1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH phát đạt

40 897 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 345 KB

Nội dung

Tính toán đúng đắn giá vốn của sản phẩm vàdịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, và các chi phíkhác nhằm xác định kết quả bán hàng.. Doanh thu bán hàng và c

Trang 1

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY.

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ HÀNG 1.1.1 Khái niệm bán hàng

Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn sản xuấtkinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ Doanh nghiệp mấtquyền sở hữu về hàng hóa nhưng lại nhận được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyềnđòi tiền từ khách hàng Vốn kinh doanh của doanh nghiệp kết thúc một vòng luânchuyển

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của bán hàng.

Bán hàng là khâu quan trọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp, nó thực hiệnmục đích của sản xuất và tiêu dùng, đó là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêudùng

Qua bán hàng mới khẳng định được năng lực sản xuất và kinh doanh của doanhnghiệp Sau quá trình bán hàng, doanh nghiệp không những thu hồi được số vốn bỏ ra

mà còn thực hiện được một phần giá trị thặng dư Phần thặng dư này chính là phầnquan trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước, mở rộng quy mô kinh doanh

Cũng như các quá trình khác, quá trình bán hàng cũng chịu sự thay đổi và quản lýcủa nhà nước, của người có lợi ích trực tiếp hoặc dán tiếp Đó là chủ doanh nghiệp,các cổ đông, bạn hàng, nhà tài trợ, các cơ quản lý nhà nước Hiện nay trên nền kinh

tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại đã sử dụng nhiều biện pháp để quản lýcông tác bán hàng Với chức năng thu thập số liệu, sử lý và cung cấp thông tin, kếtoán được coi là một trong nhưng công cụ góp phần giải quyết những vấn đề phát sinhtrong doanh nghiệp Cụ thể kế toán đã theo dõi số lượng, chất lượng, giá trị của tổng

lô hàng từ khâu mua đến khâu tiêu thụ hàng hóa Từ đó doanh nghiệp mới điều chỉnhđưa ra, nhưng phương án, các kế hoạch tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được hiệu quả caonhất

Doanh nghiệp thương mại thực hiện tốt nghiệp vụ này thì sẽ đáp ứng tốt, đầy đủ,kịp thời nhu cầu của khách hàng góp phần khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất,

Trang 2

tăng doanh thu bán ra, mở rộng thị phần, khẳng định được uy tín doanh nghiệp trongmối quan hệ với chủ thể khách Đồng thời động viên người lao động, nâng cao mứcsống cho họ và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ thu hồi được khoản lợi nhuận mong muốn,góp phân xây dựng nền kinh tế quốc dân.

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Nhằm phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh, kế toán bán hàng cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :

- Phản ánh kịp thời, chi tiết khối lượng sản phẩm dịch vụ mua vào, bán ra, tồn kho

cả về số lượng, chất lượng và giá trị Tính toán đúng đắn giá vốn của sản phẩm vàdịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, và các chi phíkhác nhằm xác định kết quả bán hàng

- Kiểm tra, dám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế toán bán hàng, doanh thu bánhàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với nhà nước, phản ánh kịpthời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc kiểm tra, đảm bảo thu

đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý

- Tổ chức kê khai thuế GTGT hàng tháng, báo cáo kết quả hoạt động bán hàng đúngchế độ và kịp thời theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và các cấp có liên quan -Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặtchẽ sản phẩm và kết quả bán hàng Để thực hiện các nhiệm vụ đó, kế toán cần nằmvững các nội dung của việc tổ chức công tác kế toán, đồng thời cần đảm bảo một sốyêu cầu sau :

- Xác định thời điểm sản phẩm được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng

và xác định kết quả bán hàng Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng vàthanh toán với khách hàng nhằm quản lý chặt chẽ sản phẩm bán ra về số lượng vàchủng loại

- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa học,hợp lý, tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản

lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kế toán đểphát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình

Trang 3

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

1.2.1 Phương thức bán buôn

Bán buôn là sự vận động ban đầu của hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến linh vựctiêu dùng Trong khâu này, hàng hóa mới chỉ được thực hiện một phần giá trị, chưathực hiện được giá trị sử dụng Bán buôn hàng hóa thường áp dụng đối với trường hợpbán hàng với khối lượng lớn, được thực hiện bởi hai hình thức: bán buôn qua kho vàbán buôn vận chuyển thẳng

 Hình thức bán buôn qua kho

Theo hình thức này, hàng hóa được xuất bán từ kho dự trữ của doanh nghiệp vàđược thực hiện theo 2 cách: Giao hàng trực tiếp và chuyển thẳng

+ Hình thức giao hàng trực tiếp: Là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp xuất hànggiao trực tiếp cho khách hàng tại kho hoặc nơi bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp.Hàng hóa được coi là bán và hình thành doanh thu bán hàng khi khách hàng nhận đủhàng hóa và ký đơn xác nhận đủ hàng

+ Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng hoặc theo đơnđặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa dùng phương tiện vận tải củamình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng hóa đến kho của bên mua hoặc một địa điểmnào đó bên mua quy định trong hợp đồng Khi khách hàng thông báo nhận được hàng

và chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán tiền hàng ngay thì khi đó hàng hóa mớichuyển quyền sở hữu, được xác định là bán hàng, và doanh nghiệp ghi nhận doanh thubán hàng

- Hình thức bán buôn vận chuyển thẳng

Bán buôn vận chuyển thằng là hình thức bán hàng mà bên bán mua hàng của nhàcung cấp để bán cho khách hàng, hàng hóa không qua kho của bên bán Hình thức nàygồm nhiều hình thức nhỏ như giao hàng tay ba, hình thức vận chuyển thẳng có thamgia thanh toán và không tham gia thanh toán

1.2.2 Phương thức bán lẻ

Cách bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặccho các tổ chức kinh tế v.v bán lẻ thường áp dụng các hình thức sau:

Trang 4

- Bán lẻ thu tiền tập chung: Theo hình thức này, mỗi quầy hàng có một nhân viênlàm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy hàng có một nhân viên viết hóađơn và thu tiền của khách.

- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiềncủa khách và giao cho khách hàng

- Bán lẻ tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hóa và mangđến nơi thanh toán tiền hàng

- Hình thức bán hàng tự động: Là hình thức bán lẻ hàng hóa mà trong đó, các doanhngiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc mộtvài loại hàng hóa nào đó đặt ở nơi công cộng Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy,máy sẽ tự động đẩy hàng cho người mua

- Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thànhnhiều lần Ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi dotrả chậm

1.2.3 Phương thức bán hàng đại lý

Đây là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho

cơ sở đại lý, ký gửi để cơ sở này trực tiếp bán hàng Bên nhận làm đại lý ký gửi sẽtrực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý

1.2.4 Phương thức bán hàng trả góp

Là hình thức bán hàng mà người bán chấp nhận cho người mua trả tiền hàng thành

nhiều lần Ngoài tiền hàng nhận được, người bán còn thu thêm một khoản lãi do trảchậm

1.2.5 Phương thức bán hàng hàng đổi hàng

Theo phương thức hàng đổi hàng, người bán đem sản phẩm hàng hóa của mình

để đổi lấy sản phẩm hàng hóa của người mua Giá trao đổi là giá bán sản phẩm hànghóa đó trên thị trường

2.NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG 2.1 Kế toán doanh thu bán hàng.

Sơ đồ phương pháp kế toán doanh thu bán hàng ( sơ đồ 5)

2.1.1 Nội dung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Trang 5

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền hàng doanh nghiệp thu được từsản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng.Giá trị hàng hóa được thỏa thuận như trên hợp đồng kinh tế, về mua bán và cung cấpsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ và đã được nghi trên hóa đơn hoặc là sự thỏathuận giữa người mua và người bán.

Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ được xác định như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cungứng dịch vụ ( chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và chi phí thu bên ngoài giábán ( nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng

- Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp và đối với hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cảphụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng( tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế)

- Đối với sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc thuế XK thì doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB hoặcthuế XK

2.1.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì doanhthu bán hàng được ghi nhận chỉ khi giao dịch bán hàng đồng thời thỏa mãn 5 điềukiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền ở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Trang 6

+ Đối với từng phương thức bán hàng thì thời điểm ghi nhận được xác định như sau:

- Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp:thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanhtoán tiền hàng hoặc chấp nhận mua

- Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: thờiđiểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanhtoán

- Bán lẻ hàng hóa: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được báo cáo bánhàng của nhân viên bán hàng

- Bán hàng đại lý, ký gửi: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở đại lý, kýgửi thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thông báo đã bán được

Phương pháp xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: ng pháp xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: nh doanh thu bán h ng v cung c p d ch v : àng và cung cấp dịch vụ: àng và cung cấp dịch vụ: ấp dịch vụ: ịnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: ụ:

Doanh thu bán hàng

cung cấp dich vụ =

Khối lượng hàng hóa được xác định là tiêu thụ x Giá bán đơn vị Doanh thu thuần về

bán hàng và CCDV =

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -

Các khoản giảm trừ doanh thu 2.1.3 Chứng từ sử dụng.

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn GTGT

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và các hóa đơn tự in, chứng từ đặc thù

- Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo có ngân hàng

- Và các chứng từ có liên quan

2.1.4 Tài khoản sử dụng.

 Tk 511- “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có kết cấu:

Bên nợ: - Số thuế TTĐB, hoặc thuế XNK phải nộp tính trên doanh thu bán hàng

thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xácđịnh là đã bán trong kỳ kế toán

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháptrực tiếp

- Doanh thu bán hàng bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán, CKTM kết chuyển cuốikỳ

Trang 7

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên có:

- Phản ánh doanh thu bán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thực hiện trong kỳ

kế toán của doanh nghiệp

TK 511 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:

+ TK 511(1) – Doanh thu bán hàng hóa: TK này được sử dụng chủ yếu trong cácdoanh nghiệp thương mại

+ TK 511(2) – Doanh thu bán các thành phẩm: TK này được sử dụng chủ yếu trongcác doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

+ TK 511(3) – Doanh thu cung cấp dịch vụ: TK này được sử dụng chủ yếu trong cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: du lịch, vận tải, bưu điện

+ TK 511 (8) – Doanh thu khác

 TK 512 “ Doanh thu nội bộ”: TK này dùng để phản ánh doanh thu của

số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trựcthuộc trong cùng một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành

Kết cấu TK 512: tương tự TK 511

TK 512 được mở thành 3 TK cấp 2 như sau:

+ TK 512(1): Doanh thu bán hàng hóa

+ TK 512(2): Doanh thu bán thành phẩm

+ TK 512(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các Tk liên quan như: TK 111, 112, 131, 334

* Kế toán định khoản như sau:

NV1: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 111: Tổng giá thánh toán

Có TK 511: Doanh thu cung cấp dịch vụ

Có TK 333(11): Thuế giá trị gia tăngNV2: Phản ánh doanh thu bán hàng bị trả lại, bị giảm giá, chiết khấu thương mại

Nợ TK 521,531,532: Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 333(11): Thuế giá trị gia tăng

Có TK 111: Tổng giá thanh toán

Trang 8

NV3: Phán ánh kết chuyển doanh thu bán hàng, bị trả lại, bị giảm chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ

Nợ TK 511: Doanh thu cung cấp dịch vụ

Có TK 521, 531,352: các khoản giảm trừ doanh thuNV4: phản ánh kết chuyển doanh thu thuần

Nợ TK 511: Doanh thu cung cấp dịch vụ

Có TK 911: Xác định kết quả bán hàng

2.1.5 Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng.

- Kế toán doanh thu bán hàng theo phương bán hàng trực tiếp(sơ đồ 01)

* Theo phương pháp này kế toán định khoản như sau:

NV1: phản ánh giá vốn hàng xuất bán

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng bán

Có 156: Trị giá hàng mua xuất bán NV2: Phản ánh số doanh thu của hàng hóa đã tiêu thụ và thuế TGTG phải nộp

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 333(1): Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có TK 511: Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ

NV3: Phản ánh các khoản giảm trừ

Nợ TK 521,531, 532: Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK333(1): Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Có TK111: tổng giá thanh toán

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ

Có TK 521, 531, 532: Các khoản giảm trừ doanh thu

NV6: phản ánh kết chuyển giá vốn

Trang 9

Nợ TK 911: Xác định kết quả bán hàng

Có TK632: Trị giá vốn hàng bán

NV7:phản ánh kết chuyển doanh thu hàng bán

Nợ TK511: Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ

Có TK911: Xác định kết quả bán hàng

- Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng đại lý(sơ đồ 02)

* Theo phương pháp này kế toán định khoản như sau

NV1 phản ánh giá hàng chuyển giao cho đại lý:

Nợ TK 157: Trị giá mua hàng thực tế của hàng giao cho bên đại lý

Có TK 156: Trị giá hàng muaNV2: Khi đại lý xác định là bán, kế toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng đã bán

Nợ TK632: Giá vốn hàng bán

đã bán đượcĐồng thời phản ánh doanh thu và thuế giá trị gia tăng

Nợ TK 111,112,131: Số tiền hàng phải thu ở cơ sở đại lý, ký gửi

Có TK511: Doanh thu bán hàng đại lý ký gửi

Có TK 333(1): Thuế giá trị gia tăng phải nộp NV3: Phản ánh số hoa hồng của hàng ký gửi, đại lý

Nợ TK 642(1): hoa hồng ký gửi đại lý

Có TK 111, 112, 131: Hoa hồng trừ vào số phải thu của đại lý, ký gửi

Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trả góp (sơ đồ 03)

* Theo phương thức này kế toán định khoản như sau

NV1: Phản ánh giá vốn hàng xuất bán

Nợ TK 632: Trị giá mua thực tế của hàng bán trả góp

Có TK156: Trị giá mua(chi tiết quầy hàng)NV2: Phản ánh doanh thu bán hàng trẻ chậm, thuế GTGT đầu ra, và lãi bán hàng trả chậm, trả góp

Trang 10

Nợ TK 111, 112: Số tiền người mua thanh toán lần đàu tại thời

điểm bán hàng

Nợ TK 131: số tiền còn phải thu của người mua

Có TK 333.1: Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có TK511: doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế NV3 : phán ảnh người mua trả tiền

Nợ TK111, 112: Tổng số tiền thanh toán

Có TK 131: Số tiền người mua đã thanh toánNV4: phản ánh phân bổ lãi

Nợ TK 338(7): doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chínhNV5: phản ánh cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuần

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 911: Xác định kết quả bán hàngNV6: phản ánh cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911: Xác định kết quả bán hàngNV7: Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911: Xác định kết quả bán hàng

Có TK 632: Trị giá vốn hàng bán

- Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng (sơ đồ 04)

*Kế toán định khoản như sau:

NV1 : Phản ánh doanh thu xuất hàng mang đổi

Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng mang đi trao đổi

Có TK 511: doanh thu tiêu thụ hàng trao đổi

Có TK 333(1): Thuế giá trị gia tăng phải nộpNV2: Phản ánh giá trị hàng nhận đổi về, thuế GTGT hàng nhận đổi về

Nợ TK 156: Trị giá mua của hàng nhập kho

Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng nhập về

Trang 11

NV3: Phản ánh số tiền chênh lệch trả thêm

Nợ TK 131: Số tiền chênh lệch phải trả thêm cho người đổi hàng

Có TK 111,112: Tổng số tền chênh lệch phải trả thêmNV4: Phản ánh số tiền chênh lệch đã được thanh toán thêm

Nợ TK 111,112: Tổng số tền chênh lệch được trả thêm

Có TK 131: Số tiền chênh lệch được thanh toán thêm của người đổi hàng

2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.

2.2.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu.

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, thuế TTĐB, thuế XNK và thuế GTGT phải nộp theo phương pháptrực tiếp là cơ sở để tính doanh thu thuần

- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc thanh toán

cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thươngmại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết bán hàng

- Giảm giá hàng bán: Là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trên giá

thỏa thuận do hàng kém phẩm chất, lỗi, không đúng chủng loại đã được quy định trênhợp đồng kinh tế

- Hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả

lại do nguyên nhân vi phạm cam kết hợp đồng như bán hàng kém phẩm chất, sai quycách, lỗi kỹ thuật

2.2.2 Tài khoản sử dụng.

- TK 521 – “ Chiết khấu thương mại” : TK này dùng để phản ánh khoản chiết

khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người muahàng do người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận

về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết bán hàng.(Sơ

đồ 06 _ phần phụ lục)

Kết cấu 521:

Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã hấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định

doanh thu thuần

Trang 12

TK 521 không có số dư cuối kỳ.

TK 521 được mở thành 3 TK cấp 2 như sau:

+ TK 521(1) - Chiết khấu thương mại:

Bên nợ: số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bên có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511.

TK 521(1) không có số dư cuối kỳ

* Kế toán định khoản như sau:

NV1: Phản ánh bút toán phát sinh các khỏan chiết khấu thương mại cho khách hàng:

Nợ TK 521(1): Chiết khấu thương mại

Nợ TK 333.1(nếu có): thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có TK 111: Tổng số tiền được khấu trừ NV2: phản ánh bút toán kết chuyển chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 521(1): Chiết khấu thương mại

+ TK 521(2) – hàng bán bị trả lại.(Sơ đồ 07_ phần phụ lục)

Bên nợ: Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ

vào nợ, phải thu ở khách hàng về số hàng hóa đã bán ra

Bên có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán ra bị trả lại vào bên nơ TK 511

( Doanh thu bán hàng) để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán

TK 521(2) không có số dư cuối kỳ

* Kế toán định khoản như sau

NV1: phản ánh bút toán thanh toán cho người mua số tiền hàng bị trả lại

Nợ TK 521(2): Trị giá hàng bị trả lại

Có TK 333(1) (nếu có): Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có TK 111: Tổng số tiền thanh toánNV2: Cuối kỳ kết chuyển hàng bán bị trả lại

Nợ TK 111, 112, 131…

Có TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 333(11): Thuế giá trị gia tăng phải nộpNV3: phản ánh các chi phí liên quan

Trang 13

Nợ TK 642(1): chi phí nhân viên quản lý

Có TK 111,112,131

Đồng thời kết chuyển chi phí bán hàng:

Nợ TK 911: Xác định kết quả bán hàng

Có TK 642(1): chi phí nhân viên quản lý

+ TK 521(3) – Giảm giá hàng bán.(Sơ đồ 08 _phần phụ lục)

Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng.

Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh

thu thuần

TK 521(3) không có số dư cuối kỳ

* Kế toán định khoản toán như sau:

NV1: phản ánh bút toán giảm giá hàng bán:

2.3.1.Khái niệm giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán là trị giá của vốn hàng hóa đã bán trong kỳ Trong doanh nghiệpthương mại, giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua của hàng hóa và chi phí thu muaphân bổ cho số hàng bán trong kỳ

2.3.2 Phương pháp tính giá vốn hàng bán.

Doanh nghiệp có thể tính trị giá mua thực tế của hàng bán theo một trong bốnphương pháp sau:

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, người ta

giả định rằng lô hàng nào nhập trước sẽ được ưu tiên xuất trước Trị giá thực tế củahàng xuất kho sẽ được tính đúng theo giá trị của hàng nhập kho của những lô hàng ưutiên xuất trước đó

Trang 14

- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, thì hàng

hóa nào nhập kho sau sẽ được xuất kho trước và lấy trị giá mua thực tế của số hàng đó

để tính làm trị giá mua thực tế của hàng xuất kho

- Phương pháp bình quân gia quyền:

Tr giá v n th c t c a h ng xu t kho ịnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: ốn thực tế của hàng xuất kho được xác định theo công thức: ực tế của hàng xuất kho được xác định theo công thức: ế của hàng xuất kho được xác định theo công thức: ủa hàng xuất kho được xác định theo công thức: àng và cung cấp dịch vụ: ấp dịch vụ: được xác định theo công thức:c xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: nh theo công th c:ức:

Giá trị thực tế của

Số lượng hàng hóa còn lại sau lần xuất trước +

Số lượng hàng hóa nhập sau lần xuất trước

- Phương pháp giá đích danh: Với phương pháp này, trị giá thực tế của hàng xuất

bán được tính đúng theo trị giá nhập kho của lô hàng hóa đó ( xuất vào lô hàng nàotính theo giá lô hàng đó)

 Chi phí thu mua phân b cho h ng bán ra ổ cho hàng bán ra được tính theo công thức: àng và cung cấp dịch vụ: được xác định theo công thức:c tính theo công th c:ức:

X

Trị giá mua của hàng xuất bán trong kỳ

Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ +

Trị giá mua của hàng nhập trong

kỳ 2.3.3 Tài khoản kế toán sử dụng.

TK 632 – Giá vốn hàng bán.

TK này dùng để phản ánh giá vốn của hàng hóa đã bán, được xác định là tiêu thụtrong kỳ, dùng để phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trang 15

TK liên quan: 156, 157, 911

2.3.4 Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán.

a Phương pháp kê khai thường xuyên(Sơ đồ 09_ phần phụ lục).

 Tài khoản sử dụng: TK 632 – giá vốn hàng bán

 Kết cấu tài khoản 632:

Bên Nợ:

trong kỳ

chi phí sản xuất chung không phân bổ, không được tính vào giá tri hàng tồn kho

mà tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ kế toán

do trách nhiệm cá nhân gây ra

tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình, tự xây dựng, tự chế hoàn thành

nay lớn hơn năm trước

Bên Có:

(khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn năm trước)

911 để xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

*Kế toán định khoản như sau:

NV1:+ Bút toán 1: Phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Có TK156: Trị giá hàng mua xuất bán

+ Bút toán 2: Xuất kho hàng gửi bán

Nợ TK 157: tri giá thực tế của hàng gửi đi bán

Có TK 156: Trị giá hàng mua xuất bán

Trang 16

+ Bút toán 3: Hàng gửi bán xác định là đã tiêu thụ

Nợ TK 156: Trị giá hàng mua xuất bán

Có TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bánNV4: Phản ánh hoàn nhập dự phòng giảm

Nợ TK 159: Quỹ trích lập dự phòng

Có TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bánNV5 phản ánh trích lập dự phòng giảm giá hàng bán, tồn kho

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Có TK 159: Quỹ trích lập dự phòng

b Theo phương pháp kiểm kê định kỳ(sơ đồ10_ phần phụ lục)

Tài khoản sử dụng: TK 632 – giá vốn hàng bán

Bên Nợ:

Bên Có:

khoản 157

Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

Trang 17

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

*Kế toán định khoản như sau:

NV1 :phản ánh mua hàng hóa

Nợ TK 611: Trị giá mua hàng hóa

Có TK 111,112,131…: Tổng giá thanh toán

Nợ TK 611: Trị giá mua hàng hóa

Có TK 156, 157NV5: Kết chuyển giá trị hàng tồn đầu kỳ

Nợ TK 156: trị giá mua thưc tế của hàng hóa

Có TK 611: Trị giá mua hàng hóa

NV6: Kết chuyển thành phẩm, hàng gửi bán được bán đầu kỳ

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Có TK 155,157: thành phẩm, hàng đang đi đường

NV7: Kết chuyển giá vốn hàng hóa trị giá vốn hóa của tiêu thụ trong kỳ

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bánNV8: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Có TK 159: Quỹ trích lập dự phòng NV9: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nợ TK159: Quỹ trích lập dự phòng

Có TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Trang 18

2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh.

