1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh thị trấn Cao Thượng, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang

68 446 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 150,37 KB

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN THỊ KIM OANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỚ CHỈ SÓ SINH HỌC YÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THỊ TRÁN CAO THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN,

TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2010MỤC LỤCTrang

Trang bìa phụ

Trang 2

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu 2

1.3 NHIỆM VỤ NGHIÊN cứu 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu 31.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu31.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3

1.1.2 Chiều cao và thể lực người Việt Nam 5

1.1.3 Chương trình nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam 7

1.1.4 Tình hình nghiên cứu hình thái thể lực ở trẻ em 8

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÍ TUỆ 10

1.2.1 Khái niệm trí tuệ 10

1.2.2 Sự phát triển của trí tuệ 11

1.2.3 Phương pháp đánh giá trí tuệ 12

1.2.4 Tình hình nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam 14

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÍ NHỚ 16

1.3.1 Khái niệm trí nhớ 16

1.3.2 Cấu trúc não liên quan đến trí nhớ 17

1.3.3 Sự khác nhau giữa trí nhớ của trẻ em với trí nhớ của người lớn 18

1.3.4 Tình hình nghiên cứu về trí nhớ 19

1.4 NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM xúc191.4.1 Khái niệm cảm xúc 19

1.4.2 Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triến trí tuệ 21

1.4.3.Tình hình nghiên cứu về trạng thái cảm xúc221.5 NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG VỀ CHÚ Ý 22

1.5.1 Khái niệm chú ỷ 22

1.5.2 Tình hình nghiên cứu về chú ý 24

Trang 3

2.2.1 Các chỉ số được nghiên cứu 25

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số 26

2.2.3 Phương pháp tính tuổi 30

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 31

Chương 3 KÉT QUẢ NGHIÊN cứu 34

3.1 MỘT SỐ CHỈ SỐ THỂ Lực CỦA HỌC SINH TỪ 7 ĐẾN15 TUỔI 34

3.1.1.Chiều cao của học sinh343.1.2.Cân nặng của học sinh 38

3.1.3.Vòng ngực của học sinh423.1.4.Chỉ số pignet của học sinh 45

3.1.5 BMI của học sinh 49

3.2 TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TỪ7-15 TUỔI 53

3.2.1 Chỉ số IỌ của học sinh theotuổi 53

3.2.2 Chỉ số IQ của học sinh theogiới tính 54

3.2.3 Phân bố học sinh theo mức trí tuệ 56

3.3.TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TỪ 7-15 TUỔI 58

3.3.1 Trí nhớ của học sinh theo tuổi 58

3.3.2 Trí nhớ của học sinh theo giới tính 59

3.4.TRẠNG THÁI CẢM xúc CỦA HỌC SINH 7-15 TUÓI 65

3.4.1 Trạng thái cảm xúc của họcsinh theo tuổi 65

3.4.2 Trạng thái cảm xúc của họcsinh theo giới tính 67

3.4.3 Các chỉ tiêu về trạng thái cảm xúc của học sinh theo tuổi 68

3.5.KHẢ NĂNG CHÚ Ý CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔI 74

3.5.1 Độ tập trung chú ý của học sinh 7-15 tuổi 74

3.5.2 Độ chính xác chú ý của học sinh 7-15 tuổi 77

3.6 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG Lực TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐSINH HỌC CỦA HỌC SINH TỪ 7-15 TUỔI 80

3.6.1 Mối tương quan giữa chỉ số IQ với một số chỉ số sinh học của học sinh từ7-11 tuổi 80

3.6.2 Mối tương quan giữa chỉ số IỌ với một số chỉ số sinh học của học sinh từ12-15 tuổi 7 7 83

Chương 4 BÀN LUẬN 87

4.1 Thể lực của học sinh 7-15 tuổi 87

4.2 Trí tuệ của học sinh 7-15 tuổi 91

Phần 3 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHU LỦC 106

Trang 4

Phần 1 MỎ ĐẦU

1.1.LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Đối mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông [6] Đổi mới cách dạy của thầy chỉ đạt hiệu quả khi đồng hành với đổi mới cách học của trò Học sinh chỉ có thể tự lực, chủ động đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, có thái độ học tập tốt khi có thể lực, năng lực trí tuệ, sự tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiếnthức tốt Đe tổ chức được các hoạt động học tập thích hợp, người giáo viên phải dựa vào tình trạng thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh ở từng vùng, từng khối lớp, từng lứa tuổi cũng như đặc điếm về giới tính

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cún các chỉ số về thế lực và năng lực trí tuệ ở học sinh [9], [11], [12], [24], [30], [34], [35], [37] Đặc biệt là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS.TSKH.Tạ Thuý Lan làm chủ nhiệm và nhóm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể cọn người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ” do GS.TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm Kết quả của những công trình nghiên cứu này sẽ giúp cho các ngành chứcnăng chăm lo sức khoẻ và năng lực trí tuệ của học sinh lứa tuối học đường; giúp các thầy giáo, cô giáo có cơ sở điều chỉnh phương pháp tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Vì vậy, việc nghiên cứu thể lực và năng lựctrí tuệ ở học sinh, không chỉ là vấn đề quan tâm của ngành y tế, ngành thể dục thểthao mà còn là vấn đề cấp thiết cần được ngành Giáo dục & Đào tạo quan tâm nghiên cún Có như vậy thì giáo dục mới đào tạo được những con người toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần

Tân Yên là huyện miền núi nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang Năm học 2009-2010, trên địa bàn huyện có 4 trường trung học phổ thông, 1 trung

Trang 5

tâm giáo dục thường xuyên, 313 lớp với 10.530 học sinh bậc trung học cơ sở, 473lớp với 11.847 học sinh ở bậc tiểu học [67] Hiện nay đã có hai đề tài bước đầu nghiên cứu về năng lực trí tuệ và một số chi số sinh học của học sinh bậc trung học phố thông trên địa bàn huyện Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên đối tượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở, mặc dù các chỉ số này ở học sinh luôn thay đổi, phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và xã hội, chế độ dinh dưỡng, lượng thông tin Vì vậy, việc nghiên cứu thể lực, năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ ở học sinh phải được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi bậc học.

Trường tiểu học, trung học cơ sở thị trấn Cao Thượng là một trường trọng điếm của huyện Tân Yên Việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục học sinh "mũi nhọn" luôn được Ban Giám hiệu Nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh quan tâm Đe đạt được mục tiêu đặt ra, Ban Giám hiệu, giáo viên bộ môn nên có hiểu biết nhất định về tình trạng thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh nhăm đê xuât phương pháp tô chức giờ học sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em Chính vì vậy, những kết quả nghiên cún về thể lực, năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ của học sinh thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là hết sức cần thiết

Xuất phát tù’ nhu cầu thực tế trên, trong điều kiện thời gian cho phép, chúng

tôi chọn đề tài: “Nghiên cún một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sính thịtrấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu

Xác định một số chỉ số về thể lực, trí nhớ, khả năng chú ý và trạng thái cảm xúc của học sinh từ 7 đến 15 tuối thuộc địa bàn nghiên CÚ01

Xác định các chỉ số về trí tuệ của học sinh từ 7 đến 15 tuổi.Xác định được mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu.1.3 NHIỆM VỤ NGHIÊN cứu

Trang 6

Nghiên cứu một số chỉ số thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, BMI), trí nhớ ngắn hạn, trạng thái cảm xúc, khả năng chú ý của học sinh từ 7-15 tuổi.

