1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo dục Kỹ năng sống cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn GDCD

35 840 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 358,5 KB

Nội dung

Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức I Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 1 Khái niệm Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: - Theo tổ c

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 2 phần, cụ thể như sau:

PHẦN I Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức

PHẦN II Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung pháp luật

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu của môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THCS là nhằm giáo dụccho học sinh (HS) một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cầnthiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hìnhthành ý thức và hành vi của người công dân cho HS, giáo dục các em trở thành nhữngngười công dân tốt, có các phẩm chất và năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của thời kìcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Song thực tế phần lớn các bậc phụ huynh, giáoviên (GV) và học sinh (HS) còn xem nhẹ bộ môn nên chưa thực sự chú tâm vào việc dạy

và học Phần lớn GV dạy GDCD kiêm nhiệm nên còn hạn chế về nhận thức, tư tưởng,phương pháp giảng dạy cũng như khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống (KNS) choHS

Chương trình GDCD cấp THCS cung cấp rất nhiều về những kiến thức, chuẩn mựcđạo đức, những qui định của pháp luật, nhưng thực tế vẫn còn tình trạng học sinh sa sútđạo đức, vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật … Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạngtrên, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó là vì các em chỉ mới được trang bị những kiếnthức chứ chưa được trang bị cách vận dụng kiến thức đó như thế nào Hay nói cách khác,

sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của các em còn yếu, các em còn thiếu các KNScần thiết như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giaotiếp… Vì vậy việc giáo dục KNS cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinhtrong môn GDCD là hết sức cần thiết

B NỘI DUNG

PHẦN I Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức I) Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1) Khái niệm Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:

- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng vàtích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức củacuộc sống hàng ngày

- Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắnvới 4 trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định,học để cùng chung sống

Từ những quan niệm trên có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể,cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Nói cách khác, KNS là khả năng làmchủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

2) Ý nghĩa của việc giáo dục KNS

- KNS chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi vàthói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước nhữngkhó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họthường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chínhmình Ngược lại người thiếu KNS thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống

- Giáo dục KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp phần thúcđẩy sự phát triển của xã hội

- Giáo dục KNS cho HS là giáo dục KNS cho những chủ nhân sẽ quyết định sựphát triển tương lai của đất nước

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước

mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, cònthiếu KNS, dễ bị lôi kéo, kích động … đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ

Trang 3

chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tốtiêu cực và tích cực … Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạolực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách, vì vậyviệc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có tráchnhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứngphó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giađình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

II Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong môn GDCD

1 Kỹ năng tự nhận thức

- Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thânmình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giáđúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thânmình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đangcảm thấy căng thẳng

- Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để conngười giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảmthông được với người khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể cónhững quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân, vớiđiều kiện thực tế và yêu cầu xã hội

2 Kỹ năng xác định giá trị

Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bảnthân mình Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗingười Kỹ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằngngười khác có những giá trị và niềm tin khác

3 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc củamình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân

và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cáchphù hợp

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng

xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng

4 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đónnhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năngnhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biếtcách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS khác như:

kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo,

kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn đề

5 Kỹ năng xử lý thông tin

- Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin làmột KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cáchđầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy phê phán và

kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ

6 Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thứcnói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng

Trang 4

thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ ýkiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thờinhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.

- Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ sự cảmthông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảmxúc Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những ngườikhác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trongmột môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thểđạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng

7 Kỹ năng thể hiện sự tự tin

Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suynghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thểhiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trongcuộc sống

9 Kỹ năng tư duy phê phán

- Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàndiện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, … xảy ra

- Kỹ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân Một người cóđược kỹ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kỹ năng tự nhận thức

và kỹ năng xác định giá trị

10 Kỹ năng kiên định

- Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn

và lí do dẫn đến sự mong muốn đó Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cầnthiết để đạt được những gì mình mong muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòađược giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác

- Kỹ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ

và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của nhữngngười xung quanh Ngược lại, nếu không có kỹ năng kiên định, con người sẽ bị mất tựchủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tứcgiận và thất vọng, kỹ năng kiên định cũng giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng

có hiệu quả

11 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

- Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ýthức cùng chia sẻ công việc với thành viên khác trong nhóm Khi đảm nhận trách nhiệm,cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp

đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan đến kỹ năng tự nhận thức, kỹ năngthể hiện sự cảm thông, kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề

12 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Là khả năng cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theophương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống, giải

Trang 5

quyết vấn đề có liên quan đến kỹ năng ra quyết định, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định,

tư duy phê phán…

Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực

và hiệu quả trước những vấn đề và tình huống của cuộc sống

13 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp con người nhận thức được nguyên nhân nảysinh mâu thuẫn và cách giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùngbạo lực, biết kiềm chế cảm xúc, biết giữ bình tĩnh, tránh bị kích động…

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cần được kết hợp với các kỹ năng liên quan khác như: kỹnăng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định…

(Trang15 - 26 sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS - Tàiliệu dành cho giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam)

III Các chủ đề đạo đức trong chương trình GDCD Trung học cơ sở

- Lễ độ

- Trung thực

- Tự trọng

- Tôn trọngngười khác

- Giữ chữ tín

Tự chủ

3 Sống có kỉ luật Tôn trọng kỉluật Đạo đức và kỉluật Pháp luật và kỉluật Dân chủ và kỉluật

4 Sống nhân ái, vịtha Biết ơn

- Yêu thươngmọi người

- Tôn sư trọngđạo

- Xây dựngtình bạn trongsáng, lànhmạnh

- Tích cựctham gia cáchoạt độngchính trị -xãhội

Bảo vệ hòabình

5 Sống hội nhập

- Yêu thiênnhiên, sốnghòa hợp vớithiên nhiên

- Sống chanhòa với mọingười

- Đoàn kết,tương trợ

- Khoan dung

Tôn trọng vàhọc hỏi cácdân tộc khác

- Tình hữunghị giữa cácdân tộc

- Hợp tác cùngphát triển

6 Sống có văn hóa Lịch sự, tế nhị - Xây dựng gia

Kế thừa và

truyền thốngtốt đẹp của dântộc

Trang 6

tốt đẹp của giađình, dòng họ

7 Sống chủ động,sáng tạo

Tích cực, tựgiác trong hoạtđộng tập thể vàtrong hoạtđộng xã hội

Tự tin Tự lập

- Năng động,sáng tạo

- Làm việc cónăng suất, chấtlượng, hiệuquả

8 Sống có mụcđích

Mục đích họctập của họcsinh

Sống và làmviệc có kếhoạch

Lao động tựgiác và sángtạo

- Lí tưởngsống của thanhniên

- Trách nhiệmcủa thanh niên

nghiệp HĐH đất nước

CNH-IV Nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong môn GDCD ở trường THCS

LỚP 6

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực

- Kỹ năng đạt mục tiêu rèn luyện sức khoẻ

- Kỹ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khoẻ

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc,rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè

Trang 7

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực

- Kỹ năng phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật

và không tôn trọng kỉ luật

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử chan hoà với mọi người

- Kỹ năng phản hồi/lắng nghe tích cực

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với người khác

- Kỹ năng giao tiếp/ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị

- Kỹ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp vớingười khác

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi lịch sự, tếnhị và hành vi chưa lịch sự, tế nhị

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tậpthể, hoạt động xã hội

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làmthể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giáctrong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

- Kỹ năng đặt mục tiêu trong học tập

- Kỹ năng lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập - Động não.- Nghiên cứu trường hợp

điển hình

- Thảo luận nhóm

LỚP 7 Tên bài dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có

- Kỹ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

- Động não

Trang 8

Tên bài dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục thuật dạy học tích cực có Các phương pháp / kĩ

Trung thực - Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiệntrung thực và không trung thực

- Kỹ năng tư duy phê phán hành vi trung thực hoặcthiếu trung thực

- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huốngliên quan đến tính trung thực

- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính trungthực

- Động não

- Tranh luận

- Thảo luận nhóm xử lí tìnhhuống

Bài 3

Tự trọng - Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính tựtrọng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin (về giá trị, danh dự củabản thân)

- Kỹ năng so sánh về những biểu hiện tự trọng vàtrái với tự trọng

- Kỹ năng ra quyết định; giao tiếp/ứng xử thể hiệntính tự trọng

- Thảo luận nhóm về những ưu điểm/mặt mạnh của bản thân

- Kỹ năng phân tích, so sánh; kỹ năng tư duy phêphán về những biểu hiện yêu thương con người vàtrái với yêu thương con người

- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự cảm thông/

chia sẻ trước khó khăn, đau khổ của người khác

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

Trang 9

Tên bài dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục thuật dạy học tích cực có Các phương pháp / kĩ

