Nghiên cứu khả năng chịu thiếu nước của cà chua (Lycopersicon esculentum

56 276 0
Nghiên cứu khả năng chịu thiếu nước của cà chua (Lycopersicon esculentum

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại cây rau phổ biến trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng. Cà chua có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Trong quả chín có nhiều đường, vitamin như A, Bi B 2 E, c, axit amin và chất khoáng quan trọng: Ca, p, Fe, [39]. Quả cà chua được sử dụng làm salat, chế biến các món ăn, làm quả tươi ở các món tráng miệng, cà chua đóng hộp nguyên quả. Châu Á đứng đầu về diện tích trồng và sản lượng cà chua, trong đó đứng thứ nhất Châu Á là Trung Quốc. Sản lượng cà chua chiếm 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm trên toàn thế giới, tuy nhiên cà chua vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên nhiều nước vẫn phải nhập khẩu với lượng lớn. Thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới là Anh, Đức, Italia, Bỉ và Tây Ban Nha. Hiện nay, sản xuất cà chua ở nước ta vẫn tập trung chủ yếu vào việc cung câp sản phâm cà chua ăn tươi với các giông chủ yêu được trông vào vụ chính. Với hiệu quả kinh tế từ giá bán cao, diện tích cà chua trái vụ (vụ thu đông và xuân hè) đang được mở rộng ở một số địa phương như Hung Yên , Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang [20] Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cà chua trái vụ còn gặp nhiều khó khăn, cà chua trồng trái vụ chịu ảnh hưởng của sự thiếu nước và nhiệt độ môi trường cao, các giống cà chua trồng trái vụ chưa nhiều, chủ yếu là ngoại nhập có giá bán cao, năng suất và chất lượng kém ổn định. Sự thiếu nước ở thực vật chủ yếu do hạn hán và áp suất thẩm thấu môi trường gây nên. Khi thiếu nước thường làm cho tế bào mất sức căng, đỉnh sinh trưởng bị héo và các quá trình sinh lí diễn ra không bình thường, hoạt động của enzim thủy phân thường diễn ra nhanh hon là enzim tống họp dẫn đến tế bào mất chất dinh dưỡng, đồng 1 thời cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình hô hấp. Khi thiếu nước cường độ hô hấp tăng nhưng hiệu quả năng lượng bị giảm sút. Thiếu nước gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triến của cây, cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của chúng. Đe góp phần đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống cà chua từ đó có các biện pháp lựa chọn, gieo trồng các giống cà chua sao cho phù hợp với điều kiện ở địa phương và ở thời vụ thích hợp. Chính vì vậy việc chọn, tạo ra các giống cà chua có khả năng chịu hạn với điều kiện sinh thái trên các vùng đất cụ thế đế đưa vào sản xuất là việc làm hết sức cần thiết và đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu tạo ra một số giống chịu hạn tốt như các giống cà chua C95, VT3 do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tạo ra [22], [23]. Ngoài ra còn có một số giống khác có khả năng trồng trái vụ chịu được sự thiếu nước và nhiệt độ cao như DV2962, VL 2910, HT7, XH5, PT8 Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của các giống cà chua chịu thiếu nước khác nhau nhằm tìm ra các đặc điếm sinh hóa có môi liên quan đên khả năng chịu thiếu nước của cà chua. Từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng chịu thiếu nưó*c của cà chua (Lycopersicon esculentum MilỤ 2. Mục đích nghỉên cún - Nghiên cún khả năng chịu thiếu nước của một số giống cà chua. 3. Nhiệm vụ nghiên cửu - Xác định khả năng chịu thiếu nước thông qua một số chỉ tiêu sinh lý của cà chua như huỳnh quang, hàm lượng diệp lục, hàm lượng axit amin proline, khả năng quang hợp, sự sinh trưởng (cây, lá) ra hoa quả, hàm lượng một số chất hữu cơ trong quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún - Đối tượng nghiên cứu: trong đề tài này tôi sử dụng 3 giống cà chua là: 2 HT144, C155, Savior. - Phạm vi nghiên cún: nghiên cứu khả năng chịu thiếu nước của một số giống cà chua trong vụ xuân hè. 5. Phương pháp nghiên cún Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp nghiên cứu tài liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Bổ sung các dữ liệu về khả năng chịu hạn của thực vật. Ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu khả năng chịu thiếu nước của các giống cà chua để gieo trồng chúng ở vùng phù hợp và thời vụ thích hợp. Chương 1: TÓNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học và giá trị của cây cà chua 1.1.1. Đặc điểm sính học của cà chua. Cà chua là cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae), có tên khoa học là Lycopersỉcon esculentum Mill., cà chua còn có nhiều tên gọi khác như: L. Lycopersỉcum, s. lycopersỉcon, L. kortv.v Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Bolivia và Ecuador. Cà chua được mang từ nơi xuất xứ đến trung Mỹ và đã được trồng ở Peru và Mehico. Theo các tài liệu của Châu Âu thì cà chua được người Aztec và người Toltec mang đến. Đầu tiên, người Tây Ban Nha đem cà chua từ Châu Âu về sau đó đưa đến vùng Địa Trung Hải. Cà chua có nhiều tên gọi khác nhau và được giới thiệu đi khắp thế giới. Đầu thế kỉ 18, cà chua đã trở nên phong phú, đa dạng. Thời kỳ này cà chua lại từ châu Au quay lại Bắc Mỹ. Cho đến thế kỷ 19, cà chua trở thành loại thực phấm không thế thiếu trong bữa ăn hằng ngày và được trồng rộng rãi [3], [4], [5]. Cà chua trồng là cây hăng năm, thân thảo, phân nhánh mạnh, có lớp lông dày bao 3 phủ, trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định. Rễ cà chua thuộc hệ rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất. Rễ phụ cấp 2 phân bố dày đặc trong đất ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. Rễ cà chua có thể ăn sâu tới l,5m nhung ở độ sâu dưới lm rễ ít, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng đất 0,5m yểu. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30cm [5] Thân cà chua bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành bụi. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây có thể phân thành 3 loại: loại lùn, cây thấp chiều cao cây dưới 65cm, cây lùn mập, loại cao trung bình (từ 65cm - 120cm), loại cao (từ 120cm - 200cm). Thân cà chua phát triển theo kiểu lưỡng phân, các chùm hoa sinh ra trên thân chính và các cành [5]. Lá cà chua là đặc trung hình thái đế phân biệt giống này với giống khác. Lá cà chua thuộc lá đơn sẻ thùy lông chim không đều, các lá chét có răng cưa. Ở giữa các đôi lá chét còn có lá giữa, trên gốc lá chét có những lá nhỏ gọi là lá bên. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá trên cây ít, khị bị bệnh hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả. Tùy thuộc vào các giống mà lá cà chua có màu sắc và kích thước khác nhau. Hoa cà chua được mọc thành chùm, hoa thuộc loại hoa hoàn chỉnh (gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhụy), số lượng hoa/ chùm và số chùm hoa/cây ở các giống là khác nhau, số chùm hoa/cây dao động từ 4-20, số hoa/chùm dao động từ 2-26 hoa. Hoa đính dưới bầu nhụy, đài hoa màu vàng, số đài và số cánh hoa tương ứng nhau từ 5-9, thông thường số hoa trên chùm từ 5-7. Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao hình nón, bao quanh nhụy, quy luật nở hoa: chùm gần gốc, gần thân chính nở trước, thường thì chùm thứ nhất nở hoàn toàn thì chùm thứ hai bắt đầu nở. Giữ các hoa trong chùm thì hoa ở gần cuống chùm nở trước, hoa của đầu tiên tới hoa cuối cùng nở là 10- 14 ngày [1], [5]. Quả cà chua thuộc quả mọng bao gồm Yỏ, thịt quả, vách ngăn, giá noãn, có 2-3 hoặc nhiều ngăn hạt. Khối lượng quả có sự chênh lệch đáng kể giữa loài và trong loài 4 cà chua trồng trọt từ 2-3g đến 200-3OOg. Hình dạng quả thay đối giữa loài và ngay cả trong loài với các dạng quả chủ yếu là tròn, tròn bẹt, ô van vuông, hình dạng quả lê và dạng quả anh đào. Chất lượng quả cà chua được thể hiện qua các chỉ tiêu: cấu trúc quả, độ rắn chắc, tỷ lệ thịt quả/quả, tỷ lệ đường/axit và sắc tố quả. Sự cân bằng về đường và axit thể hiện hương vị thích hợp [5]. 1.1.2. Giả trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cà chua. Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin: caroten, Bi B 2 , C; axit amin và các chất khoáng quan trọng: Ca, p, Fe v.v [5] Trong lOOg cà chua chín, phần ăn được có thành phần hóa học như sau: Do thành phần dinh dưỡng phong phú nên cà chua đã trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước trên 150 năm nay và là cây rau ăn quả được trồng rộng rãi khắp các châu lục. Cà chua cũng là loại rau có nhiều cách sử dụng: có thế dùng đế ăn như quả tươi, trộn salat, nấu canh, sào, nấu sốt vang và chế biến thành các sản phấm như: cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua nguyên quả và nước quả v.v Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Ở Việt Nam trồng cà chua có thể thu trên 1 đến 2- 3 triệu đồng/ sào Bắc bộ. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1 ha cà chua cao hơn 4 lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì [3], [5]. 5 Muôi khoáng (mg%) Vitamin (mg%) Nước: 94,0 (g%) Ca: 12 Bi: 0,06 Protein: 0,6 P: 26 B 2 : 0,04 Gluxit: 4,2 Fe: 1,4 C: 10,0 Xenlulo: 0,8 C: 10,0 Tro: 0,4 PP: 0,5 (Nguồn: Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam, 1972) 1.2. Yêu cầu kỹ thuật trồng cà chua. 1.2.1. Thời vụ Cà chua là cây ưa thích khí hậu ấm áp, khả năng chịu nóng phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống. Cà chua có thể sinh trưởng phát triển ở nhiều vùng sinh thái của nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ, các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ nhất là tỉnh Thanh Hóa, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) Ở các tỉnh miền núi phía Bắc: có thể gieo trồng cà chua từ tháng 9 đến tháng 10. Vụ xuân gieo vào cuối tháng 1 đến tháng 2. Vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc bộ: vụ cực sớm gieo vào cuối tháng 6, vụ sớm gieo trồng vào tháng 7, tháng 8. Vụ chính gieo trồng vào tháng 9 đến trung tuần tháng 10. Vụ muộn gieo trồng vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Vụ xuân hè gieo vào trung tuần tháng 1 trồng vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch vào cuối tháng 5 đến tháng 6 [5], [24]. 1.2.2. Gieo trồng và chăm sóc. 1.2.2. ì. Gieo trồng * Đất và phân bón Đất trồng cà chua cần phải có thời gian để ải. Đất phải giàu chất dinh dưỡng, sạch cỏ dại, tơi xốp, tưới tiêu nước thuận lợi phải thực hiện luân canh triệt để. Tùy theo mùa vụ, chiều rộng luống từ 0,7-0,8m đến l,l-l,2m. Nếu trồng một hàng và không làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống từ 0,7-0,8m. Neu trông hai hàng và làm giàn, tạo hình, chiêu rộng luông từ 1,1-1,2m. Chiều cao luống thay đổi từ 0,20-0,25m đến 0,30-0,35m tùy theo mùa vụ gieo trồng. Phân bón: cần phối họp một tỷ lệ và khối lượng họp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ (N, p, K), là điều kiện quan trọng đế bảo đảm năng suất và chất lượng cà chua. Phân hữu cơ phải được ủ thật hoai mục, nên dùng loại phân chuồng có tỷ lệ N, p, K cân đối như phân trâu bò đế trồng cà chua rất có hiệu quả. Cũng có thể ủ chung với 6 phân gia cầm, vì trong phân gà vịt có nhiều kali. Phân hữu cơ trung bình bón từ 15-20 tấn/ha, nếu có điều kiện có thể bón tới 30-40 tấn/ha gieo trồng [3], [4], [5]. * Kĩ thuật ươm cây giống. Đất gieo hạt cà chua phải giàu chất dinh dưỡng, không có mầm mống sâu bệnh hại và sạch cỏ dại, thực hiện luân