Nghiên cứu năng lực trí tuệ (chi số IQ, mức trí tuệ) của học sinh từ 7-15 tuổi.Phân tích mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu

Đối tượng nghiên cứu là 971 em học sinh từ 7 đến 15 tuổi, của trường tiểu học và trung học cơ sở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nămhọc 2009-2010

Phạm vi nghiên cứu là một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh từ 7- 15 tuổi thuộc địa bàn nghiên cứu

1.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp tính tuổi.Phương pháp xử lý số liệu.1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá sự phát triển một số chỉ số thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet và BMI) và trí tuệ, trí nhớ, trạng thái cảm xúc, khả năng chú ý của học sinh tiểu học và THCS thuộc địa bàn nghiên cứu Xác định mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ, IQ với khả năng chú ý của học sinh

Hy vọng các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể được các thầy, cô giáo dùng làm căn cứ đế lựa chọn phương pháp tố chức dạy học phù họp Giúp một sốngành chức năng có liên quan như y tế, thể dục thể thao trên địa bàn huyện có cơ sở ban đầu phục vụ chiến lược nâng cao tầm vóc và thể lực con người, đặc biệt làhọc sinh tiểu học và THCS

Phần 2 NỘI DUNG

Chương 1 TỐNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 7

1.1.NHỮNG VẨN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ Lực

1.1.1.về thễ lực

Thể lực là khái niệm phản ánh cấu trúc tổng họp của cơ thể, có liên quan chặtchẽ tới sức lao động, khả năng học tập và thẩm mỹ của con người Nghiên cứu thế lực con người, đặc biệt là của thế hệ trẻ đã được các nhà khoa học thực hiện từ lâu [59], [60], [61]

Thể lực của trẻ là một chỉ tiêu phức họp, được cấu thành từ các chỉ số về hìnhthái như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng cánh tay, vòng đùi Đe đánh giá sự phát triển thể lực, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo dùng hai chỉ số là chiều cao và cân nặng Đây cũng là một chỉ tiêu hình thái quan trọng đánh giá thế lực trong công tác tuyến chọn các chiến sỹ làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tố quốc và trật tự an toàn xã hội Vòng ngực cũng là một chỉ tiêu không thể thiếu sau hai chỉ tiêu này Từ ba chỉ số cơ bản là chiều cao, cân nặng, vòng ngực có thể tính thêm chỉ số pignet, BMI (Body Mass Index)

Chiều cao là một đặc điếm nhân chủng quan trọng, là dấu hiệu được nhận xétsớm nhất trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học Tuy nhiên, không chỉ có sự khác biệt về chiều cao theo giới tính, giữa các dân tộc, vùng miền cũng có sự khác biệt về chỉ số này Nguyên nhân của những khác biệt này có thể do tác động của môi trường sống đến sự tăng trưởng và phát triển của con người trong các giai đoàn phát triến khác nhau [7], [37], [41]

Khối lượng cơ thể cũng thay đổi theo quy luật giống như chiều cao Người miền Nam Việt Nam thường có khối lượng cơ thế lớn hơn người miền Bắc Từ thế kỷ XIII đã có công trình của Tenon về cách tính khối lượng cơ thể bằng kilogam (kg) Đen thế kỷ XIX, cân nặng được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá thể lực của con người (theo [29])

Từ nhũng năm 20 của thế kỷ trước, các bác sỹ lâm sàng là những người đầu tiên nghiên cứu số đo vòng ngực Đen cuối thế kỷ XIX, vòng ngực được trở

Trang 8

thành một chỉ tiêu đánh giá thể lực sau chiều cao và cân nặng.Tuy nhiên, việc đánh giá thế lực chỉ dựa trên một trong các chỉ số như cân nặng, chiều cao hay vòng ngực đều không cho kết quả như mong muốn Vì vậy, người ta đã họp nhất nhiều đại lượng tăng trưởng vào một chỉ số chung để đánh giá thể lực như chỉ số pignet (dùng chiều cao, cân nặng, vòng ngực) và BMI (dùng chiều cao, cân nặng) Chỉ số pignet và BMI có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh Hiện nay tố chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Nông lương thế giới đã công nhận BMI là chỉ số được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người Trẻ gầy hoặc béo đều không tốt chosức khoẻ Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, để trẻ phát triển một cách cânđối giữa chiều cao và cân nặng Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi xã hội đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức, có kĩ năng, có sức khỏe Do đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này [4], [12], [13], [41],

1.1.2 Chiều cao và thể lực người Việt Nam

Tại lễ công bố thành lập quỹ “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” tổ chức vào ngày 30/06/2008 ở Hà Nội, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lê Thị Hợp cho biết, chiều cao và thế lực người Việt Nam xếp vào loại yếu nhất khu vực Nam thanh niên 18 tuổi Việt Nam thấp hơn người Nhật Bản 8cm, còn nữ thanh niên thấp hon 4cm Chiều cao trung bình của nam Việt Nam 18 tuối là trên l,63m, còn của nữ là l,52m Trong khi đó, chiều cao trung bình của nam cùng lứa tuổi trên thế giới là l,76m, của nữ là l,63m Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1985, trung bình chiều cao của người Việt Nam trưởng thành tăng khoảng l-l,3cm

Tại sao chiều cao và thể lực người Việt Nam thuộc loại kém nhất khu vực? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, sở dĩ tồn tại hiện tượng này là do một số nguyên nhân Trước tiên là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta còn ở mức cao so với

Trang 9

thế giới Điều này một phần do thu nhập của người dân thấp, phần còn lại do bố mẹ nuôi con không đúng cách, chế độ ăn không hợp lý Điểm cần lưu ý khác là nhiều phụ huynh để “tuột” mất thời kỳ phát triển thể lực và chiều cao của con trẻ (từ 10-18 tuổi) do thiếu kiến thức về giai đoạn tăng trưởng chiều cao, hoặc chỉ ăn uống cho vừa khẩu vị mà quên chất lượng [75].

