểm của hệ thổngQLMT Năm 1995 Chính phủ Anh xây dựng chương trình “ KTMT và quản

lý sinh thái Vương quốc Anh” (UK – EMAS), đã đánh dấu được mốc KTMT

được thực hiện trong lĩnh vực công (Hồ Thị Lam Trà và Cao Trường Sơn, 2009).

Ở Oxtraylia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu

như là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụkhác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm Cục Các ngànhcông nghiệp cơ bản, Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania,Ôxtrâylia khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dungnhư xác định các nguồn thải; số lượng và các loại chất thải được tạo ra; xácđịnh nguyên nhân làm gia tăng chất thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp vàthứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chất thải Một số ngành công nghiệpđặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ, sản xuất hóa chất thìđược khuyến khích tuân thủ theo Quy chế thực hành quản lý môi trường tốtnhất (BPEM), được chính quyền Oxtraylia thiết kế cho riêng mỗi ngành Ví

dụ, đối với ngành khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môi trường Úc ban hànhquy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT và nộp báo cáo kiểm

toán hàng năm (Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

* Khu vực Châu Á

Ở Ấn Độ, đưa hoạt động KTMT vào hệ thống QLMT năm 1990 Bộ

Môi trường và Rừng đã ban hành thông tư số GSR 329(E) vào tháng 3/1992đưa ra yêu cầu bắt buộc nộp Báo cáo KTMT hàng năm đối với các cơ sở công

Trang 32

nghiệp, trong đó phải thể hiện các thông tin về quản lý từng nguồn thải Đếnnăm 1993 Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện chương trình: “ Trìnhdiễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ”, trong khuôn khổ dự ánquy trình DESIRE (Desmontration in Small Industries of Reducing Waste)được thiết lập để tiến hành kiểm toán chất thải Quy trình KTCT này được

phát triển và áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả cao (Hồ Thị Lam Trà và Cao Trường Sơn, 2009).

Tại Indonexia đã ứng dụng khá hiệu quả hoạt động KTMT trong

HTQLMT Để quản lý chất lượng nước tại các lưu vực sông trong phạm vitoàn quốc, Chính phử Indonexia đã yêu cầu các nhà máy dọc các bờ sông hảinộp báo cáo định kỳ Điều đáng chú ý là các báo cáo Quan trắc chất lượngnước phải được xác nhận bởi tổ chức KTMT có uy tín, các tổ chức KTMT bịchính phủ kiểm soát chặt chẽ

Ở Thái Lan, hoạt động KTCT đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ

chức và doanh nghiệp Viện Công nghệ châu Á ( AIL) đã được nội dung nàyvào đào tạo từ những năm đầu thập kỷ 90 Các dự án KTCT cũng đã thựchiện ở nhiều nhà máy công nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như sản xuất bánh kẹo, tinh bột, giấy, cao su…

Ở Singapo, KTCT được cụ thể hóa như là 1 chiến lược tối thiếu hóa

phát sinh chất thải (Waste Minimisation for Industries) Hiện nay có nhiềudoanh nghiệp đã thực hiện chiến lược tối thiểu hóa chất thải như: Công tyTNHH Baxter Healthcare Pte, Công ty TNHH Chevron Oronite, Công tyTNHH IMM Singapo Pte, Công ty TNHH Kyoei Engineering Singapo Pte,Công ty TNHH Sony Display Device Pte, Công ty TNHH Tetra Pak JurongPte,…

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác: các hoạt động KTCT

được lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như sảnxuất sạch hơn, KTMT, đánh giá vòng đời sản phẩm Mục tiêu chính của các

Trang 33

công cụ này là nhằm hướng đến giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm dochất thải gây ra

(Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011) 2.2.1.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, KTMT và KTCT đã được đưa vào giảng dạy ởmột số trường đại học và cao đẳng trong cả nước, song chưa nhiều và mới chỉdừng ở các vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể

Ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây, KTMT được thực hiện dướihình thức đánh giá tác động môi trường đã tiến hành ở một số nhà máy, cơ sởsản xuất đang hoạt động Các báo cáo đánh giá tác động môi trường của một

số cơ sở công nghiệp có quy mô phải kể đến là Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại Songviệc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng chỉ mới dừng ở một số dự

 Đề tài “KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số biệnpháp giảm thiểu ô nhiễm” của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Đạihọc Bách khoa Hà Nội năm 2005;

 Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho nhà máy giầy ThượngĐình, Hà Nội và Công ty TNHH thuộc da Đông Hải do Tổng cục môi trườngthực hiện năm 2008

Trang 34

Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCTcũng như sản xuất sạch hơn (ISO 14000) còn thấp là do Nhà nước chưa cónhững chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệpphải thực hiện Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà

nó mang lại cũng chưa cao Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xâydựng cho các ngành công nghiệp như một số nước trên thế giới Các sổ tayhướng dẫn kỹ thuật về KTCT chưa được ban hành và phổ biến rộng rãi trongcộng đồng doanh nghiệp Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có các nghiêncứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môitrường

Trang 35

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Làng nghề gỗ Ngô Nội, Trung Nghĩa, Yên Phong,Bắc Ninh

 Phạm vi thời gian: 1/1/2014 – 30/4/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu đặc điểm sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội

 Điều tra xác định và đánh giá các nguồn thải phát sinh chất thải tại làngnghề gỗ Ngô Nội

 Đánh giá quá trình sản xuất làng nghề gỗ Ngô Nội

 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu chất thải tại làngnghề gỗ Ngô Nội

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại:

 Phòng Tài nguyên & Môi trường Yên Phong, UBND xã Trung Nghĩa

 Thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước liênquan tới quản lý môi trường làng nghề bằng mạng internet

 Thu thập các số liệu, tài liệu tham khảo về quy trình sản xuất gỗ; ápdụng kiểm toán chất thải và sản xuất sạch hơn trong sản xuất gỗ,…

Thu thập tài liệu, số liệu nhằm viết tổng quan, tìm hiểu điều kiện tựnhiên-kinh tế xã hội Ngô Nội – Xã Trung Nghĩa, thu thập thông tin về hệthống quản lý môi trường làng nghề,…

Trang 36

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành các cuộc khảo sát kỹ lưỡng trên địa bàn làng nghề Ngô Nội

và các hộ sản xuất gỗ nhằm quan sát quá trình sản xuất, phát hiện các nguồnthải, nghi chép và đo đạc các nguồn chất thải

Trong quá trình khảo sát kết hợp chụp ảnh, thu thập thông tin để làm tưliệu viết báo cáo

* Phương pháp điều tra phỏng vấn

Cán bộ làng nghề:

Tiền hành lập phiếu điều tra phỏng vấn đối với cán bộ làng nghề nhằmthu thập các thông tin tổng hợp về tình hình quản lý rác thải tại làng nghề, được tiến hành phỏng vấn 3 cán bộ, mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 3

Hộ sản xuất:

Tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn đối với các hộ sản xuất gỗnhằm thu thập các thông tin về quy trình sản xuất, các nguyên liệu đầu vào,đầu ra, hiệu quả sản xuất, quản lý chất thải

Quá trình điều tra được tiến hành với 40 hộ tham gia sản xuất tại làngnghề, mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 1

Hộ không sản xuất

Tiến hành lập phiếu điều tra đối với 10 hộ không tham gia sản xuấttrong làng nghề nhằm thu thập các thông tin về tác động môi trường và đờisống của người dân của quá trình sản xuất gỗ, mẫu phiếu được trình bày ởphụ lục 1 mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 2

* Phương pháp lập phiếu công tác:

Tiến hành thiết kế các phiếu công tác để thu thập các thông tin trongquá trình kiểm toán chất thải mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 4 và Phụ lục

5, bao gồm:

 Bảng mẫu liệt kê nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

Trang 37

3.4.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn 3 hộ sản xuất trong làng nghề với 3 mức qui mô sản xuất:Qui mô lớn (1 hộ); qui mô trung bình (1 hộ); qui mô nhỏ (1 hộ) để thực hiệnquá trình đo đạc, lẫy mẫu nhằm xác định các hệ số phát thải cho từng côngđoạn sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội

3.4.4 Phương pháp so sánh với điều khoản kiểm toán

Quá trình kiểm toán chất thải của làng nghề gỗ Nội Ngô được thực hiệndựa trên việc so sánh, đối chiếu các kết quả kiểm tra với những quy định, tiêuchuẩn (điều khoản kiểm toán) môi trường như sau:

