1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn

53 793 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 374 KB

Nội dung

Viện được cấp kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Viện hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 4

1 Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 4

1.1 Giới thiệu chung về Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 4

1.2 Quá trình hình thành của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 5

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 6

1.3.1 Chức năng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 6

1.3.2 Nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 6

2 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các mối quan hệ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 8

2.1 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện 8

2.1.1 Thị trường, ngành hàng 8

2.1.2 Phát triển Nông thôn 9

2.1.3 Chính sách chiến lược 10

2.1.4 Quản lý tài nguyên và môi trường 11

2.1.5 Lĩnh vực hoạt động của các trung tâm/cơ sở độc lập trực thuộc Viện 12 2.2 Các mối quan hệ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 13

3 Mô hình tổ chức Bộ máy của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 14

3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện 14

3.1.1 Lãnh đạo Viện 14

3.1.2 Các phòng chức năng và Bộ môn nghiên cứu 14

3.1.3 Các đơn vị trực thuộc Viện 14

3.2 Sơ đồ tổ chức của Viện 15

Trang 2

3.2.1 Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) 15

3.2.2 Trung tâm phát triển Nông thôn (RUDEC) 15

3.2.3 Trung tâm Thông tin Phát triển Nông thôn (AGROINFO) 16

3.2.4 Cơ sở phía Nam (SOIPSARD) 16

1 Thực trạng hoạt động của Viện trong 5 năm gần đây 17

1.1 Kết quả hoạt động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ của Viện 17

1.2 Đánh giá chung thực trạng hoạt động của Viện 20

1.2.1 Về hoạt động nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ 20

1.2.2 Về sản xuất và dịch vụ 22

PHẦN 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 26

1 Phương hướng tổ chức, hoạt động và phát triển của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 26

1.1 Đội ngũ cán bộ của Viện 27

1.2 Cơ cấu tổ chức của Viện 27

1.3 Trụ sở, thiết bị của Viện 28

1.4 Quan hệ của Viện 29

1.5 Dự kiến thay đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ 29

1.6 Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ : nội dung, quy mô, phạm vi hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp (số lượng dự tính hàng năm) 29

2 Các giải pháp phát triển của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn 32

2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học 32

2.2 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý đơn vị 33

3 Một số kiến nghị của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn 33

PHẦN 4 : PHỤ LỤC 34

KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình thực tập tốt nghiệp là một cơ hội tốt để sinh viên cũng cố, nâng caokiến thức đã học, vận dụng kiến thức lý luận đó vào thực tế để gắn lý luận vớithực tiễn Phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý và kinh doanh tại cơ sở,kiến nghị phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cáchoạt động kinh doanh…qua đó giúp sinh viên hoàn thiện và nâng cao kiếnthức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế, rèn luyện tácphong, phương pháp của một người cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kinhdoanh thương mại dịch vụ

Được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và khoa Thương mại –Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, em được phân công về Viện Chính sách

và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn để thực hiện công tác thựctập

Qua 5 tuần thực tập tổng hợp đã giúp em hiểu rõ hơn về Viện Chínhsách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, và đây là bản báo cáotổng hợp nêu lên những vấn đề cơ bản nhất của Viện về quá trình hình thành

và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thực trạng hoạt động củaViện và qua đó xác định được hướng đề tài nghiên cứu phù hợp với tình hình

cơ sở thực tập

Trang 4

PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1 Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

1.1 Giới thiệu chung về Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Tên tổ chức Khoa học và Công nghệ : Viện Chính sách và Chiến lượcPhát triển Nông nghiệp Nông thôn

Tên viết bằng tiếng nước ngoài : Institute of Policy and Strategy forAgriculture and Rural Development ( IPARD )

Cơ quan thành lập : Chính phủ

Cơ quan quản lý trực tiếp : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViện được cấp kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và Ngân hàng

Viện hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học

và công nghệ công lập

Trang 5

Viện có 4 trung tâm/cơ sở độc lập trực thuộc, là các đơn vị hoat động Khoahọc - Công nghệ không vì mục đích lợi nhuận, có tài khoản riêng và con dấuriêng.

Trụ sở chính : Số 6 - Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở phía nam của Viện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại : 84 - 4 - 8219848 Fax : 84 - 4 - 9711062

Website : www.ipsard.gov.vn - www.agro.gov.vn

1.2 Quá trình hình thành của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện thành công quá trình đổi mới từnền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

có sự quản lý của nhà nước Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Namdẫn đầu bằng sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong

đó chích sách và thể chế luôn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thắng lợi choquá trình phát triễn này

Ngày nay, chúng ta đang bước vào một giai đoạn phát triển với nhữngthách thức và cơ hội mới, đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đạihóa trong hoàn cảnh lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân cư nôngthôn chiếm đa số, tốc độ chuyển đổi cơ cấu nông thôn diễn ra chậm

Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu vàhội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới Nhiều cơ hội và thách thức lớnđang đặt ra đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải đưa ra đượcnhững quyết sách sáng tạo, hiệu quả Trong bối cảnh đó, phát triến Nôngnghiệp Nông thôn, xóa đói giảm nghèo được coi là ưu tiên quan trọng củaViệt Nam, việc đổi mới chính sách và chiến lược là giải pháp quyết định Đểthực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Chính phủ đã ra quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 phê duyệt đề án sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học thuộc

Trang 6

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bao gồm quyết định thành lập ViệnChính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, và đến cuốinăm 2005 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

đã được thành lập trên nền tảng của Viện Kinh tế Nông nghiệp và một số bộphận khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với vai trò là cơ quannghiên cứu và tham mưu chính sách và chiến lược cho Chính phủ và Bộ,Ngành

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

1.3.1 Chức năng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệpNông thôn

Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, tư vấn,chuyển giao công nghệ và thực hiện các hoạt động theo quy định của phápluật nhằm phục vụ công tác xây dựng chính sách và chiến lược và phục vụcác đối tượng của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1.3.2 Nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệpNông thôn

a Nghiên cứu khoa học :

Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng chínhsách, xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và đánh giá tácđộng chính sách đã được ban hành

Nghiên cứu cơ sở khoa học, đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch,chương trình, kế hoạch, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn phục vụcông tác quản lý Nhà nước

Nghiên cứu ngành hàng, thị trường nông sản

Nghiên cứu hội nhập kinh tế nông nghiệp

Nghiên cứu kinh tế xã hội nông thôn

Trang 7

Nghiên cứu kinh tế, xã hội trong quản lý, sử dụng tài nguyên nôngnghiệp.

Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, các loại hình tổ chức Doanh nghiệp,

tổ chức quản lý Doanh nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn

b Thông tin

Thông tin chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn( trong và ngoài nước )

Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế

Thông tin xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn

Thông tin quản lý tài nguyên nông nghiệp, phát triển bền vững

Thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư liên quan đến phát triểnnông nghiệp, nông thôn

c Thực hiện các hợp đồng liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn, xây dựng mô hình với các tổ chức và

cá nhân trong nước theo quy định của pháp luật Được thành lập doanhnghiệp khoa học trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật

d Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ và đào tạo về lĩnh vực chính sách và chiến lược phát triển nôngnghiệp, nông thôn

e Quản lý tổ chức, kinh phí, tài sản và các nguồn lực được giao; thựchiện các chế độ, chính sách với viên chức và người lao động; thực hiện cáchoạt động của đơn vị theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoahọc và công nghệ công lập

Trang 8

2 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các mối quan hệ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

2.1 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện

2.1.1 Thị trường, ngành hàng

Ngày nay, Việt Nam đã trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu nhiềuloại nông sản đóng vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê,cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả…Để giúp cho các nhà quản lý và người sản xuấtkinh doanh ra các quyết định đúng đắn về tổ chức, đầu tư, phát triển thịtrường, Viện đã và sẽ cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ như sau :

a Trước mắt

Báo cáo đánh giá thị trường hàng quý và năm tóm tắt, đánh giá diễnbiến thị trường của các mặt hàng chính Bản tin thị trường và ngành hàngđược xuất bản hàng tháng, Báo cáo và cung cấp thông tin giá cả, các bài viếtchuyên đề, hướng dẫn thị trường Báo cáo hồ sơ nghành hàng tổng quan,nghành hàng từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ và phân tích các yếu tố tác độngđến các ngành hàng Báo cáo được xuất bản thành các chuyên đề và được cậpnhật theo thời gian Trang web thị trường và ngành hàng và enews thị trườngđưa thông tin thị trường và cập nhật tin tức trong ngày, Thông tin cũng đượcgửi trực tiếp cho các thành viên có đăng ký Chương trình thông tin thị trườngnông sản đăng tải các bản tin về biến động giá cả và nhận xét ngắn gọn trêncác bản tin đặc biệt trên đài truyền hình Trung Ương, đài truyền hình Kỷ thuật

số và một số đài địa phương

b Về lâu dài

Trang 9

Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành hàng được xây dựng dựa trên kết cấu của

hồ sơ ngành hàng với các thông tin từ điều tra của Tổng cục Thống Kê, các cơquan chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu, điều tra cơ bản của Viện Môhình phân tích và dự báo thị trường được xây dựng để mô phỏng quan hệcung cầu, phân tích tác động chính sách và dự báo biến động thị trường Xuấtbản phẩm về thị trường và ngành hàng như Atlas, tờ gấp, sổ tay thông tin,sách chuyên đề được xuất bản để cung cấp cho độc giả thông tin dưới dạngbản đồ, số liệu…Các nghiên cứu chuyên đề được Viện tiến hành theo yêu cầucủa các đối tượng nhằm đánh giá tác động hôi nhập, lợi thế so sánh cácngành hàng, nghiên cứu dự báo cung, dự báo cầu cho từng ngành hàng Hộinghị dự báo hàng năm Viện sẽ tổ chức các hội nghị dự báo và phân tích thịtrường các ngành hàng chính hàng năm để cung cấp thông tin rộng rãi cho cácđối tượng liên quan

