* Xác định bụi phát sinh:
Tính tải lượng phát thải bụi từ quá trình sản xuất dựa vào hệ số phát thải của WHO
Hệ số phát thải bụi ở các công đoạn trong công nghệ sản xuất gỗ được thể hiện trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng
STT Công đoạn Hệ số ô nhiễm
1 Cắt và bốc xếp gỗ 0,187 ( Kg/tấn gỗ)
2 Gia công chi tiết 0,5 (Kg/tấn gỗ)
3 Chà nhám, đánh bóng 0,05 (Kg/m2)
Nguồn: Alexander P. Economopoulos, 1993
Bảng 3.2: Hệ số chuyển đổi đơn vị
Đơn vị Tấn m3 m2
Chuyển đổi 1 0,83 4,17
Nguồn: Kết quả điều tra, 2014
Lượng bụi phát sinh từ công đoạn cưa (Bụi thô) trong 1 năm (A) = Số tấn gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,187 (kg)
Lượng bụi phát sinh từ công đoạn gia công (Bụi tinh) trong 1 năm (B) = Số tấn gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,5 (kg)
Lượng bụi phát sinh từ công đoạn chà nhám (Bụi tinh) trong 1 năm (C) = Số m2 gỗ dùng để sản xuất trong 1 năm x 0,05 (kg)
Tổng lượng bụi phát sinh từ sản xuất gỗ trong 1 năm = A + B + C (kg) * Xác định Chất thải rắn
CTR sinh hoạt: Sử dụng chỉ số phát sinh để tính lượng rác thải phát sinh, được thể hiện ở Bảng 3.3
Bảng 3.3: Chỉ số phát sinh CTR
Khu vực Nông thôn Thành phố (Đô thị)
Chỉ số phát sinh 0,6 (kg/người/ngày) 1,0 (kg/người/ngày)
Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011
Làng nghề Ngô Nội thuộc khu vực nông thôn, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày = Số người x 0,6 (kg)
CTR sản xuất:
Tiến hành cân mùn cưa, gỗ vụn phát sinh của từng công đoạn và toàn bộ quy trình sản xuất nhằm xác định lượng CTR phát sinh trong quá trình sản xuất (ở từng công đoạn).
* Nước thải sinh hoạt:
Lượng nước sử dụng (l/ngày) = số người (người) x 150 (l/người/ngày) Lượng nước thải phát sinh = Lượng nước sử dụng*80%
* Sử dụng cân bằng vật chất:
Tính toán cân bằng vật chất giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra cho từng công đoạn và toàn bộ quy trình sản xuất nhằm xác định các nguồn thải phát sinh.