So sánh với các quy định trong Chương 8 Quản lý chất thải, Luật Bảo

vệ môi trường 2005, cụ thể:

 Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải

 Mục 3: Quản lý chất thải rắn thông thường

 Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng,bức xạ

 QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh

 QCVN 14:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảisinh hoạt

Và một số quy định khác có liên quan tới quản lý môi trường làng nghề

3.4.5 Phương pháp xác định nguồn thải

Trang 38

Bảng 3.1: Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng

Nguồn: Alexander P Economopoulos, 1993

Bảng 3.2: Hệ số chuyển đổi đơn vị

Nguồn: Kết quả điều tra, 2014

Lượng bụi phát sinh từ công đoạn cưa (Bụi thô) trong 1 năm (A) = Số

tấn gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,187 (kg)

Lượng bụi phát sinh từ công đoạn gia công (Bụi tinh) trong 1 năm (B)

= Số tấn gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,5 (kg)

Lượng bụi phát sinh từ công đoạn chà nhám (Bụi tinh) trong 1 năm (C)

= Số m2 gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,05 (kg)

Tổng lượng bụi phát sinh từ sản xuất gỗ trong 1 năm = A + B + C (kg)

* Xác định Chất thải rắn

 CTR sinh hoạt: Sử dụng chỉ số phát sinh để tính lượng rác thải phátsinh, được thể hiện ở Bảng 3.3

Bảng 3.3: Chỉ số phát sinh CTR

Chỉ số phát sinh 0,6 (kg/người/ngày) 1,0 (kg/người/ngày)

Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011

Làng nghề Ngô Nội thuộc khu vực nông thôn, lượng rác thải sinh hoạt

phát sinh trong 1 ngày = Số người x 0,6 (kg)

 CTR sản xuất:

Trang 39

Tiến hành cân mùn cưa, gỗ vụn phát sinh của từng công đoạn và toàn

bộ quy trình sản xuất nhằm xác định lượng CTR phát sinh trong quá trình sảnxuất (ở từng công đoạn)

* Nước thải sinh hoạt:

Lượng nước sử dụng (l/ngày) = số người (người) x 150 (l/người/ngày)Lượng nước thải phát sinh = Lượng nước sử dụng*80%

* Sử dụng cân bằng vật chất:

Tính toán cân bằng vật chất giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu racho từng công đoạn và toàn bộ quy trình sản xuất nhằm xác định các nguồnthải phát sinh

3.4.6 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Tiến hành lấy mẫu nước thải tại làng nghề để xác định nồng độ các chất

ô nhiễm trong nguồn thải:

 Số lượng: 4 mẫu, 3 mẫu được lấy từ 3 hộ sản xuất tiến hành theo dõi, 1mẫu được lấy từ cống thoát nước chung của làng:

 Vị trí: mẫu được lấy ngay tại nguồn phát sinh, trước khi thải ra hệthống thoát nước chung của hộ sản xuất:

Mẫu 1 (M1): Lấy vào ngày 27/3/2014 tại hộ gia đình ông Nguyễn ĐìnhCảnh, là hộ chuyên xẻ CD

Mẫu 2 (M2): Lấy vào ngày 27/3/2014 tại hộ gia đình ông Nguyễn ĐăngLân, là hộ chuyên pha hàng

Mẫu 3 (M3): Lấy vào ngày 27/3/2014 tại hộ gia đình ông Nguyễn ĐăngLong, là hộ chuyên làm công

Mẫu 4 (M4): Lấy vào ngày 27/3/2014 tại cống thoát nước chung củalàng (gần ao Cầu)

 Bảo quản mẫu: Mẫu sau khi lấy được đánh dấu cẩn thận và được bảoquản ở nhiệt độ dưới 40C (TCVN 5993:1995)

Trang 40

Tiến hành phân tích các thông số môi trường nước tại phòng thínghiệm, khoa Môi trường, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Tiến hành phân tíchthông số:

Bảng 3.4: Các thông số và phương pháp phân tích chất lượng nước

BOD PP Pha loãng - TCVN 6001-1995

3.4.7 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Số liệu của đề tài được tổng hợp và xử lý trên phần mềm MicrosoftExcel

Ngày đăng: 20/06/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w