Tình hình kiểm toán môi trường và kiểm toán chất thải trên thế giới và Việt

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh (Trang 29)

và Việt Nam

2.2.2.1 Trên thế giới * Khu vực Bắc Mỹ:

Tại Mỹ, KTMT được thực hiện vào năm 1970 trong ngành công nghiệp hóa chất. Vào giai đoạn cuối những năm 70 đầu những năm 80 KTMT đã được thực hiện ở lĩnh vực công ở 3 công ty US Steel, Allied Chemical và Occidental Ptroleum. Cuối những năm 1980 KTMT phát triển mạnh do việc thắt chặt luật Môi trường (Hồ Thị Lam Trà và Cao Trường Sơn, 2009).

Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và Năng lượng, các cơ sở sản xuất bắt buộc phải thực hiện KTCT. Quy định này cũng nêu rõ các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ khách sạn, cở sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng và các cơ sở bán hàng phải thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải bao gồm 4 bước trong đó có thực hiện KTCT; Thời gian một báo cáo KTCT phải được lưu trữ dưới dạng file ít nhất 5 năm và phải chỉ ra được loại vật liệu hoặc sản phẩm nào được doanh nghiệp sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế. Bên cạnh đó, Canada rất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là một thông tin đầu

vào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu có thể giảm thiểu chất thải cũng như nguyên liệu sản xuất (Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

* Khu vực Châu Âu:

KTMT du nhập vào Châu Âu từ Mỹ vào những năm 70 và phát triển mạnh vào những năm 80. Từ tháng 4 năm 1995 trở đi, “Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái” (EMAS) ngày càng trở lên có hiệu lực và được phát triển mạnh. Mặc dù đã có quy định nhưng việc tham gia dưới chủ đề EMAS chủ yếu vẫn là tự nguyện, các doanh nghiệp tham gia phải cam kết thực hiện KTMT và lập báo cáo môi trường định kỳ.Vào tháng 10 năm 1996 đã có 381 công ty đăng ký chương trình EMAS, trong đó có 293 công ty của Đức

(Phạm Thị Việt Anh, 2006).

Bỉ là thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EU) nên phải tuân thủ những quy định về môi trường do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiểm toán quản lý sinh thái(EMAS), năm 2001. Đến năm 2004, đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là 22 doanh nghiệp khác. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tự nguyện áp dụng các quy trình này không chỉ với mục đích để đạt được các chứng chỉ môi trường. Một trong những công ty đầu tiên của Bỉ thực hiện KTCT là công ty Shred it Belgium. Công ty này, năm 2007, đã tái chế 1.650 tấn chất thải và thực hiện tính toán “Dấu chân Carbon”, làm giảm lượng carbon từ hoạt động vận tải, trở thành công ty đầu tiên của Bỉ đạt CO2 trung tính (Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

Tại Anh, KTMT du nhập vào Anh qua các công ty đa quốc gia vào những năm 70. Đến năm 1990 KTMT được thực hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp. Năm 1994 CBI xuất bản tài liệu Hướng dẫn KTMT, viện tiêu chuẩn Anh ban hành bộ tiêu chuẩn BS7750 – Mô tả đặc điểm của hệ thổng QLMT. Năm 1995 Chính phủ Anh xây dựng chương trình “ KTMT và quản

lý sinh thái Vương quốc Anh” (UK – EMAS), đã đánh dấu được mốc KTMT được thực hiện trong lĩnh vực công (Hồ Thị Lam Trà và Cao Trường Sơn, 2009).

Ở Oxtraylia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm. Cục Các ngành công nghiệp cơ bản, Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania, Ôxtrâylia khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dung như xác định các nguồn thải; số lượng và các loại chất thải được tạo ra; xác định nguyên nhân làm gia tăng chất thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chất thải. Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ, sản xuất hóa chất thì được khuyến khích tuân thủ theo Quy chế thực hành quản lý môi trường tốt nhất (BPEM), được chính quyền Oxtraylia thiết kế cho riêng mỗi ngành. Ví dụ, đối với ngành khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môi trường Úc ban hành quy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT và nộp báo cáo kiểm toán hàng năm (Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011).

* Khu vực Châu Á

Ở Ấn Độ, đưa hoạt động KTMT vào hệ thống QLMT năm 1990. Bộ Môi trường và Rừng đã ban hành thông tư số GSR 329(E) vào tháng 3/1992 đưa ra yêu cầu bắt buộc nộp Báo cáo KTMT hàng năm đối với các cơ sở công nghiệp, trong đó phải thể hiện các thông tin về quản lý từng nguồn thải. Đến năm 1993 Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện chương trình: “ Trình diễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ”, trong khuôn khổ dự án quy trình DESIRE (Desmontration in Small Industries of Reducing Waste) được thiết lập để tiến hành kiểm toán chất thải. Quy trình KTCT này được phát triển và áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả cao (Hồ Thị Lam Trà và Cao Trường Sơn, 2009).

Tại Indonexia đã ứng dụng khá hiệu quả hoạt động KTMT trong HTQLMT. Để quản lý chất lượng nước tại các lưu vực sông trong phạm vi toàn quốc, Chính phử Indonexia đã yêu cầu các nhà máy dọc các bờ sông hải nộp báo cáo định kỳ. Điều đáng chú ý là các báo cáo Quan trắc chất lượng nước phải được xác nhận bởi tổ chức KTMT có uy tín, các tổ chức KTMT bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ.

Ở Thái Lan, hoạt động KTCT đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Viện Công nghệ châu Á ( AIL) đã được nội dung này vào đào tạo từ những năm đầu thập kỷ 90. Các dự án KTCT cũng đã thực hiện ở nhiều nhà máy công nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như sản xuất bánh kẹo, tinh bột, giấy, cao su…

Ở Singapo, KTCT được cụ thể hóa như là 1 chiến lược tối thiếu hóa phát sinh chất thải (Waste Minimisation for Industries). Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược tối thiểu hóa chất thải như: Công ty TNHH Baxter Healthcare Pte, Công ty TNHH Chevron Oronite, Công ty TNHH IMM Singapo Pte, Công ty TNHH Kyoei Engineering Singapo Pte, Công ty TNHH Sony Display Device Pte, Công ty TNHH Tetra Pak Jurong Pte,…

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác: các hoạt động KTCT được lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, KTMT, đánh giá vòng đời sản phẩm. Mục tiêu chính của các công cụ này là nhằm hướng đến giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm do chất thải gây ra.

(Nguyễn Trung Thắng và Nguyễn Ngọc Tú, 2011). 2.2.1.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, KTMT và KTCT đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng trong cả nước, song chưa nhiều và mới chỉ dừng ở các vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể.

Ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây, KTMT được thực hiện dưới hình thức đánh giá tác động môi trường đã tiến hành ở một số nhà máy, cơ sở

sản xuất đang hoạt động. Các báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số cơ sở công nghiệp có quy mô phải kể đến là Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Song việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng chỉ mới dừng ở một số dự án thí điểm như:

 Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường” của UNDP năm 1995 ở một số nhà máy ở TP.Việt Trì và TP. Biên Hòa;

 Đề tài “Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công nghiệp tại 05 khu công nghiệp, khu chế xuất” của Cục Bảo vệ Môi trường năm 2005;

 Đề tài “Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốc phòng” của Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) năm 2004;

 Đề tài “KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005;

 Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH thuộc da Đông Hải do Tổng cục môi trường thực hiện năm 2008.

Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCT cũng như sản xuất sạch hơn (ISO 14000) còn thấp là do Nhà nước chưa có những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao. Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệp như một số nước trên thế giới. Các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về KTCT chưa được ban hành và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môi trường.

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh

3.2. Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Làng nghề gỗ Ngô Nội, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh

 Phạm vi thời gian: 1/1/2014 – 30/4/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu đặc điểm sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội.

 Điều tra xác định và đánh giá các nguồn thải phát sinh chất thải tại làng nghề gỗ Ngô Nội.

 Đánh giá quá trình sản xuất làng nghề gỗ Ngô Nội

 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu chất thải tại làng nghề gỗ Ngô Nội.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại:

 Phòng Tài nguyên & Môi trường Yên Phong, UBND xã Trung Nghĩa

 Thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước liên quan tới quản lý môi trường làng nghề bằng mạng internet.

 Thu thập các số liệu, tài liệu tham khảo về quy trình sản xuất gỗ; áp dụng kiểm toán chất thải và sản xuất sạch hơn trong sản xuất gỗ,…

Thu thập tài liệu, số liệu nhằm viết tổng quan, tìm hiểu điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội Ngô Nội – Xã Trung Nghĩa, thu thập thông tin về hệ thống quản lý môi trường làng nghề,…

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành các cuộc khảo sát kỹ lưỡng trên địa bàn làng nghề Ngô Nội và các hộ sản xuất gỗ nhằm quan sát quá trình sản xuất, phát hiện các nguồn thải, nghi chép và đo đạc các nguồn chất thải...

Trong quá trình khảo sát kết hợp chụp ảnh, thu thập thông tin để làm tư liệu viết báo cáo.

* Phương pháp điều tra phỏng vấn

Cán bộ làng nghề:

Tiền hành lập phiếu điều tra phỏng vấn đối với cán bộ làng nghề nhằm thu thập các thông tin tổng hợp về tình hình quản lý rác thải tại làng nghề,... được tiến hành phỏng vấn 3 cán bộ, mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 3.

Hộ sản xuất:

Tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn đối với các hộ sản xuất gỗ nhằm thu thập các thông tin về quy trình sản xuất, các nguyên liệu đầu vào, đầu ra, hiệu quả sản xuất, quản lý chất thải...

Quá trình điều tra được tiến hành với 40 hộ tham gia sản xuất tại làng nghề, mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 1.

Hộ không sản xuất

Tiến hành lập phiếu điều tra đối với 10 hộ không tham gia sản xuất trong làng nghề nhằm thu thập các thông tin về tác động môi trường và đời sống của người dân của quá trình sản xuất gỗ, mẫu phiếu được trình bày ở phụ lục 1. mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 2.

* Phương pháp lập phiếu công tác:

Tiến hành thiết kế các phiếu công tác để thu thập các thông tin trong quá trình kiểm toán chất thải mẫu phiếu được trình bày ở Phụ lục 4 và Phụ lục 5, bao gồm:

 Bảng mẫu liệt kê nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

 Phiếu liệt kê về việc phát sinh và quản lý chất thải rắn.

3.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn 3 hộ sản xuất trong làng nghề với 3 mức qui mô sản xuất: Qui mô lớn (1 hộ); qui mô trung bình (1 hộ); qui mô nhỏ (1 hộ) để thực hiện

quá trình đo đạc, lẫy mẫu nhằm xác định các hệ số phát thải cho từng công đoạn sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội.

3.4.4. Phương pháp so sánh với điều khoản kiểm toán

Quá trình kiểm toán chất thải của làng nghề gỗ Nội Ngô được thực hiện dựa trên việc so sánh, đối chiếu các kết quả kiểm tra với những quy định, tiêu chuẩn (điều khoản kiểm toán) môi trường như sau:

So sánh với các quy định trong Chương 8 Quản lý chất thải, Luật Bảo vệ môi trường 2005, cụ thể:

 Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải

 Mục 3: Quản lý chất thải rắn thông thường

 Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

 QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

 QCVN 14:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Và một số quy định khác có liên quan tới quản lý môi trường làng nghề

3.4.5. Phương pháp xác định nguồn thải

* Xác định bụi phát sinh:

Tính tải lượng phát thải bụi từ quá trình sản xuất dựa vào hệ số phát thải của WHO

Hệ số phát thải bụi ở các công đoạn trong công nghệ sản xuất gỗ được thể hiện trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng

STT Công đoạn Hệ số ô nhiễm

1 Cắt và bốc xếp gỗ 0,187 ( Kg/tấn gỗ)

2 Gia công chi tiết 0,5 (Kg/tấn gỗ)

3 Chà nhám, đánh bóng 0,05 (Kg/m2)

Nguồn: Alexander P. Economopoulos, 1993

Bảng 3.2: Hệ số chuyển đổi đơn vị

Đơn vị Tấn m3 m2

Chuyển đổi 1 0,83 4,17

Nguồn: Kết quả điều tra, 2014

Lượng bụi phát sinh từ công đoạn cưa (Bụi thô) trong 1 năm (A) = Số tấn gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,187 (kg)

Lượng bụi phát sinh từ công đoạn gia công (Bụi tinh) trong 1 năm (B) = Số tấn gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,5 (kg)

Lượng bụi phát sinh từ công đoạn chà nhám (Bụi tinh) trong 1 năm (C) = Số m2 gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,05 (kg)

Tổng lượng bụi phát sinh từ sản xuất gỗ trong 1 năm = A + B + C (kg) * Xác định Chất thải rắn

 CTR sinh hoạt: Sử dụng chỉ số phát sinh để tính lượng rác thải phát sinh, được thể hiện ở Bảng 3.3

Bảng 3.3: Chỉ số phát sinh CTR

Khu vực Nông thôn Thành phố (Đô thị)

Chỉ số phát sinh 0,6 (kg/người/ngày) 1,0 (kg/người/ngày)

Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011

Làng nghề Ngô Nội thuộc khu vực nông thôn, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày = Số người x 0,6 (kg)

 CTR sản xuất:

Tiến hành cân mùn cưa, gỗ vụn phát sinh của từng công đoạn và toàn bộ quy trình sản xuất nhằm xác định lượng CTR phát sinh trong quá trình sản xuất (ở từng công đoạn).

* Nước thải sinh hoạt:

Lượng nước sử dụng (l/ngày) = số người (người) x 150 (l/người/ngày) Lượng nước thải phát sinh = Lượng nước sử dụng*80%

* Sử dụng cân bằng vật chất:

Tính toán cân bằng vật chất giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra cho từng công đoạn và toàn bộ quy trình sản xuất nhằm xác định các nguồn thải phát sinh.

3.4.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Tiến hành lấy mẫu nước thải tại làng nghề để xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn thải:

 Số lượng: 4 mẫu, 3 mẫu được lấy từ 3 hộ sản xuất tiến hành theo dõi, 1 mẫu được lấy từ cống thoát nước chung của làng:

 Vị trí: mẫu được lấy ngay tại nguồn phát sinh, trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của hộ sản xuất:

Mẫu 1 (M1): Lấy vào ngày 27/3/2014 tại hộ gia đình ông Nguyễn Đình

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w