Tình hình sản xuất của làng nghề Ngô Nội

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh (Trang 41)

4.1.2.1. Quy mô sản xuất

Làng nghề gỗ Ngô Nội là một làng nghề mới phát triển, có đặc điểm sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, các sản phẩm chính là bàn ghế Âu Á tay hộp, tủ kệ ti vi, giường,… những sản phẩm này được tiêu thu thị trường trong nước nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa,.. Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất của làng nghề đã trang bị các thiết bị cơ khí chuyên dụng hiện đại như máy xẻ CD, máy cưa, máy

giải phóng sức lao động, mở rộng quy mô sản xuất đưa làng nghề theo hướng công nghiệp hóa.

Bảng 4.2: Thống kê quy mô sản xuất của làng nghề gỗ Ngô Nội

STT Nội dung Thống kê

1 Số cơ sở sản xuất - 12 xưởng xẻ CD

- 350 hộ pha hang - 118 làm công 2 Gỗ nguyên liệu (1 năm) 20000 tấn

3 Sản phẩm (1 năm) 24000 sản phẩm 4 Doanh thu (1 năm) >50 tỉ đồng

Nguồn: Theo kết quả điều tra,2014

Quy mô của làng nghề Ngô Nội ngày càng phát triển. Làng nghề với 556 hộ thì có đến 480 hộ gia đình chuyên sản xuất đồ gỗ. Trong 480 hộ sản xuất có 12 xưởng xẻ CD, 350 hộ pha hàng, và 118 hộ làm công đã thu hút 1500 lao động tham gia trong đó có 300 lao động từ nơi khác đến. Sản lượng trung bình hằng năm đạt hơn 20000 sản phẩm/năm. Năm 2013 giá trị sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của thôn ước tính đạt hơn 50 tỉ đồng.

4.1.2.2. Quy trình sản xuất

Các công đoạn sản xuất gỗ ở làng nghề Ngô Nội thể hiện trong Hình 4.2, định mức nguyên liệu và chất thải phát sinh trong các khâu sản xuất được trình bày trong Hình 4.3.

Xẻ gỗ (Máy xẻ CD)

Gỗ tấm, gỗ khối

Pha gỗ (Máy cưa)

Gỗ khối định hình

Bào thẳng, lấy mực (Máy bào) Đục cắt mộng

Ghép: dựng thô, vào khung, vào ván, gắn keo

Làm phẳng, tạo hình (Máy trà)

Bụi, mùn cưa, giẻ lau dầu, tiếng ồn

Chồng hàng

Bụi, mùn cưa, giẻ lau dầu, vụn gỗ, tiếng ồn

Bụi, phoi bào, tiếng ồn

Bụi, phoi khoan, dăm đục, gỗ vụn tiếng ồn

Bụi, gỗ vụn, tiếng ồn, hơi keo cồn

Bụi, mùn trà, tiếng ồn, giấy giáp thải

Bụi, mùn cưa, gỗ vụn, Điện, dầu nhớt Điện, dầu nhớt Điện Điện, dụng cụ lao động (đục, nạo) hoặc máy đục

Cồn, keo 502

Điện, giấy giáp

Hình 4.2 : Quy trình sản xuất của làng nghề mộc Ngô Nội

Xẻ gỗ (Máy xẻ CD)

Gỗ tấm, gỗ khối (1174,5 kg)

Pha gỗ (Máy cưa)

Gỗ khối định hình (1133,2 kg) Bào thẳng, lấy mực (1133,2 kg) Đục cắt mộng (1124,4 kg) Ghép ( 1119,1 kg) Làm phẳng, tạo hình ( 1119,1 kg)

Bụi, tiếng ồn,giẻ lau dầu Mùn cưa: 25,5 kg

Chồng hàng (1106,7 kg)

Bụi, tiếng ồn, giẻ lau dầu Mùn cưa: 10,5 kg Gỗ vụn: 30,8kg Bụi, tiếng ồn Phoi bào: 8,8 kg Bụi, tiếng ồn Phoi khoan: 3,2 kg Gỗ vụn: 2,1 kg

Bụi, tiếng ồn, hơi keo cồn Vỏ lọ keo:0,16 kg

Bụi, tiếng ồn Mùn trà: 12,4 kg Giấy giáp thải:0,3 kg

Bụi, tiếng ồn Điện: 15 KWh Dầu nhớt: 0,3 l Điện: 40 KWh Dầu nhớt: 0,2 l Điện: 20 KWh Điện: 4,5 KWh Cồn: 1,5 kg Keo 502: 8 lọ Điện: 15 KWh Giấy giáp: 2 m Điện: 6 KWh Cồn: 0,4 kg Gỗ nguyên liệu (1 khồi = 1200 kg)

Hình 4.3: Sơ đồ dòng của làng nghề Ngô Nội

Quy trình sản xuất đồ gỗ gia dụng ở làng nghề mộc Ngô Nội được chia làm 7 khâu chính:

* Xẻ gỗ (Xẻ CD)

Khâu này sử dụng máy cưa lớn (máy cưa CD) để xẻ những tấm/khối gỗ có kích thước lớn thành từng tấm/khối nhỏ hơn làm chân bàn ghế, tay, cột,… hay thành tấm ván mỏng làm mặt bàn, mặt ghế theo kích thước nhất định. Khâu này được thực hiện ở những xưởng chuyên cưa xẻ với máy cưa CD lớn.

* Pha gỗ

Gỗ khối nhỏ được vẽ định hình theo mẫu hình dáng của chi tiết, sau đó được cưa định hình sơ bộ để được gia công tiếp. Khâu này sử dụng máy cưa trung bình (máy vanh).

