- Ví dụ minh hoạ:
2/ Rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng
- Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi về mặt tâm sinh lý có sự biến đổi lớn. Các em thích tự khẳng định mình bằng cách tập làm “người lớn”. Song mức độ kiểm soát cảm xúc còn có hạn nên dễ mắc sai lầm trong các tình huống pháp luật. Làm thế nào để HS có khả năng nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào; qua đó biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc có mối quan hệ mật thiết với các kỹ năng khác trong đó có kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
Trong cuộc sống hàng ngày các em thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân và thường có những tâm trạng cảm xúc khác nhau. Cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, thể chất và tinh thần. Điều đáng nói ở đây là khi gặp tình huống căng thẳng HS phải kiểm soát cảm xúc của mình, phải ứng phó như thế nào đây để thực sự những tri thức
pháp luật sẽ trở thành những hành vi pháp luật đúng đắn. Khi HS kiểm soát được cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng có hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn tốt hơn và ra quyết định giải quyết vấn đề phù hợp.
- Để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng GV cần thực hiện:
+ Đặt HS vào hoàn cảnh có vấn đề gây căng thẳng. + Cho học sinh bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình.
+ Nhận định về những suy nghĩ, tình cảm tích cực, tiêu cực từ đó định hướng những suy nghĩ, hành động nên làm và những suy nghĩ, hành động không nên làm.
+ GV định hướng suy nghĩ, hành động đúng đắn.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng thường được sử dụng trong các tình huống liên quan đến quyền lợi cá nhân HS hoặc những vấn đề xảy ra trong cuộc sống cộng đồng mà các em được chứng kiến. Cụ thể các bài trong chủ đề về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Trong từng bài, GV có thể vận dụng linh hoạt ở các hoạt động với mục đích đặt các em vào các tình huống có vấn đề giúp các em làm chủ được bản thân và có cách ứng xử phù hợp nhất. Với kỹ năng này GV có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học như: động não, xử lý tình huống, hỏi và trả lời.
Ví dụ minh hoạ:
Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, và nhân phẩm (Sách GDCD lớp 6)
Giáo viên có thể đưa một số tình huống cho học sinh xử lý:
Tình huống 1: Trong lớp bạn Lan vừa mất một cuốn sách hướng dẫn giải các bài toán nâng cao. Là người ngồi cạnh Lan nên Lan và các bạn trong lớp cứ nghi cho em là thủ phạm. Các bạn thì nói bóng gió, còn Lan thậm chí đã chửi em.
- Cách ứng xử của em?
Tình huống 2: Thấy bà H từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông B và vợ liền lên tiếng hai bên lời qua tiếng lại, càng lúc càng nặng nề hơn, họ chửi rủa nhau thậm tệ. Một cuộc hỗn chiến đã xảy ra giữa hai gia đình. Hậu quả ông B bị thương tật vĩnh viễn 35%, mấy người kia phải hầu toà và lãnh án.
Hỏi: - Lý do gì khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau dẫn đến đánh nhau? - Em rút ra bài học gì qua trường hợp trên?
Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (Sách GDCD lớp 8)
Giáo viên có thể đưa một số tình huống như:
Tình huống 1: H là con út của một gia đình rất giàu có. H được cha mẹ chiều chuộng cho ăn học và cung cấp đầy đủ những gì theo yêu cầu của H. H đua đòi ăn chơi và bị bạn bè xấu rủ rê hút hêrôin. Lần đầu chỉ để thử cho biết, rồi nghiện nặng lúc nào không hay. H thường xuyên chích hêrôin chung với bạn bè và cho rằng chích chung như thế mới bày tỏ được sự chân tình cùng bạn nghiện. Gần đây qua một lần bị ốm vào bệnh viện và làm xét nghiệm máu, H gục đầu đau đớn khi biết mình bị nhiễm HIV
Hỏi: - Vì sao H rơi vào cạm bẫy ma tuý?
- Theo em H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm như thế nào?
- Trong hoàn cảnh hiện tại H phải làm gì và mọi người cần có thái độ như thế nào với H?
Tình huống 2: Giờ kiểm tra 45 phút môn vật lý. Cả lớp chăm chú làm bài. Chỉ có L là loay hoay mãi mà chưa làm được bài nào. Trong lòng như lửa đốt. Dưới ngăn bàn là cuốn vở bài tập có mấy bài thầy giáo vừa chữa hôm qua.
- Cách ứng xử nào là tốt nhất, tại sao?
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong đời sống gia đình (Sách GDCD lớp 8)
Giáo viên có thể sử dụng các tình huống:
Tình huống 1: Gia đình T có 4 thành viên. Bố, mẹ. T và anh trai. Hằng ngày bố mẹ bắt T làm đủ mọi việc. Nếu không vừa lòng còn bị bố mẹ chửi mắng và đánh đập. Còn em trai luôn được bố mẹ nuông chiều vì lý do em là người nối dõi tông đường.
Hỏi: - Nhận xét hành vi, thái độ và việc làm của bố mẹ bạn T? - Nếu em là T em sẽ xử sự như thế nào?
Tình huống 2: Hai chị em Hà và Hoàn sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông. Dù vất vả bố mẹ vẫn đảm bảo cho hai chị em ăn học đến nơi, đến chốn. Song cả hai bạn đều không coi trọng sức lao động và những cố gắng của bố mẹ, còn chê bố mẹ là nghèo khổ, quê mùa, lạc hậu... thèm khát cảnh sống giàu sang của một số bạn có nhà cao cửa rộng, ăn mặc đúng mốt, đồ dùng sang trọng... và công khai ca tụng các bạn đó trước mặt cha mẹ mình, làm cho cha mẹ hai bạn rất buồn.
Hỏi: - Em có tán thành với cách ứng xử của hai bạn không? Vì sao? - Em sẽ khuyên hai bạn đó như thế nào?
Nói tóm lại để giúp các em kiểm soát được cảm xúc, tình cảm của mình và ứng phó với những căng thẳng về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong cuộc sống hằng ngày thì giáo viên phải trang bị được cho các em cách kiểm soát cảm xúc, làm chủ mình trong mọi tình huống; để khi ra ngoài cuộc sống các em không dễ bị vấp ngã hay thiếu sự làm chủ bản thân.