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao gồm: Dinh dưỡng chiếm 32%; Thể dục thể thao chiếm 20%; Môi trường tâm lý và xã hội 16%; Chỉ có 23% do di truyền [75]

về dinh dưỡng, theo tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Kiều [77], món ăn Việt Nam ngon, tốt cho sức khoẻ nhưng chúng ta sử dụng thực phấm chưa hợp lý, chưa cân bằng các nhóm thức ăn, ít uống sữa, trong khi sữa giúp chiều cao phát triển tối đa

Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Danh - Trung tâm Dinh dưỡng Thành Phố Hồ Chí Minh, ngủ nhiều và ngủ sâu có vai trò quan trọng trong việc “nâng” chiều cao trẻ em Chính trong giấc ngủ say, tuyến yên trong cơ thế trẻ tiết hormone tăngtrưởng làm cho hai đầu mỏm sụn của xương mọc dài thêm [77]

Bác sỹ Phan Vương Huy Đổng - phó Chủ tịch Hội Y học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mảng chăm sóc sức khoẻ học đường hiện còn yếu Ông đề nghị tăng cường kiến thức về y học thể thao cho học sinh, để phòng tránh, xử lý chấn thương [77]

Muốn nâng cao thể lực, chiều cao của thanh niên Việt Nam, Nhà nước cần cóchiến lược dài hơn, có sự phối họp giữa các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, đưa ra chương trình cải tạo giống nòi vào trường học

1.1.3 Chương trình nâng cao tầm vóc và thế lực người Việt Nam

Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam là một dự án cấp Nhà nước được thực hiện từ năm 2005-2030, nhằm cải thiện rõ rệt thể lực và tầm

Trang 10

vóc của người Việt Nam trong khoảng thời gian 25 năm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ sở tốt cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ an ninh quốc phòng Chương trình bao gồm 4 đề án lớn: Xúc tiến nghiên cứu cơ bản phục vụ nâng cao thể lực và tầm vóc con người; Tiến hành chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh từ 6 - 18 tuổi; Phát triển thể dục thể thao trường học góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc cho học sinh từ 6 - 18 tuổi; Giáo dục và tuyên truyền về nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam.

Đối tượng của đề án (3) là các trường tiểu học, THCS, THPT Nhưng theo sự chỉ đạo của Chính phủ trong giai đoạn này sẽ thực hiện thí điểm thêm trên đối tượng mẫu giáo để đến năm 2010 tiến hành nghiên cứu mở rộng trên đối tượng này

Chương trình sẽ được tiển hành trong 25 năm và được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2005-2010) thực hiện thí điểm Giai đoạn 2 (2010-2020) thực hiện mở rộng diện các trường thí điểm Giai đoạn 3 (2021-2030) phổ cập rộng rãi và hoàn thiện chương trình Ớ giai đoạn 1, đối tượng được hưởng chương trình là những gia đình đã thoát nghèo, học sinh ở lứa tuổi tiểu học, THCS và đầu THPT Theo chương trình, kết thúc giai đoạn 1, chiều cao trung bình của nam thanh niên18 tuổi sẽ đạt từ 165cm-166cm, của nữ đạt 154cm-155cm Đen cuối năm 2030 tố chất thể lực của thanh niên Việt Nam đạt xấp xỉ với các nước trong khu vực Đe đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình này, phải xác định thực trạng về thể lực và trí tuệ của học sinh

1.1.4 Tình hình nghiên cứu thế lực ở trẻ em

Những nghiên cứu về tăng trưởng và phát triển của trẻ em được bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ XVIII Năm 1729, cuốn sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiềucao ở người của A.Stoeller được xuất bản Tuy nhiên, trong cuốn sách này chưa có những số liệu đo đạc cụ thể Năm 1754, các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều

Trang 11

cao và các đại lượng khác của một loạt trẻ trai, trẻ gái và thanh niên từ 1-25 tuổi tại các trại trẻ mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác trên nước Đức, đã được tác giả Christian Friedrich Jumpert trình bày trong luận án tiến sĩ của mình Công trình này được xem là nghiên cún cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em (theo[9]).

Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao được thực hiện bởi Philibert Guénneaude Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777 Đây là nghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỷ XIX (theo [60])

Hình thái thể lực con người Việt Nam được nghiên cún lần đầu tiên vào năm 1875 do Mondiere thực hiện và sau này là của Huard và Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) [60] Tác phẩm “Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật” là một trong số những tác phẩm đầu tiên của bác sỹ Đỗ Xuân Hợp (cộng tác với Huard),được xem là một công trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái người Việt Nam

Năm 1975, cuốn sách “Hằng số sinh học của người Việt Nam” do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ biên [61] được xuất bản Đó là một công trình nghiên cứu tương đối công phu, khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa của người Việt Nam

Năm 1991, thông qua việc nghiên cún gần 50 chỉ số nhân trắc của 1478 học sinh phổ thông Đào Duy Khuê [30] đã rút ra kết luận về sự tăng trưởng kích thước thể lực theo tuổi ở cả hai giới tính Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các thôngsố này không theo tuổi và giới tính

Năm 1992, Thẩm Thị Hoàng Điệp [12] thông qua việc nghiên cún dọc đối với 31 chỉ số nhân trắc của học sinh phổ thông từ 6 đến 17 tuổi ở Hà Nội, đã đưa ra kết luận chiều cao của nữ phát triển mạnh nhất ở tuổi 11-12, của nam mạnh nhất ở tuổi 13-15 Cân nặng phát triển mạnh nhất ở tuổi 13 đối với nữ, ở tuổi 15 đối với nam

Trang 12

Năm 1998, Trần Đình Long và cs [43] đã tiến hành nghiên cún trên học sinh nhóm tuổi từ 6 đến 16 tuổi ở thị xã Thái Bình Các tác giả nhận thấy, từ

11 đến 14 tuổi, trẻ nữ vượt trội hơn trẻ nam về các kích thước nghiên cún, còn từ15 đến 16 tuổi trẻ nam lại phát triển vượt trội so với trẻ nữ

Năm 2002, tác giả Trần Thị Loan [41] nghiên cún một số chỉ số thể lực của 3023 học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại một số trường phổ thông thành phố Hà Nội đã cho thấy, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh ở giai đoạn 11-15 tuối, của học sinh nữ ở giai đoạn 10-13 tuổi Cân nặng của học sinh nam tăng nhanh lúc 14-16 tuối và của học sinh nữ lúc 11-14 tuổi Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh lúc 13-16 tuổi, ở học sinh nữ lúc 12-14 tuổi Chỉ số pignet của học sinh cả hai giới tính tăng ở giai đoạn đầu khi tốc độ tăng chiêu Cãỡ nhanh hỡn Sõvới tôc độ tăng cân nặng và vòng ngực Cồn В MI ở học sinh nam và học sinh nữtăng dần theo tuổi do trong quá trình phát triến cá thế từ 6 đến 17 tuổi, mức tăng cân nặng của học sinh lớn hơn so với mức tăng chiều cao

Năm 2008, Đỗ Hồng Cường [9] nghiên cúu một số chỉ số sinh học của học sinh THCS các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình đã cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng và các vòng của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng các chỉ số không đều Chỉ số pignet của học sinh nằm trong nhóm trung bình và yếu, còn BMI thuộc nhóm gầy

Năn 2006, Trung tâm Tâm lý học và sinh lí lứa tuổi thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục [56] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lý của 12.824 học sinh phổ thông tù’ 8 đến 20 tuổi Kết quả nghiên cún cho thấy, về chiều cao đứng của học sinh nam lứa tuối 11-15 và học sinh nữ ở mọi lứa tuổi (trừ 16 và 18 tuổi) đã thoát khỏi trạng thái còi cọc về cân nặng, trong nhóm trẻ cùng độ tuối có sự phân hóa sâu sắc, bên cạnh những trẻ nhẹ cân đã xuất hiện những trẻ có dấu hiệu béo phì, đặc biệt là các trẻ ở thành phố lớn

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thể lực của học sinh Việt Nam khá

Trang 13

phong phú Tuy các công trình có ít nhiều khác nhau nhưng cùng xác định được, thể lực biến đổi theo lứa tuổi, theo giới tính và thay đổi theo từng miền, tùng nhóm dân tộc khác nhau.