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện

và ý nghĩa của lòng khoan dung

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với hành vi khoandung hoặc thiếu khoan dung

- Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ

Tự tin - Kỹ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin vàthiếu tự tin

- Kỹ năng xác định giá trị của sự tự tin

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin

- Kỹ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, tựtrọng

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kỹ năng đặt mục tiêu; kĩ năng quản lý thời gian;

kỹ năng đảm nhận trách nhiệm để xây dựng kếhoạch và thực hiện sống và làm việc có kế hoạch

- Nghiên cứu điển hình

- Thảo luận nhóm/lớp

- Thực hiện xây dựng kế hoạch học tập, làm việc

Trang 10

LỚP 8

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử

dụng

Bài 1

Tôn trọng

lẽ phải

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về những biểu

hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải

- Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn

trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải

- Kỹ năng ứng xử/giao tiếp; kỹ năng tự tin trong các

tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải

- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện liêm

khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện

liêm khiết và không liêm khiết

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kỹ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh

giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn

trọng người khác

- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn

trọng và thiếu tôn trọng người khác

- Kỹ năng ra quyết định; kiểm soát cảm xúc; kỹ

năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác

- Kĩ năng tư duy phê phán đối với các biểu hiện giữ

chữ tín hoặc không giữ chữ tín

- Kỹ năng giải quyết vấn đề; ra quyết định trong

những tình huống liên quan đến phẩm chất giữ chữ

- Kỹ năng ứng xử/giao tiếp; thể hiện sự cảm

thông/chia sẻ về những kỉ niệm/ý tưởng tốt đẹp

trong tình bạn trong sáng, lành mạnh

- Kỹ năng giải quyết vấn đề về các ứng xử trong

những tình huống cụ thể trong quan hệ tình bạn

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với các biểu hiện tích

cực hoặc không tích cực tham gia các hoạt động

chính trị - xã hội

- Kỹ năng ra quyết định; giải quyết vấn đề trong các

tình huống liên quan đến hoạt động chính trị - xã

hội

- Kỹ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận

trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch tham gia

- Thảo luận nhóm

- Xử lí tình huống

- Phương pháp dự án

Trang 11

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử

- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về những thành

tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc khác

- Kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng hợp tác trong

việc tìm những biểu hiện của sự tôn trọng, học hỏi

dân tộc khác

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với các biểu hiện

đúng và không đúng trong việc học hỏi dân tộc

- Kỹ năng tìm hiểu và xử lí thông tin về những biểu

hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

- Kỹ năng tư duy phê phán về những biểu hiện có

văn hoá và biểu hiện thiếu văn hoá ở khu dân cư

- Kỹ năng tư duy sáng tạo; giải quyết vấn đề về

những việc HS cần phải làm để góp phần xây dựng

nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

- Thảo luận nhóm / lớp

- Chúng em biết 3 (HS làm

gì để góp phần xây dựng nếpsống văn hoá)

Bài 10

Tự lập

- Kỹ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ, ý

tưởng về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập trong cuộc

sống

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin

- Kỹ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong

việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính

tự lập

- Nghiên cứu điển hình

- Thảo luận, tranh luận

- Kĩ thuật trình bày 1 phút

- Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính tự lập

Bài 11

Lao động

tự giác và

sáng tạo

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những ý kiến,

quan điểm khác nhau về lao động tự giác và sáng

tạo của HS

- Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tự

giác, sáng tạo và không tự giác, sáng tạo trong học

tập, lao động

- Kỹ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận

trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế

hoạch học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo

- Tranh luận

- Động não

- Thảo luận nhóm

- Xây dựng kế hoạch học tập,lao động

LỚP 9

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có

thể sử dụng

Bài 1

Chí công

vô tư

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận

động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả

nước hiện nay

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về chí

công vô tư, về ý nghĩa của chí công vô tư đối với sự

phát triển cá nhân và xã hội, về vấn đề chống tham

Trang 12

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có

thể sử dụng

nhũng hiện nay

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những thái độ,

hành vi, việc làm không chí công vô tư

- Kỹ năng ra quyết định phù hợp trong các tình

huống thể hiện thái độ chí công vô tư

Bài 2

Tự chủ - Kỹ năng ra quyết định (biết ra quyết định hànhđộng phù hợp để thể hiện tính tự chủ)