* Bào thẳng, lấy mực

Gỗ đã cưa định hình được đưa vào bào thẳng và nhẵn, sau đó người thợ lấy dấu chuẩn để gia công chi tiết theo mẫu hoa văn và kiểu dáng. Khâu này sử dụng máy bào cố định.

* Đục cắt mộng

Các chi tiết của sản phẩm được liên kết với nhau chủ yếu bằng ghép mộng.Trong khâu này chi tiết gỗ được tạo mẫu theo dấu mực chuẩn bằng đục tay hay bằng một số máy cầm tay. Đục mộng bằng tay thường tiến hành với những chi tiết nhỏ, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo. Tạo mộng bằng máy (máy khoan, máy bào, máy toán,…) có hiệu quả và năng suất với các chi tiết lớn và phức tạp.

* Ghép: Dựng thô, vào khung, vào ván, gắn keo

Các chi tiết sau khi đã tạo mộng sẽ được ghép nối với nhau để dựng thành khung sản phẩm sơ bộ nhằm chỉnh sửa hình dáng. Khi dựng khung người ta kết hợp cả ghép mộng và gắn keo để liên kết các chi tiết.

* Làm phẳng, tạo hình (Chà nhám)

Sau khi các chi tiết được ghép với nhau thành khung sẽ được trà, lu làm nhẵn bề mặt các chi tiết. Khâu này sử dụng máy trà và máy đánh nền. Máy trà là một loại máy mài để mất các chỗ lồi lõm nhấp nhô tạo cho bề mặt chi tiết độ nhẵn phẳng nhất định. Máy đánh nền dùng để tạo các bề mặt phẳng như mặt bàn, mặt ghế, cột ghế, các đường khe rãnh phẳng lớn. Hai loại máy này

động. Ngoài ra để tạo họa tiết cho sản phẩm người ta chủ yếu tiến hành chạm trổ thu công bằng các loại đục hay máy đục.

* Chồng hàng

Các chi tiết được ghép với nhau thành khung tầng trên và tầng dưới, ở khâu này người ta tiến hành ghép tầng trên với tầng dưới với nhau tạo thành bộ bàn ghế hoàn chỉnh. Ở khâu này sử dụng cồn để gắn

Quy trình chế biến gỗ gia dụng tại hầu hết các cơ sở sản xuất tại làng nghề gỗ Ngô Nội chỉ làm tới khâu tạo ra sản phẩm mộc, nếu có yêu cầu của khách hàng thì các cơ sở mới tiến hành tiếp khâu hoàn thiện sản phẩm.

4.1.2.3. Nguyên liệu nhiên liệu và máy móc sử dụng trong sản xuất

Gỗ là nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất. Gỗ nguyên liệu được sử dụng bao gồm các loại gỗ trong đó có các loại gỗ có giá trị cao thuộc nhóm quý hiếm như gụ, hương (hương đá, hương thối), mum, lim, khăm xe trong đó nhiều nhất là gỗ hương, khăm xe, lim và gụ. Nguyên liệu gỗ chủ yếu được lấy từ các tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, ĐăkLăk. Theo điều tra cho biết, bình quân một hộ sản xuất (pha hàng) tiêu thụ từ 3 – 5 m3 gỗ/tháng.

Ngoài gỗ là nguyên liệu chính để làm nên sản phẩm, quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hóa chất khác như cồn, keo 502, giấy giáp đối với các sản phẩm hoàn thiện còn có sơn và vecni các loại. Ngoài ra còn một sử dụng dầu nhớt để bôi trơn các động cơ máy.

Bảng 4.3: Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất đồ gỗ làng nghề Ngô Nội

STT Công

đoạn

Thiết bị sử

dụng Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu ra 1 Xẻ CD Máy cưa CD - Gỗ cây - Điện - Dầu nhớt - Bụi - Mùn cưa

(vanh)

- Điện - Mùn cưa- Gỗ vụn

3 Bào thẳng,

lấy mực - Máy bào

- Gỗ đã định hình - Điện - Bụi - Phoi bào 4 Đục cắt mộng - Đục - Cưa tay - Máy khoan - Gỗ đã bào định hình - Điện - Bụi - Phoi khoan - Gỗ vụn 5 Ghép - Gỗ đã cắt mộng - Bụi - Vụn gỗ - Hơi keo cồn 6 Làm phẳng, tạo hình - Máy trà các loại - Gỗ vào khung, chạm trổ - Giấy giáp trà - Điện - Bụi - Mùn trà - Giấy giáp thải 7 Chồng - Máy trà các loại - Sản phẩm gỗ tầng trên và tầng dưới - Giấy giáp - Điện - Bụi - Mùn trà - Gỗ vụn

Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2014

Theo khảo sát thực tế các loại nguyên liệu này đều được cung cấp tại các đại lý trong làng, rất thuận tiện cho người lao động trong quá sản xuất.

Bảng 4.4: Các loại máy móc sử dụng trong sản xuất tại làng nghề gỗ Ngô Nội

STT Loại máy Công suất Điện áp

1 Máy xẻ CD 15 KW 220 – 380

2 Máy cưa vanh 5 KW 220 – 380

3 Máy bào 3 KW 220 – 380 4 Máy đục mộng 1,5 KW 220 – 380 5 Máy trà 800 W 220 – 380 6 Máy lộng 1000 W 220 – 380 7 Máy lấy nền 1200 W 220 – 380 8 Máy đục vi tính 2,5 KW 220 – 380

Theo quá trình điều tra tại làng nghề phần lớn các loại máy được các hộ sản xuất mua tại các cửa hàng thiết bị máy móc ở Từ Sơn – Bắc Ninh, tương đối hiện đại và đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w