canh luân phiên triệt để. Đất phải nhỏ, tơi xốp, mặt luống từ 0,7-l,2m tùy theo mùa vụ. Đất vườn ươm bón trung bình từ 3-5 tạ/sào Bắc bộ phân hữu cơ hoai mục. Ở những vùng và những mùa vụ có nhiệt độ thấp có thể ngâm nước nóng 35-40°C từ 60-120 phút đế thúc mầm. Lượng hạt giống gieo: trung bình từ 3,0-3,5g/m đất vườn ươm, đế trồng 1 ha cần khoảng 150-200g hạt giống. Khi gieo cần phân phối hạt đều trên diện tích vườn ươm, gieo 2-3 lần, mỗi lần nhón 10-15 hạt, có thể trộn hạt với đất bột hoặc cát khô để gieo, hạt sẽ được phân bố đều trên mặt đất. Sau khi gieo dùng gậy, vồ, cuốc bàn dập nhẹ trên mặt đất đề hạt lọt xuống kẽ đất, dùng cuốc nạo vét đất bột ở rãnh phủ kín lên hạt dày 1 cm. Chăm sóc: sau khi gieo, trước khi mọc mỗi ngày tưới nước từ 1-2 lần tùy theo độ ẩm đất, thời tiết. Sau khi mọc ngừng tưới 5-7 ngày để huấn luyện hệ rễ, trung bình ngày tưới llần, trước khi nhố đem trồng 5-7 ngày ngừng tưới. Nhưng trước khi nhổ hoặc búng cây đi trồng từ 5-6 giờ phải tưới nước đây đủ đê bảo toàn hệ rễ. Tiên hành trừ cỏ dại, tỉa cây từ 1- 2 lân, phòng trừ sâu bệnh hại, che cho vườn ươm, tưới thúc cho vườn ươm [5]. * Mật độ và khoảng cách Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện thời tiết, khí hậu, cơ sở vật chất như: phân bón, nguyên liệu làm giàn, kỹ thuật tạo hình, tỉa cành v.v Nhũng giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn cành lá sum sê, phân cành mạnh phải trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách hàng từ 65-70cm, khoảng cách cây từ 40- 50cm, mật độ khoảng cách 2,7-3 vạn cây/ha. Nhũng giống thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn như MV1, Balan, TN19, 7 TN20, T R D 1 t h ì khoảng cách hàng từ 60- 65cm, khoảng cách cây từ 30-35cm, mật độ trồng khoảng trên 3-3,3 vạn cây/ha. Những giống thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn như giống CS1, cây thấp, lùn, mật độ trồng dày hơn 2 loại trên. Khoảng cách hàng từ 50-55cm khoảng cách cây từ 30- 35cm, mật độ trồng khoảng 3,5-4 vạn cây/ha [4], [5]. 1.2.2.2. Chăm sóc Vun xới: cần vun xới 2-3 lần tùy theo tính chất đất đai, thời vụ gieo trồng. Xới lần thứ 1 sau hồi xanh 10-15 ngày. Xới lần 2 sau lần thứ nhất 10- 15 ngày. Sau trồng 35 - 40 ngày trước khi làm giàn dùng cuốc hoặc xẻng nạo vét đất vun cao vào gốc cây. Tưới nước: sau khi trồng cần phải tưới nước kịp thời đế cây chóng hồi xanh. Hàng ngày tưới nước từ 1 - 2 lần tùy theo độ ẩm đất và điều kiện thời tiết. Bón thúc: số lần tưới thúc từ 4 - 5 lần vào các thời kỳ quan trọng như nụ hoa, hoa rộ, quả non, quả phát triển và sau lần thu hái đầu tiên, theo tỉ lệ: 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Làm giàn, tỉa cành, tạo hình: làm giàn, tạo hình là kỹ thuật quan trọng trong sản xuât cà chua. + Thời gian làm giàn phải sớm và kịp thời, sau trồng khoảng 35-40 ngày, trước khi cây đố thì làm giàn, cọc dài từ 1,5- l,8m, làm giàn theo kiếu chữ A, làm giàn tầng, làm giàn đứng. Giàn phải vững, chắc chắn, khi gió mạnh giàn không bị đổ. + Tỉa cành, tạo hình: mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau. + Tỉa bỏ chồi cành: cần tỉa bỏ kịp thời những chồi không cần thiết, trong mùa ẩm ướt trung bình 2-3 ngày tỉa chồi nách một lần, trong mùa lạnh khô, chồi phát triển chậm, trung bình 5-7 ngày tỉa chồi một lần. 8 Phòng trừ sâu bệnh hại: cần chú trọng chọn dùng những giống chống chịu sâu bệnh hại, thực hiện chế độ luân canh, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối hợp lý về chủng loại, liều lượng và thời kỳ bón. Có chế độ tưới tiêu hợp lý và thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Khi cần thiết phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của ngành bảo vệ thực vật [2], [5]. 