- Kỹ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của

- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán những

hành vi, việc làm thiếu dân chủ, hoặc vô kỉ luật ở

nhà trường và cộng đồng địa phương)

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về dân chủ, kỉ luật và

mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

- Kỹ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong

các mối quan hệ hàng ngày

- Kỹ năng tư duy phê phán (biết ủng hộ những hoạt

động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa)

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt

động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và

nhân dân thế giới

- Kỹ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị

- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán các thái

độ, hành vi, việc làm không phù hợp với tinh thần

đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc)

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt

động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân VN với

thiếu nhi và nhân dân thế giới

- Kỹ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị của

sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc)

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những thái độ,

hành vi, việc làm thiếu hợp tác

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt

động hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa nước ta với

các nước khác trên thế giới

- Kỹ năng hợp tác (biết hợp tác với bạn bè và mọi

người trong công việc chung của lớp, của trường,

Trang 13

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các

truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy

các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền

thống tốt đẹp của dân tộc, về các hoạt động bảo tồn,

giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc

do nhà trường, địa phương tổ chức

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ,

hành vi, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao

động rèn luyện

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm

gương học tập, lao động, rèn luyện năng động, sáng

tạo trong thực tiễn

- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng động,

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hiện

tượng lười lao động, lười học tập, học đối phó, học

thụ động …

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm

gương học tập, lao động có năng suất, chất lượng,

hiệu quả của bạn bè trong lớp, trong trường; của

những người lao động ở địa phương và trong toàn

quốc

- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù

hợp trong các tình huống học tập, lao động, … để

đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc

- Kỹ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn

luyện theo lí tưởng sống đã lựa chọn)

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các đóng

góp của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia

vào các phong trào thanh niên tình nguyện vì sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Kỹ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn

Trang 14

Tên bài

dạy Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có

luyện để sau này có thể góp phần thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước)

(Trang 40 - 59 sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS - Tàiliệu dành cho giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam)

* Lưu ý: Tùy đối tượng, lứa tuổi, trình độ học sinh, căn cứ vào đặc điểm vùng,miền; tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể tập trung vào giáo dục các kĩ năngsống khác nhau cũng như sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau

V Một số bài soạn minh họa

Lớp 7 Bài 1: Sống giản dị

I Mục tiêu bài học: Sách Giáo viên.

II Các phương pháp, các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh

- Kỹ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị

- Kỹ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu giản dị, kĩnăng trình bày suy nghĩ/ý tưởng

- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị

III Tài liệu và phương tiện dạy học

- SGK và SGV giáo dục công dân 7, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THCS

- Giấy Ao, bút dạ, nam châm hoặc băng dính, kéo

- Máy tính

- Máy chiếu (nếu có)

IV Tiến trình dạy học

1 Khám phá

Giáo viên kể cho HS nghe một câu chuyện ngắn về tấm gương sống giản dị trongthực tế cuộc sống (VD: sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, có tiếng tăm ở thànhphố nhưng M luôn gần gũi, hòa đồng với mọi người Trong sinh hoạt M không cầu kì,kiểu cách, trang phục của M luôn gọn gàng, phù hợp với lứa tuổi M luôn được thầy cô và

bè bạn yêu mến) và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: câu chuyện đề cập về phẩm chất đạođức nào của con người? Nêu những hiểu biết của em về phẩm chất này ?

Từ đó GV dẫn dắt vào bài để tìm hiểu về phẩm chất sống giản dị

(Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề đó)

Trang 15

2 Kết nối

Hoạt động 1 Nghiên cứu trường hợp điển hình về sống giản dị

* Mục tiêu:

- Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị

- Rèn luyện kỹ năng sống: trình bày suy nghĩ/ý tưởng

* Cách tiến hành:

- HS đọc truyện “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”

- GV hướng dẫn học sinh thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:

? Em hãy cho biết trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong ngày Tuyênngôn độc lập

? Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ

- HS phát biểu, GV ghi những chi tiết cơ bản cần khai thác lên bảng hoặc trên máychiếu:

- Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ:

+ Bác mặc bộ quần áo ka ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su

+ Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào

+ Giọng nói của Bác ấm áp, Bác hỏi thân mật: “Tôi nói đồng bào nghe có rõkhông?”

- Thể hiện:

+ Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước

+ Thái độ chân tình, cởi mở, xua tan những gì xa cách giữa vị Chủ tịch nước vớinhân dân

+ Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người

+ Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị mà mỗi chúng ta cần học tập,noi theo

- Em hiểu thế nào là sống giản dị?

