1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu đề tài về thực trạng hàng hóa công cộng và nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng tại việt nam

30 6K 83

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 57,13 KB

Nội dung

Tài liệu đề tài về thực trạng hàng hóa công cộng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng tại Việt Nam đưa ra lí thuyết chung về hàng hóa công cộng, các mô hình cung cấp hàng hóa công cộng điển hình, thực trạng về hàng hóa công cộng tại việt nam từ đó đưa ra các biện pháp đổi mới trong cung cấp hàng hóa công cộng

Phần 3: Hàng hóa công cộng Đề tài: HÀNG HÓA CÔNG CỘNG 1 Phần 3: Hàng hóa công cộng Mục lục A. Lời nói đầu B. Nội dung I. Lý thuyết về hàng hóa công cộng (HHCC) 1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC 2. Phân biệt các loại hàng hóa 2.1 HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần túy 2.2 HHCC thuần túy và không thuần túy 2.3 Một số lưu ý về khái niệm HHCC 3. Nguyên nhân ra đời HHCC 4. Cung cấp HHCC 4.1 Các mô hình cung cấp HHCC điển hình trên thế giới 4.1.1 Mô hình “Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung cấp HHCC” 4.1.2 Mô hình “Khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức cung cấp HHCC” 4.1.3 Mô hình “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và tổ chức cung cấp HHCC” 4.1.4 Mô hình “Lấp chỗ trống” 4.2 Cung cấp HHCC và vấn đề tổn thất phúc lợi xã hội 4.2.1 Cung cấp HHCC thuần túy 4.2.2 Cung cấp HHCC không thuần túy 4.2.2.1 Cung cấp HHCC có thể loại trừ bằng giá 4.2.2.2 Cung cấp HHCC mà loại trừ rất tốn kém II. Một số ví dụ điển hình về HHCC ở Việt Nam và các nước trên thế giới 1. Trên thế giới 1.1 Y tế và du lịch y tế ở Cuba 1.2 Nghiên cứu cơ bản ở Nhật Bản và Mỹ 1.3 Chi tiêu cho quốc phòng của thế giới 2. Ở Việt Nam 2.1 Một số HHCC điển hình 2.1.1 Giáo dục 2.1.2 Y tế 2.1.3 Giao thông vận tải 2.1.4 Bưu chính viễn thông 2.1.5 Một số HHCC khác 2.2 Thực trạng chung 2.2.1 Hiệu quả cung cấp HHCC thấp 2.2.2 Bộ máy hành chính còn nhiều bất cập 2 Phần 3: Hàng hóa công cộng 2.2.3 Thiếu hụt ngân sách trong cung cấp HHCC III. Đổi mới cung cấp HHCC 1. Sự cần thiết phải đổi mới cung cấp HHCC 2. Biện pháp đổi mới cung cấp HHCC 2.1 Đẩy mạnh sự tham gia của khu vực phi nhà nước trong cung cấp HHCC 2.2 Cải thiện chất lượng HHCC của khu vực Nhà nước 2.3 Tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc hoạch định chính sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công C. Kết luận 3 Phần 3: Hàng hóa công cộng A. LỜI NÓI ĐẦU Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức hiệu quả xã hội. Có 5 loại thất bại thị trường là: •Độc quyền thị trường •Ngoại ứng •Hàng hóa công cộng •Thông tin không hoàn hảo •Bất ổn kinh tế Cùng với vai trò phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người và bắt buộc người dân sử dụng hàng hóa khuyến dụng, những thất bại thị trường chính là cơ sở quan trọng để Chính phủ can thiệp thị trường nhằm giúp thị trường hoạt động có hiệu quả hơn và các kết quả kinh tế tạo ra công bằng hơn. Một trong những thất bại thị trường mà ai cũng biết, tiêu dùng nó hàng ngày nhưng chưa chắc đã hiểu hết về nó chính là hàng hóa công cộng (HHCC). Bài thuyết trình sẽ cung cấp một số kiến thức về HHCC như khái niệm, phân biệt HHCC, thực trạng cung cấp HHCC… Hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về HHCC và sự cần thiết của Chính phủ trong cung cấp và quản lý HHCC. B. Nội dung I. Lý thuyết về HHCC 1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC Theo Paul Samuelson( người Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel năm 1970) thì, hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà chi phí để nhận dịch vụ từ nó đối với mỗi người là bằng 0, không thể cấm mọi người cùng sử dụng. Theo Joseph Stighlitz( giáo sư đại học Columbia, nhận giải Nobel năm 2001), hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. 4 Phần 3: Hàng hóa công cộng Còn trang web doanhnhanhanoi.net thì định nghĩa: Hàng hóa công cộng là có hai đặc tính quan trọng. Thứ nhất là nó không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng. Thứ hai là người ta không sử dụng nó theo khẩu phần. Khái niệm chung nhất là: Hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ: -Không có tính cạnh tranh nghĩa là khi có thêm một người cùng sử dụng hàng hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Có thể hiểu hàng hóa công cộng có thể đáp ứng được lợi ích của nhiều người không hạn chế số người sử dụng. Thực tế, vấn đề lợi ích của hàng hóa công không phải lúc nào cũng như nhau đối với nhiều người mà nó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của người sử dụng hàng hóa này, họ có thể khai thác được nhiều hoặc ít lợi ích từ nó, cũng có thể là do sự khác nhau trong nhu cầu của họ. -Không có tính loại trừ được hiểu ngầm là về mặt kỹ thuật là không thể hoặc là chi phí rất tốn kém để ngăn ngừa những người khác cùng sử dụng loại hàng hóa này. Có thể hiểu là người tiêu dùng không bị cản trở khi có nhu cầu về nó. Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,…thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế.  Đây cũng là 2 thuộc tính cơ bản nhất của HHCC thuần túy 2. Phân biệt các loại hàng hóa 2.1 HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần túy. Tất nhiên là hàng hóa cá nhân không có 2 đặc tính này. Các bạn có thể thấy rất rõ nếu so sánh 2 hàng hóa. Ví dụ nhà ở là hàng hóa cá nhân thì cái nhà đó đã là của bạn thì người khác không được quyền sử dụng nếu không được bạn đồng ý (đây là tính cạnh tranh), bạn có quyền không cho người khác vào (đây là 5 Phần 3: Hàng hóa công cộng tính loại trừ). Còn công viên là hàng hóa công cộng, trong cùng 1 lúc có rất nhiều người trong công viên nhưng bạn vẫn có thể tập thể dục hoặc đi dạo mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, và nhân viên công viên cũng không thể cho người khác vào mà không cho bạn vào. 2.2 HHCC thuần túy và HHCC không thuần túy Như định nghĩa ở trên thì hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản là tính không cạnh tranh và tính không loại trừ. Hàng hóa công cộng nào mang đầy đủ 2 đặc tính trên thì là hàng hóa công cộng thuần túy. Một lượng hàng hóa công cộng khi cung cấp cho 1 cá nhân thì lập tức có thể tiêu dùng bởi tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng. ví dụ như :quốc phòng, đài phát thanh, đèn chiếu sáng đường,…Ngược lại là hàng hóa cá nhân thuần túy thì nó chỉ tạo ra lọi ích cho người mua nó chứ không phải bất kỳ ai. Nói cách khác hàng hóa cá nhân thuần túy có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ tất cả những ai không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trường. Vì hàng hóa công cộng thuần túy không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng nên với một lượng hàng hóa công cộng thuần túy nhất định, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0. Tuy nhiên chi phí biên để sản xuất HHCC vẫn lớn hơn 0 vì để sản xuất thêm HHCC đòi hỏi tốn nguồn lực của xã hội Trong thực tế rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn một cách chặt chẽ hai thuộc tính nói trên và HHCC chỉ có 1 trong 2 thuộc tính trên được gọi là HHCC không thuần túy. Chúng được coi là trung gian giũa HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân thuần túy. Có 2 loại HHCC không thuần túy là HHCC có thể tắc nghẽn và HHCC có thể loại trừ bằng giá. HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người sử dụng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích cưa những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. 6 Phần 3: Hàng hóa công cộng Chi phí để phục vụ cho những người tăng thêm sau một giới hạn nhất định không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng lên. Điểm giới hạn đó gọi là điểm tắc nghẽn. Một hàng hóa công cộng có thể là HHCC thuần túy vào thời điểm này nhưng lại là HHCC có thể tắc nghẽn vào thời điểm khác. Ví dụ như ghế đá trong công viên vào những ngày bình thường sẽ là HHCC thuần túy vì nó đủ chỗ cho những người có nhu cầu ngồi. Tuy nhiên vào những ngày lễ như 14/2 vừa qua hay như mùng 8/3, 20/10 rất nhiều đôi muốn đi chơi công viên với nhau vì thế nên tính cạnh tranh để có ghế đá giữa các đôi muốn ngồi tâm sự sẽ tăng lên, chắc chắn ghế đá sẽ hết chỗ như vậy làm giảm lợi ích của những người trong công viên và xảy ra hiện tượng tắc nghẽn. Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá, hay gọi tắt là HHCC có thể loại trừ, là những hàng hóa công cộng mà lợi ích của chúng có thể định giá. Việc đi lại có thể loại trừ bằng giá, nhờ việc đặt các trạm thu phí hai bên đầu cầu… 2.3 Một số lưu ý về khái niệm HHCC Từ khái niệm HHCC nêu trên có một số khía cạnh quan trọng cần lưu ý. • HHCC được mọi người tiêu dùng với khối lượng như nhau nhưng không nhất thiết phải đánh giá giá trị của các HHCC đó ngang nhau. Đối với một loại HHCC thuần túy như ngọn hải đăng, những chủ tàu có hàng hóa giá trị lớn sẽ đánh giá cao giá trị của ngọn hải đăng hơn so với những chủ tàu có hàng hóa rẻ tiền. • HHCC thuần túy là một dạng đặc biệt của ngoại ứng tích cực. Nói cụ thể, khi một người tạo ra một hàng hóa mà tất cả những người khác trong cộng đồng đều được nhận tác động tích cực của nó thì người ấy đã tạo ra được một HHCC thuần túy. • Ranh giới phân định một hàng hóa là HHCC không phải là tuyệt đối, nó có thể thay đổi theo điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ. Có nhiều HHCC không có tính loại trừ chỉ là do sự lạc hậu về công nghệ. Khi điều kiện 7 Phần 3: Hàng hóa công cộng tiên tiến hơn, cho phép tìm ra những cách thức loại trừ đơn giản và rẻ tiền thì HHCC đó sẽ trở thành HHCC có thể loại trừ. Ví dụ như chương trình truyền hình khi truyền qua song là miễn phí nhưng hiện nay khi truyền qua hệ thống dây cáp thì người sử dụng phải trả tiền mới có thể xem truyền hình qua hệ thống cáp này. • Có rất nhiều thứ không được coi là hàng hóa thông thường vẫn mang đầy đủ thuộc tính của HHCC như an ninh xã hội, môi trường trong sạch… • HHCC không nhất thiết phải do khu vực công sản xuất và HHCN không nhất thiết phải do khu vực tư nhân sản xuất. Trong thực tế, có rât nhiều HHCN do chính phủ cung cấp như các khu nhà tập thể, dịch vụ y tế cá nhân do bệnh viện công thực hiện, giáo dục công… Ngược lại, có nhiều HHCC do khu vực tư nhân sản xuất như các dự án cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT. Đây là hình thức mà các hãng tư nhân đầu tư thực hiện dự án, vận hành kết quả dự án trong một thời gian để thu hồi vốn và lợi nhuận xong sau đó chuyển giao cho nhà nước tiếp tục vận hành. 3. Nguyên nhân ra đời HHCC Có thể thấy HHCC là hàng hóa hữu ích cho xã hội, không thể hoặc rất khó khăn để chia nhỏ hàng hóa thành từng đơn vị tiêu dùng (khẩu phần) và lợi ích tiêu dùng HHCC chỉ có thể hưởng thụ chung giữa tất cả mọi người, việc người này tiêu dùng không làm giảm lợi ích thụ hưởng của người khác. Vì vậy nó không dễ gì ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp tiêu dùng chúng, khi đó họ trở thành “kẻ ăn không”. Điều này đặc biệt khó khăn nếu khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa này vì họ không có khả năng cưỡng chế các cá nhân phải trả tiền sử dụng HHCC mà họ cung cấp. Trong khi đó Chính phủ có thể khắc phục phần nào được vấn đề ăn không này bằng cách buộc cá nhân phải đóng góp bắt buộc thông qua đóng thuế, rồi sử dụng thuế thu được để tài trợ cho việc sản xuất và cung cấp HHCC. 4. Cung cấp HHCC 4.1 Các mô hình cung cấp HHCC điển hình trên thế giới 8 Phần 3: Hàng hóa công cộng 4.1.1 Mô hình "Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HHCC” Ở mô hình này, Nhà nước bỏ vốn ra tạo lập, tiến hành hoạt động sản xuất, cung ứng HHCC trên cơ sở kế hoạch Nhà nước giao, theo cơ chế bao cấp (lãi nộp ngân sách nhà nước, lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ). Chủ thể trực tiếp cung ứng là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Với cơ chế này, mặc dù DNNN vẫn mang lại một số hiệu quả kinh tế, nhưng xét về bản chất, đó không phải là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu hoàn thành kế hoạch đã được giao và được đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để hoạt động, kể cả việc tiêu thụ sản phẩm theo địa chỉ giao nộp đã được Nhà nước ấn định. Cơ chế này đã từng được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) khác trước đây, khi phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Hiện nay, trên những nét tổng thể và cơ bản, cơ chế này vẫn còn được áp dụng ở một vài nước như Cuba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên 4.1.2 Mô hình "Khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức cung cấp HHCC” Mô hình này là hình thức cung ứng trong đó Nhà nước dành phần lớn (nếu không muốn nói là “hầu hết”) việc cung ứng HHCC cho khu vực tư trực tiếp sản xuất và cho xã hội. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân được phát triển mạnh mẽ, ngay cả trong lĩnh vực “công”. Mô hình này được triển khai ở nhiều nước, điển hình như ở Mỹ, số lượng DNNN rất hạn chế và nếu có, chỉ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng HHCC. “Một trong những điểm khác nhau chủ yếu giữa Mỹ và nhiều nước Tây Âu là Chính phủ có vai trò hạn chế với danh nghĩa là người sản xuất HHCC” [1] . Thế nhưng, Chính phủ Mỹ lại có tác động lớn đối với các quyết định sản xuất và cung cấp các HHCC thông qua sự điều tiết bằng thuế, đơn đặt hàng hoặc trợ giá để có thể làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Việc hạch toán [1] 9 Phần 3: Hàng hóa công cộng kinh tế đối với các HHCC do các DNNN sản xuất và cung cấp không phải dựa trên sự điều tiết của giá cả thị trường. Do không có giá thị trường để đánh giá những mặt hàng này, HHCC phải được đánh giá theo chi phí đầu vào làm ra chúng. Ở Mỹ, các DNNN chủ yếu là các doanh nghiệp công ích, hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Số lượng các doanh nghiệp loại này không nhiều, nên các công ty tư nhân đảm nhận cung ứng phần lớn các HHCC cho xã hội. Ngoài các công cụ điều tiết vĩ mô để điều chỉnh hành vi của các DNTN sản xuất và cung ứng HHCC như thuế, đơn đặt hàng, trợ giá , Chính phủ Mỹ còn có chính sách mua HHCC của các hãng tư nhân để đáp ứng nhu cầu cho xã hội. 4.1.3 Mô hình “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và cung ứng HHCC” Theo mô hình này, cả Nhà nước và tư nhân đều có thể liên kết, hợp tác sản xuất, cung ứng HHCC cho xã hội. Cùng với sự khuyến khích khu vực tư đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước cũng muốn có một số doanh nghiệp của mình như là một công cụ điều tiết trực tiếp việc sản xuất, cung ứng một số HHCC quan trọng mà Nhà nước thấy cần thiết. Mô hình này được tiến hành phổ biến ở New Zealand, Singapore… Trong nền kinh tế này thường xuất hiện các hình thức cung ứng chủ yếu sau: Một là, hình thức "Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ chức cung ứng HHCC” Toàn bộ kinh phí đảm bảo phục vụ cho cung ứng đều được Nhà nước đảm nhận chi trả. Điều khác biệt ở đây là chủ thể trực tiếp tổ chức cung ứng cho xã hội không phải là DNNN mà là doanh nghiệp thuộc khu vực tư. Ví dụ, để làm một con đường theo nhu cầu xã hội và chủ trương của Nhà nước, Nhà nước có thể kêu gọi các DNTN, tổ chức đấu thầu, đặt hàng và doanh nghiệp trúng thầu sẽ nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước và tiến hành xây dựng con đường đó. Hai là, hình thức “Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và Nhà nước cung ứng HHCC”. Đây là hình thức được áp dụng để cung ứng những loại HHCC 10 [...]... Phần 3: Hàng hóa công cộng loại IV và loại V tập trung chiếu sáng đường phố chính chủ yếu là những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị Việc sử dụng rộng rãi nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện cũng đã và đang được triển khai tại các địa phương 2.2 Thực trạng cung cấp hàng hóa công cộng ở Việt Nam 2.2.1 Hiệu quả cung cấp HHCC thấp Các HHCC này nhìn chung không chỉ thiếu về số... trung nhiều biện pháp để nâng cao năng lực chuyên môn của công chức thông qua việc cải tiến công tác cán bộ và khuyến khích sự tham gia của công chức vào hoạt động quản lý, tăng cường uỷ quyền và trách nhiệm cá nhân Phương thức tuyển dụng và đề bạt theo phẩm chất mà nhiều nước sử dụng đã làm cho bộ máy viên chức có được lực lượng cán bộ, nhân viên chất lượng cao Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn,... Phần 3: Hàng hóa công cộng tiếp thực hiện cung cấp HHCC, cần đặc biệt chú ý nâng cao phẩm chất, đạo đức phục vụ khách hàng Kinh nghiệm của nhiều nước chỉ ra rằng một khi người viên chức có ý thức trong công việc, có thái độ tận tụy phục vụ khách hàng thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên rất nhiều 2.3 Tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng đối với việc hoạch định chính sách và đảm... Thứ ba, sự kém hiệu quả của khu vực công so với khu vực tư nhân trong lĩnh vực cung cấp HHCC Theo J E Stiglitz thì các dự án nhà ở công cộng thường tốn kém hơn nhà ở của khu vực tư nhân khoảng 20%; chi phí thu gom rác thải do khu vực công thực hiện thường cao hơn khu vực tư nhân 20%; chi phí phòng cháy chữa cháy của khu vực tư nhân thấp hơn khu vực công cộng 25 Phần 3: Hàng hóa công cộng ... sẽ giảm xuống còn khoảng 575 tỷ USD vào năm 2014 và 535 tỷ USD vào năm 2015 do cắt giảm chi tiêu 2 Ở Việt Nam 2.1 Một số HHCC điển hình 2.1.1 Giáo dục Nếu như năm 1945 nước ta còn 95% người dân mù chữ, thì đến thời điểm này cả nước đã có hơn 97% người dân biết chữ Năm 2000, Việt Nam đã đạt 18 Phần 3: Hàng hóa công cộng chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học Từ năm học 2002-2003,... thời đảm bảo các cá nhân sẽ sử dụng hiệu quả hàng hóa này Tuy quan điểm này là đúng đối với những hàng hóa nhanh bị tắc nghẽn, nhưng nó có thể vẫn gây tổn thất phúc lợi cho xã hội nếu việc tiêu dùng hàng hóa đó chưa đạt đến điểm tắc nghẽn Lý do là khi chưa đến điểm tắc nghẽn nghĩa là việc tiêu dùng chúng không có tính cạnh tranh và vẫn tạo ra phúc lợi xã hội (Lưu ý: Qe và Q* đều chỉ lượng cầu cân bằng,... nguồn thu khác, ví dụ từ thuế… 4.2.2.2 Đối với những hàng hóa mà việc loại trừ rất tốn kém Trường hợp thứ hai ta xem xét ở đây là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn, do đóc nên loại trừ bớt việc tiêu dùng để tránh tình trạng tắc nghẽn, nhưng chi phí để thực hiện việc loại trừ này quá lớn khiến chính phủ phải chấp nhận cung cấp công cộng hàng hóa này Gọi tất cả các chi phí liên quan đến việc điều... HHCC Thực ra, việc khu vực phi nhà nước cung cấp HHCC đã có từ thời xa xưa Lịch sử cho thấy rằng, hầu hết các dịch vụ y tế đều được thực hiện trên cơ sở tư nhân bởi những bà đỡ, các thầy lang Tại các nước đang phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ đã dẫn đến việc thành lập các nhóm lao động và họ đã tự tổ chức để cung ứng dịch vụ bảo hiểm y tế thông qua “những quỹ đề phòng ốm đau” hoặc đề. .. khai thí điểm tại một số phường, xã ở Hà Nội và TPHCM Công nghệ xử lý CTR chủ yếu được sử dụng hiện nay là chôn lấp và chế biến chất thải hữu cơ thành phân compost; công nghệ đốt rác mới chỉ tập trung xử lý chất thải rắn nguy hại y tế - Dịch vụ về cung cấp điện và chiếu sáng đô thị: Tại các đô thị loại đặc biệt và loại I, II đã có 90% các tuyến đường chính cấp đô thị được chiếu sáng, tại các đô thị... nghĩa là hàng hóa đó có nên hay không nên thu phí sử dụng Còn chính phủ cũng không nhất thiết phải là người đứng ra sản xuất mà có thể tài trợ tư nhân sản xuất HHCC II Một số ví dụ điển hình về HHCC của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới 1 Trên thế giới 1.1 Y tế và du lịch y tế ở Cuba Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận hệ thống y tế tốt nhất thế giới là ở Cuba Cuba có chuẩn y tế rất cao, hệ . Phần 3: Hàng hóa công cộng Đề tài: HÀNG HÓA CÔNG CỘNG 1 Phần 3: Hàng hóa công cộng Mục lục A. Lời nói đầu B. Nội dung I. Lý thuyết về hàng hóa công cộng (HHCC) 1. Khái niệm. trên thì hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản là tính không cạnh tranh và tính không loại trừ. Hàng hóa công cộng nào mang đầy đủ 2 đặc tính trên thì là hàng hóa công cộng thuần. quyền sử dụng nếu không được bạn đồng ý (đây là tính cạnh tranh), bạn có quyền không cho người khác vào (đây là 5 Phần 3: Hàng hóa công cộng tính loại trừ). Còn công viên là hàng hóa công cộng,

Ngày đăng: 12/11/2014, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w