2.1.2 Phát triển Nông thôn

Phần lớn dân số và lao động Việt Nam sống ở nông thôn và làm việctrong lĩnh vực Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, hỗ trợ nông dân đang lànhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hiện nay Trong lĩnh vực phát triển nôngthôn, các sản phẩm sau sẽ được Viện cung cấp :

a Trước mắt

Nghiên cứu xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, liên kết giữa ngườisản xuất, chế biến, kinh doanh dọc theo ngành hàng nhằm tăng mức độ thamgia của nông dân, người nghèo vào chuỗi giá trị, nhờ đó tăng thu nhập và thúcđẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chứcngành nghề và doanh nghiệp nông thôn, giúp xây dựng các mô hình tổ chức(hợp tác xã, hiệp hội…) nhằm nâng cao quy mô sản xuất, bổ sung dịch vụcông và tăng khả năng cạnh tranh ngành hàng…Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa

lý và thương hiệu xuất xứ cho các mặt hàng đặc sản có giá trị đặc biệt của các

Trang 10

địa phương Xây dựng mô hình chính sách phát triển nông thôn, mô phỏngkết cấu của các tổ chức ở nông thôn để dụ đoán các phản ứng, tác động củachính sách và biến động thị trường đến các tác nhân Nghiên cứu chuyên đề

về tổ chức, hệ thông canh tác, quy hoạch nông thôn…nhằm đưa ra căn cứkhoa học cho các đề xuất chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trườngnông thôn Sản phẩm thông tin (ấn phẩm, bản tin phát triển nông thôn…)cung cấp các kết quả nghiên cứu nông thôn, tạo cơ chế trao đổi thôn tin đachiều, giúp cho người dân nắm bắt chính sách và có ý kiến phản hồi đóng gópxây dựng chính sách

b Lâu dài

Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo,

sử dụng cách tiếp cận xây dựng tài nguyên cộng đồng và phát triển cộngđồng…để huy động nội lực và đưa người dân vào quá trình ra quyết định.Mạng lưới các trạm quan sát nông thôn thu thập thông tin thường xuyên củacác hộ nông thôn đại diện để giám sát diễn biến về lao động, việc làm, dinhdưỡng, thu nhập…, đánh giá tác động của chính sách, thị trường và các biếnđộng khác Diễn đàn điện tử về phát triển nông thôn trình bày ý kiến, giớithiệu thông tin, trang bị kỹ năng và kiến thức cho các đối tượng làm việctrong lĩnh vực Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Diễn đàn sẽ tư vấn, trựctiếp trả lời người dân

Trang 11

Nghiên cứu chuyên đề để trả lời câu hỏi của các nhà lập chính sách, đềxuất các sáng kiến chính sách đưa lên từ địa phương, tổng kết kinh nghiệmchích sách Nông nghiệp Nông thôn trong nước và quốc tế Cơ sở dữ liệuchính sách cập nhật và phân loại chính sách phát triển Nông nghiệp Nôngthôn 10 năm qua để giúp người đọc tra cứu và sử dụng Bản tin phát triển hộinhập sẽ giới thiệu lý thuyết, bài học kinh nghiệm về chính sách trong và ngoàinước, kết quả nghiên cứu và nội dung các chính sách mới Báo cáo phản biện

và đánh giá chính sách được tiến hành khách quan và độc lập để giúp các nhàhoạch định chính sáchcó căn cứ khoa học để so sánh, lựa chọn và điều chỉnhchính sách Diễn đàn và trang tin điện tử chính sách công khai về ý tưởng vàgiải pháp chính sách để mọi đối tượng tham gia góp ý, đề xuất, nhận xét vềchính sách

2.1.4 Quản lý tài nguyên và môi trường

Ngành Nông nghiệp Nông thôn đang quản lý và sử dụng phần lớn tàinguyên tự nhiên, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng và cân bằng môitrường quốc gia, đến vệ sinh an toàn thực phẩm và tác động gián tiếp đến biếnđộng về thiên tai Để giúp công tác hoạch định chính sách trong lĩnh vực này,Viện đưa ra các sản phẩm sau :

a Trước mắt

Nghiên cứu chuyên đề để cung cấp cơ sở khoa học xây dựng chínhsách

Trang 12

b Lâu dài

Trang tin điện tử và diễn đàn chính sách về quản lý tài nguyên môitrường : tạo cơ chế trao đổi thông tin, đề đạt ý kiến trực tuyến giữa các đốitượng khác nhau và người lập chính sách Mô hình phân tích tác động chínhsách mô phỏng các phương án chính sách quản lý tài nguyên môi trường đốivới các đối tượng khác nhau

2.1.5 Lĩnh vực hoạt động của các trung tâm/cơ sở độc lập trực thuộc Viện

a Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp ( CAP )

Trung tâm được phát triển theo mô hình Trung tâm xuất sắc để thu hútcác chuyên gia kinh tế chính sách đựơc đào tạo từ các trường Đại học có uytín quốc tế

Trung tâm tập chung chủ yếu vào 2 lĩnh vực : nghiên cứu, phân tích thịtrường ngành hàng và xây dựng, khai thác mô hình kinh tế mô phỏng phântích chính sách

b Trung tâm Thông tin phát triển Nông thôn (AGROINFO)

Lĩnh vực hoạt đông của trung tâm là cập nhật thông tin diễn biến ngànhhàng tại khắp các vùng nông thôn, huy động các công cụ hiện đại để kết nốigiữa người nghiên cứu với các đối tượng ra quyết định, găn kết các nhànghiên cứu ở các cơ quan hợp tác với Viện và liên kết giữa Viện với ngườinông dân trong cả nước, cung cấp dịch vụ công

c Trung tâm phát triển Nông thôn (RUDEC)

Trung tâm phát huy lợi thế bám sát địa bàn nghiên cứu tại địa phương,tiếp thu được sức sáng tạo và hiểu biết nhu cầu thiết thực của nông dân và cáctác nhân nông thôn

Lĩnh vực chính của trung tâm là nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chứctác nhân và quản lý chất lượng theo chuỗi ngành hàng; nghiên cứu và hỗ trợ

Trang 13

xây dựng mô hình thể chế nông thôn; áp dụng cách tiếp cận huy động cộngđồng vào công tác phát triển nông thôn.

d Cơ sở phía nam (SOIPSARD)

Đây là đơn vị đại diện cho Viện tại các tỉnh phía Nam, có trụ sở tạiThành Phố Hồ Chí Minh

Cơ sở phía Nam tập trung nghiên cứu các ngành hàng có lợi thế ở phíaNam như : lúa gạo, rau quả, cà phê, cao su…

2.2 Các mối quan hệ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thônđược thành lâp bởi Chính phủ và do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônquản lý trực tiếp Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại Viện theo quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện có quan hệ chặtchẽ với các Cơ quan quản lý cấp trên, các đối tác và khách hàng như: có quan

hệ chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Cục vụ trong

Bộ, Chinh phủ, các Bộ, ngành, Hiệp hội và Doanh nghiệp ngành hàng, tổchức xã hội dân sự, các địa phương, tổ chức đoàn thể của Nông dân, tổ chứctruyền thông đại chúng Ngoài ra Viện còn có quan hệ với các tổ chức phiChính phủ, các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, các Cơ quan nghiên cứu và cáctrường Đại học uy tín trong và ngoài nước như : Đại học Kinh tế Quốc dân,Đại học Nông nghiệp… ở Việt Nam và một số trường Đại học, Cơ quannghiên cứu có uy tín ở Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Úc…

Trang 14

3 Mô hình tổ chức Bộ máy của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện

1 Đặng Kim Sơn Viện trưởng Kinh tế phát

triển trồng trọt

Tiếnsỹ

2 Nguyễn Đình Long Phó Viện

trưởng

Kinh tế nôngnghiệp

Tiếnsỹ

Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ nhiệm theo quy định hiện hành.3.1.2 Các phòng chức năng và Bộ môn nghiên cứu

a Phòng Khoa học

b Phòng Tổ chức và Hành chính

c Phòng Tài chính

d Bộ môn nghiên cứu Chiến lược và Chính sách

e Bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng

g Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp

h Bộ môn nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

3.1.3 Các đơn vị trực thuộc Viện

a Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp

b Trung tâm Phát triển Nông thôn

c Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

d Cơ sở phía Nam

Trang 15

Ngoài các đơn vị, bộ phận trực thuộc Viện do Bộ thành lập, Viện còn có cácHội đồng Tư vấn do Viện tổ chức như : Hội đồng Khoa học, Hội đồng Tư vấnChính sách Chiến lược và các Hội đồng khác thuộc thẩm quyền tổ chức thànhlập của Viện.

3.2 Sơ đồ tổ chức của Viện

Viện có 4 trung tâm/cơ sở độc lập trực thuộc Viện, là các đơn vị hoạt độngKhoa học - Công nghệ không vì mục đích lợi nhuận, có tài khoản riêng, condấu riêng, bao gồm :

3.2.1 Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP)

Trung tâm được phát triển theo mô hình Trung tâm xuất sắc để thu hútcác chuyên gia kinh tế chính sách được đào tạo từ các trường Đại học có uytín quốc tế trung tâm được tổ chức theo mô hình quản lý tự chịu trách nhiệm

cả về tổ chức, ngân sách, hợp tác quốc tế và xác định nhiệm vụ nhằm bảo đảmtính độc lập cao trong quá trình đưa ra kiến nghị và đánh giá tác động củachính sách

Thế mạnh của Trung tâm tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực : nghiên cứu,phân tích thị trường ngành hàng; xây dựng, khai thác mô hình kinh tế môphỏng phân tích chính sách

3.2.2 Trung tâm phát triển Nông thôn (RUDEC)

Trung tâm phát huy lợi thế quan trọng là bám sát địa bàn nghiên cứu tạiđịa phương, tiếp thu được sức sáng tạo và hiểu biết nhu cầu thiết thực củanông dân và các tác nhân nông thôn Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nắmvững các phương pháp nghiên cứu xã hội, thể chế và hệ thống nông nghiệp.Trung tâm có 3 thế mạnh chính là : nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chứctác nhân và quản lý chất lượng theo chuỗi ngành hàng; nghiên cứu và hỗ trợxây dựng mô hình thể chế nông thôn; áp dụng cách tiếp cận huy động cộngđồng vào công tác phát triển nông thôn

