Bụi và tiếng ồn

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh (Trang 50)

* Bụi do quá trình sản xuất

Theo mô tả ở quá tình sản xuất bụi được phát sinh ở tất cả các khâu sản xuất (Hình 4.3). Nguồn gây bụi chủ yếu từ các công đoạn:

 Xẻ CD (máy cưa CD)

 Pha gỗ (máy cưa vanh, máy bào)

Do đây là những khâu có cường độ và mức độ gia công lớn. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như xẻ CD, pha gỗ, bào,... bụi có kích thước tương đối lớn. Tại các công đoạn gia công tinh như làm phẳng tạo hình (chà nhám),… tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 – 20 µm, nên dễ phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, ung thư phổi…Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây. Đây là nguồn ô nhiễm bụi đáng quan tâm nhất không chỉ đối với sản xuất mà còn đối với môi trường không khí chung của làng.

Công đoạn Nguyên liệu sử dụng trong năm (tấn) Hệ số ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm trong năm (kg/năm) Cưa (Bụi thô) 20.000 0,187 ( Kg/ tấn gỗ) 3740 Gia công (Bụi tinh) 20.000 0,5 (Kg/tấn gỗ) 10.000 Chà nhám (Bụi tinh) 83.400 (m2) 0,05 (Kg/m 2) 4.170

Tổng tải lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất gỗ

trong 1 năm 17.910

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2014

Theo kết quả điều tra, tổng tải lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất trong 1 năm tại làng nghề lên tới 17.910 kg, trong một tháng là 1.492,5 kg, đây là một lượng bụi lớn và nó được phát tán tự do trực tiếp ra ngoài môi trường. Thành phần và tính chất của bụi ở đây chủ yếu là bụi cơ học. Đó là một hỗn hợp các hạt cellulose với kích thước thay đổi trong một phạm vi rất rộng. Các lọai bụi này, cần có thiết bị thu hồi và xử lý triệt để, nếu không sẽ gây ra một số tác động nhất định đến môi trường và sức khỏe con người.

* Tiếng ồn do quá trình sản xuất

Cũng như đối với bụi, tiếng ồn được phát sinh từ mọi khâu. Đặc điểm chung của hầu hết máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất của cơ sở sản xuất đều có mức ồn tương đối cao. Tiếng ồn và rung động là những tác nhân gây ô nhiễm khá quan trọng và có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, trước tiên là sức khỏe người lao động trực tiếp tại các cơ sở sản xuất tiến ồn và rung động phát sinh từ các nguồn sau:

 Tiếng ồn và rung động do các phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị. Đó là tiếng ồn phát ra từ các động cơ, máy cưa, máy xẻ gỗ…

 Tiếng ồn từ hoạt động công việc lắp ráp, sự va chạm giữa các dụng cụ với nhau.

Tuy nhiên, các khâu có sử dụng máy móc như máy xẻ CD, máy cưa vanh, máy đục, máy trà, máy bào, máy khoan sẽ tạo ra tiếng ồn lớn nhất. Trong quá trình sản xuất, công đoạn ồn nhất là công đoạn xẻ CD, pha gỗ, bào do sử dụng nhiều loại máy móc như máy xẻ CD, máy cưa (vanh), máy bào,… được thực hiện chủ yếu bởi các lao động nam.

Theo kết quả điều tra tại làng nghề cho thấy môi trường không khí tại làng nghề đang bị ô nhiễm thể hiện qua hình 4.8:

Hình 4.5: Đánh giá của người dân về hiện trạng tiếng ồn tại làng nghề gỗ Ngô Nội

Theo đánh giá cảm quan của các hộ dân 25% cho rằng có ô nhiễm tiếng ồn, 75% cho rằng rất ô nhiễm. Điều đáng nói ở đây, các hộ sản xuất đều nằm trong khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng càng cao.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chất thải làng nghề gỗ Ngô Nội, Yên Phong, Bắc Ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w