1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh họcCHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG

13 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 354,5 KB

Nội dung

Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn. Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập, thao giảng và cả thi giáo viên dạy giỏi vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại im lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động, nhiều giáo viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy. Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là dạy học bằng tình huống. Qua các năm giảng dạy ở lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan. Phương pháp này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là ở những trường chuyên, lớp chọn. Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt. 2. Bài tập tình huống dạy học Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần thiết. 3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư duy của người giải. Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học. Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép. Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm. 4. Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học. Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu Bước 2. Phân tích cấu trúc nội dung của bài học Bước 3. Thiết kế tình huống dạy học. Bước 4. Vận dụng tình huống vào dạy học Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học II. THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO. Bài : CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO Tình huống 1. Có ý kiến cho rằng: Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng cực nhỏ, nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể nên chúng không có vai trò quan trọng trong cơ thể. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? Tình huống 2. Có người khuyên rằng: Không nên bảo quản các sản phẩm tươi sống trong ngăn đá tủ lạnh. Em thấy lời khuyên đó thế nào? Hãy phân tích cơ sở khoa học của lời khuyên đó? Tình huống 3. Có ý kiến cho rằng: Cacbon là một trong những nguyên tố sinh học có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ thể sống và là nguyên tố cơ bản phân biệt giữa cơ thể sống và yếu tố không sống. Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em nên chỉnh lý lại như thế nào? Tình huống 4. Một bạn quan sát thấy một số hiện tượng sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân. Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy. - Con gọng vó di chuyển trên mặt nước dễ dàng. - Một số sinh vật ở vùng cực vẫn sống được trong nước dưới lớp băng dày. Bài : CACBONHIĐRAT VÀ LIPIT Tình huống 1. Một bạn thắc mắc tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột như thực vật mà lại dưới dạng mỡ. Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé! Tình huống 2. Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được Xenlulôzơ nhưng vẫn nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày. Theo em lời khuyên đó có đúng không? Tại sao? Tình huống 3. Một bạn cho rằng xenllulôzơ là thành phần cấu tạo lí tưởng của thành tế bào thực vật. Theo em điều đó có đúng không? Hãy chứng minh? Tình huống 4: Người ta thường bôi kem sáp chống nẻ da, môi vào mùa lạnh. Em hãy giải thích tại sao người ta lại làm như vậy? Bài : PRÔTÊIN Tình huống 1. Có ý kiến cho rằng: Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu của mình ở cấu trúc bậc 1. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích? Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Tình huống 2. Các động vật như trâu, bò, dê, ngựa…đều ăn cùng một loại thức ăn là cỏ. Tại sao thịt (Prôtêin) của chúng lại khác nhau? Tình huống 3. Sau khi nấu chín canh riêu cua chúng ta thường thấy có một lớp váng màu vàng nổi lên bề mặt nồi canh. Em hãy giải thích hiện tượng trên? Bài : AXIT NUCLÊIC Tình huống 1. Có bạn phát biểu rằng: Cấu trúc mạch kép của ADN là không cần thiết vì chỉ có một trong hai mạch của ADN có nghĩa trong di truyền. Theo em ý kiến của bạn như thế nào? Hãy giải thích để bạn đó hiểu rõ hơn vấn đề này. Tình huống 2. Có ý kiến cho rằng: Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của ADN là trình tự phân bố của các nuclêotit trên ADN đó. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 3. Khi giải thích về tỉ lệ 3 loại ARN trong tế bào (rARN = 70-80%, tARN = 10-20%, mARN = 5-10%), một bạn giải thích như sau: - rARN nhiều để tổng hợp nên nhiều ribôxôm tham gia tổng hợp prôtêin. - tARN, mARN ít vì có thể được sử dụng nhiều lần. Việc giải thích như vậy đã chính xác chưa? Có cần bổ sung gì thêm không? Tình huống 4. Một bạn lập bảng so sánh về cấu tạo và chức năng của ADN và ARN nhưng còn một vài điểm thiếu sót, em hãy bổ sung giúp bạn ấy nhé! Loại axit nuclêic Đặc điểm so sánh ADN ARN Giống nhau - Là những đại phân tử có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân - Đều có cấu tạo xoắn - ………………………… Khác nhau - Cấu trúc - Chức năng - Chuỗi xoắn kép (trừ ADN trong bào quan) -…………………… - Mạch xoắn đơn -……………………. -……………………… -…………………… Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Tình huống 5. Một bạn cho rằng: có thể căn cứ vào cấu trúc của các loại ARN (hình 11.3) để dự đoán thời gian tồn tại của các loại ARN. Theo em, bạn đó dự đoán như thế nào? Giải thích? Tình huống 6. Một số loài vi khuẩn có thể sống ở suối nước nóng với nhiệt độ lên đến 100 o C. Người ta cho rằng sở dĩ chúng tồn tại được là do cấu trúc di truyền của chúng bễn vững với nhiệt độ. Bằng các kiến thức về cấu trúc của AND, em hãy giải thích nguyên nhân mà các loài vi khuẩn đó có thể sống được ở các suối nước nóng? Bài : TẾ BÀO NHÂN SƠ Tình huống 1. Có ý kiến cho rằng: Hiện tượng thực bào thường thấy ở tế bào vi khuẩn . Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 2. Một bạn phát biểu rằng: Chỉ cần căn cứ vào độ dày thành tế bào murêin của vi khuẩn là có thể phân biệt được vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Theo em bạn phát biểu như vậy đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 3. Có ý kiến cho rằng trong tế bào chất của các vi sinh vật đều có các bào quan tương tự nhau: Riboxom, ti thể, bộ máy gôngi, màng lưới nội chất. Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Giải thích? Tình huống 4 . Kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ có rất nhiều lợi thế như: Tỷ lệ diện tích bề mặt (S)/ thể tích (V) lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài, tế bào kích thước nhỏ giúp cho việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào nhanh hơn. Một bạn thắc mắc: Kích thước nhỏ có nhiều lợi thế như vậy tại sao tế bào nhân sơ không nhỏ hơn nữa mà dừng lại ở kích thước từ 1- 10µm. Em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Tình huống 5. Hãy giải thích tại sao tế bào sinh trưởng đến một mức độ nhất định thì phải phân chia Bài: TẾ BÀO NHÂN THỰC Tình huống 1. Một nhà sinh học chụp ảnh hiển vi điện tử trong đó có 2 tấm ảnh tế bào chuột, 2 tấm ảnh tế bào lá đậu, 2 tấm ảnh tế bào vi khuẩn E. Coli nhưng ông quên đánh dấu và để lôn xộn. Nếu chỉ có các ghi chú sau đây thì em có thể phát hiển ảnh thuộc đối tượng nào không? - A: Lục lạp, riboxom, nhân. - B: Vách tế bào, màng sinh chất. - C: Ti thể, vách tế bào, màng sinh chất. Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học - D: Các vi ống, bộ máy gôngi. - E: Màng sinh chất, ribôxôm. - F: Nhân, lưới nội chất hạt. Tình huống 2. Trong tế bào chất ribôxôm phân bố chủ yếu ở trên lưới nội chất và tập trung nhiều nhất ở miền gần nhân để thực hiện chức năng tổng hợp prôtêin. Theo em sự giải thích trên đã rõ ràng chính xác chưa? Tại sao? Tình huống 3. Một bạn phát biểu rằng: Các ribôxôm của tế bào vi khuẩn và tế bào nấm men có cùng loại phân tử cấu tạo. Theo em ý kiến của bạn có đúng không? Tại sao? Tình huống 4. Có ý kiến cho rằng: Trung thể là bào quan chỉ có ở tế bào động vật. Theo em ý kiến trên đã chính xác chưa? Nếu chưa em bổ sung như thế nào? Tình huống 5. Có người đàn ông bị mắc chứng vô sinh và hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi nghiên cứu tế bào của người bệnh này người ta thấy các phân tử cấu tạo vi ống bị dị dạng nên mất chức năng. Em hãy giải thích tại sao? Tình huống 6. Có ý kiến cho rằng: Tất cả các tế bào động vật đều không có thành tế bào. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 7. Nói tế bào thực vật có thành tế bào xenlulôzơ, màng sinh chất, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, nhân. Đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 8. Khi một người uống nhiều rượu, tế bào nào trong cơ thể (bào quan nào của tế bào đó) phải hoạt động mạnh để cơ thể khỏi bị đầu độc? Tại sao? Tình huống 9 . Quan sát mạng lưới nội chất của 2 tế bào khác nhau trên cùng một cơ thể sinh vật, nhận thấy: mạng lưới nội chất tế bào thứ nhất có nhiều hạt nhỏ bám trên màng, mạng lưới nội chất của tế bào thứ hai trơn. Có ý kiến cho rằng: tế bào thứ nhất thực hiện chức năng chủ yếu là tổng hợp lipit còn tế bào thứ hai thực hiện chức năng chủ yếu là tổng hợp prôtêin. Theo em ý kiến của bạn có đúng không? Tại sao? Tình huống 10. Có bạn phát biểu rằng: Perôxixôm là bào quan có mặt trong tế bào nhân thực, hiếu khí và có vật chất di truyền riêng. Ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 11. Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu vì một lí do nào đó lizôxôm trong tế bào bị vỡ ra? Tại sao các enzim trong lizôxôm lại không phá vỡ chính nó? Tình huống 12. Một bạn quan sát thấy thạch sùng khi gặp nguy hiểm thì tự đứt đuôi để tự vệ nhưng không hiểu làm cách nào đuôi thạch sùng có thể bị đứt ra dễ dàng như thế. Em hãy giúp bạn giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng trên. Tình huống 13 . Một bạn so sánh tế bào động vật và tế bào thực vật ở bảng sau. Em kiểm tra và bổ sung giúp bạn những ý còn thiếu nhé! Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Loại tế bào Đặc điểm so sánh Tế bào động vật Tế bào thực vật Giống nhau Khác nhau -Không có thành tế bào Xenlulôzơ nên hình dạng tế bào không ổn định. - - ………………………… - Có thành xenlulôzơ bảo vệ - - …………………………. Tình huống 14. Người ta tiến hành lai tế bào chuột và tế bào người. Tế bào chuột có prôtêin màng đặc trưng phân biệt được với prôtêin màng của tế bào người (xem hình vẽ). Em vẽ tiếp như thế nào để ủng hộ hoặc bác bỏ ý kiến của mình về thuyết màng tế bào là màng khảm động. Hãy giải thích tại sao? Tình huống 15. Một bạn chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào ở hình bên nhưng còn lúng túng. Em hãy cho biết hình vẽ thể hiện cấu trúc của loại tế bào nào? Và giúp bạn chú thích đúng các thành phần cấu tạo của tế bào tương ứng với các con số ở hình bên. Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Prôtêin màng Tế bào chuột Tế bào người Bác bỏ Ủng hộ Tế bào lai Hình 1: Thí nghiệm lai tế bào chuột và người. Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Hình 2: Cấu tạo tế bào nhân chuẩn Tình huống 16. Hãy hoàn thành bảng tóm tắt về các thành phần cấu tạo tế bào nhân thực dưới đây, trong đó nêu rõ những thành phần nào chỉ có ở tế bào thực vật, những thành phần nào chỉ có ở tế bào động vật? Thành phần cấu tạo tế bào Đặc điểm cấu tạo Chức năng - Thành tế bào - Màng sinh chất - Nhân tế bào - Lưới nội chất - Ti thể - Lục lạp - Bộ máy gôngi - ………………… - - ………………………… - - ……………………… Bài: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO Tình huống 1. Trong 10 phôi ngô có 5 phôi đã chết vì bị đun cách thủy. Theo em làm thế nào để phân biệt được đâu là phôi ngô đã chết đâu là phôi ngô còn sống chỉ với một loại thuốc nhuộm xanh mêtylen. Em hãy giải thích? Tình huống 2. Khi chế biến mứt từ các loại rau củ, trước khi ngâm ướp đường người ta thường luộc chín sơ nguyên liệu bằng nước sôi. Theo em tại sao người ta lại làm như vậy? Cơ sở khoa học của thao tác trên là gì? Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình I N C L U D E P I C T U R E " h t t p : / / u p l o a d . w i k i m e d i a . o r g / w i k i p e d i a / c o m m o n s / t h u m b / 1 / 1 a / B i o l o g i c a l _ c e l l . s v g / 8 0 0 p x - B i o l o g i c a l _ c e l l . s v g . p n g " \ * M E R G E F O R M A T I N E T Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Tình huống 3. Người ta tiến hành thí nghiệm gieo các hạt đậu vào hai cốc chứa cát khô đã rửa sạch rồi đặt cùng nơi ngoài sáng: - Cốc 1: Tưới nước. - Cốc 2: Tưới nước có hòa thêm phân NPK. Em dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xãy ra ở hai cốc thí nghiệm? Giải thích kết quả. Tình huống 4. An được bạn tặng một khóm hồng rất đẹp, bạn chăm sóc cho hoa rất chu đáo, ngày nào An cũng tưới nước có pha phân NPK cho hoa với mong muốn khóm hồng nhanh ra hoa, khoe sắc. Nhưng khóm hồng của bạn không những không ra hoa mà dần héo rủ. An đang hoang mang không biết tai sao, em hãy giải thích giúp bạn nhé! Tình huống 5. Trong thực tế ta thấy rằng: Cây sống ở vùng nước lợ và nước mặn khi đem trồng ở vùng nước ngọt thì mất khả năng sinh trưởng. Em hãy giải thích hiện tượng trên? Bài : CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Tình huống 1. Khi so sánh một xạ thủ bắn cung (Hình 3) với quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cây xanh, có ý kiến cho rằng: Trong quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cây xanh, xạ thủ được ví như mặt trời và cung tên là cây xanh. Theo em ý kiến trên có chính xác không? Tại sao? Hình 3. Xạ thủ đang bắn cung tên Bài : ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT Tình huống 1. Một bạn tiến hành các thí nghiệm về enzim như sau: Có 9 ống nghiệm trong đó có ống nghiệm được đặt ở nhiệt độ 37 o C, tỉ lệ các chất tham gia thí nghiệm đều thích hợp. Ống nghiệm 1: Tinh bột + nước bọt + iốt Ống nghiệm 2: Tinh bột + nước cất + iốt Ống nghiệm 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iốt Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Đích Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Ống nghiệm 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iốt Ống nghiệm 5: Tinh bột + dịch vị + iốt Ống nghiệm 6: Nước thịt + dịch vị Ống nghiệm 7: Nước thịt + dịch vị + KOH Ống nghiệm 8: Nước thịt + nước bọt Ống nghiệm 9: Nước thịt + dịch vị (t o = 30 o C) (Biết iốt tác dụng với tinh bột có màu xanh lam, enzim amilaza có trong nước bọt thành đường maltôzơ, nước thịt (prôtêin) vốn vẫn đục khi bị phân hủy bởi enzim pesinôgen trong dịch vị sẽ trong hơn). Em hãy giúp bạn xác định và giải thích phản ứng màu và độ đục của từng ống nghiệm. Từ những kết quả đó em rút ra nhận xét gì về enzim? Tình huống 2. Lúc nấu các món hầm (hầm thịt lợn, thịt bò…), mẹ thường dặn Hoa bỏ vào nồi một ít đu đủ. Hoa băn khoăn không hiểu tại sao mẹ lại dặn như vậy. Em có biết tại sao mẹ lại dặn Hoa như thế không? Hãy giải thích giúp bạn Hoa nhé! Bài : HÔ HẤP TẾ BÀO Tình huống 1. Một bạn giải thích nguyên nhân mỏi cơ khi hoạt động nhiều là do hô hấp tế bào bị ngừng trệ. Theo em ý kiến của bạn đã đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ em hãy bổ sung. Tình huống 2. Một bạn nhận thấy biểu hiện bên ngoài của hô hấp tế bào và sự đốt cháy là đều có sử dụng O 2 , thải CO 2 và năng lượng nhưng không rõ chúng khác biệt nhau ở điểm nào. Em hãy giúp bạn tìm ra nhưng điểm khác biệt đó và chỉ rõ ý nghĩa sinh học của hô hấp tế bào? Tình huống 3. Để phân giải 1 phân tử glucôzơ cơ thể cần 10 NAD + và 2FAD. Những chất này (NAD + và FAD) được tạo thành từ vitamin B niaxin và ribôflavin. Nhưng nhu cầu hàng ngày về vitamin B niaxin và riboflavin là rất ít, ít hơn hàng ngàn lần so với lượng glucôzơ. Theo em tại sao nhu cầu hàng ngày về các chất đó lại ít như vậy? Tình huống 4 . Một bạn làm thí nghiệm với 6 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau (xem bảng) trong tủ ấm. Sau một thời gian từ 3 trong 6 ống đó có CO 2 bay ra. Em hãy giúp bạn xác định xem đó là những ống nghiệm nào? Kí hiệu ống nghiệm Thành phần các chất chứa trong ống nghiệm Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình [...].. .Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học 1 Glucoza + dịch nghiền tế bào 2 Glucoza + ti thể 3 4 Glucoza + tế bào chất không có bào quan Axit piruvic + dịch nghiền tế bào 5 6 Axit piruvic + ti thể Axit piruvic + tế bào chất không có bào quan Bài: QUANG HỢP VÀ HÓA TỔNG HỢP Tình huống 1 Trong một giờ thực hành về bài quang hợp, thí nghiệm “Sự tạo thành tinh bột”, một học sinh đã mang lá tía... đoạn nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai; giai đoạn III, IV là giảm phân của các tinh bào để tạo giao tử Lượng ADN ở nhân (pg) 4a 2a a I II III IV Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Hình 5 Sơ đồ quá trình phân bào ở tế bào nhân thực Thời gian Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Theo em ý kiến của bạn đã chính xác chưa? Nếu chưa em bổ sung như thế nào? Tình huống 3 Có ý kiến cho rằng: Giảm... chúng vào các bào quan tương ứng? Tình huống 6 Một bạn viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp như sau: 6CO2 + 6H2O + 647 kcal Ánh sáng Diệp lục C6H12O6 + 6O2 Và phát biểu: 1 CO2 là nguyên liệu của quá trình quang hợp vì vậy hàm lượng CO2 càng lớn thì cường độ quang hợp càng tăng Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học 2 O2 thải ra trong quang hợp có... Giải thích Tình huống 4 Một tế bào sinh dục đực (2n = 38) phân bào liên tiếp 3 đợt tại vùng sinh sản, các tế bào con đều đến vùng sinh trưởng thành (vùng chín), các tế bào sinh dục chín giảm phân tạo các tinh trùng Tính số nhiễm sắc thể đơn có trong các tinh trùng tạo thành? Có hai ý kiến khac nhau như sau: Ý kiến 1: 608 NST đơn Ý kiến 2: 1216 NST đơn Em có nhận xét gì về hai ý kiến trên? Tình huống 5... bào chất phân chia bằng cách hình thành vách ngăn còn ở tế bào động vật tế bào chất phân chia bằng cách hình thành eo thắt Theo em ý kiến trên đã đầy đủ chưa? Nếu chưa em bổ sung như thế nào? Tình huống 2 Sơ đồ sau đây biểu diễn một quá trình sinh lý bình thường xảy ra trong tế bào của một loài sinh vật: Có ý kiến cho rằng: Sơ đồ dưới chỉ quá trình giảm phân tạo giao tử ở tế bào sinh dục, trong đó... đến làm thí nghiệm Các học sinh khác nói rằng: “Lá đỏ không có diệp lục nên nó tổng hợp tinh bột rất ít, thậm chí không có tinh bột” Theo em ý kiến của những bạn đó có đúng không? Giải thích? Tình huống 2 Có ý kiến cho rằng: Lá cây ở ngoài sáng giàu diệp lục hơn lá cây cùng loại ở trong tối nên cường độ quang hợp cũng mạnh hơn Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích? Tình huống 3 Có bạn phát biểu... hợp? Tình huống 7 Một bạn so sánh dây chuyền vận chuyển điện tử trên màng tilacôit của lục lạp với dây chuyền vận chuyển điện tử trên màng trong ti thể nhưng còn lúng túng, em hãy giúp bạn ấy hoàn thành bảng so sánh sau nhé! Đặc điểm so sánh Màng tilacôit Màng trong ti thể Điện tử (e-) từ đâu tới e- thu năng lượng từ Chất nhận điện tử cuối cùng của dây chuyền Bài : NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN Tình huống. .. tối diễn ra trong tối và hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng Ý kiến của bạn có chính xác không? Tại sao? Tình huống 4 “Bên cạnh quang hợp, hóa tổng hợp là một con đường đồng hóa cacbon được tìm thấy ở vi khuẩn tự dưỡng (Ví dụ như vi khuẩn lam)” Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Tại sao? Tình huống 5 Một bạn đang lúng túng khi xếp các sản phẩm thu được từ hổn hợp nghiền nát của hai bào quan có vật... thì cho rằng, tế bào đó giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử Theo em, bạn nào nói đúng? Giải thích và viết kí hiệu gen của các loại giai tử đó? Giáo viên: Trần Thị Thúy Tổ Sinh - Trường THPT Chuyên Quảng Bình Trần Thị Thúy- Trường THPT Chuyên Quảng Bình . các chất tham gia thí nghiệm đều thích hợp. Ống nghiệm 1: Tinh bột + nước bọt + iốt Ống nghiệm 2: Tinh bột + nước cất + iốt Ống nghiệm 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iốt Trần Thị Thúy- Trường. tạo thành tinh bột”, một học sinh đã mang lá tía tô đỏ, rau dền đỏ đến làm thí nghiệm. Các học sinh khác nói rằng: “Lá đỏ không có diệp lục nên nó tổng hợp tinh bột rất ít, thậm chí không có tinh. THPT Chuyên Quảng Bình Đích Chuyên đề đổi mới PPDH Sinh học Ống nghiệm 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iốt Ống nghiệm 5: Tinh bột + dịch vị + iốt Ống nghiệm 6: Nước thịt + dịch vị Ống nghiệm 7:

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w