Trang 16

3.2.3 Trung tâm Thông tin Phát triển Nông thôn (AGROINFO)

Sản phẩm thông tin của Trung tâm có giá trị cao nhờ vào kết quảnghiên cứu của các Bộ môn, Trung tâm/cơ sở trong Viện Ngoài ra, Trungtâm luôn cập nhật thông tin bằng hệ thống cộng tác viên bám sát diễn biếnngành hàng tại khắp các vùng nông thôn Thế mạnh chính của Trung tâm làhuy động các công cụ hiện đại để kết nối giữa người nghiên cứu với các đốitượng ra quyết định ở cả cấp trung ương và cơ sở, gắn kết các nhà nghiên cứu

ở các cơ quan hợp tác với Viện và liên kết giữa Viện với hàng triệu nông dântrong cả nước thông qua sự phối hợp hoạt động của các phương tiện truyềnthông đại chúng, là cơ quan cung cấp dịch vụ công, ngân sách của Trung tâmđược đóng góp bởi nhà nước và người sử dụng tin

3.2.4 Cơ sở phía Nam (SOIPSARD)

Các tỉnh miền Nam là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước Cơ sởphía Nam là đơn vị đại diện cho Viện tại các tỉnh phía Nam, trụ sở của Việnđặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động như một phân Viện với chứcnăng nghiên cứu, thông tin và tư vấn

Ngoài nhiệm vụ chung, Cơ sở phía Nam còn tập trung nghiên cứu cácngành hàng có lợi thế ở phía Nam như: lúa gạo, cà phê…Cán bộ ở đây thườngxuyên bám sát địa bàn và thường nghiên cứu bằng mô hình thực tiễn

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Trang 17

1 Thực trạng hoạt động của Viện trong 5 năm gần đây

1.1 Kết quả hoạt động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ của Viện

Từ năm 2003 đến nay, công tác quản lý khoa học đã có nhiều đổi mới :những đề tài thuộc chương trình được tuyển chọn đấu thầu, cạnh tranh còn đềtài khác giao trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc Bình quân mỗi năm Việntrúng thầu từ 2-4 đề tài; được giao từ 3-6 đề tài cấp Bộ và 4-6 đề tài thườngxuyên cơ sở; ngoài ra còn được giao chủ trì từ 2-4 dự án điều tra cơ bản

THỐNG KÊ CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2005-2007

Số ĐT

Kinh phí (triệu đ)

Số ĐT

Kinh phí (triệu đ)

Số ĐT

Kinh phí (triệu đ)

SÁCH, CHIẾN LƯỢC

Thị trường và Ngành hàng 1 300

Phát triển nông thôn 1 150

Hội nhập kinh tế quốc tế 1 250

Doanh nghiệp và hiệp hội

Hội nhập kinh tế quốc tế 1 150

Trang 18

Phát triển nông thôn 3 180 2 300

Môi trường đầu tư

3.1 Đề xuất luận cứ khoa học xây dựng Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002

về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng

3.2 Ban cán sự Bộ NN&PTNT sử dụng kết quả đề tài nghiên cứu thực tiễn và lý luận

20 năm đổi mới nông nghiệp nông thôn báo cáo gửi Ban Bí thư Trung ương Đảngchuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng

3.3 Sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện các hình thức khoán

trong nông lâm trường quốc doanh để đề xuất chính sách sắp xếp, đổi mới và pháttriển nông lâm trường quốc doanh (Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định200/2004/NĐ-CP)

3.4 Bản tin, thông tin: Xuất bản 2 bản tin: Từ tháng 6/2005 xuất bản 1 bản tin Thị

trường và hội nhập, và từ tháng 6/2006 xuất bản thêm bản tin Thị trường nông sản.Ngoài ra còn xuất bản 5 đầu sách/năm về kết quả nghiên cứu KHCN

3.5 Phản biện kế hoạch 2006-2020 của Bộ NN&PTNT

3.6 Xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách, ngành hàng, lao động và việc làm, chuyển

dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn…

Viện còn mở rộng hợp tác nghiên cứu Khoa học Công nghệ với các tổchức trong và ngoài nước, đặc biệt là hợp tác quốc tế : ADB, ACIAR, GRET,GIZ…Viện còn phối hợp với các tổ chức quốc tế khác triển khai một số hoạtđộng nghiên cứu và nâng cao năng lực nghiên cứu Khoa học Công nghệ

Ngoài nghiên cứu Khoa Học Công nghệ, Viện còn biên tập và phát hành thông tin về chính sách, chiến lược; Hội thảo trao đổi và bình luận về chính sách, chiến lược; duy trì trang Website của Viện… Đây là chức năng nhiệm vụ mới được giao, và mặc dù lực lượng cán bộ hạn chế, nhưng các bộ phận trực thuộc Viện đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt chức năng thông tin chính sách và chiến lược phục vụ công tác quản lý ngành Các dịch

vụ của Viện hiện nay chủ yếu thuộc lĩnh vực thông tin do Trung tâm thông tin thực hiện phục vụ mục đích công nên không thu lợi nhuận và không trích nộp ngân sách.

