1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

72 447 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 472 KB

Nội dung

Đề tài về : XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÙNG QUẢNG NAM Thích Nữ Chúc Kim DẪN NHẬP Dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn đề cao tinh thần đoàn kết bền chặt, luôn tạo nên một sức mạnh có thể vượt qua tất cả những thử thách chông gai, những nỗi áp bức nặng nề. Lịch sử đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, khi cam chịu nô lệ, lúc độc lập tự chủ, khi thống nhất một dải, lúc phân đôi sơn hà. Qua đó, lịch sử cũng đã để lại những trang sử oanh liệt, hào hùng cũng như những đêm dài đen tối nô lệ hàng thế kỷ. Do đó, con người Việt Nam vừa có tinh thần độc lập, tự cường rất cao, với tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn nên đã giành lại đất nước, đánh tan quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Như chúng ta được biết, nước ta nằm trong khu vực thuở xa xưa đã có một nền văn minh cổ đại vững chắc, đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn đã đủ sức tạo nên một cốt lõi có sức hấp thụ, thích nghi, chuyển hóa du nhập về sau một cách nhuần nhuyễn. Đành rằng hai ba ngàn năm phải nằm ở một miền ngoại vi của nhiều nền văn minh, đành rằng chưa tự tạo nên một hệ thống triết học, một ý thức hệ tôn giáo, dân tộc Việt Nam đã có thể kết hợp những yếu tố tôn giáo nội sinh với những yếu tố kế thừa của văn minh Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây của Châu Âu để tạo nên một bộ mặt tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam thống nhất và đa dạng. Như vậy, Việt Nam một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, trong đó Phật giáo là một tôn giáo lớn đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học hiện nay cho rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên. Mặc khác, Phật giáo đã thấm sâu vào nền văn minh Việt Nam (văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần tâm linh văn hóa xã hội) và nền văn minh Việt Nam đã dung hóa (bản địa hóa) trở thành một bản chất và bản sắc dân tộc, phù hợp với đời sống và tâm hồn người Việt Nam. Phật giáo truyền vào Việt Nam, đã hội nhập vào cuộc sống của con người, đã xóa tan mọi khoảng cách giữa người và thần thánh. Con người Việt Nam thường sợ thần, sợ thánh, sợ ma, sợ quỷ. Nhưng với Bụt thì không hề có một ý niệm sợ hãi, bởi vì Bụt hiền lành, bởi ông Bụt tuy có quyền năng vô hạn như có thể thấy trong truyện Tấm Cám luôn giúp cho người hiền lành, không hề có ý niệm trừng phạt ai. Và trong công cuộc xây dựng đất nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử, các vị thiền sư và tín đồ Phật giáo đều đã có mặt và đóng góp sự hy sinh của mình trong các cuộc đấu tranh chiến thắng quân xâm lược và sau đó xây dựng đất nước. Cùng hòa nhịp với sự phát triển của đất nước, Phật giáo tại xứ Quảng cũng theo dòng lịch sử thăng trầm của đất nước, để rồi ngày nay vẫn đứng vững chắc và hòa quyện với dân tộc, đã góp phần vào sự phát triển của thành phố, đã hội nhập vào lòng người một cách sâu sắc với những giáo lý căn bản và cũng đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn hóa bản xứ. 1. Lý do chọn đề tài: Trong công cuộc xây dựng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, xây dựng một đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, một nền văn hóa truyền thống và hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo hội Phật giáo cũng như các tín đồ đã tích cực đóng góp theo lời kêu gọi: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối “tốt đời, đẹp đạo”. Cùng chung với những công cuộc xây dựng ấy, Phật giáo tại xứ Quảng cũng đang trên đà phát triển, những cơ sở sinh hoạt, những ngôi chùa, những cơ sở văn hóa Phật giáo, những điểm du lịch mang rõ nét văn hóa Phật giáo cũng đang được nở rộ. Vì vậy, người viết được sinh ra và lớn lên tại vùng đất này nên người viết chọn đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÙNG QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG” cho luận văn tốt nghiệp của mình, đồng thời từ đây, người viết mới có cơ hội tìm hiểu về văn hóa tại địa phương mình, tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng của Phật giáo đã đóng góp cho văn hóa bản xứ như thế nào, qua đó để biết được tầm quan trọng của Phật giáo. Do đó, là một học viên đã biết suy nghĩ và tiếp thu ý kiến của Giáo sư, người viết thấy có nhiều vấn đề mà mình chưa hiểu và chưa được biết tường tận, nên người viết mạo muội mang khả năng và suy nghĩ khiêm tốn của mình đã học được để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa vùng Quảng Nam Đà Nẵng. Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp của mình không sao tránh khỏi những sai sót, người viết kính mong được Giáo sư và các bậc cao minh chỉ dạy thêm để sau này có dịp người viết sẽ thực hiện tốt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Vấn đề nghiên cứu Phật giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và những tác phẩm liên hệ đến Phật giáo đáng chú ý của các tác giả:Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, Hòa thượng Thích Mật Thể, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Trí Quảng, các nhà nghiên cứu Lê Đình Thám, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Lê Mạnh Thát, Hà Văn Tấn, TS Trần Hồng Liên, TS Phan Lạc Tuyên, GS Minh Chi, GS Trần Tuấn Mẫn cùng một số nhà nghiên cứu nước ngoài và các công trình của viện nghiên cứu Phật học. 3. Phương pháp và phương pháp luận: Dùng để viết luận văn này là phương pháp luận khoa học lịch sử, những quan điểm của Ban Tôn Giáo chính phủ cũng như những chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước đã ghi trong bản pháp chế luật về Tôn giáo của quốc hội ban hành năm 2004. Người viết sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, đi điền dã và khai thác những tư liệu của các sách nghiên cứu. 4.Vấn đề thực hiện: Việc thực hiện luận văn đúng theo quy định của Học viện Phật giáo Việt nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của GSTS Phan Lạc Tuyên, Giáo viên thỉnh giảng bộ môn Văn Minh Việt Nam tại Học viện mà người viết đã được học. Khi cần thiết, người viết sẽ thỉnh giáo quý Thượng Tọa tại Học Viện. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG 1.1.Khái quát về địa lí nhân văn và sinh thái vùng Quảng Nam Đà Nẵng: Sinh thái là sự tổng hợp của thiên nhiên, vũ trụ, thời tiết, gió mùa. Cái rộng lớn của biển cả, của núi rừng đã che chở cho vùng đất Quảng Nam một địa thế hùng vĩ. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi: “địa hạt tỉnh, phía đông có biển bao vòng, phía tây có núi che chở phía Nam liền tỉnh Quảng Ngãi, rừng Trí Bình giới hạn cõi bờ, phía Bắc hướng về Kinh Đô, cửa Hải Vân chen chỗ xung yếu. Núi cao thì có núi Tào, Núi Ấn, Núi Chủ, Núi Ngũ Hành Sơn. Sông lớn thì có Sông Chợ Củi (sài thị), Sông Cẩm Lệ và Sông Bến Ván (Bản Tân), ải sông hiểm trở, lao đảo xây quanh, đồng nội rộng bằng, dân cư đông đúc. Đặc điểm thì phía Tây Nam có các bảo định vàYên Sơn khống chế giặc Man mà dẹp yên biên cảnh. Phía Đông Bắc có các thành Yên Hải và Điện Hải ngăn cản giặc Tây mà giữ vững mặt biển. Cửa biển Đại Chiêm thuyền bè sum họp, chợ phố Hội An hàng hóa nhóm đầy, thực là nơi đô hội mà là một tỉnh lớn trong khu Nam trực vậy” [13,296] Với địa hình như vậy, sinh thái đã ảnh hưởng đến con người, đến cuộc sống, đến tánh tình của người dân xứ Quảng. Được bao bọc bởi núi non biển cả, bờ biển chạy dài từ cực Bắc đến cực Nam. Sau lưng là dãy trường Sơn án ngự cả biên giới Việt Lào, núi non trùng trùng bốn phía đều là núi non biển cả.Vì thế ảnh hưởng của địa lý sinh thái đã làm cho con ngươì Quảng Nam luôn có một nghị lực phi thường một sức chịu khó. Đất Quảng Nam xưa nay vẫn để lại trong lòng nhiều người một ấn tượng không lấy gì tốt đẹp, đa số nhân dân lao động một cụôc đời lầm than khốn khổ, quanh năm suốt tháng cặm cụi cùng vạt khoai nương sắn, con người nông dân bị bao quanh bởi bốn bờ ruộng. Hơn nữa, khí hậu thêm phần khắc nghiệt, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng nói chung vùng Quảng Nam Đà Nẵng so với các vùng phía Nam thì không bằng.Tuy thế, thiên nhiên cũng đã ban tặng cho vùng đất Quảng Nam Đà Nẵng những nguồn sống khác. Biển cả đã cưu mang cho người dân có được cuộc sống ấm no hơn, núi rừng cũng thế.Với núi non biển cả như thế đã tạo cho Quảng Nam một khí hậu dễ chịu bởi gió biển, những bóng mát từ những dãy núi đồ sộ. Thiên nhiên vẫn có phần ưu ái cho vùng đất Quảng Nam nhiều thắng cảnh, những khu du lịch tự nhiên lý tưởng như Non Nước Ngũ Hành Sơn, Bà Nà núi chúa, Bán Đảo Sơn Trà v.v…(sẽ được trình bày ở phần sau). Những điều kiện ấy có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Nói chung Quảng Nam Đà Nẵng là một tỉnh trù phú, đồng bằng ở đây chỉ chiếm 12% diện tích toàn tỉnh, còn lại là rừng núi, nhưng so với các tỉnh khác ở miền Trung bộ nước ta thì đồng bằng Quảng Nam Đà Nẵng vẫn tương đối rộng lớn. “Quảng Nam đất quê mình Núi đồng sông biển rành rành từ đâu Bắc thừa thiên giáp Hải Vân Nam thì Quảng Ngãi giáp gần núi phong Tây thì giáp đến gần sông Buong Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh Đông thì biển rộng thênh thang Đất đai trăm dặm rành rành như ghi” [4,15] Ngày nay, với sự chuyển mình theo sự phát triển của cả nước, vùng đất Quảng Nam Đà Nẵng đã tách ra hai tỉnh thành là Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam riêng biệt. Tuy thế hai tỉnh này cũng vẫn gắn bó với nhau bởi những điều kiện thiên nhiên, bởi những bờ biển chạy dài đến vô tận. Tóm lại, vùng sinh thái Quảng Nam Đà Nẵng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Với những khắc nghiệt của khí hậu, những trận bảo lụt, những tai họa của thiên nhiên đã làm cho con người của vùng đất này có một sức chịu đựng, một sự đoàn kết để chống chọi lại với những thiên tai hạn hán. Vì thế trong cuộc sống, con người phải nỗ lực làm việc, chịu đựng mọi hoàn cảnh bất trắc có thể xảy đến bất cứ lúc nào nên họ ít khi ngừng nghỉ. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi: “đàn ông thì lo cày ruộng, đàn bà chăm lo nuôi tằm, dệt lụa. Núi sông hùng vĩ, nên con người tư chất thông minh, kẻ sĩ có lòng trung trực, lời nói ngay thẳng. Tuy thế đất thì xấu, sông núi thì chảy xiết nên tính người hay nóng nảy, ít trầm tĩnh, chỉ những người học vấn uyên thâm mới không bị phong khí ràng buộc, việc qua lại thường xuyên, tình giao kết như ngày xưa và đều đặn, liên lạc, cúng tế bằng xướng ca. Đất thì xấu phong tục tiết kiệm, nhưng thật thà chất phác, phong thổ tất cả đều là như thế”. 1.2. Bối cảnh lịch sử và địa lí nhân văn: Xét về lịch sử, tỉnh Quảng Nam được các lưu dân miền Bắc (Thanh, Nghệ, Tĩnh) vào khai phá lập nghiệp tạo thành. So với các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào, thì Quảng Nam là đất nước Vua Lê chúa Nguyễn chú ý nhiều trong việc mở mang bờ cõi, cũng như phòng thủ kinh đô. Ngược dòng thời gian thì Quảng Nam là quận Nhật Nam đời Hán, bị nước Lâm Ấp (chiêm thành) nhà Nhuận Hồ đánh lấy được động Chiêm, động Cổ Lũy, chia đặt thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Đặt các chức Thăng, Hoa, An Lộ Phủ Sứ để cai trị, lại di dân đến ở. Như vậy, phần đất này tương đối mới của nước Đại Việt, vừa mới khai khẩn, dân cư mới đến lập nghiệp. Quảng Nam, một quê hương từng là bãi chiến trường của các lực lượng giao tranh trong nhiều tháng năm, và cũng là nơi nghĩ chân của những lưu dân về miền Nam trong các giai đoạn lịch sử. Nhưng dầu cho triều đại trải qua bao nhiêu lần hưng vong, giang sơn tuy bao lần đổi chủ đất đai này cuối cùng vẫn của người dân đất Quảng. Kể từ đầu thế kỷ 15(năm 1403) khu vực Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa đã chính thức thông thuộc vào quyền lực nhà nước Đại Việt. Từ lãnh vực hành chính công quyền đến phương diện công pháp quốc tế, sử Trung Quốc, Việt Nam, Chiêm Thành đều cho rằng vào đầu thế kỷ 15, cả khu vực trên đã do người Việt cai quản. Năm 1403, triều đại nhà Hồ sau khi thương thảo với triều đình Chiêm Thành, họ đã thuận giao nộp cả Chiêm động (Bắc Quảng Nam), Cổ Lũy động (Nam Quảng Nam ngày nay) cho người Việt. Từ đó nhà Hồ(1400-1407) chia đất Chiêm động và Cổ Lũy thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa rồi đặt lệ Thăng Hoa thống lãnh bốn châu. Sang giữa thế kỷ15, vua Lê Nhân Tông (1446) đã cải tổ nền hành chánh trong nước bằng cách đặt các ty sở ở các Đạo. Sau đó(1471) vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức năm thứ 2) đã tổ chức hành chánh, tại các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đồng thời đặt làm đạo thừa tuyên Quảng Nam như các đạo đã có từ Quảng Bình trở ra. Danh xưng Quảng Nam bắt đầu có từ đó trong lịch sử mở nước của tiền nhân ta. Năm 1471 Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam thống lĩnh ba phủ chín huyện. Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập cho rằng đời Hồng Đức khi vẽ bản đồ Đại Việt thì Quảng Nam Thừa Tuyên sứ ty thống lĩnh ba phủ chín huyện. Như vậy khu vực đạo Thừa Tuyên Quảng Nam vào thế kỷ XV bao gồm một vùng rộng lớn từ Nam Thuận Hóa vào sát núi Thạch Bi ở Phú Yên (nay thuộ tỉnh Phú Yên). Do đó, cả khu vực từ rừng núi xuống đồng bằng và các hải đảo dọc theo lãnh thổ trên đều thuộc đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Sau đó (1490) đổi lại gọi là xứ Quảng Nam. Năm 1520 gọi là trấn Quảng Nam, năm 1602 (đời Gia Dũ- Nguyễn Hoàng) gọi là dinh Quảng Nam gồm cả ba phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và Hoài Nhơn, phía bắc là phủ Điện Bàn và chúa Tiên sai con trai thứ 6 là Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635) vào trấn thủ vì chúa và các cận thần đều xem đây là “đất yếu hầu của Miền Thuận Quảng”. Từ đó, ông cho lập dinh trấn ở xã Cần Húc thuộc đất Duy Xuyên, huyện Điện Phước phủ Điện Bàn làm ty sở. Năm 1604 cải đặt và đổi tên các khu vực hành chánh hai xứ Thuận Hóa Quảng Nam lập ra huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay là các phủ Duy Xuyên) kể từ đó, dinh Quảng Nam là đất các thái tử thực sự cầm quyền ở một vùng đất mà chúa xem là quan trọng bậc nhất, như thái tử Nguyễn Phước Nguyên trấn thủ từ năm 1602-1613, sau khi kế nghiệp chúa Tiên rồi chúa Nguyễn Phước Nguyên trao dinh Quảng Nam lại cho thái tử Phước Kỳ, tiếp theo là Phước Lan… cho đến thế kỷ thứ XVIII khi vương quyền chúa Nguyễn tan rã mới chấm dứt. Năm Tân Dậu (1801) cũng gọi là Quảng Nam Dinh đến năm 1806 Vua Gia Long đổi là Trực Lệ Quảng Nam dinh thuộc kinh sư, và đến năm 1832 đời Vua Minh Mạng thứ 13 đổi thành tỉnh Quảng Nam. Mặc dầu trải qua bao lớp sống phế hưng, hai xứ Thuận Quảng nhân dân vẫn sung túc thanh bình.Với đất nước đó, chẳng bao lâu sau Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào trấn thủ Thuận Hóa kiêm lãnh trấn Quảng Nam. Kể từ đó, tiền nhân ta đã lật sang một trang sử mới cho bức dư đồ Đại Việt và Quảng Nam trở thành một đơn vị hành chánh lớn của tổ quốc. “Lịch sử mở đất phương nam của dân tộc là một quá trình dựng nước và giữ nước khởi đi từ buổi bình minh mở cõi của dân ta. Quá trình đó đã phát triển trong trường kỳ lịch sư ũdân tộc qua đời Lê – Trịnh – Nguyễn và cuối cùng là triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945). Trong chiều dài lịch sử dựng nước và mở nước, nhân dân ta đã đỗ biết bao mồ hôi, nước mắt và không ít máu đào mới có một biên cương rộng lớn như ngày hôm nay. Biên cương ấy duỗi dài vào Nam, ra biển đông, khởi nguyên từ đời nhà Hồ (1400 – 1407), qua Vua Lê chúa Nguyễn (1558 – 1788), triều Nguyễn (1809 – 1945) tiền nhân ta đã vạch lau lách, rừng bụi, núi non, bùn lầy để vươn dài lãnh thổ vào Nam, vượt trùng dương sống lớn đến quần đảo Hoàng Sa, Cù Lao Chàm … làm thành trì bảo vệ đất nước”. [28,31] Sách Lịch Sử Việt Nam của Đào Duy Anh có ghi: “muốn gây cơ sở kinh tế cho công cuộc cát cứ, vì đất Thuận Quảng hẹp quá, chúa Nguyễn cần phải mở mang thêm bờ cõi. Bởi vậy chúa Nguyễn lại tiếp tục công cuộc Nam tiến của các triều Lý – Trần – Lê và ngay buổi đầu Nguyễn Hoàng đã lấn đất của Chiêm Thành đến Đại lãnh. Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sau kiêm lãnh xứ Quảng Nam, mà đất cực nam của Quảng Nam là huyện Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhơn tức là phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay. Bên kia đèo Cù Mông là nước Chiêm Thành. Năm Tân Hợi (1611) chúa Nguyễn sai chủ sự là Văn Phong đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi đặt làm Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa cho Văn Phong làm lưu thủ. Đó là bước Nam Tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn khi lâm chung dặn công tử thứ sáu (chúa Hi Tông) rằng: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân núi Thạch Bi vững bền; núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng, nếu biết dạy dân luyện binh để chóng chọi với nhà Trịnh thì đủ xây dựng nghiệp muôn đời, còn nếu thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chớ đừng bỏ quên lời dạy của ta”. Xem đó ta thấy rằng chúa Nguyễn đã nuôi chí mở rộng về phía Nam, phía các triều đại trước Lê – Lý – Trần đã hướng về và chính chúa đã tiến bước năm Tân Hợi. [19,296] Xứ Thuận Hóa và Quảng Nam là vùng đất mới chiếm lại được của nhà Mạc năm 1554, lòng dân ở đây chưa tôn phục vua Lê chúa Trịnh. Đồng thời nhà Mạc cũng cho người khuấy động cho dân chúng nổi loạn và âm mưu đánh chiếm lại. Ngoài ra, đất Thuận Quảng là vùng đất mới, rừng núi hiểm trở, sương lam chướng khí và khí hậu độc địa. Trịnh Kiểm thấy rằng: nếu Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa thì không còn sợ bị tranh quyền, lại có người tài giữ đất, không cho nhà Mạc chiếm lại, bảo vệ được mặt nam của Tây Đô, chỉ còn lo đối phó với nhà Mạc ở phía Bắc mà thôi. Vì vậy, Trịnh Kiểm dâng biểu xin vua Lê Anh Tông cử Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa và được toàn quyền quyết định mọi việc ở địa phương. Năm Mậu Ngọ (1558) Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa Đoan Quận Công chăm lo cho dân chúng, trấn Thuận Hóa trở nên thịnh vượng, trật tự an ninh vững chắc. Vua lại cho Nguyễn Hoàng trấn thủ luôn trấn Quảng Nam, mỗi năm chỉ phải nộp thuế cho triều đình 400 cân bạc và 500 tấn lụa. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng cai trị nhân hậu và tài giỏi nên xứ Thuận - Quảng được thái bình và thịnh vượng; trong khi đó, các vùng đất khác đều bị nghèo nàn và loạn lạc vì cuộc chiến tranh giữa nhà Mạc ở bắc triều (Đông Đô) và vua Lê chúa Trịnh ở Nam triều (Tây Đô). Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ca ngợi tài đức của Đoan Quận Công như sau: “Nguyễn Hoàng trị nhậm xứ Thuận – Quảng mấy chục năm, chính lệnh khoan hào, thưởng ban ân hậu, dùng pháp luật công bình, biết khuyên răn bản bộ, cấm trấp những kẻ hung ác. Dân hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam đều cảm lòng mến đức; thay đổi phong tục, chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán, trao đổi phải giá. Quân lệnh nghiêm cẩn, mọi người đều ra sức… từ đó, nhà Mạc không dám dòm ngó, trong cõi được yên ổn làm ăn”. Qua những sự kiện đã nêu trên, chúng ta thấy được rằng vùng đất Quảng Nam đã được các vua chúa triều Nguyễn mở mang thêm rộng lớn. Đồng thời có một sự kiện quan trọng khác đó là Vua Trần Anh Tông gả em gái là Công Chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, vua Chế Mân dâng hai châu là Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ, vì vậy vùng đất Quảng Nam được mở rộng. Theo Khâm Định Việt Sử thì Châu Lý là các huyện Phú Vang, Phú Lộc (tỉnh thừa thiên) và các huyện Diên Phước, Hòa Vang (tỉnh Quảng Nam). Như vậy vùng đất Quảng Nam này có sự đóng góp của công chúa Huyền Trân. Ngày nay vùng đất này theo sự chuyển biến của xã hội đã thay da đổi thịt, trở thành một thành phố lớn thứ ba của đất nước. Khi nói đến nhân văn là đề cập đến con người. Vùng đất này là vùng đất đầu Nam Tiến của Việt Nam, tập trung tất cả những sự kiên cường, là vùng địa lý nhân kiệt. Lịch sử Việt Nam mấy thế kỷ qua đã chứng minh đất QuảngNam đã hun đúc và sản sinh ra nhiều nhà yêu nước, những chiến sĩ cách mạng. Ngay từ khi đặt chân đến nước ta, Quảng Nam trở thành một căn cứ vững chải để tụ họp các phong trào chống Pháp và cũng là nơi cung cấp những người con ưu tú nhất để hiến dâng đời mình cho đất nước như: Hoàng Diệu: Liệt sĩ danh tướng tự là Quang Viễn hiệu Tĩnh Trai, quê làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Phan Chu Trinh (1872 – 1926): Chí sĩ, là danh sĩ sinh ngày 9 – 9 – 1872 tự là Tử Cáo, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã, quê làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trần Cao Vân (1866 -1916): Liệt sĩ, nhà yêu nước, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Duy Tân, quê làng Tư Phú, tông Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947): Chí sĩ, danh sĩ, sinh vào khoảng tháng 11 năm 1876. Ông họ Huỳnh, tiểu danh là Thước, trước gọi là Hanh sau đổi là Thúc Kháng tự Giới sanh, hiệu là Minh Viên. Quê làng Thạch Bình, tổng Tiên Giang thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Lê Đình Thám (1877 -1969): Bác sĩ, cư sĩ Phật giáo, nhà hoạt động hòa bình, pháp danh Tâm Minh, quê làng Đông Mĩ, tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lê Đình Dương (1893 -1919): liệt sĩ cận đại, y sĩ Đông Dương, anh ruột bác Đình Thám, con thượng thư Đông Các đại học sĩ Lê Đĩnh. Quê làng Đông Mĩ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trên đây là những người con được sinh ra từ vùng đất Quảng Nam, còn rất nhiều thiên tài được sinh ra từ vùng đất này, nhưng người viết chỉ nêu vài người mà thôi. Sách Đất Việt Trời Nam của Thái Văn Kiểm có ghi khoa thi hội năm Mậu Tuất (1898) trong số 18 vị chiếm bảng vàng, riêng tỉnh Quảng Nam có đến 5 vị (3 tiến sĩ, 2 phó bảng) cho nên Vua Thành Thái mới ban cho mỗi vị bốn chữ: “Ngũ Phụng Tề Phi” (năm con Phụng cùng bay). Người đương thời đã tặng cho năm vị ấy “ Ngũ Hổ”. 1. Phạm Liệu ở Trừng Giang (Điện Bàn) 2. Phạm Tuấn ở Xuân Đài (Điện Bàn) 3. Phan Quang ở Phước Sơn (Quế Sơn) 4. Dương Hiển Tiến ở Cẩm Lâu (Điện Bàn) 5. Ngô Lý ở Cẩm Sa (Điện Bàn) Ngoài Ngũ Hổ, tỉnh Quảng Nam còn có Tứ Hùng là : 1. Phạm Liệu ở Trừng Giang (Điện Bàn) 2. Huỳnh Hanh tức Huỳnh Thúc Kháng ở Thăng Bình (Tiên Phước) 3. Võ Hoành ở Nam Phước (Duy Xuyên) 4. Nguyễn Đình Hiến ở Trung Lộc (Quế Sơn) Bốn vị này đã liên tiếp đậu thủ khoa trong các khoa thi Hương. Người đương thời đã ghép thành vần cho dễ nhớ: Nhất Liệu, Nhì Hanh, Tam Hoành, Tứ Hiến . Ngoài Ngũ Hổ và Tứ Hùng, Quảng Nam còn có Tứ Kiệt với bốn vị phó bảng đã đổ đầu khoa thi hội năm giáp thìn (1904) 1. Nguyễn Đình Hiến ở Trung Lộc (Quế Sơn) 2. Phan Châu Trinh ở Tây Hồ (Tiên Phước) 3. Võ Vĩ ở An Phú (Thăng Bình) 4. Nguyễn Mậu Hoán ở Phú Cốc (Quế Sơn) Chúng ta nhận thấy rằng trong các bậc túc nho hồi đó có hai nhà cách mạng lừng danh là Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh đã từng mở đường giải phóng và dân chủ hóa nước Việt Nam. [20,389] 1.3. Phật giáo trong quá trình lịch sử ở Quảng Nam Đà Nẵng hiện nay: Các chúa Nguyễn ngoài việc bảo vệ và mở mang Đàng Trong thì hầu hết đều là những người phật tử mộ đạo, hộ trì cho Phật giáo phát triển ở Đàng Trong, chăm lo xây dựng, trùng tu Chùa chiền luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chư tăng tu học yên ổn. Từ đó những di tích thắng cảnh của Phật giáo được phát triển và những di sản văn hóa, những khu du lịch sinh thái từ đó mà được khai thác và phát triển cho đến ngày nay. 1.3.1. Phố Cổ Hội An: Phố cổ Hội An trước đây đã từng là thị xã và tỉnh lị của tỉnh Quảng Nam dưới thời Pháp thuộc (1898) và cũng là thị xã và tỉnh lị của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng trong thời kỳ độc lập (1945) và sau đó là thị xã tương đương cấp huyện của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng sau khi miền nam được giải phóng (1975) và của tỉnh Quảng Nam sau khi chia tách tỉnh (1996). Vào đầu thế kỷ thứ XIV, vùng đất thị xã Hội An ngày nay còn thuộc đất Lâm Ấp phố, một thương cảng nằm bên bờ sông chợ cũi (về sau được gọi là sông Thu Bồn), gần với biển hải khẩu Đại Chiêm (cửa đại ngày nay). Sau khi vua ChămPa Chế mân dâng tiến hai Châu Ô, Châu Lý cho nhà Trần làm lễ vật nạp trưng để xin cưới công chúa Huyền Trân con gái thái thượng hoàng Trần Nhân Tông vào giữa năm 1306, vùng Đại Chiêm Lâm Ấp Phố đã nằm trong lãnh thổ Đại Việt. Năm 1037 Vua Trần Anh Tông đã đặt tên cho hai châu mới đó là Thuận châu và Hóa châu. Hóa châu có huyện cực Nam là Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong mà ở đó có Lâm Ấp Phố, về sau địa danh Hội An mà người phương tây gọi là Faifoo đã thay thế cho Lâm Ấp Phố. Sau khi thuộc lãnh thổ Đại Việt, Hội An đã trở thành một đô thị thương cảng nổi tiếng ở Đàng Trong, quan hệ với đường hàng hải quốc tế từ phương tây sang phương đông, một trung tâm trung chuyển của con đương tơ lụa và gốm sứ xuyên đại dương trong những thế kỷ XVI – XVIII. “Theo các nhà nghiên cứu, Hội An có nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử như : Hoài Phố, Hai Bô, Hổ Bi, Hai Phố, Cổ Trai, Cổ Tam”. [34,7] Sách Kể Chuyện Đất Việt của Nguyễn Khắc Viện cũng đề cập đến những tên gọi khác nhau như : Hội Phố, Hoài Phố, Hải Phố, Hoa Phố. Theo Sách “Ô Châu Cận Lục” do Nguyễn Văn An nhuận sắc và được in dưới thời Nam Bắc triều (1527 – 1592) vào năm 1553 đã cho thấy vào thời kỳ đó, huyện Điện Bàn có 66 xã, trong đó có các xã Bàn Thạch, Hoài Phố, Cẩm Phố, Lai Nghi nhưng chưa thấy địa danh Hội An. Có nhà nghiên cứu đã cho rằng Hoài Phố là tên gọi của Hội An xưa. Vùng đất thị xã Hội An ngày nay từ giữa năm 1306, sau khi Công Chúa Huyền Trân trở thành hoàng hậu nước ChămPa đã thuộc lãnh thổ của Đại Việt Việt Nam. Vào thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Hoàng thấy đây là nơi giàu có (vàng, yến sào, quế, đường, mật ong, ruộng muối, cẩm thạch) nên mới lập thành trấn và cử con trai là Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ, mở cửa Hội An buôn bán với bên ngoài. Người Trung Quốc và Nhật Bản đến buôn bán và thường trú ở những phố riêng. Sau đó còn có người Hòa Lan và những người phương tây khác. [36,66] Thị xã Hộiả An là một đô thị nằm trên cửa đại, nơi con sông Thu Bồn đổ ra biển đông. Nơi đây vào thế kỷ XVI, XVII đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo và rất quen thuộc với các thương nhân Nhật Bản, Inđônêxia, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… Thời đó, thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á. [31,445] Như vậy, qua những dẫn chứng trên chúng ta biết được rằng trước khi phố Cổ Hội An được mang tên là Hội An thì đã có nhiều tên khác nhau như đã nói trên. Tên gọi Hội An đã được nhắc tới trong các thư tịch cổ vào đầu thế kỷ XVII và đã phát hiện lần đầu tiên trên một văn bia dựng vào năm 1640 tại động Hoa Nghiêm của Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng. Hội An nhờ chính sách mở cửa của thời các chúa Nguyễn mà cảng thị Hội An đã phát triển cực thịnh trong các thế kỷ XVII và XVIII và bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX , để lại dấu ấn vàng son rực rỡ một thời của một đô thị cổ xưa nhất của miền trung Việt Nam. Vào thời phát đạt nhất không gian của cảng thị Hội An dọc ven hai bờ sông Thu Bồn mà ngày xưa người ta gọi đoạn sông này chảy qua Hội An là Sài Giang Thị, kéo dài từ ngã ba sông Câu Lâu – Chợ Củi ở phía tây cho đến tận Quận Đảo Cù Lao Chàm ngoài biển đông, mở rộng từ các cồn cát thuộc các xã Cẩm Châu, Cẩm Hà ở phía Bắc cho đến ngã ba sông Bà Rén – Thu Bồn và Trường Giang –Thu Bồn về phía Nam. Từ thế kỷ XVI Đại Việt hay Việt Nam ngày xưa chia thành hai miền : miền Bắc hay Đàng Ngoài của triều đại Vua Lê chúa Trịnh và Miền Nam hay Đàng Trong thuộc quyền kiểm soát của chúa Nguyễn. Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có ý đôà thông qua việc quan hệ ngoại giao và buôn bán với người nước ngoài để mua sắm những vũ khí, đạn dược v.v… nhằm chuẩn bị cho việc chiến đấu lâu dài. Ở phía Nam, các chúa Nguyễn đã tỏ ra cởi mở hơn trong việc quan hệ chính trị và thương mại đối với người nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và xã hội, tạo [...]... một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam Có thể nói đó là quá trình đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam hóa, biến thành một phần cơ thể của nền văn minh Việt Nam Khi nói đến truyền thống văn hóa Phật Giáo Việt Nam là nói đến những gì tốt đẹp, cởi mở giàu nhân tính mà từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã đem lại cho con người việt Nam, cho đất nước Việt Nam, giúp... Tổ Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Tứ Thế Húy Minh Hải Thượng Đắc Hạ Trí Hiệu Pháp Bảo Tổ Sư” CHƯƠNG 2: PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA Chúng ta thật sự vui mừng và tự hào rằng Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đức và văn hóa Việt Nam như thi sĩ Hồ Dzếnh đã viết: “Trang sử Phật đồng thời là trang sử Việt Trải bao độ hưng suy, có nguy mà chẳng mất.” Phật giáo truyền vào Việt Nam. .. di tích Mỹ Sơn Năm 1989 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) ra quyết định khoanh vùng cấm nhằm bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa hòn đền Mỹ Sơn Năm 1997 theo đề nghị của bộ văn hóa thông tin, Mỹ Sơn là một trong sáu di sản văn hóa thiên nhiên tiêu biểu được thủ tướng chính phủ Việt Nam cho phép lập hồ sơ để đăng ký đến với hội đồng di sản văn hóa thế giới đưa vào danh sách di sản thế giới Từ... nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo của người dân Việt được biểu hiện ra ý thức, tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống tâm linh v.v… và một mảng lớn là Phật giáo để lại đối với văn học Việt Nam Chúng ta nhận thấy rằng Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng đạo Phật hội nhập vào văn minh Việt Nam là cả một quá trình lâu dài mãi cho đến ngày... nhờ nó khéo thích ứng với hoàn cảnh lịch sử, địa lí và văn hóa của dân tộc, biến thành một cái gì gần gũi nhất, thân thương nhất của dân tộc Việt Nam Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã hơn hai ngàn năm Trong suốt thời gian ấy, sự hoạt động truyền bá của Phật giáo trong lòng mỗi người dân Việt đã để lại trên đất nước ta biết bao tiếng nói văn hóa, những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờ nói về... (hoằng hóa ở chùa Thập Tháp Di Đà Quy Nhơn) Thiền sư Minh Vật – Nhất Tri hoằng hóa ở chùa Kim Cang (Đồng Nai) Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo hay Pháp Hóa (hoằng hóa ở chùa Chúc Thánh Quảng Nam ) và chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) Thiền sư Minh Hoàng – Tử Dung hoằng hóa ở chùa Từ Đàm (Phú xuân) Thiền sư Thành Đẳng – Minh Lượng hoằng hóa ở chùa Vạn Đức (Quảng Nam) Thiền sư Thành Nhạc – Ẩn Sơn hoằng hóa ở chùa... điệu của các nghệ thuật Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản Đây là kết quả của một sự hỗn dung văn hóa của các nước Đông Nam Châu Á và Viễn Đông “Kiến trúc hệ mái truyền thống Việt Nam của các di tích lịch sử ở đô thị Hội An đều có độ dốc mái khá thống nhất với tỷ lệ 5/10 tức là 50% Trong khi đó Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều do người Nhật thiết kế trước đây và được các nghệ nhân Việt Nam thi công lại có hệ... giúp cho đất nước giữ vững được quyền tự do độc lập, phát triển một nền kinh tế và văn hóa thịnh vượng giàu bản sắc dân tộc 2.1 Ảnh hưởng Phật giáo đối với văn minh Việt Nam: Từ chiều sâu lịch sử và không gian mở rộng, nói về Phật giáo ở Việt Nam xa xưa người Chăm cũng mộ Phật, với khu thánh địa Đồng Dương (Quảng Nam) được xây lên để thờ Phật (nhưng nay thì không còn nữa) Như vậy, Phật giáo mà xa xưa kia... sử liệu Việt Nam gọi là Phi Mê Thuế Vị Vua này một mặt thì duy trì quan hệ với triều đình Trung Quốc, mặt khác thì luôn có ý đồ lấn chiếm Việt Nam Khi vua Lê Đại Hành lên ngôi (982) sai sứ sang giao hiếu với Chiêm Thành và đã bị người Chiêm Thành bắt giữ và chính Paramesvaravarman là vua Chămpa đầu tiên gây sự bất hòa với Việt Nam Năm 988 một vị vua khác là Harivarman II lên ngôi (sử Việt Nam gọi là... nghệ thuật khác nhau, từ đó tạo ra một phong cách riêng của Hội An Đây là sự tổng hòa của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung hóa một cách chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và kết hợp giữa nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới ở khu vực Đông Nam Châu Á và Viễn Đông Những di tích kiến trúc đã hội tụ, tổng hòa được các yếu tố của nền nghệ thuật truyền thống được làm phong . vào Việt Nam từ trước công nguyên. Mặc khác, Phật giáo đã thấm sâu vào nền văn minh Việt Nam (văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần tâm linh và văn hóa. phần không nhỏ cho nền văn hóa bản xứ. 1. Lý do chọn đề tài: Trong công cuộc xây dựng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, xây dựng một đất nước dân

Ngày đăng: 10/04/2013, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w