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÈ TRÍ TUỆ

1.2.1 Khái niệm trí tuệ

Các nhà tâm lý học khác nhau thông qua các thí nghiệm và tư duy đã đưa ra định nghĩa khác nhau về trí tuệ Trí tuệ, tiếng Latinh (Intellectus) có nghĩa là hiểubiết, thông tuệ [44] Theo từ điển tiếng Việt [69], trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trưngcủa con người [44] Ngoài ra, còn có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để mô tả năng lực trí tuệ như: trí khôn, trí lực, trí thông minh nhưng chúng đều xuất phát tù’ tiếng Anh intelligence [16], [17], Trí khôn là khả năng suy nghĩ và hiểu biết [48], trí khôn đạt đến mức tư duy trừu tượng thì gọi là trí tuệ [68]; trí lực thuộc bình diện năng lực hoạt động trí tuệ của cá nhân [31] Trí thông minh có 2 nghĩa: Một là có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh; Hai là nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp đối phó [48]

Bản chất của trí thông minh là một phấm chất cao của tư duy sáng tạo đưa đến sự giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thích họp trong tình hình mới Nó không chỉ thể hiện ở sự nhận thức mà biếu hiện cả trong hành động thực tiễn [18]

Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về trí tuệ Wechsler D cho rằng, trí tuệ là khả năng tổng thể hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy họp lý, chế ngự được môi trường xung quanh [72] Trí tuệ là khả năng xử lý thông tin đế giải quyết vấn đề và nhanh chóng thích nghi với tình huống mới Theo H

Gardner, trí tuệ bao gồm nhiều năng lực thích ứng khác nhau [17]

1.2.2 Sự phát triển của trí tuệ

Sự phát triến của trí tuệ là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

Trang 14

Mỗi tác giả có quan điểm riêng về sự phát triển trí tuệ nhung đều thống nhất cho rằng, sự phát triến trí tuệ là quá trình tạo lập ra cấu trúc trí tuệ mới theo khuynh hướng kế thừa [44] Piaget [47] cho rằng, sự phát triển trí tuệ là sản phẩm của hoạt động cá nhân Khi hoạt động, tác động lên các sự vật, hiện tượng, con người sẽ tích lũy được những kinh nghiệm, góp phần hình thành nên cấu trúc trí tuệ mới.

Sự phát triến trí tuệ của trẻ em phải trải qua các giai đoạn khác nhau, từ trẻ sơsinh đến tuổi trưởng thành Quá trình này không diễn ra đều đặn, không ổn định mà thay đổi thường xuyên về nhịp độ và tốc độ

Khả năng hoạt động trí tuệ của con người qua các giai đoạn phát triển có liên quan đến sự phát triển, trưởng thành và lão hóa của hệ thần kinh Các chức năng của não bộ, trưởng thành vào thời kỳ thanh thiếu niên [44] Quá trình phát triển cũng như tốc độ lão hóa của hệ thần kinh phụ thuộc vào chế độ luyện tập và hoạt động của nó [70]

Như vậy, trí tuệ của con người gắn liền với sự phát triển, hoàn thiện hóa của hệ thần kinh, nó phụ thuộc vào lượng thông tin, tri thức mà con người thu nhận được Trong đó, yếu tố sinh học - di truyền là tiền đề vật chất, hoạt động cá nhân là động lực quyết định và môi trường - xã hội là yếu tốt thúc đấy sự phát triển trí tuệ [4], [44], [47]

1.2.3 Phương pháp đánh giá trí tuệ

Phương pháp phổ biến hiện nay dùng để đánh giá trí tuệ là sử dụng trắc nghiệm

Theo nguyên nghĩa thì trắc nghiệm (test) là phép thử, phép đo Đó là công cụ đã được tiêu chuẩn hóa, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hoặc những loại hành vi khác nhau [16] Một trắc nghiệm đã được chuấn hóa phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau [44]:

Trang 15

- Tính hiệu quả hay độ ứng nghiệm (Validity)- Độ tin cậy hay tính trung thành (Fedelity)- Độ phân biệt (Diference)

- Tính quy chuẩn (Standardize)Nhờ có tính chuấn hóa mà trắc nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi Năm 1905, Binet và Simon đã dùng test nghiên cứu trí tuệ để phân biệt trẻ em học kém bình thường và trẻ em học kém do trí tuệ chậm phát triển Năm 1912, W.Stem đã đưa ra khái niệm “hệ số thông minh” (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ qua công thức sau:

ỈQ= ———x 15+100 (2)

SDTrong đó: X là điếm trắc nghiệm cá nhân; X là điểm trắc nghiệm trung

bình trong cùng một độ tuổi; SD là độ lệch chuẩn.

Mỗi điểm trắc nghiệm ở đây sẽ có một giá trị IQ tương đương Dựa trên chỉ số IQ, người ta phân thành 7 mức trí tuệ khác nhau (bảng 1.1) (theo [53])

Đe tính được chỉ số IQ người ta thường sử dụng các loại test khác

nhau.Trong số đó test Raven được sử dụng rộng rãi

Trang 16

Bảng 1.1 Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ

Đe đánh giá chính xác trí tuệ của con người, người ta cần phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác như: quan sát thực nghiệm Tuy nhiên, với nhữngưu điểm nổi bật, phương pháp trắc nghiệm vẫn được sử dụng rộng rãi ở Việt

Trang 17

1.2.4 Tình hình nghiên cửu trí tuệ ở Việt Nam

Ở Việt nam, trước năm 1975 việc nghiên cứu về trí tuệ bằng cách dùng test còn hạn chế, chỉ thường dùng trong y tế để chẩn đoán bệnh [54] Từ nhũng năm 80 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về trí tuệ ngày càng nhiều

Trần Trọng Thuỷ là người đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã khắng định tính hiệu quả của test Raven với đối tượng học sinh Việt Nam và trình độ trí tuệ học sinh Việt Nam không thua kém học sinh nước ngoài [53]

Năm 1991, Ngô Công Hoàn [24], [25] nghiên cứu và so sánh trí tuệ của học sinh chuyên toán và học sinh thường đã cho thấy, có sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa hai đối tượng này

Nguyễn Quang uẩn (1994) [65], trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến vaitrò và sự tương tác của gen, văn hóa và môi trường đối với sự phát triến trí tuệ con người

Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (1995) đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn Ket quả nghiên cứu cho thấy, trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn của học sinh Quy Nhơn [34]

Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996), nghiên cún đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn Ket quả nghiên cún cho thấy, không có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [35], [40]

Tạ Thuý Lan, Mai Văn Hung [36] nghiên cún trí tuệ của học sinh Thanh Hoá cũng nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh có mối tương quan thuận với học lực

Năm 2002, Trần Thị Loan, nghiên cứu trí tuệ của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở

Trang 18

quận Cầu Giấy- Hà Nội có nhận xét, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt về giới tính [41].

Năm 2003, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam, tác giả Mai VănHưng [32] đã cho thấy, có mối tương quan thuận không chặt chẽ giữa trí tuệ và các chỉ sô thê lực Năng lực trí tuệ và khả năiig tập trung chú ý có mối tương quan thuận [32]

Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và sự phát triến trí tuệ của học sinh được Trịnh Văn Bảo [3], [4], nghiên cứu vào năm 1993 -1994 Ket quả cho thấy, yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh, chỉ số thông minh và nhận thức trong quá trình học tập của học sinh phù họp với kết quả học tập

Như vậy, trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã đạt được những kết quả nhất định [24], [28], [29], [34], [40], [41] Tuy nhiên, vẫn cần có những số liệu của các vùng miền, khác nhau trên toàn quốc

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÍ NHỚ

1.3.1 Khái niệm trí nhớ

Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đời sống tinh thần của con người và là thành phần quan trọng của trí tuệ [33], [39] Trí nhớ của con người là một trong số những chức năng tâm sinh lý cao cấp của não bộ [20], có nhiều cách hiếu về trí nhớ Trí nhớ phản ánh những sự vật, những hiện tượng đã tác động vào cơ thế mà hiện tại không còn tồn tại Đó là khả năng lưu giữ và tái hiện những gì ta đã cảm giác, đã tri giác, đã suy nghĩ, hành động [38] Người ta coi trí nhó' là sự vận dụng một khái niệm đã biết trước và là kết quả hoạt động của hệ thần kinh [33], [39]

Đặc điểm hoạt động của não bộ cho phép nó ghi nhận tất cả những gì tác động lên cơ thể từ lúc mới sinh đến lúc chết Trong cuộc sống hàng ngày, cả

Trang 19

những gì chúng ta không quan tâm đến thì các phân tích quan vẫn tiếp nhận nó vàlun giữ trong não bộ [33] Không có trí nhớ thì con người sẽ không có quá khứ, không có tương lai mà chỉ có hiện tại tức thời.

Trong quá trình nhớ, não thực hiện việc khái quát hoá các hình ảnh đã cảm giác, tri giác trước đây thành các biểu tượng Bởi vậy, trí nhớ được xem như là một bước chuyển tiếp tù’ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính [33]

Trí nhớ của con người là một hoạt động phức tạp, có bản chất là việc hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, lun giữ và tái hiện chúng [38] L.Vưgotxki viết “Bản chất trí nhớ ở con người là con người dùng các dấu hiệu đểnhớ một cách tích cực” (theo [8])

Từ những nghiên cứu về trí nhớ ở mức neuron, Hyden cho rằng, cơ sở của trínhớ là sự thay đổi trong cấu trúc phân tử của axit ribo nucleic (ARN) [33] Trí nhớ, là khả năng lun giữ và phục hồi thông tin gắn với các kinh nghiệm trước đó Trí nhớ của con người được hình thành qua hai giai đoạn là trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn Ngày nay, cơ chế của sự lun giữ thông tin được nghiên cứu sâu hơn Tuy nhiên, chưa có một cơ chế lý thuyết thống nhất về cơ chế nhớ Trí nhớ cũng là lĩnh vực còn chứa nhiều điều bí ẩn liên quan tới hoạt động của hàng chục tỷ nơron trong hệ thần kinh

1.3.2 Cấu trúc não liên quan đến trí nhớ

Các ký ức tập trung trong não của chúng ta, chen lấn nhau ở đó Nhưng các ký ức này được cất giữ ở đâu? Chúng được ghi dấu như thế nào trong não? Cũng như nó được lấy ra như thế nào? Theo dõi hình ảnh hoạt động của não cho phép bước đầu trả lời những câu hỏi này Đe hình thành một ký ức có thể sơ đồ hoá như là một chuỗi liên tiếp 4 quá trình nhận thức thần kinh: mã hoá, ghi nhớ, củng cố và tái tạo thông tin Bốn quá trình này liên quan đến các vùng khác nhau của não

Tất cả các thông tin đều đến não qua các giác quan Chúng được xử lý, mã

Trang 20

hoá và biến đổi thành các vệt nhớ đế được lưu giữ vỏ trán trái và thuỳ cá ngựa phải và tói tham gia vào quá trình mã hoá [76] Thông tin đã được mã hoá sẽ được ghi nhớ cuối cùng trong tân não, vùng chẩm cho các thông tin thị giác chi tiết, vùng thái dương ngoài cho các thông tin ngữ nghĩa Mức độ ghi nhớ tuỳ thuộc vào chât lượng củng cô.

Đe không quên, các thông tin phải được củng cố Quá trình này xảy ra không ngừng và chậm, nó kéo dài trong thời gian có thế đến 10 năm Ớ đây thuỳ cá ngựa giữ vai trò trung tâm Vai trò này được tích hợp trong cung thần kinh “Papez” (do nhà giải phẫu học James Papez mô tả năm 1937) bao gồm thuỳ cá ngựa, vòm, thể vú và hồi đai Vai trò của cung này là phân bố các thông tin liên quan đến ký ức trong tân não.Ở thời điếm nhớ lại hiện tượng, các yếu tố cấu tróc khác nhau của ký ức được “tái tổ hợp” Một ký ức càng được mã hoá tốt, càng có cấu trúc tốt, càng dễ nhớ lại

Các nhà khoa học thần kinh đang nghiên cún các thay đối tế bào học xảy ra trong trí nhớ và khi học tập Hạnh nhân có thế hoạt động như một bộ lọc trí nhớ Còn thuỳ cá ngựa liên quan đến quá trình hình thành đường liên hệ giữa tín hiệu và tác nhân củng cố khi học tập [76]

1.3.3 Sự khác nhau giữa trí nhớ của trẻ em với trí nhớ của người lớn

Trong 4 khâu của trí nhớ, trẻ con chỉ vận hành có kết qủa 3 khâu: Mã hoá, ghinhớ và tái tạo Do đó các hiện tượng ghi nhận kém và ít bền vững hon của người lớn

Trí nhớ của trẻ xuất hiện từ trước khi sinh Đứa bé mới sinh nhận biết một giọng nói, một mùi hoặc một âm điệu đã nhận được vào cuối thời kỳ mang thai của mẹ Nó nhận biết nhanh giọng nói, nét mặt và mùi cơ thể mẹ Trẻ đang bú nhận được các đồ vật, người, các điệu bộ đặc trưng quan sát được vài ngày hoặc vài tuần trước đó Từ một tuổi trở đi, trẻ bắt đầu làm quen với các sự kiện văn hoá và ngữ nghĩa, lòi hát ru của mẹ Chính sự lặp lại đã củng cố bền vững kiến

Trang 21

thức của trẻ [76].Thay đổi của trí nhớ theo tuổi có liên quan tới mức độ thành thục của não So sánh hình ảnh não bằng kỹ thuật MRI của 329 chủ thể từ 4 đến 25 tuổi, thầy thuốc tâm bệnh học Jay Giedd ở Viện sức khoẻ tâm thần quốc Bethesda (Mỹ) trông những năm 90 của thê kỷ XX đã cho thây, thê tích của chât trăng trong não tăng theo đường thẳng cho đến gần 20 tuổi, còn thể tích của chất xám thay đổi theo đường cong hình cong и ngược có tuổi cực đại thay đổi theo vùng [76].