Trang 19

STT Nội dung hợp đồng ĐVT Giá trị HĐ Nguồn vốn

42,02 Từ T5/2005-T4/2006

do dự án MISPA; TừT5/2006 do dự ánDANIDA

4 Xuất bản Bản tin Thị

trường nông sản

Triệuđ/tháng

25,00 Từ T5/2006 do dự án

DANIDA

1.2 Đánh giá chung thực trạng hoạt động của Viện

1.2.1 Về hoạt động nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ

a Thuận lợi

Kể từ năm 2005 cho đến nay, Bộ đã tập trung đổi mới lại hoạt động củaViện; bổ sung cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, tăng đầu tư, thay đổitên, tăng cường chức năng, nhiệm vụ… Nhờ đó đã tạo ra nguồn sinh khí mớicho quá trình phát triển của Viện

Có thể khẳng định, sau 1 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tếWTO, năm 2007 Viện đã cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung do Nghị quyếtCán Bộ Công Chức năm 2006 đặt ra

Một ưu điểm quan trọng của Viện là trong thời gian gần đây, Viện đã,đang tích cực thu hút đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực và được đàotạo tốt về công tác tại Viện, tạo nên một sức mạnh mới về năng lực nghiêncứu và tác phong làm việc

Sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế cho Viện cũng tăng mạnh thời gianqua góp phần cải tạo trang bị, công nghệ và điều kiện làm việc Nhiều cán bộcủa Viện được cử đi tham dự cả chương trình đào tạo ngắn, dài hạn; đào tạo

Trang 20

chính quy trong và ngoài nước Nhờ đó, năng lực nghiên cứu và phục vụ quản

lý của Viện đã được cải thiện đáng kể

Nhờ có các lợi thế trên, các đề tài nghiên cứu của Viện đã bám sát hơnvới công tác quản lý của Bộ Một số công trình nghiên cứu đã thực sự đónggóp cho chỉ đạo chiến lược của ngành Lãnh đạo Bộ và các Cục, Vụ đã gắnkết chặt chẽ hơn để chỉ đạo Viện và huy động Viện vào công tác của Bộ Một

số đề tài hợp tác, phối hợp với các cơ quan trong nước ( Viện Quản lý Kinh tếTrung ương, Viện Nghiên cứu Lao động, Viện Kinh tế học, Viện Chiến lược

và Chính sách Khoa học Công nghê,…) và với một số tổ chức quốc tế(ACIAR, WB, FAO, Oxfam,…) đã đạt được kết quả tốt và được công bốtrong và ngoài nước

b Khó khăn

Trong thời gian qua, Viện đã thay đổi rất nhiều về chức năng, nhiệm vụ

và phương hướng nghiên cứu : Chuyển từ dạng hoạt động của học viện(nghiên cứu phối hợp với giảng dạy) sang nghiên cứu kinh tế (tập trung vàonghiên cứu) gần đây chuyển sang nghiên cứu kinh tế - chính sách (nghiên cứukết hợp với tham mưu)

Nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu chính sách nóiriêng trong thời gian qua chịu tác động rất lớn của quá trình chuyển từ kinh tế

kế hoạch sang kinh tế thị trường Rất nhiều các tài liệu, phương pháp nghiêncứu, ngôn ngữ sử dụng,…phải thay đổi nhiều, thậm chí phải đầu tư lại từ đầu.Chất lượng nghiên cứu vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầuquản lý ngành và những vấn đề do thực tiển đặt ra

Mô hình về tổ chức và xây dựng chính sách và chiến lược của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian qua có nhiều thay đổi do sátnhập các Viện, thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Bộ, thay đổi bộ máy của cácCục, Vụ…Cơ chế quản lý Khoa học Công nghệ cũng đang trong giai đoạn

Trang 21

chuyển đổi Vì vậy, công tác tham mưu chính sách cũng phải thay đổi rấtnhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển Nông nghiệp Nông thôn và Viện đangtừng bước thay đổi về chức năng, nhiệm vụ.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiêncứu chính sách rất ít (tỷ lệ kinh phí dành cho nhóm nghiên cứu này chỉ chiếm3-4% trong tổng kinh phí của Bộ, trong khi đó số lượng cán bộ nghiên cứu chỉchiếm 6-7%) Chất lượng tham gia đấu thầu đề tài, dự án rất hạn chế và thiếuchuyên nghiệp.Hơn nữa, do đặc thù là Viện nghiên cứu chính sách, chiến lượckhác với các viện nghiên cứu khác, tuy nhiên các công cụ phục vụ công tácnghiên cứu như máy vi tính, các phần mềm về mô hình phân tích và xử lý sốliệu, tài liệu,…đến nay vẫn chưa được đầu tư đồng bộ và cập nhật hàng năm.Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu KHCN của Viện còn lạchậu, nghèo nàn vào loại nhất trong Bộ