1.2.3. Nhu cầu về nước của cà chua Chế độ nước trong cây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản: quang họp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển, Theo cấu tạo của lá và hệ rễ thì cây cà chua thuộc loại cây trồng tương đối chịu hạn. Tuy vậy, do cà chua sinh trưởng trong thời gian dài nên yêu cầu độ ẩm của cây cà chua là rất lớn. Cà chua là cây không chịu úng nên khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao sẽ gây ra hiện tượng nứt quả. Hạt cà chua cần lượng nước từ 325-364% so với khối lượng bản thân đê nảy mầm khi độ âm đất là 70% thì sô hạt nảy mâm cao nhât, sô cây giông cũng nhiều nhất. Nhiệt độ trong đất là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hút nước của hạt. Trong phạm vi nhiệt độ thích họp, thì nhiệt độ càng cao, hạt hút nước càng mạnh. Độ ẩm đất thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 70-80%. Đất thiếu nước cây sinh trưởng kém, còi cọc, lóng ngan lá nhỏ, thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, quả, năng suất và chất lượng quả giảm. Cà chua yêu cầu độ ẩm không khí thấp trong quá trình sinh trưởng và phát triển, độ ấm không khí thích hợp là 45-55%. Khi độ ẩm không khí trên 65%, cây dễ dàng bị nhiễm bệnh hại [4]. 1.3. Tình hình gieo trồng cà chua ỏ’ Việt Nam và thế giói. 1.3.1. Tĩnh hình gieo trồng cà chua trên thế giới. Cà chua là loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do nó có khả năng thích ứng rộng, hiệu quả kinh tế 9 và giá trị sử dụng cao. Trên thế giới đã có nhiều giống mới được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng. Theo FAO (1999), (2009). Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua trên thế giới như sau: Năm Diện tích (1000 ha) Năng suât (tạ/ha) Sản lượng (1000 tân) 1999 3.254 27,77 90.360 2009 4.980,42 28,39 141.400,63 Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) diện tích cà chua thế giới tăng 1,09 lần (từ 3,990,30 nghìn ha lên 4.338,83 nghìn ha), sản lượng tăng 1,35 lần (từ 107.977,76 nghìn tấn lên 145,751,51 nghìn tấn), trong khi năng suất không có sự thay đối đáng kể. (Nguồn: w. FAO.org (stat. Database 2001,2010)) [41]. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lưọng cà chua của các châu lục Theo bảng 1.1 thì năm 2010, Châu Á có diện tích trồng cà chua (2.436,49 nghìn ha) và sản lượng (81,812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Châu úc và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu úc là 63,28 tấn/ha; Châu Mỹ là 50,86 tấn/ha. 1.3.2. Tĩnh hình gieo trồng cà chua tại Việt Nam. 1 0 năm 2010 Tên châu lục Diện tích (1000 ha) Năng suât (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) Châu Phi 860,74 20,02 17.236,03 Châu Mỹ 479,07 50,86 24.365,66 Châu A 2.436,49 33,58 81,812,01 Châu Au 553,4 39,32 21.760,15 Châu Uc 9,13 63,28 577,66 (Nguồn: F AO Database static 2011) [42]. [...]... năng giữ nước, khả năng hút nước, độ thiếu hụt bão hòa nước và cường độ thoát hơi nước của lá Các cây có khả năng trao đổi nước thuận lợi thì có khả năng chịu hạn tốt đảm bảo cho năng suất ốn định trong môi trường thiếu nước Ánh hưởng của thiếu nước rõ nhất là làm giảm độ tăng trưởng của tế bào trên toàn bộ cây, diện tích lá giảm, giảm sự phát triển của cây [36] Ngoài những nghiên cứu về khả năng chịu. .. vùng sản xuất cà chua cho mục đích xuất khẩu và chế biến [3], [5] 1.4 Tình hình nghiên cứu khả năng chịu thiếu nưó*c của cà chua Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khả năng chịu hạn ở nhiều loại cây khác nhau như lúa, lạc, đậu tương, còn có những nghiên cún đề cập đên vai trò của proline đối YỚi khả năng chịu hạn của thực vật nói chung và cà chua nói riêng, đều cho thấy kết quả của stress hạn... HT144, Savior, giống HT144 giảm ít nhất 3.1.3 Ảnh hưởng của thiếu nước đến số cành/cây Nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu nước tới số cành/cây được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3 (thời điểm đo sau khi gây hạn) Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thiếu nước đến số cành cấp 1, cấp 2 của 3 giống cà chua HT144, C155, Savior Công thức Sô cành/cây Sô cành câp 1 Sô cành câp 2 Giống HT144 C155 Savior HT144 C155 Savior Đ/C... chịu hạn của cà chua các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, chọn tạo ra các giống cà chua có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, so sánh đánh giá tuyến chọn các giống có năng suất và chất lượng cao như một số các công trình nghiên cứu sau: về chọn tạo giống: nhiều công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn... giống chịu hạn, chịu nhiệt, và tăng mạnh ở các giống chống chịu kém hơn [7] và Trần Thị Hà nghiên cứu “Ảnh hưởng của hạn tới một sô chỉ tiêu sinh lí và hàm lượng proline ở cà chua , biêt giông VL 3000 chịu thiếu nước tốt hơn so với giống Gandeera khi trồng tại Vĩnh Phúc [8] Theo Kuzushko (1984) [11] để đánh giá khả năng chịu hạn của các cây lấy hạt có thế sử dụng sự biến đối thông số chế độ nước như: khả. .. lượng nước tối thiếu trong tế bào Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như “Ảnh hưởng của sự thiếu nước và nhiệt độ cao tới một số chỉ tiêu sinh lí của cà chua - Trần Long Giang năm 2010, biết được mức độ chịu hạn, chịu nóng ở giống HT7 là tốt nhất và giống CB9A, CB76 chịu hạn, chịu nóng kém hơn, khi nhiệt độ môi trường cao hơn ngưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cà chua. .. Savior chịu ảnh hưởng nhiều nhất, giảm mạnh nhất so với 2 giống HT144 và C155, giống HT144 giảm ít nhất 3.2.2 Anh hưởng của thiếu nước đến hàm lượng diệp lục tổng số của 3 giong cà chua HT144, C155, Savỉor Diệp lục trong lá có ảnh hưởng lớn đến quang hợp của cây xanh nói chung và cây cà chua nói riêng Nghiên cứu hàm lượng diệp lục trong lá của giống cà chua HT144, C155, Savior dưới ảnh hưởng của sự thiếu. .. là giống C155 Sau khi gây hạn số cành cấp 1 và cấp 2 của 3 giốngở lô thínghiệm đều giảm so với lô đối chứng, số cành cấp 1 chịu ảnh hưởng nhiều hơn số cành cấp 2 ở cả 3 giống Trong đó số cành cấp 1, cấp 2 của giống Savior chịu ảnh hưởng nhiều nhất, giảm mạnh nhất và giảm ít nhất ở giống HT144 3.1.4 Anh hưởng của thiếu nước đến số lượng lá Nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu nước tới số lượng lá được thế hiện... quả nghiên cứu về cây cà chua trên thế giới và ở Việt Nam rất phong phú tập trung vào hướng chọn- tạo giống thuần và giống lai có năng suất cao, chống chịu tốt, thích ứng rộng và kỹ thuật thâm canh Nhưng có rất ít các công trình nghiên cứu về đặc trưng sinh lí của giống cà chua có năng suất khác nhau nhằm tìm ra giống nào có khả năng chịu hạn tốt hơn để gieo trồng ở các vùng thiếu nước 1 7 Chương 2:... hoặc chua (Kuo và cs, 1998) [32] Trung tâm nghiên cứu và phát triến rau Châu Á đã chọn tạo được một số giống có khả năng chịu nhiệt 1 4 cũng như chống chịu sâu bệnh tốt Viên nghiên cứu và phát triến nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở Nhật bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng Đã chọn được 6 dòng có khả năng . tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng chịu thiếu nưó*c của cà chua (Lycopersicon esculentum MilỤ 2. Mục đích nghỉên cún - Nghiên cún khả năng chịu thiếu nước của một số giống cà chua. 3 thông số chế độ nước như: khả năng giữ nước, khả năng hút nước, độ thiếu hụt bão hòa nước và cường độ thoát hơi nước của lá. Các cây có khả năng trao đổi nước thuận lợi thì có khả năng chịu hạn tốt. vi nghiên cún - Đối tượng nghiên cứu: trong đề tài này tôi sử dụng 3 giống cà chua là: 2 HT144, C155, Savior. - Phạm vi nghiên cún: nghiên cứu khả năng chịu thiếu nước của một số giống cà chua