* Kết luận: GV chốt lại thế nào là sống giản dị (mục a SGK) lên bảng hoặc máychiếu

Hoạt động 2 Động não tìm hiểu về những biểu hiện của giản dị và trái với giản dị

* Mục tiêu:

- HS nêu được những biểu hiện của giản dị và trái với giản dị

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh; kỹ năng tư duy phê phán

- Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, đua đòitrong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp

- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếpnghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng

Hoạt động 3 Thảo luận nhóm tìm hiểu ý nghĩa của sống giản dị

* Mục tiêu:

Trang 16

- Học sinh nêu được ý nghĩa của sống giản dị.

- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng xác định giá trị và kĩ năng hợp tác

* Cách tiến hành:

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm trả lời các câu hỏi sau:

+ Vì sao chúng ta phải biết sống giản dị?

+ Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta (với học sinh, gia đình,

- HS biết ứng xử trước những tình huống liên quan với sống giản dị

- Rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định …

* Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống: (GV có thể đưa ra các tình huống khác)

+ Tình huống 1: Bạn cùng lớp rủ em đi nhuộm tóc

+ Tình huống 2: Nhà H nghèo nhưng H ăn diện và hay đòi mẹ tiền mua quần áođẹp

- GV đặt câu hỏi:

+ Em sẽ làm gì ở tình huống thứ nhất?

+ Nhận xét của em về H? Nếu ở hoàn cảnh của H em sẽ làm gì?

- HS suy nghĩ, trả lời

* Kết luận: GV định hướng cho HS.

- Tình huống 1: Em sẽ không theo bạn và khuyên bạn không nên nhuộm tóc vì nhưthế không phù hợp với lứa tuổi học sinh vừa tốn kém tiền của cha mẹ lại mất thời gianhọc tập

- Tình huống 2: H đua đòi, sống không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bảnthân và gia đình Nếu là H em sẽ cố gắng học tập tốt và tranh thủ thời gian phụ giúp giađình để bố mẹ phát triển kinh tế

3 Thực hành/ luyện tập

Hoạt động 5 Liên hệ bản thân và tự liên hệ về phẩm chất sống giản dị

* Mục tiêu:

- HS có ý thức rèn luyện lối sống giản dị hằng ngày

- Rèn luyện kỹ năng sống tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu những biểu hiện của bản thân về đức tính giản dịtrong cuộc sống sinh hoạt như ăn mặc, tác phong cư xử, nói năng, suy nghĩ… và nhữngbiểu hiện còn thiếu giản dị … (GV có thể cho HS liên hệ thêm về lối sống của gia đình,của bạn bè)

- GV gợi ý HS nêu suy nghĩ, cảm nhận mới sau tiết học (kỹ thuật trình bày 1 phút)

* Kết luận: GV nhận xét chung và định hướng học sinh cách rèn luyện tính giản dị.

4 Vận dụng

- GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập ở SGK

- Rèn luyện tính giản dị trong cuộc sống hằng ngày

- Tìm tấm gương sống giản dị của người xung quanh em

Trang 17

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về giản dị.

- Vẽ bản đồ tư duy về sống giản dị, tìm những câu chuyện nói về phong cách sốnggiản dị của Bác Hồ

LỚP 8

Bài 3: Tôn trọng người khác

I Mục tiêu bài học: Sách Giáo viên

II Các phương pháp, các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng

- Kỹ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi thể hiện sự tôntrọng hoặc không tôn trọng người khác

- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng ngườikhác

- Kỹ năng ra quyết định

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức

- Kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác

III Tài liệu và phương tiện dạy học

- SGK và SGV giáo dục công dân 8, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THCS

- Giấy Ao, bút dạ, băng dính, kéo

- Máy chiếu (nếu có)

- GV hướng dẫn HS đọc các nội dung trong phần đặt vấn đề (SGK)

- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

+ Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong cáctrường hợp trên ?

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 8 - NXB Giáo dục Việt Nam Khác
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD trung học cơ sở - NXB Giáo dục Việt Nam Khác
4. Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS (tài liệu dành cho giáo viên) –NXB Giáo dục Việt Nam Khác
5. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 của NXB Chính trị quốc gia năm 2002 Khác
6. Bộ luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt nam năm 1999 của NXB Chính trị quốc gia năm 2000 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w