Bên cạnh những khó khăn khách quan nêu trên cần phải kể đến cácnguyên nhân chủ quan như: mô hình quản lý và cơ chế hoạt động của Việnchậm thay đổi (Viện là một trong hai đơn vị cuối cùng của Bộ vẫn chưachuyển đổi sang thực hiện nghị định 10 quản lý theo cơ chế sự nghiệp có thu),nội bộ mất đoàn kết, kiện cáo kéo dài, một số kết luận của thanh tra chưađược xử lý, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, tácphong, nề nếp làm việc chậm đổi mới

Các khó khăn nêu trên khiến cho hoạt động nghiên cứu khoa học củaViện trong thời gian dài chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ Các cán bộ lãnhđạo của Bộ ít sử dụng các thông tin và kết quả nghiên cứu của Viện Hoạtđộng nghiên cứu ít gắn với công tác quản lý nhà nước của Bộ, ít công trình cógiá trị về mặt khoa học được công bố

1.2.2 Về sản xuất và dịch vụ

Trang 22

Trong thời gian qua, chức năng chủ yếu của Viện là nghiên cứu kinh tếnông nghiệp Viện là một trong những đơn vị sự nghiệp có thu vì không xácđịnh được nguồn thu rõ ràng Chính vì vậy, Viện không thực hiện một hoạtđộng dịch vụ Khoa học Công nghệ nào Ngược lại, cơ chế quản lý hoàn toàndựa vào đầu tư của nhà nước lại tạo ra tâm lý ỷ lại và cản trở Viện áp dụngnhững hình thức hoạt động mang tính thị trường như hợp đồng cán bộ nghiêncứu, tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu.

Tình trạng trên dẫn đến khó khăn của Viện trong việc tiếp cận với cáccông cụ nghiên cứu KHCN mới, nắm bắt đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tạo động lực khuyến khích cán bộ tậptrung đầu tư tốt hơn cho công tác nghiên cứu KHCN Do những cản trở vềngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu và khả năng mở rộng hợp tác nên Việnkhông có điều kiện tham gia và trở thành đối tác trong các dự án hỗ trợ hoặctrong các chương trình phối hợp nghiên cứu quốc tế khiến Viện thiếu thôngtin khoa học và trình độ công nghệ nghiên cứu còn lạc hậu so với tiêu chuẩnquốc tế chung

Đối với các địa phương và tổ chức trong nước, một mặt Viện chưa có uytín tốt, mặt khác các công nghệ của Viện không đáp ứng kịp với những yêucầu đòi hỏi của cuộc sống, trang thiết bị, điều kiện làm việc nghèo nàn, cơ chếtài chính chậm chuyển đổi không cho phép cán bộ của Viện thuận lợi tiếp cậnvới công tác tại địa bàn… Những yếu tố trên làm cho sự phối hợp của Việnvới các tổ chức và cá nhân ở địa phương và với các cơ quan khác còn nhiềuhạn chế Phần lớn mối quan hệ mang tính cá nhân và ngắn hạn Viện không

có hoạt động dịch vụ hoặc chuyển giao công nghệ có hiệu quả lớn trên quy

mô rộng

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của

Bộ, với quyết tâm đổi mới của cán bộ công nhân viên, Viện đã có chuyển

Trang 23

biến rõ rệt, gần đây các đơn vị và một số cán bộ đang chuyển hướng, hướng

về phục vụ sản xuất và kinh doan, phục vụ công tác quản lý của nhà nướctheo cơ chế thị trường Một loạt các đề tài, nhiệm vụ nhà nước đã đượcchuyển sang hình thức đấu thầu và đã được viện tham gia một cách tích cực.Các trung tâm trực thuộc Viện tuy mới được thành lập, còn trong giai đoạncủng cố tổ chức nhưng đã nhanh chóng hình thành một số sản phẩm được xãhội chấp nhận, mở ra những triển vọng về cung cấp dịch vụ cho nông dân

Ví dụ:

Trong công tác thông tin, “Bản tin phát triển và hội nhập” ra mắt từ năm

2005 đã chiếm được lòng tin của đông đảo bạn đọc trong lĩnh vực kinh tế vàchính sách nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp trung ương và địa phương Cácchương trình hợp tác với đài truyền hình để giới thiệu chính sách và thông tinthị trường bước đầu nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người xem

Về công tác thị trường và ngành hàng, các nghiên cứu về dự báo cung càphê thu hút sự chú ý của cả các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế và tuycòn đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng đã tỏ ra triển vọng có thể áp dụngvào thực tế trong tương lai Hoạt động về thông tin thị trường trong các môhình về rau quả ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thực sự đem lại hiệu quảtrong sản xuất và kinh doanh, được các tổ chức quốc tế và một số địa phươngđầu tư mở rộng

Về phát triển nông thôn, các hoạt động về nghiên cứu tổ chức dịch vụcủa nông dân và nông thôn bước đầu đã tạo nên các mô hình về chuỗi ngànhnghề thành công (vải thiều Thanh Hà, gạo tám Hải Hậu, nhãn lồng HưngYên) Các hoạt động này đã từng bước làm rõ quy trình hỗ trợ cho các địaphương trong việc phát triển các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ cho cácngành hàng đặc sản Đây là những dịch vụ có thể thu hút được sự đầu tư trong

và ngoài nước trong tương lai

Trang 24

Về kinh tế chính sách, với sự tích cực tăng cường năng lực của cácTrung tâm và Viện về các mô hình mô phỏng, phân tích chính sách và ápdụng các công cụ nghiên cứu hiện đại khác, nhiều tổ chức nghiên cứu trongnước và quốc tế đã ký hợp đồng với các đơn vị của Viện để thực hiện cácnghiên cứu chính sách như đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, phân tích tác động của các chính sách của chương trình xoá đói giảmnghèo, đánh giá tác động của các chính sách về bảo vệ môi trường và quản lýtài nguyên…

Nhìn chung có thể nói những định hướng về dịch vụ và áp dụng côngnghệ vào sản xuất của Viện đang ngày càng rõ nét và có chiều hướng pháttriển tốt nếu được đặt trong môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách Năm 2008, với quyết tâm đổi mới của toàn thể cán bộ với xu thế pháttriển của Bộ, của đất nước, chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng Viện Chínhsách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đang bước vào mộtgiai đoạn phát triển mới rực rỡ

Trang 25

PHẦN 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN

1 Phương hướng tổ chức, hoạt động và phát triển của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mạiQuốc tế, chắc chắn sẽ có những tác động toàn diện đến các mặt kinh tế - xãhội của đất nước nói chung, đến nông nghiệp nông thôn và nông dân nóiriêng; Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cần tiếp tục bổsung, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức làm việc và

tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ…nhằm chủ động trong công tác thammưu về chiến lược và chính sách cho ngành và nhà nước

Bên cạnh đó, Viện tiếp tục cùng với Cục, Vụ chức năng thực hiện tổngkết 5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa IX vềđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và chuẩn bịxây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về tamnông; cùng với vụ khoa học công nghệ tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học cho

đề án đổi mới quản lý khoa học công nghệ và xây dựng chiến lược khoa họccông nghệ; cùng với vụ hợp tác quốc tế xây dựng cơ sở khoa học triển khaihoạt động hội nhập kinh tế quốc tế

Năm 2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hànhsắp xếp lại hệ thống nghiên cứu của ngành theo quyết định của Thủ tướngChính phủ, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn sẽ là mộttrong 6 Viện chính của các ngành trực thuộc Bộ

Trang 26

1.1 Đội ngũ cán bộ của Viện

Đội ngũ cán bộ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Viện và sẽđược phát triển mạnh mẽ nhất trong tương lai Tổng số cán bộ hiện nay củaViện là khoảng 100 người, chuyên môn chính là nghiên cứu kinh tế được đàotạo từ các nguồn khác nhau như Việt Nam, Anh, Mỹ, Pháp…Trong tương lai,

dự kiến đội ngũ cán bộ này sẽ tăng gấp đôi, khoảng 200 người Chất lượngđội ngũ cán bộ sẽ tiếp tục được cũng cố thông qua hàng loạt khóa đào tạotrong và ngoài nước Định hướng thay đổi chính như sau :

Tỷ lệ cán bộ biên chế giảm từ 62% hiện nay xuống còn 50%, bổ sungbằng cán bộ hợp đồng

Lãnh đạo các bộ phận nghiên cứu, Trung tâm, chủ trì các lĩnh vựcnghiên cứu chính sẽ có trình độ Tiến sĩ

Phương pháp nghiên cứu, kỹ năng làm việc và quản lý của cán bộ sẽđược tiêu chuẩn hóa tương đương với trình độ quốc tế

Cán bộ có trình độ sau Đại học tăng từ 33,3% hiện nay lên 80% tổng sốcán bộ nghiên cứu

Tuổi thọ trung bình của cán bộ giảm xuống dưới mức 35 tuổi

Cán bộ nghiên cứu đầu đàn và lãnh đạo Nữ sẽ tăng từ khoảng 20% hiệnnay lên 50%

1.2 Cơ cấu tổ chức của Viện

Viện hiện có 3 phòng chức năng, 4 bộ môn nghiên cứu (trung bìnhkhoảng 10 người/bộ môn) và 4 trung tâm/cơ sở độc lập (khoảng 15-25người/trung tâm) Trong 5 năm tới, kết cấu của các bộ phận và chất lượngquản lý sẽ được thay đổi theo định hướng sau :

Kết cấu các bộ phận : các phòng chức năng (10 người/phòng, chủ yếu

là cán bộ biên chế), các bộ môn (10 người/bộ môn, chủ yếu là cán bộ biên

Ngày đăng: 10/04/2013, 13:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Mô hình tổ chức Bộ máy củaViện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Báo cáo thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn
3. Mô hình tổ chức Bộ máy củaViện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w