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghỉên cún

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cửu

      • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

      • 1.2. Yêu cầu kỹ thuật trồng cà chua.

      • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

      • 2.1. Đối tưọ’ng nghiên cứu

        • 2.2. Phưotìg pháp nghiên cứu

        • 2.2.1. Bố trí thí nghiệm

        • Huỳnh quang diệp lục

          • Hàm lưựng Proline ở lá

          • vc: số ml dung dịch I2 0,0IN chuẩn độ

            • C=A/EL

            • 3.1.4. Anh hưởng của thiếu nước đến số lượng lá.

            • jrifHft—-

              • thấp hơn so với giống c 155 và Savior.

                • 3.3. Ánh hưò'ng của thiếu nước đến khả năng huỳnh quang của diệp lục.

                • 3.3.1. Huỳnh quang ổn định

                • 1. Kết luận

                • 2. Kiến nghị

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

                • I. Tài liệu tiếng Việt

                • 9. Vũ Thanh Hải, (2005), Đảnh giá đặc điếm nông sinh học, khả năng chịu

                • Nội, Tr.59.

                • 26. Kiều Thị Thư (1998), Nghiên cứu vật liệu khởi đâu phục vụ công tác chọn

                  • II. Tài liệu tiếng Anh

                  • 29. Chu jin Phing (1994). Processing tomato varietaltral. ARC. AVRDC Trainning report, p67-68.

                    • III. Internet

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan