1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

18 670 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Đề tài về : XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 1

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Lời nói đầu:

Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhưng đồng thời phải thể hiện được bản sắc cùng nét văn hoá riêng của doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một

“tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị? Trong nội dung bài tiểu luận này chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này

I Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?

Để hiểu thế nào là văn hóa doanh nghiệp, đầu tiên ta cần hiểu thế nào là văn hóa

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá” Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn

ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ

nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”

Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng như đối với các doanh nghiệp Chúng ta đều đồng ý nó tồn tại và khẳng định nó rất quan trọng Nhưng chúng ta lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp:

Trang 2

“Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”

“Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá tâp trung và toả sáng trong các thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh …)”

Văn hoá doanh ngiệp bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất tạo ra của cải vật chất để làm giàu cho bản thân và cho xã hội Bằng sức sáng tạo của mình các doanh nghiệp đang cố gắng làm ra của cải cho xã hội với chi phí thấp nhất Văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện ở sự tương trợ lẫn nhau và đóng góp nhiều vào công tác từ thiện như xây trường học, các công trình xây dựng, cầu cống, bệnh viện

Ngoài ra vấn đề làm giàu trong sạch cũng là một nét đẹp không thể thiếu được trong văn hoá doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể làm giàu không trong sạch, sau đó dùng công tác xã hội để tô vẽ cho mình Trong cơ chế thị trường như hiện nay, văn hoá doanh nghiệp bao gồm một môi trường làm việc chuyên nghiệp mà trong đó sự chuyên nghiệp được thể hiện qua chuyên môn của từng cá nhân riêng lẻ

Văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện qua việc xây dựng các sản phẩm hàng hoá có thương hiệu Một khi các sản phẩm hàng hoá đã khẳng định được thương hiệu thì sản phẩm hoặc hàng hoá đó giữ gìn được qua rất nhiều đời, có khi hàng trăm năm Điều này rất quan trọng, qua thương hiệu của sản phẩm nói lên được mức độ phát triển và sự văn minh của xã hội đó Trong một xã hội văn minh và ổn định, người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng những hàng hoá nào có thương hiệu Đây chính là

Trang 3

điều lớn mà văn hoá doanh nghiệp đã làm được Bởi bản chất của văn hoá đó là cái đẹp, cái tốt, là cái có chất lượng được tin cậy Một thị trường có số hàng hoá có thương hiệu nhiều bao nhiêu thì nó sẽ làm diện mạo của thị trường đó sang trọng, văn minh và ổn định vững vàng lên bấy nhiêu Một bản chất văn hoá nữa của văn hoá doanh nghiệp đó là chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm tạo ra được uy tín nhất định cho doanh nghiệp và từ đó góp phần tạo nên nét văn hoá nho nhỏ cho doanh nghiệp và bản sắc riêng của từng quốc gia Một sản phẩm có bề dày thời gian càng lâu càng chứng tỏ được chất lượng của nó Bởi trải qua bao nhiêu thời gian thì sản phẩm đó có bấy nhiêu lần cải tiến cả về chất lượng lẫn mẫu mã và ngày càng tốt lên, đẹp lên, hoàn thiện hơn Các sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra góp phần tạo nên diện mạo của chính doanh nghiệp đó và nó trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của một Nhà nước

Ngoài ra, nói đến văn hoá doanh nghiệp không thể không nói đến cách ứng xử, giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên và Sếp, giữa nhân viên và nhân viên, giữa khách và chủ Mà trong đó vấn đề nổi cộm nhất là cách dùng từ nơi công sở Cảnh Sếp văng tục, chửi thề trước mặt nhân viên và nhân viên văng tục trước mặt Sếp vẫn diễn ra hàng ngày và nhiều người cho đó là điều bình thường không cần bận tâm Tuy có người cũng ý thức được đấy là những ngôn từ phản văn hoá, nhưng đã thành thói quen mất rồi! Cũng có nhiều người cho rằng xưng hô mày, tao hay văng tục, chửi thề trước mặt nhân viên là thể hiện sự hoà đồng, sự gần gũi Nhưng có rất nhiều cách để có thể tạo được sự hoà đồng và gần gũi với nhân viên chứ không phải bằng cách mày tao chí tớ như vậy

II Vai trò của văn hoá doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một

Trang 4

nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức Vì vây việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và hết sức quan trọng, nó là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai Bất kỳ một doanh nghiệp nào thiếu đi yếu tố văn hoá, tri trức thì khó có thể đứng vững được và tồn tại được

Cụ thể văn hoá doanh nghiệp có những vai trò sau:

√ Văn hoá doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống như khi

ta thể hiện thái độ tại sao phải sống, sống làm gì và sống như thế nào? Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng thấy tự hào mình là thành viên của doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Khi văn hóa doanh nghiệp hình thành nên giá trị và lòng tin của mọi thành viên trong tập thể, người lao động sẽ làm việc mà không nghĩ đến tiền thưởng Chẳng hạn, nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xoay quanh nguyên tắc sáng tạo và chất lượng sản phẩm là niềm tự hào của Công ty, cá nhân trong Công ty xem sự thỏa mãn của mình gắn liền với điều này, doanh nghiệp sẽ ít cần đến các giải pháp động viên về mặt tiền bạc Vì vậy xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp chính là môi trường sống của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan tâm √ Văn hóa doanh nghiệp còn quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp ở chỗ:

Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập Nhiều người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp Cụ thể hơn, văn hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh

+Giảm xung đột

Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính

là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất

Trang 5

+Điều phối và kiểm soát

Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét

+Tạo động lực làm việc

Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng

“chảy máu chất xám” đang phổ biến Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng

+Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường

√ Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ để minh chúng cho tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, đã giúp cho một số doanh nghiệp đi đến thành công: Theo tâm

sự của ông Nguyễn Ngọc Sang, Tổng giám đốc Công ty Liksin “Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Đừng ràng buộc họ bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ này không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”

Và trên thực tế ông đã xây dựng thành công mô hình này, như một bí quyết kinh doanh Đó là minh bạch, công bằng, công khai mọi hoạt động thực tế của công ty Hằng năm, Liksin tổ chức cho nhân viên đi du lịch, riêng những cá nhân xuất sắc được đi tour xuyên Việt: Lăng Bác Hồ, Đền Hùng, Khu di tích Mỹ Sơn…Nhân viên kết hôn được công ty tặng nhẫn cưới Kết quả là “nước nổi thuyền nổi”, công

Trang 6

ty ăn nên làm ra, thu nhập bình quân lao động 3,5 triệu đồng/tháng Gần 100% công nhân khi được tham khảo trả lời “muốn làm việc tại Liksin do thu nhập ổn định, công việc phù hợp và môi trường tốt”

Còn ở Công ty Vietravel (Công ty Du lịch – Tiếp thị giao thông vận tải), mục tiêu đặt ra là giúp mọi người hiểu rõ mình là ai, tương lai mình ở đâu? Hằng năm, công

ty tổ chức ngày hội gia đình Vietravel; gặp gỡ, trao đổi và xây dựng mối quan hệ

hỗ trợ giữa ban giám đốc, nhân viên và gia đình họ Mỗi năm một lần, toàn thể nhân viên và cán bộ công ty bỏ phiếu tín nhiệm phó giám đốc, giám đốc và tổng giám đốc Hai năm liền, nếu ai không được đủ số phiếu tín nhiệm thì không được giữ chức Việc bổ nhiệm cũng chỉ có giá trị cao nhất là 3 năm “Việc một nhân viên giỏi đươc bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo cũng như việc một cán bộ tự nguyện

từ chức vì không đáp ứng được yêu cầu công việc là chuyện bình thường”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel nói Vì vậy, công ty đã xây dựng được một bộ máy năng động, hiệu quả Doanh số năm đầu thành lập chỉ 7 tỷ đồng, năm

2002 đạt 170 tỷ đồng, năm 2004 doanh số lên tới 288 tỷ đồng

Một ví dụ nữa là Công ty Bao bì Việt (V-Pack), Giám đốc Trần Mạnh Hùng đã khẳng định “Con người quyết định tới 80% hiệu quả của doanh nghiệp, vì vậy phải quan tâm tới đào tạo đội ngũ và nâng cao khả năng hoạt động của họ” Và “cú hích” cho bộ máy chính là việc trả lương theo mức đống góp của nhân viên và khuyến khích tin thần cầu tiến của mỗi người Công ty định ra 30 tiêu chí để đánh giá chính xác khả năng của cán bộ, bố trí đúng người đúng việc; nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý của doanh nghiệp Kết quả doanh thu bán hàng công ty tăng đều đặn 35%/năm Bộ máy quản lý vận hành suôn sẽ, chủ động mà không cần sự can thiệp nhiều của cấp lãnh đạo

Ba câu chuyện nhỏ về văn hóa ứng xử, nhưng trên thực tế nó đã làm nên chuyện lớn cho doanh nghiệp Mà sức mạnh lớn nhất chính là sự liên kết, phát huy được nguồn lực – vốn quý không thể thiếu của doanh nghiêp Từ đó thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập

Trang 7

III Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

 Thuận lợi:

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chúng ta cũng có những doanh nhân không chỉ làm giàu cho mình mà còn làm giàu cho đất nước như Bạch Thái Bưởi, vừa làm giàu vừa quan tâm những hoạt động xã hội từ thiện như Nguyễn Sơn Hà… Trên khắp đất nước ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã không ít những doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh - một nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp

Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình thành mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi ích của cả dân tộc Song, ngày nay, mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp gắn với công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, vì lợi ích của cá nhân, gia đình và lợi ích của cả đất nước, dân tộc Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển và cũng không nên bị nhìn nhận như giai cấp bóc lột, doanh nhân nước ta ngày nay cũng có nỗi nhục của một dân tộc kiên cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc hậu, kém phát triển Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân, mà còn vì sự phát triển của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh; động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân vươn lên Mục đích ấy đang được thể hiện ngày càng rõ nét trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp; cũng đã được thể hiện trong các doanh nghiệp có hàng hoá được người tiêu dùng bình chọn đạt chất lượng cao trong những năm gần đây Cũng cần thấy rằng mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân

ở nước ta hiện nay cũng rất đa dạng về tính chất, bởi vì lẽ sống của con người là đa dạng, phong phú, nhiều màu vẻ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, thể chế kinh tế cũng đang được chuyển đổi từng bước

Đồng thời mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân ở nước ta hiện nay cũng rất

đa dạng về tính chất

Văn hoá doanh nghiệp của từng doanh nghiệp Việt Nam có những nét chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và những nét riêng của từng doanh nghiệp

Trang 8

 Khó khăn:

Tuy nhiên trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hóa truyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn còn thấy những chỗ khuyết rất đáng lưu ý Do hàng ngàn năm sống tự cung tự cấp bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp

cổ truyền thường xuyên theo chính sách “trọng thương ức thương” là chủ yếu, hơn nữa lại phải mới vừa trải qua một cuộc chiến dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp

đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã trở nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hóa kinh doanh dúng nghĩa Đi vào thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đi vào xã hội phát triển thao cơ chế thị trường, đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hóa Việt Nam Hơn nữa, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp

do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới

có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến Cụ thể như sau:

+ Sản phẩm của hệ thống giáo dục là các kỹ sư, cử nhân, công nhân lành nghề mới

ra trường Phần đông họ rất thiếu kiến thức xã hội Ý thức cộng đồng doanh nghiệp của rất nhiều trong số họ dưới điểm trung bình! Họ có thể rất quan tâm tới bản thân, bạn bè, gia đình, thậm chí nhưng vấn đề lớn của quốc gia, thế giới nhưng lại thờ ơ với hoặc không biết cách thể hiện sự quan tâm với sự sống còn, tồn tại hay không tồn tại, hiệu quả hay lãng phí của cái cộng đồng mà họ gắn bó suốt tám tiếng quý giá nhất của một ngày

Trang 9

+ Xã hội chưa quan tâm tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng nền văn hóa của họ Phần nhiều nếu có quan tâm thì đều mày mò học hỏi của nhau Các hiệp hội nếu có hoạt động theo kiểu hình thức Các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm tới doanh nghiệp ở khía cạnh tìm hiểu xem họ có trốn thuế không? Có buôn lậu không ?

+ Chưa có cơ quan nào quan tâm tới việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp hoặc nếu có, Bên cạnh đó các công ty trong nước lại cạnh tranh với nhau quá khốc liệt kể cả bằng tiểu xảo và giành giật nhân viên của nhau Điều đó tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ một tâm lý cực kỳ bất ổn

+ Các doanh nghiệp tư nhân của Việt nam hầu như không coi trọng thư tiến cử, giới thiệu của doanh nghiệp cũ nơi người lao động làm việc trước khi nộp đơn vào chỗ mình Mặc dù khi phỏng vấn mỗi ứng cử viên đều nghĩ ra những lý do rất hay ho cho việc bỏ việc ở công ty cũ Các cơ quan nhà nước cũng không coi loại giấy tờ này như một chứng chỉ có giá trị Tập quán này tạo cho những nhân viên không được giáo dục tốt một tâm lý coi thường người lãnh đạo cũng như doanh nghiệp mà mình làm việc Những phần tử như thế sẽ là lực cản rất lớn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

2 Xây dựng văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc (những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù năng động và linh hoạt…) kết hợp với các thành tựu văn hóa thế giới (về nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa…)… nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay sẽ càng được trật tự, lành mạnh và càng đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến những mục tiêu kinh tế xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay

Trang 10

trước mắt cho các doanh nghiệp Cụ thể hơn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp để góp phần vào chiến lược phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện nay không thể khác đó là việc nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hướng ngày càng “chuyên nghiêp hóa” nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, năng lực cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quản bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm …Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo đội ngũ (cả vể đời sống văn hóa cá nhân lẫn văn hóa tập thể), không ngừng tăng cường cơ sỡ vật chất - kỹ thuật cùng một nề nếp kỷ cương hoạt động theo phong cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt những giá trị văn hóa truyền thống (đạo lý nghĩa tình…) kết hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân ( kỹ thuật, khoa học…) cho mọi lực lượng lao động vì mục tiêu xây dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh toàn diện về cả chuyên môn lẫn

tư tưởng, tổ chức…tất cả đều là những công việc mang ý nghĩa chiến lược Cụ thể như sau:

√ Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

+ Trước hết, cần khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình và cho đất nước Xóa bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kị doanh nhân Xóa bỏ tâm lý ỷ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những

ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý thức vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt nam trên thị trường thế giới

Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường là tất yếu; thái độ của dân chúng đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm Vấn đề còn lại là các cơ quan Nhà nước

Ngày đăng: 10/04/2013, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w