Trí nhớ được lưu giữ dưới dạng hoạt động của một mạng liên kết các nơron nằm ở các vùng khác nhau của não Một sự kiện nhớ được lâu khi có nhiều giác quan tham gia, khi gắn được với các sự kiện cũ đã nhớ từ trước Hoạt động của mạng nơron liên kết đặc trưng cho từng ký ức về nguyên tắc sẽ mờ dần theo thời gian nên muốn nhớ lâu cần phải được củng cố Ngoài ra, cũng như mọi chức năng khác của cơ thế, trí nhớ cũng cần được rèn luyện ngay từ bé [76]

1.3.4 Tình hình nghiên cứu về trí nhớ

Khả năng ghi nhớ của cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập Không có khả năng ghi nhớ, học sinh không thể học tập một cách bình thường Trí nhớ là điều kiện tốt để học tập

Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cún về vấn đề này Vưgotxki (1930), A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về ghi nhớ gián tiếp A.A.Smimov (1943) nghiên cún về vai trò của hoạt động đối với trí nhớ P.M.Xêtrênov (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ A.R.Luria và cs nghiên cứu về cơ sở thần kinh của hiện tượng hỏng trí nhớ (theo [8])

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả nghiên cún về trí nhớ [40], [41] trên sinh viên và học sinh Ket quả nghiên cứu của tác giả Nghiêm Xuân Thăng (1993) cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm cường độ bức xạ và đối lưu không khí [52]

Năm 1994, Trịnh Văn Bảo nghiên cún trí nhớ của học sinh lóp 6 trường năng

Trang 22

khiếu Marie - Curie và trường phổ thông cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội có nhận xét, trí nhớ gần của học sinh năng khiếu tốt hơn so với nhóm học sinh bình thường.

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí nhớ học sinh từ 6-17 tuối ở quận cầu Giấy, Hà Nội đã cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều, không có sự khác biệt về khả năng nhớ giữa học sinh nam và học sinh nữ [46]

1.4.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM xúc

1.4.1 Khái niệm cảm xúc

Đối với hoạt động của não bộ, cảm xúc luôn giữ vai trò mang tính chất quyết định [33] Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đối với các sự kiện và hiện tượng của môi trường xung quanh [15]

Theo I.P.Pavlov, cảm xúc là khả năng thỏa mãn nhũng đòi hỏi của cơ thể nhằm đảm bảo cuộc sống một cách tốt nhất được coi như là các phản xạ có điều kiện Ông cho rằng, cơ sở của cảm xúc là do sự hưng phấn trong các trung tâm dưới vỏ và do các quá trình sinh lý diễn ra ở hệ thần kinh thực vật gây ra I P Pavlov đã liên hệ sự phát sinh của các tình cảm phức tạp với hoạt động của vỏ não Việc duy trì hay phá vỡ hệ thống những mối liên hệ này sẽ gây ra nhũng thay đối chủ quan đối với hiện thực [33]

Theo Hodge (1935), cảm xúc xuất hiện khi não bộ không đưa ra được câu trả lời đúng đối với một kích thích nào đó Cường độ biểu hiện của cảm xúc tỉ lệ nghịch với khả năng đưa ra câu trả lời đúng của não bộ Trên cơ sở đó, ông kết luận: “Cảm xúc là sự tống hợp không thành công của vỏ não” [33]

Theo Pribram (1967), cảm xúc là khả năng tiếp nhận và khả năng hành động, là mối tương tác giữa khả năng tiếp nhận kích thích và khả năng tạo ra được các phản ứng thích hợp Sự xuất hiện cảm xúc phụ thuộc và độ tin cậy của kích thích

P.V.Ximonov (1987) cho rằng, cảm xúc là thông tin về nhu cầu và khả năng

Trang 23

thỏa mãn nhu cầu Mối liên quan giữa cảm xúc, thông tin về nhu cầu và khả năngthỏa mãn nhu cầu được ông thế hiện bằng công thức sau:

Cx = f[P(In-Ik) ] (3)Cx- cảm xúc; f- hàm số; P- cường độ của phản ứng; In- thông tin về các phương tiện cần thiết đế thoả mãn nhu cầu; Ik- các thông tin có sẵn (trong não) [33]

Học thuyết của P.V.Ximonov cho thấy mối quan hệ giữa cảm xúc với nhu cầu, đồng thời cũng cho thấy được vai trò của thông tin và điều kiện thỏa mãn nhu cầu đối với sự xuất hiện cảm xúc Đây là một lý thuyết hiện đại và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành

Cảm xúc được phân chia thành các loại khác nhau Việc phân chia các loại cảm xúc vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi Một số người cho rằng, nên chia cảm xúc thành: giận, buồn, sợ, khoái, yêu, ngạc nhiên, xấu hổ Mặc dù vậy, đa số các nhà khoa học đều thống nhất rằng, tồn tại cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực Những cảm xúc tích cực như tự hào, hy vọng, thư thái sẽ tạo ra cho chúng ta cảm giác hưng phấn, vui tươi, thoải mái Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, thất vọng sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái kém vui, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tạo dựng các mối quan hệ thông thường [50]

1.4.2 Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển trí tuệ

Từ năm 1900-1969 trí tuệ và cảm xúc thường được nghiên cứu cách biệt Phải đến những năm 1970-1989 các nhà tâm lý học mới tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng giữa cảm xúc và trí tuệ Từ nhũng năm 1990-1994 trí tuệ cảm xúc nổi lên như một chủ điểm nghiên cứu của tâm lý học [79]

Các nhà tâm lý học J.Piagiê, Vưgotxki đều cho rằng, trong tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh được thông qua “trường cư xử”, trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử, còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự câu trúc hoá của các

Trang 24

ứng xử đó [78].Điều này chúng ta dễ nhận thấy trong cuộc sống Phần lớn các quyết định (quá trình phản hồi trả lời thông tin của não) đều chịu ảnh hưởng rất lớn của cảm xúc Khi chúng ta sống trong tràn ngập tình yêu thương, đang hạnh phúc, ở tâm trạng hết sức thoải mái, ta sẽ dễ dàng chấp nhận những yêu cầu của người khác, hoặc ra một quyết định nào đó Nếu như cùng yêu cầu đó, được đề xuất lúc chúngta đang ở trong tình huống khó khăn, không thoải mái hoặc vì một xúc cảm nào đó hoàn toàn cá nhân thì việc ra quyết định sẽ bị cản trở.

Chính vì vậy, đế tăng hiệu quả làm việc người ta đã tính đến yếu tố cảm xúc tham gia vào quá trình nhận thức Cảm xúc của con người cũng giống như những con bão sinh học trong bộ não của chúng ta, nên chúng có thể bộc phát mọi lúc Nhưng chúng ta phải học cách kiếm soát một cách có ý thức thay vì chỉ sống bằng phản xạ [78]

Muốn cho đứa trẻ bình thường trở thành người lớn phải biết phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm Tình yêu thương của những người xung quanh, đặc biệt là người mẹ, rất cần cho sự phát triển của trẻ về mặt tình cảm làm cơ sở cho phát triến trí tuệ và thể chất Trẻ phải được yêu mến một cách ổn định và bền bỉ Tình yêu, sự chấp nhận, sự ổn định là ba nhân tố, ba điều kiện cốt yếu cho sự phát triển tình cảm ở trẻ [78]

1.4.3.Tình hình nghiên cún về trạng thái cảm xúc

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về trạng thái cảm xúc [10], [50], [79] Trong công tác giáo dục, cảm xúc giữ vai trò vô cùng quan trọng Nó vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là hiệu quả của giáo dục Cảm xúc quyết định kết quả của hoạt động dạy học và giáo dục Nhữngtri thức nào tạo ra được cảm xúc dương tính mạnh mẽ sẽ được học sinh lĩnh hội tốt và vũng chắc hơn so với những thông tin mà học sinh dửng dưng Sự thành công trong học tập sẽ làm xuất hiện cảm xúc tích cực, khích lệ các em nỗ lực

Trang 25

hơn Sự thất bại, quở trách tạo cảm xúc khó chịu Chính vì vậy, việc nghiên cứu về cảm xúc là một việc làm hết sức cần thiết để tìm ra phương pháp thích họp cho giáo dục Vì, cảm xúc là cơ sở tạo ra sự tập trung chú ý cao.

1.5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÚ Ý

1.5.1 Khái niệm chú ý

Trong một thời điểm có muôn vàn sự vật, hiện tượng tác động tới con người, song chúng ta chỉ có thể tiếp nhận và xử lí một số tác động có lợi cho mình Sự lựa chọn và tập trung vào các tác động nhất định có được là nhờ khả năng tập trung chú ý Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo các điều kiện thần kinh và tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả [22] Chú ý là trạng thái tâm sinh lí diễn ra trong suốt quá trình nhận thức Sự chú ý chia kích thích thành cái cần xử lí và cái không cần xử lí Nhờ có khả năng chú ý mà ta mới có thể lựa chọn được các kích thích ưu thế trong vô số tác động lên cơ thể đế đưa ra câu trả lời thích hợp

Chú ý là tiền đề cần thiết để con người học tập có kết quả, nắm vững được trithức, tiến hành lao động một cách có tổ chức, có kỷ luật, đạt năng suất cao

Vưgotxki cho rằng, chú ý là hoạt động tâm lí phức tạp liên quan tới các quá trình sinh lý thần kinh Chú ý có liên quan tới hoạt động của hệ hướng tâm khôngchuyên biệt, với những hình thức khác nhau của phản xạ định hướng, với cơ chế hoạt động của vỏ não Cơ sở thần kinh của chú ý là tạo ra 0 hưng phấn cực đại trên vỏ não ảnh hưởng tới các phần khác của não [33] Chú ý được chia thành hailoại là chú ý có chủ định và chú ý không chủ định Nguồn gốc phát sinh của hai loại chú ý này hoàn toàn khác nhau [27]

Chú ý không chủ định thường biếu hiện nhiều hơn ở trẻ em và phụ thuộc vào kích thích Kích thích càng hấp dẫn, càng mới lạ càng dễ tạo ra chú ý không chủ định Chú ý có chủ định là loại chú ý có nhiệm vụ đặt ra từ trước Loại chú ý này

Trang 26

có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người Chú ý có chủ định giúp ta khắc phục sự phân tán tư tưởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra Vìvậy, muốn đạt hiệu quả cao trong công việc cần rèn luyện chú ý có chủ định một cách khoa học.

Như vậy, chú ý không phải là một quá trình tâm lý như những quá trình cảm giác, tri giác, tư duy mà đó là sự định hướng tích cực của ý thức con người vào một số đối tượng nhất định [36]

Đe xác định được khả năng chú ý của con người phải dựa vào một số đặc điếm như: Khối lượng chú ý; Sức tập trung chú ý; Sự phân phối chú ý; Sự di chuyến và tính bền vững chú ý [24]

1.5.2 Tình hình nghiên cún về chú ý

Nghiên cứu chú ý ở Việt Nam đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau [35], [36] Mai Văn Hưng [29] nghiên cứu khả năng chú ý của sinh viên một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam độ tuổi 18 đến 25 Ket quả nghiên cứu cho thấy, độ tập trung chú ý của sinh viên tăng tò 18 đến 21 tuổi, sau đó giảm dần theo tuổi Mức tăng độ tập trung chú ý giữa các lớp tuổi tương đối lớn, mức giảm độ tập trung chú ý không đáng kể

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan trên học sinh từ 6 - 17 tuối ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý tăng dần theo lóp tuổi, không có sự khác biệt theo giới tính [41]

Ngoài ra, còn có một số tác giả như Nghiêm Xuân Thăng [52] nghiên cứu khả năng tập trung chú ý trong các điều kiện thời tiết khác nhau

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu

Đối tượng nghiên cứu là các em các em học sinh từ 7 - 15 tuổi, của hai trường tiểu học và trung học cơ sở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh BắcGiang năm học 2009-2010 (bảng 2.1)

Bảng 2.1 Sự phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính

Trang 27

STT Tuôi Chung Nam Nữ

sức khỏe, tâm trạng và tính tích cực (CAH)

Chỉ số về chủ ý gồm: Độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý.

2,2,2, Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thế lực

Chiều cao được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thắng, đồng thời đảm bảo 4 điếm (chẩm, lưng, mông, gót) chạm vào thước đo Tư thế thẳng đứng được xác định khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng

Trang 28

ở trên đường thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân Thước đo có độ chínhxác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục & Đào tạo sản xuất.

Cân nặng được cân bằng cân điện tử, đơn vị tính là kilôgam (kg), chính xác

đến 0,1 kg Học sinh được cân chỉ mặc quần áo mỏng, không mang giày dép và đứng yên không cử động ở giữa bàn cân

Vòng ngực trung bình có đơn vị tính là centimet (cm), được xác định bằng

số trung bình cộng của số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức.Vòng ngực được đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất Thước dây không co dãn và có độ chính xác đến 0,1 cm

LUĨI ý: Trước khi đo hướng dẫn đối tượng cách hít vào tận lực và thở ra gắng

sức, chỉ mặc áo mỏng khi đo

Chỉ số pignet được tính theo công thức sau:

Pignet = Chiều cao (cm) - [Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)] (4)Theo Nguyễn Quang Quyền, chỉ số pignet có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ con người, chỉ số pignet càng nhỏ thì tình trạng sức khoẻ càng tốt (bảng 2.2)

Trang 29

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ

Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test khuôn hình tiếp diễn của Raven (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuối trở lên) Toàn bộ test Raven gồm 60 khuôn hình, chia thành 5 bộ A, B, c, D, E cấu trúc theo nguyên tắc tăng dần độ khó [1], [2], [58] Mỗi bộ gồm 12 khuôn hình Dễ nhất là bài tập 1 của bộ A, tức khuôn hình Ai và khó nhất là bài tập

12 của bộ E, tức khuôn hình Ei2 Nội dung của mỗi bộ khác nhau.Bộ A thể hiện tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc

Bộ B thể hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình.Bộ c thể hiện tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc.Bộ D thể hiện sự thay đổi chỗ của các hình

Bộ E thể hiện sự phân tích cấu trúc các bộ phận trắc nghiệm

- Giới thiệu nội dung quyển tets Raven và hướng dẫn nghiệm thể cách làm

Trang 30

bài Yêu cầu trong mỗi bộ làm lần lượt từ bài 1 đến bài 12, từ bộ A đến bộ E.- Nghiệm thế tiến hành làm bài nghiêm túc.

- Thời gian làm bài không hạn chế.- Nghiệm viên thu phiếu trả lời, xử lý kết quả Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm Số điểm tối đa là 60

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu về trí nhớ

Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev Chúng tôi tiến hành nghỉên cứu trí nhớ ngăn hạn thị gỉác và trí nhớ ngăn hạn thính giác Nghỉên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác bằng cách sử dụng một bảng số, gồm 12 số có 2 chữ số Có 6 số chẵn và 6 số lẻ, các số được sử dụng không trùng nhau, sắp xếp không theo quy luật, không có số có hai chữ số giống nhau, không có số chẵn chục

- Cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại những số đã nhớ được không cần theo thứ tự

Trí nhớ ngắn hạn thính giác cũng được xác định bằng một dãy gồm 12 số, có hai chữ số khác nhau, trong đó có 6 số lẻ và 6 số chẵn (bảng số dùng để đo trí nhớ thị giác khác với bảng chữ số dùng để đo trí nhớ thính giác) Nghiệm viên đọc bảng số to, rõ ràng, ngắt nhịp cho nghiệm thể nghe 3 lần trong thời gian 30

Trang 31

giây Nghiệm thể cũng ghi lại các số nhớ được vào phiếu trả lời trong thời gian 30 giây, không cần theo thứ tự.

Kết quả được đánh giá dựa vào số chữ số nhớ đúng

2.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu trạng thái cảm xúc

Trạng thái cảm xúc được nghiên cứu bằng phương pháp tự đánh giá CAH Phiếu trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khoẻ, tính tích cực và tâm trạng, môi liên hệ giữa chúng

Trắc nghiệm viên phát phiếu trắc nghiệm cho nghiệm thể Yêu cầu nghiệm thể đọc kỹ tùng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng thái cảm xúc của mình theo thang điếm từ 1 đến 9 bằng cách dùng bút khoanh tròn vào điểm số tương ứng

Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu hiện củacác trạng thái cảm xúc:

- Nhóm c (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khoẻ) gồm các câu 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25,26

- Nhóm A (thể hiện cảm xúc về tính tích cực) là các câu 3, 4, 9, 10, 15, 16,21,22, 27, 28

- Nhóm H (thể hiện cảm xúc về tâm trạng) là các câu 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23,24, 29, 30

Trong mỗi câu hỏi có chia các mức độ để học sinh tự đánh giá tương ứng vớicác chữ số trong phiếu, các điếm từ 1 đến 4 đánh giá cảm xúc ở mức độ thấp; điểm 5 là mức bình thường; các điểm từ 6 đến 9 đánh giá trạng thái cảm xúc ở mức độ cao

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc

Trang 32

3 Tối thiểu 30 Rất xấu

2.2.2.5 Phương pháp nghiên cứu vê khả năng chủ ỷ

Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon Phiếu trắc nghiệm Ochan Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo quy tắc nhất định

Trắc nghiệm viên phát phiếu điều tra và phổ biến cách làm cho nghiệm thể Nghiệm thể rà soát và gạch chéo một loại chữ cái nhất định theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới liền kề trong 5 phút Khi có tín hiệu tất cả các nghiệm thể mới bắt đầu làm bài, sau mỗi phút sẽ có tín hiệu báo để nghiệm thể biết khối lượng làm bài được trong 1 phút và tiếp tục làm bài cho đếnhết thời gian Sau khi nghiệm thể làm xong, các phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả

2.2.3 Phương pháp tính tuổi

Được tính tù’ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm điều tra, sau đó phânnhóm tuổi thống nhất theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới áp dụng ở Việt Nam: tù' X năm 1 ngày đến X năm 365 ngày là (X+l) tuổi (phụ lục 5)

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

2.2.3.1.Xử lý thô

Xử lý số liệu về hình thái thể lực: Dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao,

vòng ngực trung bình để tính chỉ số pignet và chỉ số BMI (theo công thức 4 và 5)

Xử lý bài test Raven: Theo khoá chấm điểm của test Raven [71], mỗi bài tập

trả lời đúng được 1 điểm Tính tổng số điểm của mỗi bộ bài tập (A, B, c, D, E) trong mỗi phiếu điều tra trừ điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tương úng trong bảng kỳ vọng Neu hiệu này dao động trong khoảng ± 2 SD và hiệu giữa tống điểm làm được của cả năm bộ bài tập trừ điểm kỳ vọng của tất cả các bài < 6 thì phiếu trả lời đạt yêu cầu và kết quả trắc nghiệm được sử dụng để xử lýtiếp Với những bài đạt yêu cầu, căn cứ vào tuổi và điểm test Raven, tính chỉ số

Trang 33

IQ theo công thức (2) và phân loại mức trí tuệ theo chỉ số IQ (bảng 1.1).

Xử lý bài test về trí nhớ ngắn hạn: Cho điểm cho mỗi bài trắc nghiệm như

sau: Mỗi chữ số ghi lại chính xác cho 1 điểm, điểm của bài trắc nghiệm sẽ là số các chữ số mà học sinh ghi lại chính xác

Xử lý bài test cảm xúc: Tính tông sô điêm trậmg thái cảm xúc cho môi bài

bằng cách cộng tất cả các điểm học sinh chọn trong bài trắc nghiệm.Tính điểm của trạng thái cảm xúc về sức khỏe bằng cách cộng tổng điểm của câu 1,2,7,8,13,14,19,20,25,26

Điểm của trạng thái cảm xúc về tâm trạng là tổng điếm của các câu3,4,9,10,15,16,21,22,27,28

Tổng điểm các câu 5,6,11,12,17,18,23,24,29,30 là điểm của trạng thái cảm xúc về tính tích cực

Xử lý bài test về chú ý: Thống kê tổng số chứ cái nghiệm thể gạch đúng, sai,

bỏ sót trong thời gian làm bài.Độ tập trung chú ý được thể hiện ở số chữ gạch đúng trung bình/phút

Trang 34

(8)

2.2.3.2 Xử lý số liệu bằng phuơngpháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học

Đe công việc tính toán được nhanh và chính xác, kết quả thu được của mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô, được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel Sau đó được xử lý bằng toán thống kê xác suất [26]

Các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tính xử lý để tính: giá trị trung bình ( X ), tỉ lệ %, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan pearson (r)

SD

Trong đó: SD - Độ lệch chuẩn;Xi - Điểm trắc nghiệm của từng nghiệm thể;X - Điểm trắc nghiệm trung bình của toàn mẫu nghiên cứu; n - Số đối tượng trong mẫu nghiên cứu

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w