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp

2.4.1 Kế toán chi phí bán hàng.(Sơ đồ 11)

2.4.1.1 Khái niệm về chi phí bán hàng.

CPBH là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ, bao gồm chi phí nhân viên, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩmhàng hóa, dịch vụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác

Các chi phí phát sinh trong khâu mua bán hàng cần thiết được phân loại và tổng hợptheo đúng nội dung quy định Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để xácđịnh kết quả kinh doanh Việc phân bổ và kết chuyển chi phí này tùy thuộc vào từngloại hình doanh nghiệp và đặc điểm SXKD

- Đối với DNSX, CPBH, CPQLDN thường được tính hết cho hàng hóa, thành phẩmbán ra trong kỳ

- Đối với DNTM có quy mô rộng lớn, lượng hàng hóa tồn kho cuối kỳ thưởng tươngđối nhiều, kế toán có thể phân bổ CPBH, CPQLDN cho hàng tồn cuối kỳ, sau đó xácđịnh CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng bán ra

Chí phí bán h ng phân b cho h ng còn l i cu i k àng và cung cấp dịch vụ: ổ cho hàng bán ra được tính theo công thức: àng và cung cấp dịch vụ: ại cuối kỳ được xác định theo công ốn thực tế của hàng xuất kho được xác định theo công thức: ỳ được xác định theo công được xác định theo công thức:c xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: nh theo công

CP bán hàng cần phân bổ phát sinh trong kỳ

x Trị giá thực tế hàng tồn cuối kỳ Trị giá thực tế

+

Chi phí bán hàng phát sinh trong

kỳ

-Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tồn cuối kỳ

Trang 19

2.4.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng.

Kế toán sử dụng TK 642(1) – “ chi phí bán hàng” có kết cấu:

Bên nợ: các chi phí phát sinh có liên quan đến hàng cung cấp dịch vụ.

Bên có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”

để tính kết quả kinh doanh trong kỳ

Tài khoản 642(1) không có số sư cuối kỳ

2.4.1.3 Chứng từ kế toán sử dụng:

Hóa đơn GTGT, phiếu chi, các chứng từ liên quan khác

* Kế toán định khoản như sau:

NV1: Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo lương

Nợ TK 642(1), 642(2): chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334, 338 phải trả nhân viên, phải trả, phải nộp khác NV2: Chi phí khấu hao tài sản cố định

Nợ TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 214: hao mòn tải sản cố địnhNV3: Phẩn ánh chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước

Nợ TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 142, 242, 335: các chi phí lên quan khác

NV4: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 133: Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141, …: tổng số tiền được thanh toán NV5: Phản ánh tính thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu tính vào chi phí dịch vụ bán hàng

Nợ TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 133: Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ

NV6: Phản ánh thuế môn bài, tiền thuế đất

Nợ TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 333: Thuế môn bài, tiền thuế đấtNV7: Phản ánh các khoản thu giảm phí

Trang 20

Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền các khoản thu giảm phí

Có TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

NV8: Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

NV9: Hoàn nhập dự phòng phải trả

Nợ TK 352: quỹ dự phòng phải trả

Có TK 642(1), 642(2) : chi phí quản lý doanh nghiệp

NV10: Hoàn nhập dự phòng, nợ phải thu khó đòi

2.4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.4.2.1 Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp.

CPQLDN là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản

lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp Bao gồm:

- Chi phí nhân viên QLDN: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả choban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ

- Chi phí vật liệu: giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý

- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: nhà cửa làmviệc của phòng ban, kho tàng, phương tiên máy móc thiết bị

- Thuế, phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác

- Chi phí dự phòng: gồm nhiều dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàngtồn kho, dự phòng trợ cấp mất việc làm

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w