Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ Cồng chiêng làng T2xã Bok Tới

23 643 0
Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ Cồng chiêng làng T2xã Bok Tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, ở từng bản làng đựơc tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chính nhờ sự giữ gìn, của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc và của cộng đồng làng, xã. trong những năm qua, những giá trị văn hóa truyền thống cảu các tộc ngườn Ba na ở Hoài Ân được giữ gìn, phát huy, ngoài sự quan tâm của nhà nước còn có những cá nhân, những gia đình tâm huyết biết chọn lọc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc mình để khôi phục và nâng cao. 1.Làng T2xã Bok Tới Huyện Hoài Ân không rộng lớn, dân số không đông; nhưng các thiết chế văn hóa của một cộng đồng cư dân lại khá đầy đủ, đặc biệt ở đây có một Câu lạc bộ Cồng chiêng. 2.Tôi đặc biệt ấn tượng với âm thanh trầm hùng như tiếng vọng của quá khứ từ ngàn năm của Cồng Chiêng và say đắm với vòng tay xoan của các thành viên trong Câu lạc bộ Cồng chiêng của làng. Tôi đã đặt ra trong mình câu hỏi: Vì sao ở đây lại có một CLB Cồng chiêng hay đến như vậy? Và tôi đã tìm hiểu. Bắt đầu từ cụ Đinh Bá ChắtChủ nhiệm Câu lạc bộ, đến anh Đinh Văn Ngớp Phó Chủ nhiệm và cuối cùng là chính những chủ nhân của buôn làng các bạn thanh thiếu niên. Những gì tôi nghe được chưa thật nhiều và có lẽ cũng chưa thật đầy đủ, nhưng với tất cả những gì là tâm huyết, tôi đã đặt bút và bắt đầu viết: “Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ Cồng chiêng làng T2xã Bok Tới”.

Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 1 Lời nói đầu Nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, ở từng bản làng đựơc tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chính nhờ sự giữ gìn, của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc và của cộng đồng làng, xã. trong những năm qua, những giá trị văn hóa truyền thống cảu các tộc ngườn Ba na ở Hoài Ân được giữ gìn, phát huy, ngoài sự quan tâm của nhà nước còn có những cá nhân, những gia đình tâm huyết biết chọn lọc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc mình để khôi phục và nâng cao. 1.Làng T2-xã Bok Tới Huyện Hoài Ân không rộng lớn, dân số không đông; nhưng các thiết chế văn hóa của một cộng đồng cư dân lại khá đầy đủ, đặc biệt ở đây có một Câu lạc bộ Cồng chiêng. 2.Tôi đặc biệt ấn tượng với âm thanh trầm hùng như tiếng vọng của quá khứ từ ngàn năm của Cồng- Chiêng và say đắm với vòng tay xoan của các thành viên trong Câu lạc bộ Cồng chiêng của làng. Tôi đã đặt ra trong mình câu hỏi: Vì sao ở đây lại có một CLB Cồng chiêng hay đến như vậy? Và tôi đã tìm hiểu. Bắt đầu từ cụ Đinh Bá Chắt-Chủ nhiệm Câu lạc bộ, đến anh Đinh Văn Ngớp- Phó Chủ nhiệm và cuối cùng là chính những chủ nhân của buôn làng- các bạn thanh thiếu niên. Những gì tôi nghe được chưa thật nhiều và có lẽ cũng chưa thật đầy đủ, nhưng với tất cả những gì là tâm huyết, tôi đã đặt bút và bắt đầu viết: “Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ Cồng chiêng làng T2-xã Bok Tới”. Chắc chắn rằng trong quá trình tìm hiểu hết sức hạn hẹp, và những kiến thức thu nhận được chưa thật nhiều, chưa thật sâu; bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô quan tâm, góp ý để bản thân hoàn thiện hơn nhận thức của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Người viết tiểu luận: Học viên Thái Danh Hân Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 2 Phần thứ nhất CỒNG CHIÊNG TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Cồng chiêng đã có từ lâu đời. Trên mặt trống đồng Đơng Sơn, ở vòng hoa văn thứ tư (tính từ trong ra) trong số 9 vòng hoa văn đã có chạm trổ một dàn cồng với 7 chiếc, chia làm hai nhóm treo ở hai bên trái, phải của một cái giá hình vòm, ở giữa có người đứng hai chân trụ, hai tay giang rộng, đánh cùng một lúc hai cồng treo ở hai bên, tạo thành một tư thế khỏe. Như vậy, có thể khẳng định cồng chiêng có trước hoặc cùng thời đại với trống đồng. Nói tới cồng chiêng, ta khơng thể khơng nói đến khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun- Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đã được UNESCO cơng nhận. Ở nước ta, nhiều dân tộc có âm nhạc cồng chiêng; nhưng tập trung nhất vẫn là các dân tộc ở Tây Ngun. Có thể nói, tất cả các dân tộc Tây Ngun đều có âm nhạc cồng chiêng. Thực ra, ở Tây Ngun có rất nhiều loại cồng chiêng, nhưng loại được coi là cổ phải có những tiêu chuẩn riêng mà chỉ các cụ già mới xác định được thời gian của nó. Loại dùng phổ thơng hiện nay vẫn là chiêng honh, tức là loại được đúc bằng đồng. Có thể nói âm nhạc cồng chiêng ở Tây Ngun là một tài sản vơ giá của từng cộng đồng các dân tộc người sống trên miền núi cao này. Hơn thế, đó là tài sản chung của các dân tộc Việt Nam anh em. Là một loại âm nhạc cổ truyền có tính cộng đồng, vì vậy, cộng đồng còn thì âm nhạc cồng chiêng còn, và ngược lại, cồng chiêng còn có nghĩa là cộng đồng còn. Cồng chiêng và âm nhạc cồng chiêng gắn liền với đời sống sinh hoạt cộng đồng. Những nhà giàu được tính là giàu khi có mấy bộ chung chiêng. Những làng bn giàu có được gọi là giàu có vì làng ấy, bn ấy có nhiều bộ chung chiêng q, càng cổ càng q. Ở Tây Ngun, mật độ cồng chiêng rất cao, có đến vài nghìn bộ tập trung ở khu vực này. Có những chiêng q là vật gia bảo, đời cha truyền lại cho đời con, được đúc bằng đồng đen, hoặc có pha vàng, pha bạc ở núm như chiêng Pat vùng Chư Pa, chiêng Pơsơi vùng A Dun Pa, đường kính đến một mét. Loại chiêng này, Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 3 khi đánh lên, âm vang xa, tiếng ngân rền như tiếng sấm, trị giá bằng bốn mươi con trâu hoặc một con voi được thuần dưỡng tốt. Mỗi dân tộc có những dàn cồng chiêng riêng của mình như dân tộc Banar có dàn chiêng gồm 13 chiếc, dân tộc Êđê có dàn chiêng 9 chiếc, dân tộc Mnông, Mạ có dàn cồng chiêng 6 chiếc Có những dân tộc có nhiều dàn cồng chiêng, mỗi dàn dùng trong một số lễ hội nhất định như dân tộc GiaRai có 5 dàn chiêng, dân tộc Gié Triêng có 3 dàn chiêng Cồng chiêng của mỗi dân tộc có những sắc thái riêng, có lối diễn tấu riêng. Cồng chiêng GiaRai khỏe mạnh, hùng tráng. Cồng chiêng Banar dịu dàng, tươi mát. Cồng chiêng Êđê rộn ràng, sôi động. Cồng chiêng Xơđăng say sưa, quyến rũ. Cồng chiêng Gié Triêng có chiều sâu hấp dẫn cao. Cồng chiêng có mặt trong tất cả các buổi lễ hội: mừng Tết, mừng nhà mới, cầu mưa, lễ đâm trâu tạ Giàng, đâm trâu mừng chiến thắng, lễ ăn cơm mới Cồng chiêng ngân vang suốt cuộc đời mỗi người trong cộng đồng. Tiếng chiêng hòa lẫn trong tiếng khóc chào đời của em bé, rồi đến lễ “thổi tai” mừng em đầy tháng. Tiếng chiêng vui tươi rộn ràng trong ngày cưới. Tiếng chiêng buồn thương khi từ giã cõi đời. Và cuối cùng là tiếng chiêng với nhạc điệu A-tấu trong lễ bỏ mả Và mỗi con người, từ khi được sinh ra cho tới lúc “xuống ở dưới nhà mồ” vẫn đem theo âm thanh kỳ diệu ấy. Khi vui có bài vui. Lúc buồn có bài buồn. Mỗi lễ hội có bài riêng. Chỉ cần nghe tiếng cồng chiêng ở buôn làng nào là người ta hiểu ngay làng ấy, buôn ấy đang có công việc gì, đang có sự kiện gì. Niềm vui và nỗi buồn được tiếng chiêng chia sẻ, ngân vang đến tận các buôn làng xa xôi. Cùng đi với âm nhạc cồng chiêng một cách hài hòa là các điệu múa dân gian các dân tộc như: điệu múa của dân tộc GiaRai khỏe mạnh, dũng cảm, đầy tính thượng võ; điệu múa của các cô gái Banar uyển chuyển, duyên dáng, giàu chất chơ; điệu múa của các cô gái Êđê sôi động Những người đến dự lễ hội cùng cầm tay nhau nhảy múa sôi nổi, nhiệt tình trong không gian đầy âm thanh của hàng chục dàn cồng, trong hương vị ngây ngất của men rượu cần, trong màu sắc rực rỡ của trang phục dân tộc, quanh ngọn lửa hồng rực cháy, trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ. Ở đây, thật khó phân biệt giữa người biểu diễn nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, tất cả đều chan hòa trong sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng. Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 4 Cồng chiêng tập hợp chung quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật như: múa, hát, rối giật hoặc các trò chơi giải trí dân gian rất phong phú và hấp dẫn. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa nguyên hợp của thời kỳ cộng đồng xa xưa. Các loại hình nghệ thuật, các trò chơi giải trí gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất mà cồng chiêng là nền tảng. Từ ngàn đời nay, qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến đổi của buôn làng, tiếng cồng chiêng vẫn hòa quyện trong gió núi, mưa ngàn, theo nhịp thác nước đổ ngày đêm để nói lên niềm vui và nỗi buồn, ước mơ và hy vọng, tâm tư và tình cảm của các dân tộc anh em. Cồng chiêng Tây Nguyên mang tính cộng đồng nguyên thuỷ, được hình thành từ bản địa khu vực, là một loại hình văn hóa âm nhạc độc đáo còn giữ nguyên bản sắc riêng biệt của mình. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên. Cồng chiêng là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Đời người dài theo tiếng chiêng. Cồng chiêng còn là phương tiện giao tiếp giữa con người với thần linh. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San ”. (Sử thi Đam San) Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 5 Phần thứ hai NGƯỜI BANAR Ở BÌNH ĐỊNH VÀ NGƯỜI BANAR KRIÊM Ở LÀNG T2-XÃ BOK TỚI Ngay từ thuở ban sơ, người Banar sống định cư trên đất Bình Định là tộc người cần cù, chất phát, dũng cảm; được sống trong bối cảnh thiên nhiên hùng tráng, trữ tình. Kết hợp với khối óc sáng tạo, người Banar đã nhào nặn nên một nền văn hóa riêng cho cộng đồng khá phong phú và độc đáo, được thể hiện rõ nét trong các lễ hội dân gian, các loại hình sinh hoạt của cộng đồng. Ở Bình Định, người Banar có khoảng hơn 15.235 người và họ tự nhận mình là Banar Kriêm; có nghĩa là Banar ở vùng dưới phía Đông dãy Trường Sơn, thuộc vùng núi Tây Nguyên hùng vĩ. Người Banar thích ở những nơi cao lưng chừng núi hoặc thung lũng, nhưng phải ở gần nguồn nước. Cũng như những người anh em ở KonTum, GiaRai, Phú Yên, người Banar Kriêm ở Bình Định là những cư dân làm nương rẫy lâu đời ở Việt Nam. Làng người Banar Kriêm thường được dựng ở những khoảng đất bằng phẳng. Nhà san sát nhau, chỉ cách độ 10 mét trở lại và không sắp xếp theo một hình mẫu cố định rõ nét nào như một số dân tộc khác ở Tây Nguyên. Họ dựng nhà tùy theo thế đất và địa hình tại chỗ. Tuy nhiên, như một tập quán chung, người Banar Kriêm dựng nhà không mở cửa chính về hướng Tây. Nếu ở theo lưu vực sông suối, nhà được phân bố dọc theo dòng chảy. Còn nếu ở sườn dốc thì bao giờ cũng đứng ngang trên dốc, hướng nhà đều quay mặt xuống dưới. Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Nhà của đồng bào ngày trước Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 6 Cũng như các buôn làng của cộng đồng dân tộc anh em sống ở Tây Nguyên, làng của người Banar Kriêm cũng có nhà Rông nơi diễn ra nhiều nghi lễ liên quan đến cuộc đời của mỗi con người. Nó là nơi hội họp vui chơi của cả làng và là nơi mà thanh niên nam nữ trong làng tập trung đến để trò chuyện, múa hát; cũng là nơi để các chàng trai ngủ hàng đêm như nhà của mình. T2 là một làng đồng bào dân tộc Banar, sinh sống thuộc xã vùng cao Bok Tới, huyện Hoài Ân, Bình Định. Làng nằm về phía Đông Nam của xã Ân Nghĩa. Đông giáp thôn O11, xã Đăk Mang; Tây giáp Trai giam Kim Sơn-Tổng cục VIII; Nam giáp thôn Phú Văn xã Ân Hữu và phía Bắc giáp núi. Làng nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nắng nhiều hơn mưa. Diện tích tự nhiên của làng: 347ha. Trong đó: Diện tích đất ở: 16ha; Diện tích trồng lúa: 14ha ; Diện tích trồng rau màu các loại: 09ha; Diện tích trồng điều, keo lá tràm và các loại cây trồng khác: 76ha; Diện tích đất chưa sử dụng: 08ha Cả làng có 102 hộ gia đình với 428 nhân khẩu. Các hộ chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và làm rẫy rừng. Cây trồng chủ lực là lúa và điều. Riêng chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò, với tổng đàn khoảng hơn 200 con (hộ nuôi nhiều lên đến 25 con, hộ nuôi ít nhất là 1 con). Đời sống kinh tế của bà con nhìn chung ngày càng được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả Tỉnh. Thu nhập bình quân của người dân trong làng khoảng từ 3,5-4 triệu đồng/khẩu/năm. Cao nhất cũng chỉ 5 triệu đồng. Thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ cho hộ nghèo; được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND Tỉnh (3-5 triệu đồng/hộ), làng có 102 gia đình, nhưng đã có đến 97 hộ có nhà xây kiên cố, chỉ có 5 trường hợp mới tách hộ còn ở nhà bán kiên cố. Tất cả các gia đình đều có nhà vệ sinh riêng. Nước sạch theo chương trình 135 đã đến với từng gia đình. 100% người dân trong làng đều có bảo hiểm y tế; khi đau ốm đều đến Trạm xá để chữa trị. Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Nhà Rông làng T2-Bok Tới Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 7 Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn của làng T2, 60% hộ gia đình có xe gắn máy; hơn 50% hộ sử dụng điện thoại liên lạc; 95% gia đình có các phương tiện nghe nhìn. Việc học hành của con em đã có sự đầu tư thỏa đáng. Làng có hệ thống Trường tiểu học và Mẫu giáo khang trang, hoàn chỉnh. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. Làng có 14 em hiện đang theo học ở các Trường Đại học, CĐ và Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn. Công tác xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được địa phương đặc biệt quan tâm chú trọng. Năm 1996, T2 đăng ký xây dựng Làng văn hóa. Sau 6 năm xây dựng, T2 đã được UBND Tỉnh công nhận là Làng Văn hóa vào năm 2002. Hàng năm làng có từ 75 đến 80% hộ gia đình được công nhận Gia đình văn hóa xuất sắc các cấp. Tục uống rượu của người đồng bào dân tộc làng T2 Trong đời sống xã hội, người Banar Kriêm có nhiều nghi lễ gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Họ coi cây lúa như một vị thần. Người Banar gọi là Giàng Sơri. Cùng với nhiều vị thần khác để giúp người Banar Kriêm tồn tại và duy trì giống nòi. Giàng Sơri đã ở bên họ bao bọc, giúp đỡ, che chở họ vượt qua mọi hiểm nguy, hoạn nạn, nghèo đói, bệnh tật. Và vì thế các nghi lễ thường gắn với các công đoạn sản xuất nông nghiệp. Cũng như mọi lễ hội của các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước, những lễ hội ở đây vừa mang nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, vừa là môi trường của âm nhạc dân gian, nghệ thuật tạo hình, trò chơi dân gian… Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 8 Làng T2 của xã Bok Tới là nơi lưu giữ nhiều phong tục và lễ hội truyền thống của người Banar Kriêm, như: phong tục yêu đương, cưới xin, của hồi môn, tặng phẩm…; phong tục chôn cất, chia của và thừa kế gia sản; phong tục chứng nhận tuổi trưởng thành; phong tục thờ cúng các loại thần; phong tục sinh đẻ, kiêng khem, khai sinh, xem tuổi; lễ bỏ mả, lễ hội ăn trâu… Tất cả các phong tục và lễ hội ấy sẽ là đơn điệu và kém đi phần trang trọng nếu thiếu đi âm hưởng trầm lắng thiêng liêng của tiếng cồng, tiếng chiêng và những vòng tay xoan kỳ diệu. Làng T2 còn là nơi tiên phong trong việc giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống; cũng như xây dựng và duy trì Câu lạc bộ Cồng chiêng… Đối với người Banar Kriêm, âm thanh cồng chiêng vang mãi trong đời sống tâm linh của họ. Tiếng cồng chiêng lúc nhanh, lúc chậm làm say đắm lòng người; cùng với men rượu cần làm cho vòng xoan cứ tròn mãi. Tiếng cồng chiêng hòa vào nhịp điệu con tim của biết bao nhiêu thế hệ người Banar Kriêm. Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam 1 2 Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 9 Phần thứ ba QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ CÂU LẠC BỘ CỒNG CHIÊNG LÀNG T2-BOK TỚI Như đã nói ở trên, với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên đất Bình Định nói riêng, cồng chiêng gắn liền với đời sống văn hóa- tâm linh. Trong tất cả các lễ hội của người Banar Kriêm ở làng T2 cũng luôn hiện hữu lời chiêng. Khi vui cũng như buồn, bà con đều gửi gắm lòng mình, tâm trạng mình vào tiếng chiêng. Nghe chiêng có thể biết lòng người vui hay buồn, và biết ngay gia đình nào đó hay làng đang diễn ra lễ hội gì. Tiếng chiêng đám cưới rộn ràng vui tươi; tiếng chiêng cúng bái trang trọng ngân nga; tiếng chiêng bỏ mả chầm chậm tiếc nuối. Mỗi khi làng vang lên tiếng cồng chiêng cũng là lúc bà con sum họp, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Ảnh 1: Điệu xoan trong ngày lễ hội Ảnh 2: Lễ cúng trao chỉ trong đám cưới người Banar Kriêm làng Kon-Tơlok tại nhà Rông Ảnh 3: Trao nhau tín vật tình yêu trong các dịp lễ hội 3 Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2-Bok Tới Trang 10 Biểu diễn cồng chiêng trước nhà Rông làng T2 Vẫn biết cồng chiêng là bản sắc, là truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc đã có từ lâu đời. Nhưng ở một cộng đồng nhỏ như làng T2, nếu cồng chiêng không được tổ chức lại một cách có hệ thống bài bản, chặt chẽ thì theo thời gian vốn quý của ông cha sẽ bị mai một và mất dần. Nhất là trong tình hình hiện nay, phim ảnh, các loại hình nghệ thuật tân tiến, cùng nhiều hình thức giải trí mới trở thành trào lưu trong giới trẻ đang hàng ngày xâm nhập đến mọi góc ngách làng quê. Mà theo quan niệm của một bộ phận không nhỏ giới trẻ thì nó hấp dẫn và lôi cuốn hơn cồng chiêng rất nhiều. Trước khi có Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng, thì cồng chiêng vẫn được đánh chung chung trong làng; nhưng đó chỉ mang tính chất đơn lẻ, manh múm, không được tập hợp bài bản, qui cũ. Trước yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Sở VHTT Tỉnh Bình Định và Trung tâm VHTT huyện Hoài Ân đã về làng T2 để trao đổi, bàn bạc với các cụ cao niên trong làng, đặc biệt là các cụ có vốn kiến thức và hiểu biết nhất định về cồng chiêng để khảo sát, hệ thống, tổ chức lại thành lập CLB Cồng chiêng của làng. Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam [...]... kính 25cm Học viên: Thái Danh Hân Chiếc chiêng lớn đường kính 40cm Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Chiếc Cồng lớn Trang 22 Chiếc Cồng nhỏ Dàn Cồng gồm 4 chiếc Dàn chiêng gồm 8 chiếc Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 23 Lời kết Qua Lễ hội ăn trâu... thành viên phải có được 1 bộ đồng phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của người Banar Kriêm Hai là tập thể hóa các dàn cồng chiêng của làng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng chảy máu cồng chiêng như đã từng xảy ra ở các nơi Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 21 Ba là sớm xây dựng Quy chế hoạt động của... Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 18 Lễ hội đâm trâu Khi biểu diễn các tiết mục nói trên, cồng chiêng vừa đánh vừa đi vòng tròn theo điệu múa xoan Chỉ có các tiết mục cải biên thêm như: Bana sống dọc dòng sơng… thì cách biểu diễn có khác đơi chút Cồng chiêng sẽ dàn thành hàng ngang, đội hình múa múa thành vòng tròn Cồng chiêng và múa xoan đón cơ... trẻ em trai từ khoảng 13-14 tuổi bắt đầu tập chơi cồng chiêng, để khi lớn lên chúng tự trở thành những nhạc cơng của làng Nay việc tập đánh cồng chiêng xuất phát từ niềm đam mê của các em là chính Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 16 Đối với các bạn trẻ tham gia vào CLB hiện nay, mặc dù rất u thích nhưng để lĩnh...Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 11 Cụ Đinh Bá Chắt kể chuyện ngày xưa… Cụ Đinh Bá Chắt khi đó là chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh làng, là người nắm chắc, rành mạch các bài bản và đánh cồng chiêng nổi bậc hơn cả Bản thân ơng cũng là người rất ham mê cồng chiêng Hồi tưởng lại những ngày thơ ấu, ơng đã kể cho... UBND xã Bok Tới ra quyết định thành lập CLB và cơng nhận hội viên Năm 2003, CLB Cồng chiêng của làng T2 được thành lập với 25 thành viên, do cụ Đinh Bá Chắt(sinh năm 1941) làm chủ nhiệm, anh Đinh Văn Ngớp (sinh năm 1972) làm Phó chủ nhiệm Ngày mới thành lập, CLB chỉ có một dàn (bộ) cồng chiêng gồm: 1 trống, 4 cồng và 8 chiêng Dàn cồng chiêng này được đặt tại nhà Rơng của làng Câu lạc bộ Cồng chiên làng. .. Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 17 bản; mục đích tổ chức ăn mừng lúa mới để cảm tạ Giàng, sau khi kết thúc một vụ mùa thắng lợi) Cồng chiêng Mừng lúa mới Cồng chiêng Mừng lúa mới về đêm Đánh đâm trâu (âm hưởng hùng mạnh, tiết tấu nhanh, dồn dập, gay gắt; có tính chất qn sự; khi biểu diễn còn có thêm 2 cái khiêng, 1 cái trống, số lượng người tham gia đơng và. .. Tỉnh Bịnh Định Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 13 Có lực lượng nòng cốt rồi, Ban chủ nhiệm CLB bắt đầu vận động mọi người dân trong làng, nhất là lực lượng thanh niên tham gia vào CLB CLB đã chọn cử và hình thành nên 1 đội múa nữ Việc xây dựng CLB có những thuận lợi nhất định, đó là: -Về mục đích ý nghĩa: Đây... chủ nhiệm CLB Cồng chiêng làng T2, cái khó nhất khi đánh cồng chiêng là phải nhận biết được tiết tấu Mỗi lễ hội như đâm trâu, mừng lúa mới, mừng nhà Rơng, hay báo hiệu một người đã khuất đều mang tiết tấu, âm hưởng khác nhau Ngồi ra, giữa các thành viên trong đội phải có sự Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 19... tục duy trì và phát triển CLB để giới thiệu một nét văn hóa đặc sắc của địa phương với đơng đảo khách thập phương Còn cụ thể thì như cách nói chân phương của cụ Đinh Bá Chắt “người ta đến mà mình khơng có gì để giới thiệu thì sẽ lúng túng hết, nên cái này vẫn phải duy trì và Học viên: Thái Danh Hân Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Q trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang . bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 9 Phần thứ ba QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ CÂU LẠC BỘ CỒNG CHIÊNG LÀNG T2 -BOK TỚI Như đã nói ở trên, với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đồng. tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 14 đánh cồng cũng được hoặc ai đánh chiêng cũng được, mà bản thân người đó phải có tố chất và đánh được cồng hoặc chiêng; . Lớp: QLVH-K2 Quảng Nam Đề tài: Quá trình xây dựng và duy trì Câu lạc bộ cồng chiêng làng T2 -Bok Tới Trang 8 Làng T2 của xã Bok Tới là nơi lưu giữ nhiều phong tục và lễ hội truyền thống của người

Ngày đăng: 16/06/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan